Top 12 giáo án mầm non tiết kể chuyện chi tiết nhất
Biên soạn giáo án là công việc hàng ngày mà các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng cần phải làm. Giáo viên mầm non ngoài việc biên soạn bài dạy...xem thêm ...
Giáo án kể chuyện "Dê đen và dê trắng"
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung truyện Dê tráng thật thà, nhút nhát nên xuýt bị an thịt, còn Dê đen thông minh mưu trí dũng cảm nên đã đuổi được chó sói. Chó sói thi hung dữ nhưng lại sợ chết.
- Trẻ bước đầu nhớ nội dung truyện, biết thể hiện ngư điệu của từng nhân vật: Dê trắng giọng run sợ, dê đen giọng đanh thép, chó sói thay đổi giọng tư hách dịch sang sợ hãi.
- Giáo dục trẻ tự tin, nhanh nhẹn, không bắt nạt bạn khác, biết đoàn kết giúp đỡ nhau
II. Chuẩn bị:
- Máy chiếu, giáo án điện tử
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
- Câu chuyện kể: Chú dê đen
- Tranh Dê đen, Dê trắng, chó Sói, thẻ chữ cái.
Hoạt động 1: Trò chơi
Tìm từ còn thiếu cho bức tranh
* Cách chơi: Cô có 3 bức tranh Dê đen, Dê trắng, chó Sói. Phía dưới các bức tranh có các cụm từ “Chú Dê đen, chú Dê trắng, con chó Sói” Hãy tìm, ghép những chữ cái còn thiếu trong các cụm từ trên.
* Luật chơi: Bạn nào tìm, ghép đúng các chữ cái với cụm từ của cô là bạn đó thắng.
Hoạt động 2: Cô kể chuyện
- Lần 1: Cô kể trẻ nghe
- Lần 2: Kể kết hợp tranh minh họa
Có một chú dê trắng đang đi vào một khu rừng tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống.
Bỗng nhiên một con sói đi tới nó bảo:
-Dê kia,mày đi đâu?
-Tôi...tôi đi tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống
Sói lại hỏi tiếp:
-Thế dưới chân mày có gì?
-Dưới chân tôi có móng.
-Trên đầu mày có gì?
-Trên…trên đầu tôi có sừng ạ.
-Thế trái tim mày thế nào? Dạ trái tim tôi đang run sợ ạ.
Ha ha ha ha. Sói cười vang và nuốt chửng luôn dê trắng.
Một chú dê đen cũng đi tới khu rừng tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống. Sói đã chờ sẵn ở đó
Dê đen mày đi đâu? Á tao đi tìm kẻ hay gây sự đây. Thế thế dưới chân mày có gì?Dưới chân tao có móng bằng đồng
Thế thế thế trên đầu mày có gì? Trên đầu tao có đôi sừng bằng kim cương. Sói lại hỏi tiếp: Thế thế trái tim mày thế thế nào?Trái tim tao đang mách bảo tao hãy cắm đôi sừng bằng kim cương vào bụng mày. Nào Sói hãy lại đây thử xem.
Sói sợ quá há rộng miệng. Dê trắng liền nhảy ra, sói chạy tít vào rừng sâu.
Thế là hai bạn dê đen và dê trắng cùng đi tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống.
Hoạt động 3: Trích dẫn- Đàm thoại
Chú Dê trắng đi vào khu rừng để làm gì?
- Bổng nhiên có ai xuất hiện?
Chó Sói đã nói gì với Dê trắng?
- Dê trắng đã trả lời như thế nào?
Chó Sói lại hỏi Dê trắng những gì?
Dê trắng trả lời như thế nào?
- Thái độ của Dê trắng như thế nào?
- Chó Sói đã làm gì với dê trắng?
- Dê đen vào khu rừng để làm gì?
- Thấy dê đen chó Sói đã làm gì?
- Thái độ của dê den như thế nào?
Chó Sói đã hỏi Dê đen nhưng gì?
Dê đen trả lời như thế nào?
Thái độ của Dê đen như thế nào?
Khi thấy Dê đen trả lời, thái độ chó Sói như thế nào?
Chó Sói đã làm gì?
Sói sợ quá há rộng miệng. Dê trắng liền nhảy ra,sói chạy tít vào rừng sâu.
Thế là hai bạn dê đen và dê trắng cùng đi tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống.
Giáo dục: Biết giúp đỡ bạn.
Dũng cảm để chiến thắng cái ác
Hoạt động 4: Cùng cô kể chuyện
Hoạt động 5: Trẻ xem kể chuyện
Giáo án kể chuyện "Ba cô gái"
1. Mục tiêu cần đạt
a. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện “ ba cô gái”, nhớ được diễn biến của câu truyện, các nhân vật trong truyện
- Trẻ biết tính cách các nhân vật, nhắc lại được lời thoại đơn giản của một số nhân vật theo cách hiểu của mình
- Trẻ có thể đóng vai và thể hiện lời thoại của các nhân vật
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Biết được cô cả, cô 2 vì không có lòng hiếu thảo lên bị trừng phạt biến thành các con vật, còn cô 3 là người con hiếu thảo nên được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi to, rõ ràng, mạch lạc đủ câu, đủ ý thông qua hệ thống câu hỏi của cô
- Rèn kỹ năng đóng vai, diễn đạt lời nói của vai trẻ đóng
- Phát triển kỹ năng chú ý và ghi nhớ cho trẻ.
c. Thái độ:
- Chăm chú nghe cô kể truyện.
- Giáo dục trẻ biết hiếu thảo với bố mẹ, biết chăm sóc bố mẹ, người thân khi ốm đau.
2. Chuẩn bị:
- Giáo án, powerpoint truyện Ba cô gái.
- Trang phục, dụng cụ của các nhân vật trong truyện để trẻ đóng kịch
- Bài hát: Múa cho mẹ xem, Cả nhà thương nhau
- Máy vi tính, máy chiếu
3. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ hát: Cả nhà thương nhau
+ Trong bài hát nói về điều gì?
+ Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?
+ Cô thấy lớp mình rất giỏi, và ngày hôm nay có một bất ngờ mà các bạn lớp mình muốn gửi tặng các con đấy, chúng mình có thích không?
- Cô biết một câu chuyên kể có một bà mẹ sinh được ba cô con gái, bà rất yêu thương các con. Nhưng trong ba cô con gái ai là người yêu thương và có lòng hiếu thảo với mẹ ? các bé cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Ba cô gái” thì sẽ rõ.
*Hoạt động 2: Kể truyện “ Ba cô gái”
-Cô kể lần 1:Diễn cảm thể hiện nội dung câu chuyện .
+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu truyện gì?
+ Khi nghe cô kể truyện, chúng mình thấy câu truyện này như thế nào?
+ Câu chuyện sẽ hay hơn khi chúng mình vừa được nghe cô kể, vừa được xem hình ảnh nội dung câu truyện đấy, bây giờ chúng mình hãy cùng hướng lên đây để nghe cô kể một lần nữa trên powerpoint nhé!
-Cô kể lần 2: Kết hợp cho trẻ xem hình ảnh trên powerpoint
- Câu truyện nói về một bà mẹ sinh được ba cô con gái, bà rất yêu thương các con, lần lượt các cô đi lấy chồng xa bà mẹ ở nhà một mình, một hôm bà bị ốm bà nhờ Sóc con đưa thư đên cho các con và bảo các con về thăm bà. Vì mải làm việc không về thăm mẹ nên chị cả và chị Hai đều bị trừng phạt, người thì biến thành con rùa, người thì biến thành con nhện. Còn chị út khi nghe tin mẹ ốm đã bỏ hết công việc đang làm để về thăm mẹ ngay. Chị út đúng là người con gái hiếu thảo và cô đã được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc đấy các con ạ.
+,Đàm thoại + Trích dẫn
Tiếp theo xin mời các bé đến với trò chơi: Vui cùng đàm thoại, những trước khi đến với trò chơi các bé cùng nhìn xuống dưới sàn cô đã dán hình gì?
Chúng mình sẽ tạo không khí vui vẻ bằng hát bài “ Gia đình tôi” khi hát hết bài hát các bé có thể chạy về ngôi nhà mà chúng mình thích.
- Các thành viên trong ngôi nhà cùng lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi : trên màn hình xuất hiện câu hỏi , khi cô đọc xong câu hỏi thì các đội sẽ ra tín hiệu trả lời bằng cách lắc xắc xô. Gia đình nào có tín hiệu trước sẽ giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được thưởng mộ bông hoa, những nếu gia đình đó trả lời sai thì cơ hội trả lời sẽ giành cho 2 đội còn lại.
+ Câu truyện cô vừa kể có tên là gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Tình cảm của bà mẹ đối với các con của mình như thế nào?
-“Ngày xưa có một người đàn bà nghèo sinh được ba ……ánh trăng rằm
+ Khi các con lần lượt đi lấy chồng, chuyện gì đã xảy ra với mẹ? Bà đã nhờ ai đưa tin cho các con?
“Năm tháng trôi qua……. thể đến thăm các con được”
- Bà đã nói gì với Sóc?
“ Sóc hãy nói ………….ta nhé»
+Nghe tin mẹ ốm, chị cả và chị hai có về thăm mẹ không? Vì sao?
- Thật à Sóc? Mẹ chị đang ốm à? …..đã”
+ Vì không về thăm mẹ cho nên chị Cả và chị Hai bị trừng phạt như thế nào?
+ Chị Út khi biết tin mẹ ốm cô đã làm gì?
+ Theo các bé, trong 3 cô ai là người con hiếu thảo nhất? Vì sao?
+ Trong 3 cô gái con yêu quý ai nhất? Vì sao?
+ Để tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ các bé phải làm gì?( Câu trả lời này cho cả 3 đội có quyền đưa ra ý kiến bổ xung)
- Chị út là người con hiếu thảo, rất yêu thương mẹ nên đã được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, còn các con, những em bé ngoan đã biết yêu thương chăm sóc mẹ, biết làm cho mẹ vui, cô tin rằng mẹ các con sẽ rất hạnh phúc và mẹ sẽ ngày càng yêu các con nhiều hơn đấy
- Câu truyện “Ba cô gái” thật hay và ý nghĩa phải không nào? Và bây giờ các con hãy cùng ngồi thật ngoan và hướng mắt lên phía trên để cùng xem các bạn lớp mình đóng kịch câu truyện này nhé!
- lần 3: Cô cho trẻ tập đóng kịch câu chuyện
- Động viên khen trẻ
*Hoạt động 3: Múa hát: “Múa cho mẹ xem”
- Các con ạ, cha mẹ là người đã sinh ra ta, và nuôi dạy chúng ta nên người, vì vậy chúng ta phải hiếu thảo, kính yêu cha mẹ, Qua câu truyện này chúng mình cùng học tập tấm gương của chị Út để trở thành người tốt, nếu làm được nhiều điều tốt sẽ được mọi người yêu mến và có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc, Các con còn nhỏ, chúng mình hãy thể hiện lòng hiếu thảo qua những việc làm vừa sức giúp đỡ cha mẹ, học thật giỏi để luôn trở thành con ngoan, trò giỏi, chúng mình có đồng ý không?
- Để có một món quà thật hay và ý nghĩa để dành riêng tặng mẹ, tặng gia đình chúng mình, bây giờ cô và các con sẽ cùng hát và múa bài hát: “Múa cho mẹ xem” , chúng mình có đồng ý không?
- Cho trẻ múa hát
- Kết thúc: trẻ chuyển hoạt động
Giáo án kể chuyện "Quả táo của ai"
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, biết tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ trình tự nội dung câu chuyện
- Trẻ biết kể lại câu chuyện cùng cô.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng chú ý lắng nghe, ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ có kỹ năng diễn đạt và kỹ năng kể thể hiện giọng nhân vật khi kể lại chuyện cùng cô.
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu thương chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Sân khấu, các con rối câu chuyện “Quả táo của ai”
- Nhạc nền để kể chuyện; nhạc bài “Trời nắng trời mưa”; “Trời đã sáng rồi”; “Gấu vào rừng xanh”
- Mô hình câu chuyện “Quả táo của ai”
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một mũ các con vật theo nội dung câu chuyện để trẻ kể lại chuyện cùng cô.
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô và trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
- Chúng mình vừa trồng được rất nhiều cây, cây ra hoa kết quả, giờ cô và chúng mình cùng đi hái táo.
- Hát và đi hái táo theo nhạc bài: “Cùng đi hái táo”
- Chúng mình vừa hái những quả gì?
- Với những quả táo này bây giờ chúng mình định làm gì?
- Trong một khu rừng nọ có bạn Thỏ, bạn Nhím, bạn Quạ Đen khi hái được táo chưa biết chia nhau cùng ăn. Đó chính là nội dung câu chuyện “Quả táo của ai”. Muốn biết nội dung câu chuyện như thế nào chúng mình cùng về chỗ ngồi ngay ngắn nghe cô kể câu chuyện này nhé.
* Hoạt động 2: Kể chuyện
- Cô kể chuyện diễn cảm lần 1
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có mấy nhân vật, là những nhân vật nào?
- Để hiểu rõ hơn về câu chuyện cô mời các bạn hãy hướng lên sân khấu và lắng nghe cô kể lại câu chuyện bằng các con rối nhé.
- Kể cho trẻ nghe lần 2 trên sân khấu bằng các con rối
*Hoạt động 3: Đàm thoại - trích dẫn
- Ai đã phát hiện ra quả táo đầu tiên?
- Bạn Thỏ có hái được táo không? Vì sao?
- Bạn Thỏ đã nhờ ai hái táo giúp?
- Khi Thỏ nhờ quạ đen hái táo giúp điều gì đã xảy ra?
- Khi được quả táo chín bạn Nhím làm gì?
- Thỏ đã nói gì với Nhím?
- Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
- Ai đã xuất hiện khi các bạn tranh giành nhau quả táo?
- Bác Gấu khuyên các bạn như thế nào?
- Vì sao bạn nhím lại muốn chia táo thành 4 phần?
- Nếu là các con thì các con sẽ làm thế nào?
- Giáo dục trẻ biết cùng nhau đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn bạn bè, không nên tranh giành nhau.
- Chúng mình cùng đứng lên thể hiện niềm vui với bác Gấu và các bạn nào.
- Hát: Cùng chung niềm vui
* Hoạt động 4: Trẻ kể lại truyện cùng cô
- Cô sẽ là người dẫn truyện, các bạn sẽ vào vai các nhân vật trong truyện cùng cô kể lại câu chuyện này thật hay nhé.
- Giọng bạn Thỏ như thế nào?
- Giọng bác Gấu, bạn Nhím, bạn Quạ?
- Cô và trẻ kể lại chuyện
- Qua câu chuyện này bác Gấu muốn nhắn nhủ với chúng mình điều gì?
- Các con ạ, niềm hạnh phúc nhất trên đời là khi được nhường nhịn chia sẻ niềm vui cùng mọi người!
* Kết thúc
- Trẻ nhảy múa cùng bác Gấu.
- Hát “Gấu vào rừng xanh”.
Giáo án kể chuyện "Qua đường"
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện , tên các nhân vật trong truyện. hiểu nội dung, trình tự câu chuyện
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về 2 chị em Mai và An vì mải mê ngắm trời đất không nhớ đến lời mẹ dặn. Bé An rất thích anh người máy Hécman nên kéo chị ào sang đường, tí nữa thì gặp nguy hiểm, rất may lúc đó có chú cảnh sát giao thông chạy đến dắt hai chị em quay lại nên không gặp nguy hiểm. Nhớ lời chú công an dặn, từ đó Mai và An đã biết “ Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi đi qua đường phải có người lớn dắt”
* Kỹ năng
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ câu, đủ ý
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động
* Thái độ
- Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết; khi các con muốn đi qua đường thì phải có người lớn dắt đi, và các con phải nhớ nhìn cột đèn tín hiệu màu trước khi qua đường. Đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được đi qua.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
2. Chuẩn bị
+Chuẩn bị cho cô
- Đàn bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Các sile câu chuyện "Qua đường” trên máy tính
+ Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục gọn gàng, 1 số đạo cụ đi kèm theo câu chuyện
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô giới thiệu khách mời tới dự
- Cô đưa ra câu hỏi trẻ trả lời
+ Câu hỏi 1; Khi đi trên đường phải đi phía tay nào?
+ Câu hỏi 2; Khi trên đường có rất nhiều xe cộ qua lại, các con muốn sang đường thì phải làm thế nào
+ Câu hỏi 3; Khi đến đoạn đường có cột đèn tín hiệu màu, chúng ta phải đi như thế nào cho đúng luật an toàn giao thông?
Vừa rồi cô thấy các bạn đã trả lời rất chính xác. Khi đi trên đường các con phải đi bên tay phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, không nên vội vàng chạy qua đường vì xe cộ qua lại nhiều rất nguy hiểm, Đến đoạn đường có cột đèn tín hiệu thì phải đi theo đúng tín hiệu đèn màu bật; đèn xanh mới được đi, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ dừng lại, cô hi vọng một điều rằng chúng mình sẽ biết đi đúng quy định và thực hiện đúng luật lệ giao thông đường bộ, có như vậy mới an toàn cho tính mạng bản thân và mọi người để sau này lớn lên sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội
- Câu chuyện cô sẽ kể với các bạn ngay sau đây nói về một 2 bạn nhỏ chẳng chú ý đến tín hiệu đèn màu bật, người em đã kéo chị chạy ào sang đường trong khi đèn đỏ bật, như vậy rất nguy hiểm đúng không nào, để biết xem đó là bạn nào các con cùng lắng nghe câu chuyện “ Qua đường”
* Hoạt động 2: Kể chuyện
+ Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai?
+ Lần 2: Nghe kể chuyện trên màn hình
- Các con cùng hướng lên màn hình để gặp lại những nhân vật trong truyện
- Câu chuyện “ Qua đường “ nói về điều gì?
- Cô giảng giải qua nội dung “ Câu chuyện nói về 2 chị em Mai và An vì mải mê ngắm trời đất không nhớ đến lời mẹ dặn. Bé An rất thích anh người máy Hécman nên kéo chị chạy ào sang đường, tí nữa thì gặp nguy hiểm, rất may lúc đó có chú cảnh sát giao thông chạy đến dắt hai chị em quay lại nên không gặp nguy hiểm. Nhớ lời chú công an dặn, từ đó Mai và An đã biết “ Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi đi qua đường phải có người lớn dắt”
Đàm thoại trích dẫn
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện cô vừa kể có những ai?
- “ Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, hai chị em Mai và An xin phép mẹ đi chơi”
- Thế mẹ đã dặn hai chị em Mai và An như thế nào?
“Ra đường, được ngắm trời ngắm đất và hít thở không khí trong lành, hai chị em Mai nói cười ríu rít.”
- Chị Mai đã nói gì với em?
“An xem kìa, trên cành cây có một con chim xinh đang nhảy nhót bắt sâu đấy!”
- Bé An cũng đã nói gì với chị Mai?
“Chị Mai ơi, của hàng bên kia có anh Hécman ....., chị em mình sang xem đi!”.
- Thế rồi bé An đã làm gì?
“ Bé An kéo chị Mai chạy ào sang đường, chẳng chú ý gì cả.”
=> giải thích từ khó: “chạy ào”.
- Các con có biết “chạy ào” có nghĩa là gì không?
- Cô chốt lại: “chạy ào” có nghĩa là chạy rất nhanh, chạy mà không nhìn trước nhìn sau gì cả.
- Khi hai chị em Mai và An chạy ào sang đường như vậy thì chuyện gì đã xảy ra?
“Thế là một loạt xe phanh gấp lại kit…kit… nghe rợn cả người”
→ “ Phanh gấp’ là xe đang đi nhanh khi gặp vật cản nên tài xế dẫm phanh luôn làm xe rung rên và dừng lại
- Chú lái xe đã nói gì với hai chị em Mai và An?
“Này hai cháu kia..............., mà dám chạy sang đường à?”
“Chú cảnh sát giao thông đã đến và dắt hai chị em quay lại.”
- Chú cảnh sát đã nói gì với hai chị em?
“ Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường”
- Từ hôm đó Mai và An luôn luôn nhớ lời khuyên của chú cảnh sát giao thông: “Đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi qua đường phải có người lớn dắt”.
- Thông qua câu chuyện này các con học tập được điều gì?
- Thế khi đi qua đường các con cần đi với ai?
- Đèn gì thì được đi? Đèn gì thì dừng lại?
=> Giáo dục trẻ: Khi các con muốn đi qua đường thì phải có người lớn dắt đi, và các con phải nhớ nhìn cột đèn tín hiệu màu trước khi qua đường. Đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được đi qua.
+ Lần 3: Cô dẫn truyện, trẻ đóng kịch
- Cô giới thiệu các vai
- Trẻ đóng kịch
- Nhận xét, tuyên dương
* Kết thúc:
- Hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
Giáo án kể chuyện "Ăn khế trả vàng"
I/ Mục đích - Yêu cầu:
- Cháu biết lắng nghe, hiểu nội dung câu chuyện.
- Biết tên câu chuyện, các nhân vật trong truyện.
- Hứng thú tham gia trò chuyện cùng cô.
II/ Chuẩn bị:
- Đội hình giờ học phù hợp.
- Câu chuyện cây khế, tranh minh họa nội dung câu chuyện.
- Trò chơi chiếc túi kì diệu.
- Tranh cây khế cho cháu ghép tranh.
III/ Tiến hành:
• Hoạt động mở đầu:
- Cô cho cháu quan sát và đoán xem bên trong là gì ? (Quả khế)
• Hoạt động 1 : Kể chuyện Cây Khế
- Cô giới thiệu truyện cây khế.
- Cô kể lần 1:
- Tóm nội dung câu chuyện:
+ Câu chuyện nói về 2 anh em mồ côi, người anh vì tham lam ích kỉ nên đã chết, còn người em hiền lành tốt bụng trở nên giàu có và được mọi người yêu mến.
- Cô kể lần 2:
- Cho cháu xem tranh minh họa câu chuyện.
• Đàm thoại nội dung câu chuyện:
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có nhân vật nào?
- Các con yêu thích nhân vật nào? vì sao?
- Giáo dục cháu biết yêu thươg giúp đỡ anh em trong gia đình.
• Hoạt động 2 : Trò chơi "Ghép tranh".
- Cho cháu chia làm 3 nhóm ghép tranh cây khế, sau hiệu lệnh một hồi trống đội nào ghép nhanh, ghép đúng sẽ được khen.
- Quan sát nhận xét trò chơi.
• Kết thúc.
Giáo án kể chuyện "Cây tre trăm đốt"
I – Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên truyện “Cây tre trăm đốt”, biết các nhân vật trong truyện: “Cây tre trăm đốt”
- Biết được truyện “ Cây tre trăm đốt” là chuyện cổ tích việt nam.
- Trẻ hiểu nội dung của câu chuyện: Anh nông dân chăm chỉ, siêng năng, tốt bụng cuối cùng đã được sống hạnh phúc bên vợ con. Còn lão nhà giàu tham lam, độc ác, không giữ lời hứa nên đã nhận hậu quả thích đáng.
- Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “Trổ tài ghép đốt tre”
2. Kỹ năng
- Trẻ trả lời rõ ràng các câu hỏi của cô.
- Trẻ biết lắng nghe và bộc lộ cảm xúc khi nghe câu chuyện
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
- Giáo dục trẻ biết yêu lao động, chăm chỉ, thật thà, kiên nhẫn thì làm việc gì cũng thành công.
II - CHUẨN BỊ
1. Địa điểm tổ chức:
- Trong lớp học, rộng rãi, thoáng mát
- Đội hình dạy trẻ: trẻ ngồi chữ hình chữ U.
2. Đồ dùng
- Giáo án Powerpoint câu chuyện: “ Cây tre trăm đốt”.
- Nhạc bài hát “ Em yêu cây xanh ”
- 4 ngôi nhà có gắn các chữ cái
- 3 Rổ đựng các khúc tre có gắn chữ cái để trẻ chơi trò chơi “Trổ tài ghép đốt tre”
III - Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho cả lớp hát múa bài hát: Lý cây xanh.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trò chuyện với trẻ về các loại cây, dẫn dắt vào câu truyện.
- Có một loại cây rất đặc biệt cũng có lá xanh, thân cây có nhiều đốt, cây dùng để làm đũa, làm tăm và làm nhà nữa đấy. Để biết được đó là cây gì các con lắng nghe cô kể câu chuyện “ Cây trẻ trăm đốt” – Truyện cổ tích việt nam nhé.
*HĐ2: Kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe:
- Lần 1: Kể diễn cảm kết hợp cử chỉ , điệu bộ, ánh mắt
+ Hỏi: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Thuộc thể loại chuyện nào?
- Lần 2: Kết hợp hình ảnh trên máy.
*HĐ3: Giúp trẻ hiểu nội dung:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Con có nhận xét gì về lão nhà giàu?
- Còn anh nông dân thì sao?
+ Trích dẫn: Từ đầu đến đoạn…. Nhà lão đã giàu lại càng giàu hơn nữa.
- Anh nông dân làm việc vất vả như vậy thì có được lão nhà giàu gả con gái cho không?
+ Trích dẫn: Từ “Thấm thoắt ba năm ….Lão nhà giàu gọi anh đến và bảo”.
- Lão nhà giàu không gả con gái cho anh nông dân mà lại còn nói gì?
+ Trích dẫn: Con ơi….Anh buồn quá ngồi trên đống tre đốn dở và khóc.
- Vậy anh nông dân có tìm được cây trẻ trăm đốt không?
- Thật là khó để tìm được cây tre có một trăm đốt. Nhưng ai có thể giúp anh điều này?
- Ông bụt đã nói gì với anh?( Cho trẻ làm động tác chặt tre)
- Khi đã chặt đủ một trăm đốt tre rồi thì làm cách nào để có một cây tre dài một trăm đốt?
+ Trích dẫn: “Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre….Anh đành vác bó tre về làng”.
- Khi anh nông dân đem các đốt tre về làng thì điều gì đã xảy ra?Và lão nhà giàu đã nói gì với anh nông dân?
+ Trích dẫn: Từ “ Về tới nhà…..có bảo mày đem về một trăm đốt tre đâu”
- Cuối cùng điều gì đã đến với anh nông dân?
+ Trích dẫn: từ “ Chẳng cần trả lời lão… đến hết?
- Qua câu chuyện này các con học tập điều gì? Và làm gì?
- Giáo dục trẻ học tập tính thật thà chăm chỉ của anh nông dân, biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo. Và biết giữ lời hứa.
- Kể truyện lần 3: Cô và trẻ cùng kể chuyện: Cô là người dẫn chuyện còn trẻ đóng vai các nhân vật.
*HĐ4: Trò chơi: Ghép tre
- Cô nói cách chơi:
+ Cách chơi: Để chơi được trò chơi này cô phát cho mỗi bạn một đốt tre, trên đốt tre có gắn các chữ cái. Và cô có 4 ngôi nhà: Ngôi nhà số 1: Có chứa chữ cái A; Ngôi nhà thứ 2 có chứa chữ cái O; Ngôi nhà thứ 3 có chứa chữ cái E; Ngôi nhà thứ 4 có chứa chữ cái Y. Nhiệm vụ của các con là khi cô hô “Tìm nhà, tìm nhà” thì bạn nào có đốt tre chứa chữ cái nào thì phải về đúng ngôi nhà có chứa chữ cái đó. Khi cô hô “ Khắc nhập, khắc nhâp” thì các con giúp anh nông dân ghép các đốt tre lại. Khi cô hô “ Khắc xuất, khắc xuất” thì các con làm các đốt tre rời ra.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lượt chơi cô cho trẻ đổi đốt tre.
*Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ lý cây xanh”
Giáo án kể chuyện "Sự tích ngày và đêm”
1. Mục đích- yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện “ Sự tích ngày và đêm” và các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện nói về sự thay đổi bầu trời vào lúc ngày và đêm và các hoạt động của con người, cây cối, con vật vào ban ngày và đêm.
* Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trả lời câu hỏi của cô và nói lời thoại của các nhân vật.
- Trẻ có khả năng trả lời rõ ràng mạch lạc, ghi nhớ có chủ định.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động học.
- Thông qua câu chuyện trẻ giúp trẻ biết đoàn kết, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Biết bảo vệ sức khỏe của mình theo lịch sinh hoạt ngày và đêm.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát “ Chúc bé ngủ ngon”, “ Dậy sớm”, “Nắng sớm”
- Hình ảnh về câu chuyện trên papowi, máy tính, tivi.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mũ các nhân vật trong chuyện ( gà trống, mặt trời, mặt trăng )
3. Tiến hành:
* Gây hứng thú cho trẻ.
- Hôm nay các cô đến dự giờ rất muốn nghe các con hát tặng các cô 1 bài hát đấy. Chúng mình đã sẵn sàng hát thật hay chưa?
- Trẻ hát bài “ Dậy sớm”
- Các con vừa hát bài gì?
- Các con dậy sớm và tập thể dục khi nào?
- Theo các con buổi sáng còn gọi là gì nào?
- Khi mọi người lên giường đi ngủ gọi là buổi nào?
- Buổi tối gọi là gì nào?
- Các con biết câu chuyện nào nói về ngày và đêm?
- Để nhận biết được sự thay đổi bầu trời vào lúc ngày và đêm như thế nào, chúng mình hãy cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Sự tích ngày và đêm” nhé!
* Hoạt động 1 : Kể chuyện và đàm thoại
Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng cử chỉ, giọng điệu nhân vật
- Câu chuyện cô kể đến đây là hết rồi!
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Đố chúng mình biết trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Để hiểu rõ hơn về câu chuyện mời các con cùng hướng lên màn hình xem và lắng nghe nhé!
Lần 2: Cô kể truyện lần 2 qua hình ảnh.
Đàm thoại
- Trong câu chuyện Mặt trăng tỏ ý gì với mũ của Gà trống?
- Mặt trăng đã nói gì?
- Gà trống đáp lại như thế nào?
- Gà trống không chịu Mặt trăng đã hành động như thế nào?
- Gà trống đã đi đâu để tìm mũ? ( trích dẫn: Mặt đất tối đen....)
- Gà trống nhớ tới mặt trời và cất tiếng gọi như thế nào? ( Trích dẫn: Mặt trời vén màn mây nhìn xuống đất, những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi.....)
- Khi tìm thấy mũ Gà trống cảm thấy như thế nào?
- Khi không bay được về trời Gà trống đã gọi Mặt trời giúp đỡ như thế nào?
- Mặt trời đã an ủi Gà trống như thế nào?
- Mặt trăng cảm thấy như thế nào vơi bạn Gà trống?
- Theo các con hiểu thế nào là hối hận và xấu hổ?
- Cô giải thích: “ hối hận và xấu hổ” có nghĩa là đã nhận ra được việc làm sai trái của mình và mong muốn được sửa sai đấy các con ạ .
- Vì đã nhận ra được hành động sai của mình và cảm thấy rất xấu hổ nên khi Mặt trời......Mặt trăng tỏa những tia sáng dịu dàng yếu ớt lúc đó gọi là đêm.
- Nếu là con, thì con sẽ đố xử với bạn Gà trống như thế nào?
- Qua câu chuyện này các con học tập được đức tính gì ở bạn Mặt trời?
- Giáo dục trẻ: Cô mong rằng qua câu chuyện này các con sẽ biết yêu thương đoàn két giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh mình khi gặp khó khăn nhé !
- Câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm” còn cho các con biết thêm điều gì nữa?
- Khi nào được gọi là ngày? Ban ngày mọi người thường làm gì?
- Khi nào được gọi là đêm? Ban đêm mọi người làm gì?
- Chúng mình biết bài hát nào nói về ban đêm hãy hát cho cô nghe nào?
* Hoạt động 2: Cô và trẻ cùng kể chuyện
- Hôm nay các con đã cùng cô tìm hiểu về câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm” rất giỏi, để giúp chúng mình nhớ câu chuyện lâu hơn cô và chúng mình sẽ cùng kể chuyện, cô sẽ là người dẫn truyện, khi kể đến nhân vật nào thì các con hãy nói thể hiện giọng của nhân vật đó nhé.
- Cho trẻ đóng vai các nhân vật kể lại truyện.
- Các con đã thuộc truyện chưa?
- Về nhà chúng mình hãy kể lại truyện cho mọi người trong gia đình nghe nhé.
- Còn bây giờ cô và các con cùng ra ngoài sân dạo chơi xem ban ngày ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất như thế nào nhé.
Giáo án kể chuyện "Giọt nước tí xíu"
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ truyện, nhớ nội dung câu chuyện.
- Trẻ kể được nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết được quá trình tạo ra mưa.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp để trả lời được các câu hỏi.
- Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
3. Thái độ:
- Hứng thú với những hình ảnh của truyện.
- Trẻ thích tham gia học bài.
II. Chuẩn bị:
- Tranh truyện: "Giọt nước tí xíu".
- Máy tinh có bài giảng điện tử câu chuyện: "Giọt nước tí xíu".
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc, khám phá khoa học.
III. Hoạt động
Truyện: "Giọt nước tí xíu".
*HĐ 1: Gây hứng thú vào bài:
- Xúm xít! Xúm xít!
- Chúng mình lại đây với cô nào! Cô có điều thú vị dành tặng chúng mình đấy! (Cô mở slide có hình ảnh mưa). Cô cho trẻ quan sát, đàm thoại dẫn dắt vào bài:
- Đây là hình ảnh gì?
- Chúng mình có biết quá trình tạo ra mưa như thế nào không?
- Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu qua câu chuyện "Giọt nước tí xíu" của tác giả: Nguyễn Linh nhé!
*HĐ 2: Cô kể chuyện.
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1 cho trẻ nghe.
+ Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Do ai sáng tác?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Bây giờ chúng mình cùng ngồi ngoan nghe cô kể câu chuyện này kết hợp tranh minh hoạ nhé!
- Cô kể chuyện lần 2 sử dụng tranh minh hoạ.
+ Đàm thoại:
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Ai đã rủ Tí Xíu đi chơi?
- Tí xíu có đi chơi không?
- Làm thế nào mà Tí Xíu bay lên được?
- Tí Xíu cùng các bạn của mình đã đi những đâu?
- Cuối cùng Tí Xíu có gặp lại mẹ được không?
(Cô gợi ý khi trẻ thấy lúng túng).
- Cô kể lần 3: Để hiểu sâu hơn nữa về quá trình tạo mưa cô mời các con cùng hướng lên màn hình nghe cô kể câu chuyện "Giọt nước tí xíu" một lần nữa nhé!
+ Đàm thoại:
- Ông mặt trời đã nói với Tí Xíu những gì?
- Tí Xíu đã bay lên được nhờ điều gì?
- Trên đường đi chơi Tí Xíu gặp những ai?
- Qua câu chuyện này chúng mình học được điều gì?
(Những câu nào trẻ chưa trả lời được cô gợi ý để trẻ có thể tự tìm ra câu trả lời).
+ Giáo dục trẻ: Phải trải qua nhiều quá trình như vậy mới tạo ra được hạt mưa vì vậy chúng mình phải biết tiết kiệm nước, không vứt rác xuống sông, kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước, vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
*HĐ 3: Kết thúc.
- Cả lớp cầm tay nhau hát vang bài hát: "Cho tôi đi làm mưa với".
- Cô nhận xét hoạt động, thưởng cờ cho trẻ hoạt động tích cực.
Giáo án kể chuyện "Cóc kiện trời"
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, biết ý nghĩa về câu chuyện.
- Phát triển cho trẻ khả năng ghi nhớ.
- Trẻ nói mạch lạc, rõ ràng.
- Mạnh dạn, tự tin khi tham gia chơi cùng bạn.
- Giáo dục cháu chú ý trong giờ học.
CHUẨN BỊ:
- Câu hỏi đàm thoại.
- Tranh kể pwerpoint
TIẾN HÀNH
Cho trẻ chơi: bắt chước tạo dáng
+ Cách chơi: cô mở nhạc cho trẻ bắt chước cách đi của các con vật theo từng bài hát. (ví dụ : bài “một con vịt” thì các bé phải bắt chước hành động của con vịt. Tương tự các bài hát khác.
Khi hát đến bài : chú ếch con thì cô hỏi các con vừa bắt chước tạo dáng con gì?
Có một con cũng cùng họ hàng với ếch là con gì?
Cô có một câu chuyện kể về một chú Cóc đã giúp muôn loài thoát khỏi chết khát. Muốn biết chú Cóc đã giúp muôn loài bằng cách nào thì các con hãy lắng nghe cô kể nhé.
Cô kể mẫu lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ
+ Cô kể đến đoạn “ một hôm các loài vật họp lại bàn nhau…”. Cô tạo tình huống : các con thử đoán xem cac con vật bàn nhau chuyện gì?
+ Muốn biết muôn loài bàn nhau chuyện gi các con cô kể tiếp câu chuyện nha.
+ Cô kể đến đoạn “ Ngọc Hoàng tức giận bèn sai bầy gà ra mổ Cóc…”. Các con đoán xem bầy gà có mổ được Cóc không? Lắng nghe cô kể tiếp nhé.
Cô nói nội dung câu chuyện: câu chuyện kể về một chú Cóc tuy bé nhỏ nhưng đã kiện được trời để cứu muôn loài không bị chết vì khát dù trải qua nhiều khó khăn.
Cô kể lần 2 kết hợp tranh.
Đàm thoại:
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Vì sao Cóc lại lên kiện trời?
+ Đội quân của trời gồm những ai?
+ Vì sao Cóc và các bạn lại thắng được quân lính của nhà Trời?
+ Trời đồng ý với Cóc những gì?
+ Qua câu chuyện khuyên răn chúng ta điều gì?
+ Qua câu chuyện giáo dục chúng ta phải dũng cảm, biết sắp xếp các công việc một cách hợp lí. Ngoài ra qua câu chuyện gửi đến chúng ta một thông điệp chúng ta phải biết bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường như thế nào? Nếu chúng ta không biết bảo vệ môi trường thì sẽ xảy ra thiên tai gì?
Cô mời trẻ đặt tên cho câu chuyện.
Cho trẻ chơi: thử tài của bé
+ giới thiệu cách chơi
+ Cho trẻ chơi
Nhận xét
Lớp nghỉ.
Giáo án kể chuyện "Cáo, Thỏ, Gà trống"
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ hiểu được nội dung truyện “Cáo, Thỏ và Gà trống” (Chú Chó và bác Gấu tốt bụng nhưng nhút nhát nên không đuổi được Cáo gian ác. Gà trống dũng cảm đã đuổi được Cáo gian và lấy lại được nhà cho Thỏ). Nhớ được tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết trả lời đúng các câu hỏi của cô.
- Phát triển khả năng sáng tạo và chú ý lắng nghe.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc trả lời các câu hỏi.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “Ta đi vào rừng xanh”.
- Một số bài nhạc không lời.
- Rối "Cáo, Thỏ và Gà trống".
- Powerpoint câu chuyện: “Cáo, Thỏ và Gà trống”
- Một số nguyên vật liệu mở và đồ dùng: hộp giấy, màu thủ công, bút sáp, lá cây, giấy A4.
III. Tiến hành:
- Ổn định
- Trò chơi: “con Thỏ”
Hoạt động 1
- Các con có nghe tiếng ai khóc không?
Ủa? sao bạn Thỏ lại khóc vậy nhỉ?
Muốn biết chúng ta cùng nghe câu chuyện của Thỏ nhé!
- Cô kể chuyện “Cáo Thỏ và Gà trống” lần 1.
Lồng ghép 1 số câu hỏi khuyến khích trẻ trả lời:
+ Bạn Chó và Bác Gấu đều không đuổi được Cáo vậy không ai đuổi được Cáo sao?
- Các con ơi! Bạn Thỏ của chúng ta thật tội nghiệp bị con Cáo gian ác lấy mất nhà mình.
+ Ai có thể cho cô biết tên câu chuyện của bạn Thỏ là gì nào?
Câu chuyện có tên: “Cáo, Thỏ và Gà trống”
Hoạt động 2
À! Bạn Thỏ mời lớp mình về nhà bạn ấy chơi. Chúng ta cùng đến nhà bạn Thỏ nhé!
- Hát và vận động tự do bài “Ta đi vào rừng xanh”
A! Nhà bạn Thỏ đây rồi. Nhân dịp đến nhà bạn Thỏ chơi cô sẽ kể lại cho các con nghe câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống” mà lúc nãy bạn Thỏ đã kể cho các con nghe nhé!
- Kể chuyện lần 2: (Sử dụng rối + nhạc không lời)
"Từ đầu ... Thỏ ra ngoài"
+ Bạn Thỏ đã gặp ai vậy các con?
Cô kể tiếp:
"Thỏ vừa đi... Chó chạy mất"
+ Bạn Thỏ lại gặp ai?
Cô kể tiếp:
"Thỏ ngồi...Gấu sợ quá chạy mất"
+ Các con ơi! Vậy không có ai giúp được Thỏ sao?
Cô kể tiếp truyện cho đến hết.
Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Nhà của Cáo làm bằng gì?
- Còn nhà của Thỏ làm bằng gì?
- Vì sao Cáo lại xin qua nhà Thỏ ở nhờ?
- Thỏ có cho Cáo ở nhờ không?
- Sau khi Cáo vào nhà Thỏ chuyện gì đã xảy ra?
- Con thấy Cáo là con vật như thế nào?
- Những ai đã giúp đỡ Thỏ?
- Ai đã giúp Thỏ đuổi được Cáo?Đúng rồi! Bạn Chó và bác Gấu tuy tốt bụng nhưng còn nhút nhát nên chưa đuổi được Cáo. Còn bạn Gà trống chẳng những tốt bụng mà còn rất dũng cảm nên đã đuổi được Cáo và lấy lại nhà cho Thỏ.
- Các con cũng vậy,bạn bè là phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không giành đồ chơi và không đánh bạn. Có như thế thì bạn mới yêu thương mình.
- Bây giờ lớp mình cùng nhắc lại lời của Gà trống khi đuổi Cáo nha các con.
(cho trẻ làm động tác vác hái và đi vòng tròn)
Lặp lại nhiều lần từ giọng nhỏ rồi lớn dần:
“Cúc cù cu………
Ta vác hái trên vai.
Đi tìm Cáo gian ác.
Cáo ở đâu ra ngay.”
Hoạt động 3: “Những ngôi nhà xinh”
(kết hợp nhạc trong khi trẻ hoạt động)
- Các con ơi! Vì bạn Thỏ sống một mình nên mới bị Cáo bắt nạt. Vậy bây giờ các con nghĩ xem mình sẽ làm gì để giúp bạn Thỏ không bị bắt nạt nữa nè?
- Chúng ta sẽ cùng tạo ra thật nhiều ngôi nhà xinh đẹp cho các con thú để chúng sống gần nhau và bảo vệ nhau nha các con! (cho trẻ làm rồi chuyển về hoạt động góc nếu trẻ chưa thực hiện xong)
- Nhận xét & kết thúc.
Giáo án kể chuyện "câu chuyện của tay phải tay trái"
1. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Trẻ biết tên các nhân vật trong truyện biết tác dụng chính của tay phải và tay trái, hiểu nội dung câu truyện.
- Kỹ năng: Biết trả lời đủ câu rõ lời, mạch lạc. Phát triển kỹ năng ghi nhớ, quan sát. Rèn kĩ năng thể hiện nhân vật trong truyện.
- Thái độ: Trong gia đình cũng như trong tập thể phải biết phối hợp giúp đỡ nhau trong khi chơi cũng như khi làm việc.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh minh họa nội dung câu truyện trên máy tính.
- Đội hình: cho trẻ ngồi chữ u
3. Tổ chức hoạt động:
1.HĐ1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát múa bài: Em múa cho mẹ xem.
- Trò truyện về bài hát
- giáo dục trẻ giữ gìn và chăm sóc các bộ phan trên cơ thể.
2.HĐ2: Câu truyện của tay phải tay trái
- Cô kể lần 1 bằng điệu bộ
- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
- Các con thấy câu truyện có hay không?
- Cô kể lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa trên máy tính.
*Giảng giải trích dẫn đàm thoại
- Câu truyện nói về gì?
- Tay phải đã nói gì làm tay trái buồn?
+ Trích: Từ trước….1 tay tớ cả.
- Buổi sớm khi con người thức dậy muốn đánh răng mà không có tay trái giúp thì tay phải có làm được không?
- Và con người đã cảm thấy thế nào?
- Khi đến trường mặc quần áo không có tay trái giúp tay phải có cài được khuy áo không?
+ Trích: Nghe bạn…cứ chạy lung tung.
- Lúc đó tay phải đã nhận ra điều gì?
- Đúng rồi và tay phải đã làm gì?
+ Trích: Tay phải năn nỉ….làm được.
- Giáo dục trẻ góp ý cho nhau thì tốt nhưng các con nên nói nhẹ nhàng thì mọi người sẽ đỡ buồn hơn. Giáo dục trẻ biết phối hợp cùng giúp đỡ nhau trong khi làm việc.
- Các con đã làm gì để thể hiện mình giúp đỡ bạn hay phối hợp với mọi người
- Cô kể lần 3 cùng trẻ
3.HĐ3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài chuyển sang hoạt động khác.
Giáo án kể chuyện "Thỏ con không vâng lời"
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi về tên truyện, và các hành động của nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng nghe và trả lời một số câu hỏi đơn giản.
- Trẻ nói được 5-7 từ đơn giản.
- Trẻ trả lời câu hỏi dưới sự giúp đỡ của cô giáo.
3. Thái độ:
- Trẻ thích nghe cô kể chuyện và hồn nhiên trong giao tiếp.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, cô giáo và người lớn.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô:
- Mô hình khu rừng.
- Nhạc bài hát “Trời nắng trời mưa”.
- Mũ thỏ.
- Sân khấu kể chuyện
- Rối tay truyện “Thỏ con không vâng lời”
- Quần áo gấu.
- Nhạc nền kể chuyện.
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Mũ thỏ đủ cho trẻ
- Chỗ ngồi phù hợp, trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú, giới thiệu bài
- Cô giới thiệu đại biểu.
- Hôm nay Thỏ mẹ sẽ thưởng cho những chú Thỏ con một chuyến đi chơi vào rừng xanh. Nào chúng ta cùng đi.
- Các chú Thỏ con ơi! đã tới rừng xanh rồi đấy. Chúng mình thấy trong rừng có đẹp không? Ngoài cây xanh ra con còn nhìn thấy những gì nào?
- Có những bạn nào đây?
- À cô còn biết có một câu chuyện nói về 1 chú thỏ con không vâng lời mẹ. Để biết chuyện gì sẽ xảy ra với chú thỏ con cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện: “Thỏ con không vâng lời” nhé.
2. Hoạt động 2: Kể truyện “Thỏ con không vâng lời”.
+ Cô kể diễn cảm lần 1: Cô kể kết hợp ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt minh họa các nhân vật.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Cô kể lần 2: Cô kể kết hợp xa bàn
- Trong câu truyện có những ai?
* Trích dẫn, đàm thoại:
- Thỏ mẹ đã dặn Thỏ con như thế nào?
- Ai đã đến rủ Thỏ con đi chơi?
- Chuyện gì đã sảy ra với Thỏ con khi đi chơi?
- Khi biết lỗi thỏ con đã làm gì?
* Giáo dục trẻ: Qua câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” Các con là những bé ngoan biết vâng lời bố mẹ, cô giáo và người lớn. Không được đi chơi xa một mình như vậy mới là bé ngoan.
* Khi được người khác giúp đỡ thì chúng mình phải làm gì?
- Các con hãy khoanh tay lại cùng bạn Thỏ con cảm ơn Bác Gấu nào!
- Cô tạo tình huống bác gấu đi ra “Bác gấu xin chào tất cả các bạn”
- Cô mời tất cả các bạn đứng lên đi cùng bác gấu nào.
+ Cô kể lần 3: Cô kể bằng rối tay.
* Kết thúc:
- Cho trẻ làm các chú thỏ thỏ đi về nhà. Theo lời bài hát “Trời nắng trời mưa”.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .