Top 6 Tổng hợp công thức toán tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 chi tiết nhất
Tóm tắt Công thức Toán Tiểu học dễ nhớ (Từ lớp 1 đến lớp 5) mà Alltop giới thiệu ngay sau đây sẽ giúp các em học sinh nắm được bảng kiến thức nhanh, dễ...xem thêm ...
Tóm tắt công thức toán học - biểu thức chứa chữ
Bài toán về biểu thức chứa chữ là nội dung rất điển hình và thường gặp trong môn toán mà sau này, sẽ phát triển thành các bài tập tìm x, bài tập chứa ẩn,… Tuy nhiên, với học sinh Tiểu học, các con cần làm quen từ từ và trực quan để hiểu được bản chất phép toán.
Trong môn Toán lớp 4, học sinh được làm quen với hai dạng toán về biểu thức chứa chữ: biểu thức chứa hai chữ và biểu thức chứa ba chữ.
Các tính chất của biểu thức chứa chữ
Tính chất 1: Với một biểu thức có chứa chữ, mỗi chữ có mặt trong biểu thức đóng vai trò là một phần của phép tính.
- Trong phép cộng, chữ có thể đóng vai trò là số hạng.
- Trong phép trừ, chữ có thể đóng vai trò là số bị trừ hoặc số trừ.
- Trong phép nhân, chữ có thể đóng vai trò là thừa số.
- Trong phép chia, chữ có thể đóng vai trò là số bị chia hoặc số chia.
Tính chất 2: Mọi tính chất của phép tính với số tự nhiên luôn đúng trong một biểu thức có chứa chữ.
- Tính chất giao hoán của phép cộng: a + b = b + a
- Tính chất kết hợp của phép cộng: (a + b) + c = a + (b + c)
Tóm tắt công thức toán học - biểu thức chứa chữ được tổng hợp qua ảnh dưới đây.
Bảng đơn vị đo
Đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian là các đại lượng đo lường cơ bản và quan trọng khi chỉ ở môn Toán mà cả trong đời sống hằng ngày. Đổi đơn vị đo lường là một kỹ năng làm toán rất quan trọng và thường gặp. Nhưng đây cũng dạng bài tập dễ sai nhất của học sinh vì ghi sai đơn vị, đổi nhầm các đại lượng đo với nhau.
Ôn tập về đơn vị đo độ dài:
- Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1km = 10 hm = 100 dam).
- Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10 (Ví dụ: 20cm = 2 dm).
Ôn tập về đơn vị đo khối lượng (yến – tạ – tấn)
- Để đo khối lượng các hãng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki – lô – gam, người ta còn dùng những đơn vị: yến, tạ, tấn.
- Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ).
- Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10 (Ví dụ: 10g = 1 dag).
Ôn tập về đơn vị đo thời gian
Giây
- 1 giờ = 60 phút
- 1 phút = 60 giây
- 1 giờ = 60 phút = 3600 giây.
Thực hiện đổi đơn vị:
a giờ = a x 60 (phút) = a x 3600 (giây)
a phút = a : 60 (giờ)
a giây = a : 60 (phút)
Thế kỷ
1 thế kỷ = 100 năm
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ thứ I
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ II
Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỷ thứ III
…
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỷ thứ XX
Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỷ thứ XI
Tổng hợp các đơn vị đo thời gian
- Giây => Phút => Giờ => Ngày => Tuần => Tháng => Năm => Thập kỷ => Thế kỷ => Thiên niên kỷ.
1 thiên niên kỷ = 1000 năm.
1 thế kỷ = 100 năm.
1 thập kỷ = 10 năm.
1 năm = 12 tháng = 365 ngày/ 366 ngày (năm nhuận).
1 tháng = 30 ngày hoặc 31 ngày (Trừ tháng 2).
1 tuần = 7 ngày.
Bảng đơn vị đo được tổng hợp cụ thể qua ảnh bên dưới đây.
Công thức hình học
Công thức hình học ở tiểu học là tài liệu học tập môn Toán lớp 4, Toán lớp 5 hay dành cho các em học sinh. Các công thức hình học lớp 4 và lớp 5 này giúp các em hệ thống hóa kiến thức về tính diện tích, tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhât, hình tròn... nhằm giúp các em vận dụng công thức vào làm bài tập hiệu quả hơn.
Công thức toán chuyển động
Phần nâng cao
Một số bài thường gặp
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .