Top 10 giáo án mầm non tiết dạy thơ chi tiết nhất
Biên soạn giáo án là công việc hàng ngày mà các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng cần phải làm. Giáo viên mầm non ngoài việc biên soạn bài dạy...xem thêm ...
Giáo án thơ "bé trồng cây"
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: “Bạn nhỏ gieo hạt trồng cây và bạn đã chăm sóc cây mong cho cây lớn để cho bóng mát, cho quả, và làm cho không khí trong lành giúp ích cho sức khỏe của mọi người”.
- Hiểu từ khó: “rung rinh” ở đây có nghĩa là gió thổi lá cây lung lay nhè nhẹ, chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liờn tiếp.
Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện âm điệu êm dịu, nhịp điệu chậm rãi, thể hiện động tác minh họa phù hợp khi đọc thơ .- Rèn trẻ trả lời cõu hỏi của cụ rừ ràng, mạch lạc, đủ câu.- Rốn kỹ năng phối hợp theo nhóm trong khi chơi trò chơi.
Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
- Biết lợi ích của cây là bóng mát, cho quả, và làm cho không khí trong lành giúp ích cho sức khỏe của mọi người và trẻ biết chăm sóc cây bảo vệ cây trồng.
II - CHUẨN BỊ:
Cô:
- Máy tính có 1 File Powerpoint slide minh họa bài thơ “Bé trồng cây”.Và trò chơi : “Ô cửa bí mật”.
- Nhạc các bài hát: “Em yêu cây xanh”, “Gieo hạt”
- Sắc xô, trống, 1 hộp quà, 1 lẵng hoa...
Trẻ:
- Trước giờ học trẻ tô tranh về nội dung bài thơ.
- Trò chuyện về cây xanh và lợi ích của việc trồng cây.
III – CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Chơi trò chơi:‘ Gieo hạt’. Các con vừa chơi trò chơi gì?
- ðCác con ạ! “Có bạn nhỏ gieo hạt trồng cây và bạn đã chăm sóc cây mong cho cây lớn để cho bóng mát, cho quả, và làm cho không khí trong lành giúp ích cho sức khỏe của mọi người” đó là bạn nhỏ trong bài thơ nào mà các con đã được nghe?
Bây giờ các con cùng lắng nghe cô Huế đọc bài thơ “Bé trồng cây” của cô Thu Hà nhé!
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe..
Hoạt động 2:
Đọc thơ và đàm thoại tìm hiểu nội dung bài thơ.
* Cô đọc diễn cảm 1 lần. (Đọc diễn cảm không dùng tranh minh họa).
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
*Cô đọc diễn cảm lần 2 (Đọc trích dẫn làm rõ ý, dùng Powerpoint minh họa)
Đàm thoại:
- Mở đầu bài thơ em bé đã làm gì với hạt giống nhỏ?
Khổ thơ nào thể hiện điều này?
- Được em bé chăm sóc như vậy hạt giống nhỏ đã như thế nào? Con hãy đọc lại đoạn khổ thơ nói đến hạt giống nảy mầm.
- Nào cô cháu mình cùng giả làm hạt giống nhỏ lên mầm xanh nào! (Cô và trẻ cùng làm động tác giả làm hạt giống nảy mầm).
- Tại sao cô Thu Hà lại viết là xòe trong gió rung rinh?
- Bạn nhỏ đã nói với mầm xanh những gì?
- Bây giờ các con hãy cùng giúp bạn nhỏ gọi mầm xanh lớn nhanh nhé!
- Tại sao bạn nhỏ lại yêu quý và chăm sóc hạt giống như vậy?
- Nhà các con trồng những loại cây xanh nào? Các con đã làm gì để chăm sóc cho cây xanh ở nhà mình?
- ðCác con ạ! Bạn nhỏ trong bài thơ rất thích được gieo hạt trồng cây và chăm sóc cây vì cây xanh rất có ích cho con người cây cho bóng mát, cho quả, cây còn làm cho không khí trong lành để mọi người thêm sức khỏe đấy. Vậy các con cũng sẽ học tập bạn hãy biết chăm sóc những cây xanh trong gia đình, trong vườn trường mình nhé!
*Trẻ đọc thơ: (lưu ý trẻ đọc nhẹ nhàng, diễn cảm, ngắt nghỉ đúng và phát âm đúng các từ khó: “rung rinh.
- Cả lớp đọc 2- 3 lần.
- Đọc theo tổ.
- Đọc theo nhóm bạn nam – nữ.
- Cho trẻ đọc nối tiếp mỗi nhóm một khổ thơ: Khi cô đưa tay về phía tổ nào thì tổ đó các con đọc đúng đoạn thơ theo yêu cầu của cô. Các con chú ý đọc bài thơ phải nhịp nhàng, âm điệu êm dịu, giọng đọc vừa phải không được nhanh quá.
- Mời cá nhân trẻ lên đọc: 2 - 3 trẻ.
Hoạt động 3:
- Trò chơi : Ô cửa bí mật
Yêu cầu: Chia trẻ thành 2 nhóm nam – nữ . Mỗi nhóm sẽ cử 1 bạn đại diện làm đội trưởng cầm sắc xô và lắc thật nhanh khi mỗi ô cửa được mở ra để giành quyền trả lời.Cách chơi: Ở phần trò chơi này có 4 ô cửa, phía sau mỗi ô cửa là 1 bức tranh minh họa 1 khổ thơ của bài thơ “Bé trồng cây”.. Khi mỗi 1 ô cửa được mở ra thì 2 đội phải ra tín hiệu thật nhanh bằng cách lắc sắc xô để giành quyền trả lời. Đội nào có tín hiệu trước thì đội đó được quyền trả lời. Đó là bức tranh minh họa khổ thơ thứ mấy trong bài thơ và phải đọc diễn cảm khổ thơ tương ứng với bức tranh trong ô cửa vừa được mở. Cô kiểm tra kết quả trên ô của bí mật. Nếu trả lời đúng thì sẽ nhận được phần quà từ ô cửa bí mật. Nếu trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về đội bạn. Kết thúc trò chơi cô nhận xét kết quả của cả hai đội.
Kết thúc: Hát “Gieo hạt”.
Giáo án thơ "Thăm nhà bà"
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ đọc thuộc thơ và thể hiện được ngữ điệu sắc thái của bài thơ.
- Trẻ biết và hiểu được nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, phát triển thính giác cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, vâng lời và giúp đỡ ông bà.
- Rèn cho trẻ tập chung chú ý trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Loa, đài.
- Mô hình nhà bà.
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Rổ để đưng hạt thóc.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Nội dung: LQTPVH: Thơ: Thăm Nhà Bà.
- Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: Cháu yêu bà, cả nhà thương nhau.
- MTXQ: Dạy trẻ biết yêu quý , kính trọng bà.
- Thể chất: Đi trong đường hẹp.
3. Phối hợp với phụ huynh:
- Rèn trẻ biết lễ phép kính trọng những người thân trong gia đình.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
* Trò truyện:
- Cho trẻ hát bài: Cháu yêu bà.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về ai?
- Các con ạ trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng các con nên người, cô biết trong lớp mình gia đình bạn nào cũng êm ấm, hạnh phúc.
- Cô gọi 2- 3 trẻ lên kể gia đình trẻ.
+ Gia đình con có những ai?
- Giáo dục: Gia đình có 1- 2 con là gia đình ít con, gia đình có 3 con trở lên là gia đình đông con.
- Trong mỗi một gia đình chúng ta ai cũng có bà, bà là người mà ai trong chúng ta cũng hết mực kính trọng và yêu thương, có bạn được bà chăm sóc hàng ngày, có bạn bà ở quê rất xa, cũng có bạn bà đi xa mãi mãi, nhưng những hình đẹp về bà vẫn đọng mãi trong lòng chúng ta.
- Hôm nay cô và các con cùng tổ chức đi thăm quan nhà bà nhé.
- Các con thấy khung cảnh nhà bà có đẹp không?
- Các con thấy khung cảnh nhà bà có những gì?
- Những khung cảnh đó cũng chính là một bài thơ mà cô muốn gửi tặng các con, các con hãy lắng nghe nhé.
+ Cô đọc lần 1.
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Hỏi trẻ các con thấy bài thơ có hay không?
- Cô còn có bức tranh minh họa bài thơ rất hay nữa đấy các con có muốn thưởng thức không?
+ Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa.
* Trích dẫn, đàm thoại:
- Cô đọc: “Đến thăm bà
Bà đi vắng
Có đàn gà
Chơi ngoài nắng”.
- Em bé đến thăm bà, bà có ở nhà không các con?
- Đến thăm bà em bé thấy gì ở ngoài sân?
“Cháu đứng ngắm
Đàn gà con
Rồi gọi luôn
Bập, bập, bập.”
- Bạn nhỏ trong bài thơ rất ngoan, bạn đến thăm bà nhưng bà không có ở nhà, bạn ấy không về mà con đứng ngắm đàn gà con đấy.
- Bạn nhỏ gọi đàn gà con như thế nào?
Cô đọc : “Chúng lật đật
Chạy nhanh nhanh
Xúm vòng quanh
Kêu: chiếp, chiếp”.
- Các con thấy đàn gà con chạy như thế nào?
- Đàn gà con kêu như thế nào?
- Những chú gà con mải miết nhặt những hạt thóc vàng.
Cô đọc: “Gà mải miết
Nhặt thóc vàng
Cháu nhẹ nhàng
Lùa vào mát”.
- Em bé giúp bà lùa đàn gà vào đâu?
- Qua bài thơ các con thấy em bé trong bài thơ là người như thế nào?
- Các con còn nhỏ các con làm gì giúp ông bà, bố mẹ?
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô thấy lớp mình học rất giỏi chúng mình cùng thể hiện tình cảm qua bài thơ này nhé.
- Cho cả lớp đọc 2- 3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Cô sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi: Thi xem ai nhanh
+ Luật chơi:- Đội nào nhanh, mang nhiều hạt thóc về đội đó thắng cuộc.
- Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn 2 rổ đựng hạt thóc nhiệm vụ của 2 đội các thành viên đi trong đường hẹp lên mang hạt thóc về đội nào nhanh mang nhiều hạt thóc về là thắng cuộc.
- Trẻ chơi.
- Cô kiểm tra nhận xét kết quả của 2 đội chơi.
- Cô cho trẻ đọc lại bài thơ “Thăm nhà bà”.
Giáo án thơ "Làm bác sĩ"
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ thuộc thơ. Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về một bạn nhỏ rất thích được làm bác sĩ khám bệnh cho mọi người. Trẻ biết tên tác giả bài thơ do chú Lê Ngân sáng tác.
- Rèn kỹ năng đọc thơ rõ ràng, diễn cảm, cùng bạn thảo luận tham gia trả lời câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe của mình, yêu thương tôn trọng bác sĩ.
II. CHUẨN BỊ:
- Nội dung tranh thơ
- Hoa, giỏ
III. TIẾN HÀNH:
Bé vui ca hát
- Cho cả lớp hát: “Làm bác sĩ” cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát và đàm thoại về chủ đề.
- Giới thiệu tên bài thơ tên tác giả.
Bé chú ý:
- Cô đọc lần 1 thật diễn cảm.
- Cô đọc lần 2 kết hợp giảng nội dung, giải thích từ khó, giải thích cách đọc.
+ Đoạn 1: “Mời mẹ im lặng
Để bác sĩ khám cho
Chắc lại đi đầu nắng
Bệnh này là bệnh ho”
→ Đoạn này: Nói Bạn nhỏ đóng vai là “Bác sĩ” và mẹ làm “bệnh nhân”. “Bác sĩ mời “bệnh nhân” ngồi để “bác sĩ” khám. Bác sĩ chuẩn đoán bệnh là bệnh ho. Do đi đầu nắng.
+ Đoạn 2: “Thuốc ngọt chứ không đắng
Phải uống với nước sôi
Nếu tiêm thì đau lắm
Mẹ lại khóc nhè thôi.”
→ Đoạn này có nội dung: Bác sĩ nói với bệnh nhân là thuốc ngọt chứ không có đắng. Uống thuốc với nước nấu chín (sôi). Nếu mà bị tiêm thì rất đau. Mẹ sẽ khóc nhè khi bị tiêm.
+ Đoạn 3: “Mẹ bỗng hỏi bác sĩ
Sổ mũi uống thuốc gì?
Bác sĩ chừng hiểu ý
Uống sữa với bánh mì”
→ Nội dung đoạn thơ này: Mẹ hỏi bác sĩ khi bị sổ thì phải uống thuốc gì? Bác sĩ trả lời “bệnh nhân” uống sữa với bánh mì.
+ Khi đọc bài hơ này các con đọc nhẹ nhàng chậm rãi
* TCCT: Tay thơm - tay ngoan
- Dạy trẻ đọc thơ theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức: Đọc to nhỏ, đọc nối tiếp, đọc đuổi.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Ai thông minh
* Đàm thoại về nội dung bài thơ. Cô tổ chứa như trò chơi cho 3 đội thi đua nhau trả lời.
- Bài thơ nói về bạn nhỏ làm nghề gì? (Bác sĩ)
- Tác giả của bài thơ này là ai? (Lê Ngân)
- Trong bài thơ có những ai? (Bé và mẹ)
- Nếu đi nắng không đội nón (mũ) thì sẽ bị làm sao? (Trẻ trả lời)
- Khi bị ốm (bệnh) cần phải làm gì? (Trẻ trả lời)
- Ước mơ lớn lên con làm nghề gì? Vì sao? (Trẻ trả lời)
* TCCT: Em làm bác sĩ
Cô đọc thơ lần 3: Sáng tạo
- Cô thấy lớp mình hôm nay học rất ngoan. Để thưởng cho các con cô sẽ đọc thơ kiểu sáng tạo nha. (Cô ngâm thơ cho trẻ nghe)GD: trẻ về nhà các con đọc thơ cho ông bà, ba mẹ nghe nhé.
Cho trẻ chơi trò chơi khám bệnh. Bạn nào không có bệnh cô khen, còn bạn nào bị bệnh thì phải uống thuốc để nhanh khỏi bệnh.
Kết thúc: Cho trẻ hát bài ra chơi.
Giáo án thơ "Đôi mắt"
I/MỤC TIÊU:
- Trẻ đọc được theo cô bài thơ Đôi Mắt.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ,hiểu nội dung bài thơ,thích đọc thơ và làm động tác minh họa theo lời bài thơ.
-Lắng nghe và trả lời câu hỏi với người đối thoại
- Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại
- Giáo dục trẻ biết quý trọng đôi mắt, biết tác dụng của mắt, biết giữ gìn vệ sinh cho đôi mắt khỏe mạnh và sáng trong.
II/CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa
- 3 Khuôn mặt còn thiếu các quan
III/TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.Hoạt động 1: gây hứng thú:
Chào mừng các bé lớp chồi 2 đến với
chương trình"Bé yêu thơ". ngày hôm nay Rất vinh dự cho chương trình, hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu với lớp mình có các cô giáo đến dự với lớp mình, chúng ta nhiệt liệt đón chào các cô bằng một tràng pháo tay!
-Để chương trình Bé yêu thơ diễn ra thành công,
cô xin thông qua chương trình, chương trình gồm 4 phần:
-Phần thứ nhất: Văn nghệ chào mừng.
-Phần thứ hai: Ai thông minh hơn.
-Phần thứ ba: Bé yêu thơ
-Trò chơi :Gương mặt dễ thương
- sau đây phần thứ nhất" Văn nghệ chào mừng"
-Cô mở nhạc bé khỏe bé ngoan
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài “Bé khỏe bé ngoan ”
- Cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về cơ thể của bé
- Con vừa dùng gì để múa?
- Có mấy bàn tay?
- Ngoài ra trên cơ thể con còn có các bộ phận và giác quan nào nửa
Bạn nào biết ? Trẻ kể
- Các giác quan trên cơ thể có quan trọng không con? Vậy chúng ta làm thế nào để bảo vệ các giác quan đó
- Cô giáo dục trẻ không dụi tay bẩn vào mắt, biết rửa tay, rửa mặt hàng ngày
- Chơi trò chơi “ Trời tối- trời sáng”
- Khi ngủ con nhắm mắt con cảm thấy như thế nào?
- Con có nhìn thấy gì không?
-khi con mở mắt con như thế nào ?
- Vậy đôi mắt như thế nào với chúng ta ?
- Trong lớp có bạn thuộc bài hát, bài thơ trong chủ đề bản thân đọc cho cô và các bạn nghe. Trẻ đọc cô khen trẻ đàm thọai nội dung bài thơ trẻ đọc , cô dẫn đưa vào bài
Để bài thơ hay hơn diễn cảm hơn cô và các con cùng đọc bài thơ
“ Đôi mắt của em”.Do cô Lê Thị Mỹ Phương sáng tác
- Cô đọc thơ lần 1 + đọc diễn cảm
- Cô đọc lại lần 2 + kết hợp tranh minh họa
* Giải thích từ khó:
- Đôi mắt xinh xinh: rất đẹp
- Đôi mắt tròn tròn: Đôi mắt tròn
Bài thơ Đôi mắt được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1 : Nhà thơ muốn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của đôi mắt
Đôi mắt xinh xinh
+ Đoạn 2 :
Nhà thơ nêu lên tác dụng của đôi mắt đối với con người.
Giúp em nhìn thấy
Mọi vật xung quanh.
+ Đoạn 2: Qua bài thơ tác giả muốn nói lên tình cảm,sự chăm sóc và giữ gìn của các bạn nhỏ đối với đôi mắt của mình
Em yêu em quý
Đôi mắt xinh xinh
Giữ cho đôi mắt
Ngày càng sáng hơn.
2.Hoạt động 2: Phần thứ hai: Ai thông minh hơn
Cô cho lớp chia 2 đội tham gia phần thi : Ai thông minh hơn
Hai đội cùng lắng nghe và đối đáp
-Đội nào trả lời đúng nhận phần quà
bài vừa đọc thơ gì ? Tác giả là ai ?
- Bài thơ nói về gì ?
- Tác giả đã miêu tả đôi mắt như thế nào ?
- Đôi mắt đã giúp gì cho bé ?
- Tình cảm của bạn nhỏ đối với đôi mắt của mình?
- Để cho đôi mắt luôn khỏe và sáng hơn bạn nhỏ đã làm gì ?
- Còn các con đã làm gì để bảo vệ đôi mắt của mình?
Giáo dục: Các con biết không đôi mắt là một bộ phận không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với chúng ta. chính vì vậy chúng ta phải giữ gìn đôi mắt cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ rửa mặt đúng như cô đã hướng dẫn các bạn rửa, như vậy đôi mắt mới khỏe và sáng các con nhớ chưa.
3/ Hoạt động 3: Bé yêu thơ
Dạy trẻ đọc thơ.
- Mời cả lớp đọc 1-2 lần
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
Mời nhóm bạn nam, bạn nữ lên đọc
- Mời các tổ đọc luân phiên
- Mời nhóm cá nhân trẻ lên đọc bài
* Cho trẻ minh họa bài thơ
- Gọi nhóm trẻ lên minh họa bài thơ
4/Hoạt động 4: Bé yêu thi tài
- Cô chia lớp thành 3 nhóm thi đua gắn các bộ phận còn thiếu vào khuôn mặt sau 1 bài hát đội nào gắn nhanh và đúng thì chiến thắng
- Cô và trẻ cùng nhận xét khen đội gắn nhanh và đúng
- Các giác quan trên khuôn mặt đều rất quan trọng vì thế chúng ta phải biết giữ gìn, thường xuyên vệ sinh không dùng tay bẩn đưa vào
* Kết thúc: Đọc thơ “ Đôi mắt”
Giáo án thơ "Em yêu nhà em"
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Em yêu nhà em” , của tác giả “Đàm Thị Lam Luyến”
– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà thân yêu của mình.
-Trẻ biết ngôi nhà là nơi ở của trẻ với những người thân trong gia đình.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, cảm nhận được âm điệu vui tươi nhẹ nhàng của bài thơ.
- Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng.
- Cung cấp vốn từ mới cho trẻ “lưng ong”, “ngào ngạt”, “líu lo”.
- Phát triển sự chú ý tưởng tượng và tư duy cho trẻ
- Trẻ hát đúng nhịp điệu bài" Nhà của tôi", “Cả nhà thương nhau”.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà thân yêu của mình, biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát “Nhà của tôi”, “Cả nhà thương nhau”
- Giáo án powerpoint. Máy chiếu. loa, máy tính
* Đồ dùng của trẻ: 2 bộ tranh thơ “Em yêu nhà em” để trẻ chơi trò chơi gắn tranh.
2 bảng to để trẻ gắn.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Xin chào mừng các con đã đến với chương trình “ Bé yêu thơ” của lớp mẫu giáo lớn A2 ngày hôm nay.
- Đến dự với chương trình “ Bé yêu thơ” hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu có cô ........và cô......... các con hãy nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào đón các cô nào ! Và thành phần không thể thiếu được trong chương trình “ Bé yêu thơ” hôm nay là sự góp mặt của các bạn nhỏ lớp MGL A2.
- Xin hãy dành một tr àng pháo tay cho các bé.
- Trước khi vào chương trình cô mời các con cùng hát thật hay bài hát “Nhà của tôi” để tặng cho chương trìnhnhé!
Các con vừa hát bài gì ? bài hát nói về gì ?
Có một bài thơ rất hay cũng đã nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà của mình, bạn nào cho cô biết đó là bài thơ gì? do ai sáng tác?
Đúng rồi ! Đó chính là bài thơ “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến đấy. Và để thưởng cho các con vì câu trả lời đúng mời các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1. (Không minh họa)
Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2 (kết hợp hình ảnh minh họa.): Bài thơ này sẽ hay hơn khi có hình ảnh minh họa đấy ! cô mời các con cùng nhẹ nhàng về chỗ nghe cô đọc lại bài thơ này nhé!
- Đàm thoại:
+ Mở đầu bài thơ bạn nhỏ đã nói về ngôi nhà của mình như thế nào?
+ Bên thềm nhà bạn nhỏ có gì ? Câu thơ nào nói lên điều này? Con hiểu từ “líu lo” ở đây có nghĩa là gì?
Ngôi nhà đó có những con gì? (Có chim, gà, ếch, dế mèn)
- Xung quanh ngôi nhà có cây gì? (Cây chuối, ngô, rau muống, hoa sen…)
“Líu lo”: Có nghĩa là những âm thanh cao và trong liên tiếp đan xen vào nhau nghe rất vui
(Cô cho trẻ nhắm mắt lại cùng nghe tiếng chim hót. Hỏi trẻ cảm nhận thấy điều gì?)
+ Bên thềm nhà bạn nhỏ ngoài đàn chim sẻ ra còn có gì nữa ? Nàng gà mái hoa mơ đang làm gì ? Câu thơ nào nói lên điều này?
+Trong vườn nhà bé có trồng những loại cây gì ?
Con hãy đọc câu thơ thể hiện điều đó?
+ Tại sao nhà thơ lại nói là “lưng ong”: Cây chuối nặng quả thân cong xuống như lưng con ong khi hút mật đấy.
+ Ngoài cây chuối và cây ngô ra thì nhà bé còn có gì nữa ?
Bạn nhỏ trong bài thơ ví mình như ai ?
Con hãy đọc câu thơ nói về điều này!
+ Bên cạnh nhà bé còn có gì?
Tại sao lại nói là ngào ngạt? (“Ngào ngạt”: Mùi hương lan tỏa rộng)
Trong một khung cảnh đầm sen với mùi thơm của hương sen ấy có điều gì đặc biệt?
+ Câu thơ nào thể hiện là bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình?
+ Còn tình cảm của con đối với ngôi nhà của mình thì sao ?
Con đã làm gì để thể hiện là yêu quý ngôi nhà của mình ?
=> Giáo dục trẻ: Yêu mến ngôi nhà của mình thì các con phải thường xuyên quét dọn nhà cửa, giữ gìn vệ sinh ngôi nhà của mình, không vẽ bẩn ra nhà, để rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ chơi gọn gàng...
* Cho trẻ đọc thơ: Phần bé yêu thơ (lưu ý trẻ đọc nhẹ nhàng, diễn cảm, ngắt nghỉ đúng)
- Cho cả lớp đọc 2 lần
- Cho các tổ thi đua đọc thơ- Cho trẻ đọc nối tiếp mỗi nhóm một đoạn thơ: Khi cô đưa tay về phía tổ nào thì tổ đó các con đọc đúng đoạn thơ theo yêu cầu của cô. Các con chú ý đọc bài thơ phải nhịp nhàng, âm điệu êm dịu, giọng đọc vừa phải không được nhanh quá.
- Mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái thi đua đọc thơ.
- Cá nhân trẻ đọc thơ
(Khi trẻ đọc cô chú ý sửa ngọng, sửa sai về câu từ, cách đọc diễn cảm cho trẻ).
- Cô ngâm thơ cho trẻ nghe: Cô thấy các con đọc thơ rất hay bây giờ cô mời các con cùng lắng nghe cô Huế ngâm bài thơ này nhé!
- Trò chơi" Ai nhanh hơn”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
+ Cách chơi : Trong cùng một thời gian 2 đội sẽ có nhiệm vụ chuyển thật nhanh từng bức tranh lên cho bạn đội trưởng, bạn đội trưởng sẽ có trách nhiệm gắn tranh lên bảng sao cho đúng với thứ tự của nội dung bài thơ. Đội nào nhanh, gắn đúng thứ tư tranh theo nội dung bài thơ và đọc đúng , diễn cảm bài thơ đó thì sẽ giành chiến thắng.
- Luật chơi: Thời gian giành cho trò chơi là một bản nhạc, nếu hết thời gian đội nào chưa gắn xong sẽ bị thua cuộc và đội thắng cuộc sẽ dành được một phần quà.
- Cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ
3. Kết thúc: Cho cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau
Giáo án thơ "Dán hoa tặng mẹ"
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ “ dán hoa tặng mẹ” của tác giả Khải Minh.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: bài thơ nói về 1 em bé được cô giáo dạy dán hoa mang về tặng mẹ nhân ngày 8-3.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ đích.
- Trẻ đọc to, rõ ràng và đọc diễn cảm bài thơ.
- Rèn trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng.
3. Giáo dục:
- Trẻ yêu quý, vâng lời ông bà cha mẹ.
- Trẻ hào hứng đọc thơ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử power point.
- Tranh ảnh.
III. Tổ chức hoạt động
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú :
- Cô và cả lớp hát bài “ quà 8-3”
- Trò chuyện: + Các con có biết ngày 8-3 là ngày gì không?
- Cô khái quát: ngày 8-3 là ngày quốc tế phụ nữ, là ngày của bà, của mẹ, của cô, của các bạn gái. Có rất nhiều bài thơ viết về bà, về mẹ. Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thơ “ Dán hoa tặng mẹ” do nhà thơ Khải Minh sáng tác.
2. Bài mới:
a. Cô đọc mẫu
+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ
+ Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp power point
b. Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Em bé dán hoa tặng ai?
+ Khi tặng em bé nói với mẹ thế nào? ( Trích dẫn: Em dán được cái hoa...quà ngày 8-3)
- Cô giải thích từ khó “ biếu”: nghĩa là tặng ai đó 1 vật gì bằng thái độ kính trọng.
+ Khi em bé tặng hoa mẹ, mẹ đã khen em bé như thế nào? ( Trích dẫn: Xoa đầu em....thế à).
+ Em bé tặng mẹ hoa, mẹ đã cảm ơn ai? Vì sao? ( Trích dẫn: Mẹ cảm ơn....tặng mẹ quà)
+ Các con có yêu quý mẹ không?
- Các con phải làm gì để thể hiện tình yêu với mẹ?
* Giáo dục: Mẹ là người sinh ra, nuôi nấng, chăm sóc chúng mình. Vì vậy các con phải biết yêu quý, vâng lời mẹ và những người thân trong gia đình.
- Cô đọc lần 3
c. Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc cùng cả lớp 2-3 lần.
- Cho trẻ đọc thơ theo tổ.
- Cho trẻ đọc thơ theo nhóm.
- Cá nhân trẻ lên đọc thơ. ( Cô chú ý sửa sai)
- Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
- Cô cho trẻ hát bài: Dán hoa tặng mẹ
Giáo án thơ “Yêu mẹ”.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ “Yêu mẹ”.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ “Yêu mẹ” với sự giúp đỡ của cô.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ, rèn kỹ năng nói đựơc câu đơn.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, biết nghe lời, kính trọng ông bà, bố mẹ, cô giáo và người lớn
II. CHUẨN BỊ
- Tranh 3D minh họa bài thơ “Yêu mẹ”.
- Hình ảnh minh họa bài thơ “Yêu mẹ” trên máy tính.
- Nhạc bài hát: “Múa cho mẹ xem”
III. TIẾN HÀNH
1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Giới thiệu đại biểu.
- Trò chuyện
- Cô thưởng cho các bạn một trò chơi chúng mình có thích không?
- Cô và trẻ cùng chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
- Bây giờ cô và chúng mình cũng chơi trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ" nhé. Hai bạn sẽ cầm tay nhau để cùng chơi nào.
- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
+ Bạn thắng được ăn cơm vua, bạn thua thì được làm gì?
- À đúng rồi đấy. Các con ạ chúng mình lớn được như ngày hôm nay đều bằng dòng sữa ngọt ngào, bằng tình yêu thương của mẹ và những người thân yêu của các con đấy.
- Có một bài thơ nói về tình cảm của em bé dành cho mẹ được nhà thơ Nguyễn Bao thể hiện qua bài thơ : “Yêu mẹ”.
- Và bây giờ các bạn hãy chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ “ Yêu mẹ” sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bao nhé.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc thơ lần 1: Kết hợp tranh minh họa.
+ Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì?
- Đúng rồi, cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ "Yêu mẹ" do nhà thơ "Nguyễn Bao” sáng tác đấy.
- Để hiểu hơn về bài thơ chúng mình hãy ngồi ngoan và nghe cô đọc bài thơ này một lần nữa nhé!
- Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa trên mày vi tính.
- Cô vừa đọc cho các bạn nghe bài thơ gì?
* Đàm thoại, trích dẫn
- Trong bài thơ mẹ đi làm từ khi nào?
“Mẹ đi làm
Từ sáng sớm”
- Buổi sáng mẹ đã làm những công việc gì ?
“Dậy thổi cơm
Mua thịt cá”
- Giải thích từ “Thổi cơm”. (Thổi cơm có nghĩa là nấu cơm).
- Thấy mẹ vất vả nên em bé rất thương mẹ đấy các con ạ!
- Thương mẹ em bé đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với mẹ ?
“Em kề má
Được mẹ yêu
Ơi mẹ ơi
Yêu mẹ lắm!”
- Em bé đã kề má và được mẹ yêu. Kề má là em bé làm như thế nào? (“Kề má” là má của em bé kề sát với má của mẹ và được mẹ thơm đấy).
- Con sẽ thể hiện tình cảm của mình với mẹ như thế nào?
- Giáo dục trẻ: Trong mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người luôn yêu thương quan tâm chăm sóc cho chúng ta vì thế muốn mẹ vui lòng thì các con phải ngoan ngoãn nghe lời ông bà, bố mẹ và người lớn các con có đồng ý với cô không?
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Để thể hiện tình cảm yêu mến của mình dành cho mẹ cô và chúng mình cùng đọc bài thơ này thật hay để dành tặng mẹ nhé.?
- Cả lớp đọc thơ.
- Các tổ đọc thơ
- Nhóm đọc thơ.
- Cá nhân đọc thơ.
(Cô đọc cùng trẻ, chú ý sửa sai cho trẻ)
* Củng cố:
- Vừa rồi các con đã đọc bài thơ gì?
- Vậy bạn nào giỏi lên đọc cho cô và các bạn cùng nghe bài thơ này 1 lần nữa nào.
* Giáo dục trẻ: Yêu mẹ là chúng mình biết vâng lời mẹ, đến lớp vâng lời cô giáo có như vậy mới là bé ngoan.
* Kết thúc
- Để thể hiện tình cảm của mình với mẹ cô và chúng mình cùng múa tặng mẹ bài múa cho mẹ xem nhé.
- Cô và trẻ múa hát bài: “Múa cho mẹ xem” .
Giáo án thơ "Đèn Giao Thông"
I. YÊU CẦU
Kiến thức
- Trẻ biết được tên bài thơ, tên tác giả
- Hiểu được nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu trong bài thơ
Kỹ năng
- Trẻ đọc to, rõ ràng. Rèn kỹ phát âm và khả năng ghi nhớ cho trẻ
Thái độ: Trẻ thực hiện đúng luật lệ giao thông
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ trên máy
- 3 thẻ đèn giao thông: xanh, đỏ, vàng
- 4 trụ đèn, các thẻ màu đỏ, xanh, vàng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Ổn định- gây hứng thú
- Cả lớp cùng hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
- Các con vừa hát bài hát nói đến điều gì?
- Các con thấy ở ngã tư đường phố?
Nội dung
- Hoạt động 1: Đọc thơ
- Cô giới thiệu: các con ơi đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng cũng chính là nội dung của bài thơ mà hôm nay cô muốn giới thiệu cho các con là bài thơ “ Đèn giao thông” của tác giả Mỹ Trang.
- Cô đọc thơ lần 1. Tóm nội dung: “bài thơ Đèn giao thông nói về các loại đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư đường phố”.
- Cô đọc lần 2 với hình ảnh minh hoạ.
Trích dẫn giảng giải đàm thoại
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về gì? (đèn giao thông)? Có những đèn gì?
“ Đèn xanh đèn đỏ đèn vàng
ba đèn tín hiệu an toàn giao thông”
- Cô có từ “tín hiệu”: có nghĩa là báo hiệu của đèn giao thông bật sáng ở ngã tư đường phố
- Khi đi qua đường các con nhớ chú ý điều gì? ( đèn tín hiệu giao thông)
- Khi nào thì các con được đi?
“Đi đường bé nhớ nghe không
Đèn xanh bật sáng đã thông đường rồi”
- “Thông đường”: có nghĩa ra các loại PTGT trên đường phố và người đi bộ được phép đi.
- Khi đèn vàng bật thì đi như thế nào?
- Khi đèn đỏ bật thì làm sao?
“Đèn vàng chậm lại dừng thôi
Đèn đỏ dừng lại kẻo rồi tong nhau
- “Tong nhau”: có nghĩa là các PTGT va vào nhau đụng nhau bị ngã.
- Cho trẻ phát âm lại các từ khó
- Các con ơi khi đi qua ngã tư đường phố các con nhớ chú ý đèn giao thông, khi nào đèn xanh bật sáng mới được qua đường nhớ chưa nào.
- Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 1 lần
- Trẻ đọc theo, nhóm, cá nhân ( cô chú ý sửa sai)
- Trò chơi “ Ai hay hơn ai” mời trẻ về 3 tổ, cô hướng dẫn trò chơi: cô sẽ đặt tên cho lần lượt mỗi tổ với 3 là màu đèn giao thông, tổ 1 đèn xanh, tổ 2 đèn vàng, tổ 3 đèn đỏ. Trên tay cô có 3 màu đèn giao thông cả lớp cùng đọc bài thơ ,khi cô giơ màu nào thì đội đèn màu đó sẽ đọc to câu thơ tiếp theo.
Cho trẻ đọc 1 lần
- Hoạt động 3: Bé thi tài
- Các con hôm nay học ngoan cô thưởng cho các con 1 trò chơi nhé
- Cách chơi: lớp chia làm 4 đội cô phát cho mỗi đội 1 trụ đèn giao thông, yêu cầu mỗi đội sẽ dán các đèn màu lên trụ theo thứ tự đỏ, vàng, xanh. Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào thực hiện nhanh và đúng sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ thực hiện trò chơi, cô quan sát
- Hết giờ cô và trẻ cùng nhận xét và tuyên dương đội chiến thắng.
Kết thúc hoạt động.
Giáo án thơ “Làm anh”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Làm anh”, tên tác giả bài thơ “Phan Thị Thanh Nhàn”
- Trẻ hiểu đươc nội dung bài thơ: Nói lên tình cảm của người anh, biết yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Cung cấp thêm vốn từ cho trẻ và giải nghĩa một số từ mới: “Người lớn”...
- Trẻ biết biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng ghi nhớ, đọc rõ lời, thể hiện âm điệu vui, hóm hỉnh khi đọc thơ.
- Rèn khả năng trả lời câu hỏi đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ:
- Thông qua nội dung, trẻ biết yêu thương, nhường nhịn các em nhỏ.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động và chơi trò chơi hứng thú.
II. Chuẩn bị:
- Trong lớp học rộng rãi, thoáng mát;
- Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi hình chữ U
- Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử, một số hình ảnh minh họa bài thơ theo từng đoạn.
- Tranh cho trẻ chơi trò chơi, vòng thể dục
- Cô thuộc thơ, luyện giọng đọc diễn cảm..
III. Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú
Chào mừng tất cả các bé đến với chương trình “ Bé yêu thơ” của lớp 5 tuổi A2
- Đến với chương trình hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có các thành viên đến từ 3 đội chơi: Đội Thỏ nâu, Đội Thỏ trắng và đội Thỏ vàng.
- Và thành phần không thể thiếu trong mỗi cuộc thi đó là thành phần ban giám khảo đó là các cô giáo trong ban giám hiệu trường Mầm Non Đại Tự,........................ Xin quý vị và các bạn hãy nổ một tràng pháo tay thật to để chào mừng các cô.
- Đồng hành cùng các bạn nhỏ trong chương trình ngày hôm nay đó chính là cô MC Nhớ Thương. Mở đầu chương trình ngày hôm nay xin mời cả 3 đội chơi sẽ cùng đến với phần thi thứ nhất với tên gọi “ Khám phá”
- Cô và trẻ hát “ Cả nhà thương nhau”
- Bài hát vừa rồi đã nói về điều gì?
- Theo các bạn mọi người trong gia đình sẽ như thế nào với nhau?
=> GD: Đúng rồi, mọi người trong gia đình phải biết yêu thương, nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau đấy.
- Có 1 bài thơ rất hay cũng nói về tình cảm gia đình đấy. Đó là bài thơ “ Làm anh” của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, để biết bài thơ đó như thế nào chúng mình hãy cùng lắng nghe cô đọc nhé.
2. Nội dung
a. Cô đọc thơ diễn cảm
- Cô đọc lần 1 diễn cảm: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ
+ Các con vừa được nghe bài thơ gì?
+ Chúng mình thấy bài thơ như thế nào?
-> Đúng rồi, bài thơ “ Làm anh” của nhà thơ Thanh Nhàn rất hay, bài thơ nói về tình cảm anh em rất là yêu thương nhau đấy.
+ Bài thơ không chỉ hay mà còn có những hình ảnh minh họa rất đẹp nữa đấy, chúng mình nhẹ nhàng về chỗ ngồi cùng nhìn lên màn hình và nghe cô đọc bài thơ nào.
- Cô đọc lần 2 diễn cảm: Kết hợp tranh minh họa
b. Đàm thoại hiểu nội dung bài thơ
+ Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Đúng rồi đó là bài thơ “ Làm anh” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn
+ Trong lớp mình bạn nào đã được làm anh rồi?
+ Cm thấy làm anh như thế nào?
Trích dẫn: “Làm anh khó đấy
………………..
Phải người lớn cơ”
- À, cm hiểu làm người lớn là như thế nào nhỉ? Tức là
phải luôn yêu em, nhường nhịn đấy.
+ Vậy khi em bé khóc hoặc em bé ngã anh phải làm gì?
Trích dẫn: “Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng”
+ Ở nhà, chúng mình khi em bé khóc các con đã dỗ em như thế nào? ( khen trẻ)
+ Khi được Mẹ cho quà bánh hay có đồ chơi đẹp thì anh đã làm gì?
Trích dẫn: “ Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn”
=> Lớp mình ai đã nhường đồ chơi đẹp cho em? À, lớp cm các bạn đã làm anh, làm chị rất là giỏi rồi đấy, đã biết nhường quà bánh và đồ chơi đẹp cho em.( khen trẻ).
+ Khi cm nhường bánh, đồ chơi đẹp rồi em cảm thấy rát vui đấy. Khi em bé vui thì anh cảm thấy như thế nào?
Trích dẫn: “ Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi”
=> Cm thấy làm anh có dễ không, rất là rễ đấy ai yêu em bé thì làm được ngay thôi.
* Giáo dục: Là anh là chị chúng mình phải biết yêu thương, nhường nhịn em và cũng phải biết yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh mình nữa nhé.
c. Trẻ đọc thơ
Vừa rồi, các đội đã tham gia phần chơi “ Khám phá” vô cùng thú vị và hấp dẫn. Ngay bây giờ, các đội sẽ đến với phần 2 của chương trình với tên gọi “ Thi tài đọc thơ”, để tham gia được phần chơi này người dẫn chương trình muốn kiểm tra khả năng đọc thơ của các đội nào cm cùng đọc thơ.
- Cả lớp đọc 2 lần
( Bây giờ sẽ là phần thi tài đọc thơ của các đội)
- Tổ đọc ( 3 tổ )
- Nhóm đọc thơ ( 2 – 3 nhóm)
- Cá nhân trẻ
=> Cô bao quát, khuyến khích trẻ đọc thuộc thơ, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Qua phần thể hiện tài năng đọc thơ của các bé, cô thấy các bạn đọc rất hay, cô phát hiện có một bạn rất yêu thơ và có giọng đọc rất truyền cảm, xin mời phần thể hiện của bạn…
- Cả lớp đọc lại bài thơ ( đọc to – nhỏ).
* Trò chơi củng cố
- Các đội đã rất xuất sắc trải qua 2 phần chơi và bây giờ xin mời các đội sẽ đến với phần 3 của chương trình với tên gọi “ Chung sức”
- Cách chơi: Trong phần chơi “ Chung sức” cả 3 đội sẽ tham gia trò chơi “Đóng kịch” nhiệm vụ của mỗi đội sẽ cử ra 3 bạn giỏi nhất của đội mình sẽ lên tham gia trò chơi. 1 bạn đóng làm mẹ, 1 bạn đóng làm anh, 1 bạn đóng làm em. Các bạn còn lại trong đội sẽ đọc bài thơ “ Làm anh”, 3 bạn trên này sẽ lắng nghe các bạn của đội mình đọc đến câu thơ nào thì 3 bạn hãy thể hiện tài năng của mình bằng cách mô phỏng các động tác minh họa phù hợp với nội dung bài thơ.
Luật chơi: Đội nào thể hiện đúng và đẹp thì sẽ dành chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần
3. Kết thúc
- Phần chơi “ chung sức” đã khép lại chương trình “ Bé yêu thơ” ngày hôm nay. Trải qua các phần chơi, ban tổ chức chương trình thấy cả 3 đội chơi đều thể hiện rất là xuất sắc và cả 3 đội đều nhận được quà của chương trình. Xin mời đại diện của 3 đội lên nhận quà.
- Chương trình “ Bé yêu thơ” của lớp 5 tuổi A2 xin được khép lại tại đây, xin chào và hẹn gặp lại ở các be chương trình lần sau.
Giáo án thơ "Chú bò tìm bạn"
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ ghi nhớ bài thơ theo hai phần:
- Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu chú bò.
- Phần 2 (6 câu còn lại): Chú bò tìm bạn.
- Diễn cảm:
- Phần 1: Tự nhiên vui vẻ, phấn khởi.
- Phần 2: Ngạc nhiên, nhanh hơn.
- Phát triển trí nhớ, tưởng tượng, tư duy của trẻ.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, quý trọng tình cảm bạn bè.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ
IV. Hướng dẫn
1. Ổn định - giới thiệu
- Hôm trước cô đã dạy cho các con đã làm quen với 1 bài thơ gì có câu "Âm bò ... tìm gọi mãi".
- Hôm nay cô sẽ dạy các con học thuộc và đọc bài thơ ấy thật hay nha.
2. Tiến hành
a. Cô đọc bài thơ
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm cả bài thơ.
+ Cử chỉ điệu bộ.
- Lưu ý cách đọc:
- Phần 1: Tự nhiên vui vẻ, phấn khởi.
- Phần 2: Ngạc nhiên, nhanh hơn.
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm + tranh.
b. Trẻ đọc bài thơ
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô.
- Khi đọc cô lưu ý sửa sai cho trẻ về câu, từ cũng như về sự ngưng nghỉ, diễn cảm.
c. Đàm thoại
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về ai? Làm gì?
- Bò rất thích có bạn. Việc làm nào của bò cho bé biết điều đó.
- Câu thơ nào cho chúng ta biết bóng của bò không còn trên mặt nước?
- Không thấy bóng mình, chú đã làm gì? Có thái độ ra sao?
d. Kết thúc
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô cùng trẻ đọc lại bài thơ.
- Mời 1- 2 trẻ lên đọc bài thơ.
Nhận xét - tuyên dương.
Cho trẻ chơi trò chơi "Bắt chước tạo dáng".
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .