Top 4 Giáo án truyện cây khế cho trẻ mầm non chi tiết nhất
Cây Khế là một câu truyện cổ tích được rất nhiều bạn trẻ, các bé mầm non yêu thích, câu chuyện lên án những kẻ tham lam cuối cùng sẽ bị trừng phạt. Và...xem thêm ...
Giáo án truyện cây khế (số 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung câu chuyện.
- Phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ và rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm cho trẻ.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ thật thà biết giúp đỡ mọi người.
II. Chuẩn bị.
- Tranh minh hoạ truyện.
- Giáo án điện tử Powpoint.
III. Tiến hành.
1/ Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú.
- Cô cho cả lớp hát bát bài “Lá xanh”
- Trò truyện cùng trẻ về chủ đề
2/ Hoạt động 2: Kể truyện
- Cô giới thiệu và kể cho trẻ nghe.
- Cô kể lần 1: kể chuyện diễn cảm bằng lời
- giới thiệu tên truyện.
- Cô kể chuyện lần 2: có hình ảnh minh họa trên màn hình.
- Hỏi trẻ tên truyện?
* Giảng giải nội dung: Câu chuyện kể về gia đình có hai anh em ruột nhưng người anh lam tham và lười biếng, chiếm hết của cải, gia tài cha mẹ để lại, chỉ chia cho người em một túp lều nhỏ, một mảnh vườn có cây khế.
- Giảng thích từ khó: “Gia tài” có nghĩa là như thế nào?
(“Gia tài” có nghĩa là của cải cha mẹ để lại như ruộng vườn, nhà cửa, trâu bò...)
* Trích dẫn + Đàm thoại.
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Người anh đã phân chia tài sản do cha mẹ để lại như thế nào?
+ Người em thì được chia những gì?
- “Người em… nuôi thân. Năm ấy… đong gạo.”
+ Nhưng điều gì đã xảy ra với cây khế của người em.
+ Thấy chim ăn khế, người em đã nói gì với chim? Ai nhắc lại lời của người em nào?
+ Chim Phượng Hoàng đã nói gì với người em?
- “Người em nghe chim nói cũng đành để cho chim ăn khế và về nhà may túi 3 gang. Mấy hôm sau….chia cho những người nghèo khổ”
+ Điều đó thể hiện người em là người như thế nào?
+ Nghe tin người em giàu có người anh đã làm gì?
+ Vì tham lam nên người anh đã bị trừng phạt như thế nào?
+ Trong câu chuyện này con học tập ai? Vì sao?
- Giáo dục trẻ: Trong câu chuyện Cây khế, người anh vì tham độc ác nên đã bị con chim hất xuống biển. Còn người em thật thà nên được giúp đỡ và có cuộc sống sung sướng hạnh phúc.
- Chúng ta sống phải biết yêu thương nhau, nhất là anh em trong gia đình chúng ta phải biết yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ nhau.
- Bây giờ chúng mình cùng đứng lên giúp người em làm đất để trồng cây khế nào.
- Kể lần 3: Trẻ kể chuyện cùng cô
3/ Hoạt động 3: Kết thúc
- Nhận xét khen trẻ và cho trẻ ra chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
Vệ sinh- Ăn phụ.
Cho trẻ chơi theo ý thích
Cô cùng trẻ ôn lại bài cũ
Vệ sinh- Trả trẻ.
Giáo án truyện cây khế (số 2)
I/ Mục đích - Yêu cầu:
- Cháu biết lắng nghe, hiểu nội dung câu chuyện.
- Biết tên câu chuyện, các nhân vật trong truyện.
- Hứng thú tham gia trò chuyện cùng cô.
II/ Chuẩn bị:
- Đội hình giờ học phù hợp.
- Câu chuyện cây khế, tranh minh họa nội dung câu chuyện.
- Trò chơi chiếc túi kì diệu.
- Tranh cây khế cho cháu ghép tranh.
III/ Tiến hành:
• Hoạt động mở đầu:
- Cô cho cháu quan sát và đoán xem bên trong là gì ? (Quả khế)
• Hoạt động 1 : Kể chuyện Cây Khế
- Cô giới thiệu truyện cây khế.
- Cô kể lần 1 :
- Tóm nội dung câu chuyện:
+ Câu chuyện nói về 2 anh em mồ côi, người anh vì tham lam ích kỉ nên đã chết, còn người em hiền lành tốt bụng trở nên giàu có và được mọi người yêu mến.
- Cô kể lần 2:
- Cho cháu xem tranh minh họa câu chuyện.
• Đàm thoại nội dung câu chuyện:
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có nhân vật nào?
- Các con yêu thích nhân vật nào? vì sao?
- Giáo dục cháu biết yêu thươg giúp đỡ anh em trong gia đình.
• Hoạt động 2 : Trò chơi "Ghép tranh".
- Cho cháu chia làm 3 nhóm ghép tranh cây khế, sau hiệu lệnh một hồi trống đội nào ghép nhanh, ghép đúng sẽ được khen.
- Quan sát nhận xét trò chơi.
• Kết thúc.
Giáo án truyện cây khế (số 3)
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu nội dung chuyện “Cây khế”, biết tên câu chuyện và các tình tiết của chuyện.
- Trẻ biết tính cách của người anh tham lam, người em hiền lành, tốt bụng, chim phượng hoàng rất công minh, biết giúp đỡ người tốt và phạt người xấu.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nhắc lại nội dung của câu chuyện, nói to rõ lời, di chuyển nhanh nhẹn.
- Trẻ kể chuyện theo từng đoạn nội dung phù hợp với tranh minh họa, khi kể giọng tự nhiên, rõ ràng, ngữ điệu diễn cảm.
3. Thái độ
- Trẻ ngoan, chú ý hoạt động và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
- Trẻ biết yêu mến người em và ghét người anh tham lam.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Video hoạt hình câu chuyện “Cây khế”, các câu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện.
- Âm thanh bài hát: “Anh em một nhà”
2. Đồ dùng của trẻ
- Tranh minh họa cho trẻ kể theo từng đoạn.
- Đồ dùng hóa trang các nhân vật cho trẻ đóng kịch.
3. Đội hình Xúm xít, vòng tròn.
III. PHƯƠNG PHÁP – BIỆN PHÁP
1. Phương pháp Trực quan, dùng lời, trò chơi.
2. Biện pháp Động viên, khuyến khích, khen ngợi.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Hát bài hát: “Anh em một nhà”
- Dẫn dắt đến kể chuyện Lớp mình vừa hát bài gì? Bài hát nói về tình cảm anh em trong một nhà thì phải đoàn kết yêu thương nhau. Thế nhưng hôm trước cô có kể cho cả lớp nghe câu chuyện anh em trong một nhà nhưng người anh rất tham lam chẳng yêu thương em và cuối cùng bị phạt, các cháu có nhớ đó là câu chuyện gì không? (Chuyện cây khế). Hôm nay cô sẽ kể câu chuyện này cho cả lớp mình nghe và kết hợp với múa rối, lớp mình cùng lắng nghe nhé!
2. Hoạt động 2: Cô kể chuyện cho trẻ nghe
Cô kể lần 1 kết hợp xem phim
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
Đàm thoại
- Khi chia gia tài người anh chia như thế nào?
- Khi nghe người em nói bán khế lấy tiền đong gạo, thì chim phượng hoàng trả lời ra sao?
- Mấy hôm sau chim chở người em đi đến đảo vàng, người em đã làm gì?
- Điều gì xảy ra khi người anh biết người em trở nên giàu có?
- Người anh nghe chim dặn thfi đã làm gì?
- Vì sao người anh bị chim nghiêng cánh hất xuống biển?
Tóm tắt nội dung giáo dục tư tưởng Câu chuyện “Cây khế” kể về hai anh em nhà kia, khi bố mẹ chết sớm thì người anh chia gia tài cho người em chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ngọt, còn người anh tì chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ, nhưng nhưng nhờ người em cham chỉ hiền lành, chăm bón cho cây khế nên khi chim Phượng Hoàng đến ăn khế đã trả ơn cho người em bằng cách chở đi đến đảo vàng để chở vàng. Từ đó người em trở nên giàu có, còn người anh vì quá tham lam, khi chim chở đến đảo vàng, người anh lấy quá nhiều, chim chở không xuể, nên đã hất người anh xuống biển.
Cô giáo dục bé: Anh chị em trong một gia đình phải yêu thương, hòa thuận và giúp đỡ nhau. Chứ không nên tham lam, giành hết về phần mình giống như câu tục ngữ mà ông cha ta đã dạy con cháu: “ Anh em như thể tay chân, Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.”
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ kể chuyện
Trò chơi: “Bé vui kể chuyện” Cô mời lên cho trẻ kể chuyện theo tranh minh họa, mỗi trẻ kể một đoạn trong câu chuyện”
Trò chơi: “Đóng kịch”
- Cho trẻ đóng vai nhân vật và cô là người dẫn chuyện, trẻ diễn lại câu chuyện diễn cảm kết hợp với điệu bộ minh họa.
Kết thúc: Cả lớp cùng múa bài hát: “Anh em một nhà”
Giáo án truyện cây khế (số 4)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong câu chuyện: “Cây Khế”.
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện: Người em thật thà, chăm chỉ, tốt bụng nên được sung sướng, người anh tham lam nên đã bị trừng phạt.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc, lễ phép.
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ người thân của mình cũng như là bạn bè.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính.
- Hình ảnh minh họa truyện
III. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Gây hứng thú, giới thiệu bài mới
- Cô cùng trẻ hát bài: “Con chim non”.
- Chúng mình vừa hát bài gì? Bài hát nói về con gì?
Cô khái quát lại: Con chim không chỉ hót hay mà còn giúp người em trở lên giàu có. Để biết được điều đó các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện: Cây khế nhé!
2. Bài mới
* Cô kể cho trẻ nghe:
- Lần 1: Kể bằng lời kết hợp thể hiện nét mặt, cử chỉ.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì: Cô hỏi vài trẻ.
- Giới thiệu nội dung: Câu chuyện kể về gia đình có hai anh em ruột nhưng người anh lam tham và lười biếng, chiếm hết cả của cải, gia tài cha mẹ để lại, chỉ chia cho người em một túp lều nhỏ, một mảnh vườn có cây khế. Người anh đã bị trừng phạt còn người em nhờ có tính tình hiền lành, chăm chỉ nên cuối cùng đã được chim Phượng Hoàng giúp đỡ và có cuộc sống hạnh phúc.
- Cô kể cho trẻ nghe lần 2: Kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa.
* Giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Người anh đã phân chia tài sản do cha mẹ để lại như thế nào?
+ Người em thì được chia những gì?
- “Người em… nuôi thân. Năm ấy… đong gạo…”
+ Nhưng điều gì đã xảy ra với cây khế của người em.
- “Này chim… có giá”
+ Chim Phượng Hoàng đã nói gì với người em?
- “Người em nghe chim nói… lấy vàng…”
+ Người em mang túi mấy gang? Người em có làm đúng theo lời dặn của chim Phượng Hoàng không?
- “Hôm ấy….túi ba gang mang về…”
+ Điều đó thể hiện người em là người như thế nào?
+ Nghe tin người em giàu có người anh đã làm gì?
+ Người anh có làm đúng lời dặn của chim Phượng Hoàng không?
+ Vì tham lam nên người anh đã bị trừng phạt như thế nào?
+ Điều đó thể hiện người anh là người như thế nào?
- “Người anh nghe tin….. xuống biển”.
- Giáo dục trẻ: Trong câu chuyện Cây Khế, vì lòng tham nên người anh đã không nghĩ đến anh em ruột, giành hết của cải của cha mẹ để lại, chỉ cho người em có một túp lều nhỏ, một mảnh vườn có cây khế và bị trừng phạt. Còn người em thật thà nên được giúp đỡ và có cuộc sống sung sướng hạnh phúc.
- Chúng ta sống phải biết yêu thương nhau, nhất là anh em trong gia đình chúng ta phải biết yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ nhau.
- Cho trẻ xem video truyện: Cây khế.
- Cho trẻ kể lại truyện cùng cô.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
Trẻ hát bài: “Con chim non” ra sân chơi.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .