Top 5 Giáo án truyện sự tích cây khoai lang cho trẻ mầm non chi tiết nhất
Sự tích cây khoai lang là một trong những đề tài hấp dẫn thuộc chủ đề Thế giới thực vật, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng giúp trẻ hứng thú theo dõi câu...xem thêm ...
Giáo án truyện sự tích cây khoai lang (số 1)
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vật, hoạt động của các nhân vật và hiểu nội dung câu truyện.
- Trẻ nắm được trình tự diễn biến truyện.
- Trẻ nhớ và phân biệt được giọng điệu của các nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nghe hiểu và thể hiện được giọng điệu của các nhân vật.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Trẻ yêu thích môn học, tích cực tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ có lòng hiếu thảo, chăm chỉ, biết chia sẻ với người khác; Biết yêu
quý và bảo vệ cây xanh.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết học
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định , gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “Bầu và bí”
+ Trò chuyện về nội dung bài hát, về chủ đề:
- Bài hát đã nói đến loài rau nào? Bầu và bí là loại rau ăn gì? Ở nhà các con có được mẹ nấu bầu và bí cho ăn không? thường nấu món gì? (Canh, xào, luộc..). Ngoài loại rau ăn quả như bầu và bí , các con còn biết có loại rau ăn gì nữa?
- Có 1 câu chuyện kể về 1 loài rau ăn củ rất hay, Câu chuyện cho chúng ta biết vì sao lại có loài củ này! Để biết được đó là loại củ gì, các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Sự tích dây khoai lang” nhé!
* Hoạt động 2 : Kể chuyện diễn cảm
- Cô kể lần 1 (Không tranh), hỏi trẻ: Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?
- Để hiểu rõ hơn về câu chuyện, cô sẽ kể cho chúng mình nghe lại câu chuyện một lần nữa nhé!
- Kể lần 2: Kể chuyện trên máy tính
* Giảng nội dung : Câu chuyện kể về một cậu bé rất hiếu thảo, cậu sống cùng với bà, vì nhà nghèo nên không có cơm ăn, phải đào củ mài để ăn, thương bà, cậu đã quyết tâm làm lụng vất vả để trồng lúa Cho bà có cơm ăn, nhưng tới mùa thu hoạch thì nương lúa bị cháy hết, thương cậu bé và biết được tấm lòng hiếu thảo của cậu bé đối với bà nên ông bụt đã cho cậu 1 điều ước đấy.
* Đàm thoại:
- Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào? (Bà, cậu bé, ông tiên)
Khi lớn lên cậu bé đã nói gì với bà cậu bé? (cháu sẽ đi kiếm củi, đổi lấy thóc giống và cấy lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn)
Điều gì không may đã xảy ra với nương lúa của cậu bé? (Khu rừng bị cháy, nương lúa của cậu bé cũng bị cháy).
+ Cô kể trích dẫn bằng slide đoạn truyện nương lúa bị cháy và cậu bé gặp ông Bụt
- Củ lạ mà cậu bé tìm được trong rừng có đặc điểm gì?
+ Cô kể lại đoạn truyện bằng slide cậu bé tìm được củ lạ để gợi ý trẻ trả lời câu hỏi.( Củ lạ có ruột màu vàng nhạt, bột mịn mềm, mùi thơm ngòn ngọt, màu tím đỏ)
+ Cô kể lại đoạn truyện bà dặn cậu bé đi tìm thứ cây quý đó đem trồng khắp bìa rừng bằng slide.
Cô cho trẻ xem lại 1 slide truyện có cây khoai lang, củ khoai lang và chỉ cho trẻ thấy đâu là dây leo xanh mướt, màu tím đỏ của củ khoai lang. Cô cho cả lớp nhắc lại: “cây khoai lang”, “củ khoai lang”.
- Kể lần 3: Kết hợp cho trẻ kể (2 -3 trẻ)
- Hỏi trẻ: Cô và các con vừa kể câu chuyện gì?
* Giáo dục: Qua câu chuyện này các con học được điều gì
- Phải hiếu thảo với bố mẹ, ông bà; Phải chăm chỉ; Phải biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh và cần phải biết chia sẻ những cái ngon cho mọi người, bạn bè như cậu bé đã trồng cây khoai lang cho tất cả mọi người nghèo đều có cái ăn đấy nhé!
* Hoạt động 5: Trò chơi: “Trồng khoai giúp bà”
Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho cáccon 2 thửa ruộng, mỗi thửa ruộng 2 luống đất và cô cũng đã có sẵn những dây khoai lang rồi. Các con hãy hiếu thảo, chăm chỉ như cậu bé trong câu chuyện để trồng khoai giúp bà nhé! Cô chia lớp thành 2 đội lên thi đua. Đội nào trồng xong trước và trồng đều các cây khoai lang trên 2 luống đất đó là đội đó dành chiến thắng
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Kết thúc :
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Giáo án truyện sự tích cây khoai lang (số 2)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên câu trruyện, nhớ các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: câu chuyện kể về 2 bà cháu cậu bé sống bằng nghề làm ruộng. Sau 1 cơn hỏa hoạn ruộng lúa nhà cậu bị cháy hết, cậu bé đã tìm ra 1 thứ củ lạ, củ có ruột màu vàng nhạt, bột mịn mềm, có mùi thơm ngòn ngọt, ăn rất ngọt và được trồng bằng dây đó là cây khoai lang.
- Trẻ biết đánh giá tính cách của một số nhân vật trong truyện.
2. Kỹ năng.
- Trẻ có kỹ năng hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, mạnh dạn, tự tin, đoàn kết với bạn.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
- Biết nói một số lời thoại của nhân vật.
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ yêu thương mọi người.
II. Chuẩn bị:
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử minh họa truyện "Sự tích củ khoai lang"
- Một số củ khoai lang, que tăm.
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- (Xúm xít )2
‑ Cô và các con cùng đọc bài đồng dao nhé.
- Bài đồng dao nói về củ gì?
- Củ cung cấp cho chúng ta chất dinh dưỡng gì?
- Trước khi ăn củ thì các con phải làm gì?
- Đến với lớp mình cô còn có 1 điều bí mật các con hãy trốn cô nào.
- Cô có gì đây?
- Củ khoai lang này được các bác nông dân trồng, các con có biết củ khoai lang có từ đâu không?
- Cô mời các con ngồi nghe cô kể chuyện “sự tích cây khoai lang” thì rõ nhé.
2. Hoạt động 2: Cô kể chuyện
- Lần 1: Cô kể diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện "sự tích cây khoai lang" theo báo họa mi đấy.
- Câu truyện thật là hay phải không các con. Bây giờ các con ngồi ngoan nghe cô kể lại câu chuyện này lần nữa nhé
- Cô kể lần 2: kể kết hợp với hình ảnh máy chiếu.
3. Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm.
* Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai?
- Hai bà cháu cậu bé sống bằng nghề gì?
- Những hình ảnh nào cho thấy 2 bà cháu sống bằng nghề làm ruộng.
Trích từ đầu …. sắp được ăn cơm rồi.
- Giải thích từ “cây lúa trổ bông: tức là cây lúa ra hoa đấy”
* Chuyện gì đã xảy ra với nương lúa của cậu bé?
- Ai đã giúp cậu bé? Giúp như thế nào?
- Cậu bé đã ước gì?
Trích dẫn “Nhưng chẳng may…. măng chua cũng chẳng có”
* Cậu bé đã đào được củ như thế nào?
Có thể hỏi một số câu hỏi mở:
+ Củ đó có ruột như thế nào?
+ Có mùi gì?
+ Củ đó ăn thấy như thế nào?
Trích dẫn: “bỗng cậu bé… khỏe hẳn ra”
*- Bà hỏi cậu bé như thế nào?
- Bà cậu bé đã bảo cậu làm gì?
- Hai bà cháu đặt tên cây lạ là cây gì?
- Cách trồng cây khoai lang như thế nào?
Trích dẫn " Bà hỏi ... nhiều người ưa thích "
- Các con thấy bạn nhỏ là người như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ: ngoan ngoãn, chăm chỉ, nghe lời ông bà cha mẹ và cô giáo.
4. Hoạt động 4: Trẻ kể chuyện cùng cô:
Các con thấy câu chuyện này như thế nào?
Câu chuyện thật hay, bây giờ chúng mình hãy kể chuyện sự tích cây khoai lang cùng cô nhé.
5. Chơi trò chơi: “Tạo hình con vật từ củ khoai lang”
- Cách chơi: Cô có rất nhiều củ khoai lang. Cô làm mẫu, vừa làm vừa giải thích: Cô dùng 4 cái tăm cắm vào củ khoai lang là thành hình một con nghé rất đẹp đấy.
Thời gian để các con chơi là 1 bản nhạc. các con hãy lấy rổ đồ dùng để về chỗ làm nào…. Thời gian bắt đầu
- Cho trẻ chơi 1 lần
* Kết thúc:
-Cho trẻ hát bài “củ khoai nghệ” và mang ra mô hình bãi cỏ.
Giáo án truyện sự tích cây khoai lang (số 3)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện.
- Kĩ năng: Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Thái độ: Hứng thú trong giờ học.
2. Chuẩn bị:
- Video sự phát triển của cây khoai lang.
- Hình ảnh nội dung truyện: Sự tích cây khoai lang.
- Cho trẻ ngồi hình chữ U.
- Hình ảnh cho trẻ chơi trò chơi.
3. Tổ chức hoạt động:
1. HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ xem video sự phát triển của cây khoai lang và trò chuyện với trẻ.
2. HĐ2: Truyện: Sự tích cây khoai lang.
* Cô kể chuyện:
- Lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Lần 2: Cô kể kết hợp với hình ảnh trên máy vi tính.
* Đàm thoại- Trích dẫn- Giảng giải.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu truyện có những nhân vật nào?
- Gia đình 2 bà cháu NTN?
- Hai bà cháu phải sống ở đâu? Và hằng ngày ăn gì?
- Cậu bé đã nói gì với bà?
- Cậu bé đã làm gì?
- Có chuyện gì đã xảy ra với ruộng lúa của cậu bé?
“ Trích từ đầu… Đến bưng mặt khóc”
- Ai đã xuất hiện?
- Và ông bụt nói gì?
- Cậu bé đã ước điều gì?
Trích: Từ ông bụt … đến nhưng chẳng may......biến mất.
- Cậu bé vào rừng và đã tìm được gì?
- Củ đó ntn?
- Và cậu đã đem về cho ai ăn?
- Bà đã nói gì?
- Hai bà cháu đã đặt tên cho loại củ đó là gì?
Trích: Buổi trưa ...hết.
* Trò chơi: " Xếp hình theo thứ tự truyện”.
- Cách chơi: Trên màn hình cô có những hình ảnh của câu truyện "Sự tích cây khoai lang" sắp xếp chưa đúng theo trình tự câu chuyện, nhiệm vụ của các con là lên sắp xếp lại cho đúng.
- Luật chơi: Bạn nào sắp xếp chưa đúng sẽ phải hát 1 bài.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
3. HĐ3: Kết thúc. Nghe hướng dẫn của cô và chuyển hoạt động.
Giáo án truyện sự tích cây khoai lang (số 4)
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hứng thú theo dõi câu chuyện, nắm được diễn biến câu chuyện, tính cách nhân vật.
- Phát triển ngôn ngữ nói, nói câu đủ thành phần.
- Giáo dục trẻ có lòng hiếu thảo, chăm chỉ, biết chia sẻ với người khác; Biết yêu quý và bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
- 1 con đường rộng khoảng 30cm, dài khoảng 2m với 2 bên đường là những mảng cỏ được làm từ xốp bitit's màu xanh lá cây.
- Slide của từng loại củ: củ hành, củ gừng, củ xu hào, củ khoai lang.
- Các slide theo trình tự nội dung câu chuyện.
- Slide về các ô số thú vị: 6 ô số, click chuột vào ô số nào thì câu hỏi ở ô số đó hiện lên.
- 1 củ khoai lang nướng.
- Cây khoai lang thật.
- 2 thửa ruộng được làm bằng 2 miếng xốp và rải cát lên.
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu: Hoạt cảnh cho trẻ đến thăm ruộng hoa màu của các cô chú nông dân.
Cô: C/c ơi! Hôm nay cô sẽ dẫn c/c đến thăm ruộng hoa màu của các cô chú nông dân! Cô bắt đầu dẫn trẻ đi trên con đường đã chuẩn bị và nhắc trẻ "c/c hãy đi thật khéo để không giẫm vào cây của các cô chú nông dân nhé !"
(Vâng)
Khi đã đi hết con đường, cô cho trẻ ngồi xuống và xem slide của từng loại củ. Với mỗi slide, cô hỏi trẻ: Đây là củ gì?
(Củ hành, củ gừng, củ xu hào, củ khoai lang)
Cô: C/c có thích ăn củ khoai lang không?
(Có)
Cô: Củ khoai lang nướng hay luộc thì có rất nhiều người thích ăn, nhưng ngày xưa chưa có củ khoai đâu. C/c có muốn biết vì sao lại có củ khoai lang không nào?
(Có)
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Giới thiệu truyện:
Cô: Hôm nay cô sẽ kể cho c/c nghe câu chuyện "Sự tích cây khoai lang", c/c hãy chú ý lắng nghe nhé!
(Vâng)
b. Kể chuyện cho trẻ nghe:
* Kể lần 1: cô kể bằng lời có điệu bộ minh họa.
* Kể lần 2: cô kể chuyện theo các slide về trình tự nội dung câu chuyện.
c. Đàm thoại, kể trích dẫn và giải thích từ khó bằng trò chơi "Ô số thú vị".
Cô thấy c/c đã rất chú ý lắng nghe cô kể chuyện, bây giờ cô sẽ tưởng cho c/c 1 trò chơi. Trò chơi của cô có tên là: "Ô số thú vị". C/c nhìn lên màn hình và đếm xem cô có bao nhiêu ô số nào? (1, 2, 3, 4, 5, cô có tất cả 5 ô số)
Sau mỗi ô số này là các câu hỏi rất thú vị, c/c hãy thể hiện trí nhớ và sự thông minh của c/c bằng cách trả lời những câu hỏi nhé!
Cô mời 1 trẻ lên click chuột vào ô số 1- câu hỏi 1 cô muốn hỏi cả lớp: Câu chuyện mà cô vừa kể có tên là gì? (Câu chuyện "Sự tích cây khoai lang"). Cô cho trẻ nhắc lại câu: câu chuyện "sự tích cây khoai lang".
Cô mời 1 trẻ lên click chuột vào ô số 2 – câu hỏi 2 cô muốn hỏi 1 số bạn: Trong câu chuyện có bao nhiêu nhân vật? Đó là những nhân vật nào? (Trong câu chuyện có 3 nhân vật: bà lão, cậu bé, ông Bụt)
Cô click vào ô số 3 – câu hỏi 3: Khi lớn lên cậu bé đã nói gì với bà cậu bé? (Khi lớn lên, cậu bé đã nói với bà: cháu sẽ đi kiếm củi, đổi lấy thóc giống và cấy lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn)
Cô mời 1 trẻ lên click vào ô số 4 – câu hỏi 4: Điều gì không may đã xảy ra với nương lúa của cậu bé? (Khu rừng bị cháy, nương lúa của cậu bé cũng bị cháy).
Cô kể trích dẫn bằng slide đoạn truyện nương lúa bị cháy và cậu bé gặp ông Bụt.
Giáo án truyện sự tích cây khoai lang (số 5)
I. Mục tiêu:
+ Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên các nhân vật, và hiểu nội dung câu truyện.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi đàm thoại.
+ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nghe, ghi nhớ diễn biến câu chuyện.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+ Thái độ
- Trẻ yêu thích môn học, tích cực tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ có lòng hiếu thảo, chăm chỉ, biết chia sẻ với người khác.
II. ChuÈn bÞ.
- Máy tính, bài giảng điện tử.
- Hình ảnh minh họa nội dung câu truyện.
- Mô hình câu chuyện
- Khoai lang
III. Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú
- Cho trẻ chơi món ăn bí mật( củ khoai lang)
- Dẫn dắt trẻ vào câu chuyện: Sự tích củ khoai lang
2. Nội dung
* Hoạt động 1 : Kể chuyện diễn cảm
-Cô kể lần 1: kể diễn cảm.
- Hỏi trẻ tên truyện.
- Kể lần 2: kết hợp với hình ảnh minh họa.
* Hoạt động 2: Đàm thoại, giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện.
Cô đặt câu hỏi và trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung truyện
- Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Khi lớn lên cậu bé đã nói gì với bà cậu bé?
Điều gì không may đã xảy ra với nương lúa của cậubé?
- Củ lạ mà cậu bé tìm được trong rừng có đặc điểm gì?
- Bà bảo cậu bé làm gì để phát triển giống củ lạ này?
- Cậu bé đặt tên cho loại củ này là gì?
- Giáo dục: Qua câu chuyện này các con học được điều gì?
Lý giải được nguồn gốc củ khoai lang và tấm lòng hiếu thảo của người cháu với bà, tình yêu thương con người.
- Cô kể lần 3 trên mô hình
* Hoạt động 3: Trò chơi: Chuyển khoai lang giúp cậu bé.
Cách chơi: 2 đội thi đua nhau chuyển khoai giúp cậu bé. Lần lượt thành viên 2 đội sẽ sẽ bật qua suối để lên chuyển khoai lang về kho đội mình. Mỗi 1 lần lên chỉ được chuyển 1 củ.
Luật chơi: Thời gian tính là 1 bản nhạc. Hết thời gian đội nào chuyển được số lượng nhiều hơn là đội thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét kết quả chơi.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học. Chuyển hoạt động
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .