Top 6 Giáo án truyện Vì sao thỏ cụt đuôi dành cho trẻ mầm non hay nhất
Truyện vì sao Thỏ cụt đuôi? là câu chuyện nhắc nhở các bạn nhỏ phải cẩn thận khi tham gia giao thông, kẻo gây nguy hiểm cho chính bản thân và người khác. Và để...xem thêm ...
Giáo án truyện Vì sao thỏ cụt đuôi (số 1)
1.Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức :
- Trẻ biết tên truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu truyện nói về an toàn giao thông.
- Trẻ biết kể chuyện cùng cô
*Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện được giọng điệu của các nhân vật, thể hiện thái độ tình cảm khi kể chuyện
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Phát triển khả năng tư duy, phán đoán
*Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
- Giáo dục trẻ biết cách chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
2. Chuẩn bị:
- Giáo án, sa bàn, mũ, nhạc.
3. Tiến hành.
*Hoạt động 1: Gây hứng thú - Giới thiệu bài
- Cô đóng chị kính hồng trò chuyện với trẻ; Sáng nay trên đường đi đến trường, chị kính hồng thấy bạn thỏ láu cứ mải đuổi theo một chú bướm ở bên kia đường, chị nói mãi mà thỏ láu không nghe gì cả vì sang đường không để ý nên thỏ láu bị một chiếc ô tô quệt vào làm chiếc đuôi xinh đẹp của thỏ láu đứt rời ra …
- Các em có thấy nguy hiểm không ?
- Các em phải làm như thế nào khi đi trên đường ?
- Giáo dục trẻ: Đi bên phải không chạy lung tung trên đường.
- Tình huống chị vừa kể giống câu truyện nào mà các em đã được nghe ?. chị kính hồng chào các em…
- Cô giới thiệu câu truyện: “Vì sao thỏ cụt đuôi”.
2. Hoạt động 2: Kể chuyện
- Cô kể mẫu lần 1: Kể diễn cảm
+ Các con vừa nghe câu chuyện gì ? trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Cô kể diễn cảm lần 2: Qua sa bàn
* Trích dẫn đàm thoại
- Cô vừa kể cho các em nghe câu truyện gì ?
- Trong câu truyện có những ai ?
- Tính cách của thỏ như thế nào ? Nhím thì sao ?
Thỏ và nhím là đôi bạn rất thân…cẩn thận
- Thỏ đã nói như thế nào với nhím ?
Chúng mình chạy ……..hái hoa bắt bướm
- Nhím trả lời như thế nào ?
Bên kia đường là….cũng được
- Điều gì xảy ra khi thỏ chạy sang đường ?
- Sau khi bị tai nạn thỏ cảm thấy như thế nào ?
- Qua câu truyện này con học được điều gì ?
- Làm những chú thỏ đi cẩn thận bên phải đường và hát bài; Đường em đi
* Hoạt động 3: Trẻ kể cùng cô
Các em hãy xem trên đầu các em có gì nào ?
Bây giờ cô và các con hãy làm các chú thỏ và kể lại thật hay câu chuyện
- Cô cho trẻ kể tập thể :
- Kể theo nhóm: dưới hình thức đóng vai nhân vật
- Cá nhân trẻ kể
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
* Kết thúc: Vận động theo bài hát “ thỏ đi tắm nắng”
Giáo án truyện Vì sao thỏ cụt đuôi (số 2)
I. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên truyện, tên tác giả câu truyện
- Trẻ biết được tính cách từng nhân vật, hiểu nội dung câu truyện
- Thông qua câu truyện trẻ hiểu luật giao thong, biết cách sang đường
+ Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng nghe hiểu, chú ý trong giờ học, trả lời cô to, rõ ràng mạch lạc, đủ câu, kỹ năng làm việc theo nhóm
- Trẻ có kỹ năng kể chuyện và kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ
+ Thái độ:
- Trẻ biết cách tham gia giao thông và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô:
- Rối, sân khấu rối. Nội dung câu chuyện, hệ thống câu hỏi đàm thoại.
+ Đồ dùng của trẻ:
- Mũ thỏ, sắc xô, hoa,…
+ Địa điểm: Lớp 5 tuổi A
III. Tổ chức hoạt động:
* Gây hứng thú, giới thiệu truyện:
- Giới thiệu cô giáo đến dự
- Hôm nay cô rất vui mừng được gặp lai các con trong chương trình: Kể truyện cùng bé
- Mở đầu chương trình ngày hôm nay , các con hãy cùng hát và vận động bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” nhé
- Bài hát nói về điều gì?
- Khi đi đường chúng mình phải đi như thế nào các con?
- Khi qua đường thì chúng mình phải làm gì?
- Khi qua đường các con chú ý phải nhìn trái, nhìn phải, khi không có xe đến gần thì mới sang đường các con nhớ chưa nào.
+ Giới thiệu câu chuyện: Các con ạ có một bạn nhỏ chưa thực hiện đúng luật an toàn giao thông, chưa nghe lời bạn đã chạy qua đường và bị ô tô húc phải làm cụt mất đuôi xinh đẹp của mình đấy, các con có biết đó là ai không? Đó là bạn Thỏ trong câu truyện vì sao thỏ cụt đuôi đấy, câu truyện “ Vì sao Thỏ cụt đuôi” của tác giả Phạm Hoàng Yến viết để tặng các bạn nhỏ đấy.
- Bây giờ cô mời các con ngồi xuống và lắng nghe cô kể câu truyện “vì sao thỏ cụt đuôi” nhé.
* HĐ1: Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Câu truyện của tác giả nào?
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Để rõ hơn về câu truyện này bây giờ cô mời các con về chỗ ngồi và nhìn lên phía trên sân khấu để đón xem câu truyện: “Vì sao thỏ cụt đuôi” qua hoạt cảnh rối nhé
- Cô kể lần 2: Kể kết hợp cho trẻ xem trên hoạt cảnh rối
* HĐ2: Trích dẫn, đàm thoại
- Chúng mình vừa được xem hoạt cảnh rối câu truyện vì sao Thỏ cụt đuôi rồi, các con thấy hay không?
- Chúng mình vừa được nghe cô kể câu truyện gì?
- Tác giả câu truyện là ai?
- Trong câu truyện có nhân vật nào?
- Nhím và thỏ là đôi bạn như thế nào?
- Thỏ là người như thế nào?
- Bạn Nhím là ngừơi như thế nào?
- Thỏ rủ Nhím đi đâu?
- Thỏ nói với Nhím như thế nào?
- Nghe vậy Nhím trả lời như thế nào?
-Nhím khuyên Thỏ như thế nào?
- Thỏ có nghe lời nhím không?
- Điều gì đã xảy ra với Thỏ?
- Thấy Thỏ bị tai nạn Nhím đã làm gì?
- Thấy bạn đau Nhím an ủi Thỏ như thế nào?
- Vậy qua câu truyện của Nhím và Thỏ chúng mình rút ra bài học gì cho bản thân?
- Chính vì bạn Thỏ không chấp hành quy định giao thông, nên bạn Thỏ đã bị ô tô húc phải và làm đứt đuôi của mình và cuối cùng bạn thỏ đã nhận ra lỗi của mình và hứa sẽ cẩn thận hơn khi sang đường đấy.
=> Giáo dục trẻ : Cô mong các con chấp hành đúng luật an toàn giao thông, phải cẩn thận. Khi sang đường nhớ nhìn trái , nhìn phải, khi không có xe đến gần các con mới được sang đường các con nhớ chưa nào?
* HĐ3: Bé kể chuyện cùng cô
- Cô và trẻ cùng nhau kể chuyện theo tranh giúp trẻ thuộc câu chuyện và hiểu nội dung của truyện.
- Hôm nay chúng mình cùng cô kể câu chuyện gì?
- Về nhà chúng mình kể câu chuyện này cho ông bà ,bố, mẹ mình nghe nhé. Qua bài học ngày hôm nay cô mong các con làm gì cũng phải cẩn thận, đừng để điều gì xảy ra đáng tiếc như Thỏ các con nhé
- Kết thúc: Hát và vận động bài hát “ Thỏ đi tắm nắng”
Giáo án truyện Vì sao thỏ cụt đuôi (số 3)
1.Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức :
- Trẻ biết tên truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu truyện nói về an toàn giao thông.
- Trẻ biết kể truyện cùng cô
*Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện được giọng điệu của các nhân vật, thể hiện thái độ tình cảm khi kể truyện
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo.
- Phát triển khả năng tư duy, phán đoán
*Thái độ :
- Trẻ hứng thú hoạt động
- Giáo dục trẻ biết cách chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
2. Chuẩn bị:
- Giáo án, sa bàn, mũ, nhạc.
3. Tiến hành.
*Hoạt động 1: Gây hứng thú - Giới thiệu bài
Chị kính hồng xin chào các em !
- Các em ơi ! chị kính hồng rất là vui vì hôm nay chị được gặp các em tại chính lớp học đấy. . . và vui hơn nữa đó là ngày hôm nay chị em mình còn được chào đón các cô giáo về thăm lớp xem chúng mình học có giỏi, có ngoan không này, các em hãy quay lại và chào đón các cô bằng một tràng pháo tay thật lớn nào .
Sáng nay chị và thỏ láu cùng nhau trên đường từ nhà chị đến đây nhưng vì thỏ láu cứ mải đuổi theo một chú bướm ở bên kia đường, chị nói mãi mà thỏ láu không nghe gì cả vì sang đường không để ý nên thỏ láu bị một chiếc ô tô quệt vào làm chiếc đuôi xinh đẹp của thỏ láu đứt rời ra …
- Các em có thấy nguy hiểm không ?
- Các em phải làm như thế nào khi đi trên đường ?
- Giáo dục trẻ: Đi bên phải không chạy lung tung trên đường.
- Tình huống chị vừa kể giống câu truyện nào mà các em đã được nghe ?
- Cô giới thiệu câu truyện: “Vì sao thỏ cụt đuôi”.
Và đó cũng chính là một phần nội dung câu truyện: “ Vì sao thỏ cụt đuôi” . Bây giời chị mời các em ngồi ngoan nghe chị kể câu truyện này nhé.
- Cô kể mẫu lần 1: Kể diễn cảm
+ Các em vừa nghe câu truyện gì ?
- Cô kể diễn cảm lần 2: Qua sa bàn
Các em ơi phía bên kia có một khu rừng rất là đẹp các em có muốn cùng chị đến thăm khu rừng đó không?
*Hoạt động 2: Trích dẫn đàm thoại
- Chị vừa kể cho các em nghe câu truyện gì ?
- Trong câu truyện có những ai ?
- Tính cách của thỏ như thế nào ? Nhím thì sao ?
Thỏ và nhím là đôi bạn rất thân…cẩn thận
- Thỏ đã nói như thế nào với nhím ?
Chúng mình chạy ……..hái hoa bắt bướm
- Nhím trả lời như thế nào ?
Bên kia đường là….cũng được
- Điều gì xảy ra khi thỏ chạy sang đường ?
- Sau khi bị tai nạn thỏ cảm thấy như thế nào ?
- Qua câu truyện này con học được điều gì ?
Tạo tình huống: Các em ơi chúng mình hãy nhìn xem lớp chúng mình có ai đến thăm nào ?
( Cho cô phụ đóng vai thỏ láu )
- Cô giáo dục: Khi sang đường phải nhìn sang phải sang trái, nhìn trước nhìn sau không có xe mới được sang đường.
Hát: Đường em đi
Thỏ láu còn bận rất nhiều công việc các em hãy cùng chào thỏ láu và hẹn gặp lại nào.
* Hoạt động 3: Trẻ thể hiện
Các em hãy xem trên đầu các em có gì nào ?
Bây giờ chị và các em hãy làm các chú thỏ và kể lại thật hay câu truyện này nhé.
- Cô cho trẻ kể tập thể :
- Kể theo nhóm: Nhóm nam, nhóm nữ
- Cá nhân trẻ kể
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
* Kết thúc: Vận động theo bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
Giáo án truyện Vì sao thỏ cụt đuôi (số 4)
I.Mục Đích
1.Kiến thức.
- Trẻ biết tên truyện và các nhân vật trong truyện
- Giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện kể về bạn thỏ khi sang đường không chú ý và đã bị ô tô đè lên đứt một đoạn đuôi.
- Giáo dục trẻ không được tự ý sang đường, khi đi qua đường phải có người lớn dắt
2.Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng nói đủ câu diễn đạt rõ ràng
- Phát huy tính tích cực rèn khả năng tư duy và ghi nhớ có chủ địch cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia và hoạt động
II. Chuẩn bị
- Power Point truyện, rối tay các nhân vật trong truyện
- Máy tính, khung rối, tranh nền
- Nhạc bài: “Trời nắng, trời mưa”
- Nhạc kể truyện
III.Tiến Hành
*Gây hứng thú.
- Xúm xít xúm xít.
- Để bước vào buổi học cô và các con cùng chơi trò chơi nhé!
- Trò chơi “ Trời nắng trời mưa”
- Trong trò chơi vừa rồi có nhắc đến con vật nào ?
- Đố các con biết đuôi của thỏ dài hay ngắn.
- Để biết được đuôi của thỏ như thế nào các con ngồi xuống cùng đến với một câu truyện nào?
* Bé nghe cô kể truyện
- Cô kể lần 1 kể diễn cảm
- Hỏi trẻ: Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì ?
- Các con có muốn gặp lại các nhân vật trong truyện không?
- Cô kể lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh họa
*Bé tìm hiểu nội dung truyện.
- Chơi trò chơi “con thỏ” khi chơi có hiệu lệnh “thỏ về vị trị” các con sẽ chia thành 2 nhóm, một nhóm về phía xốp màu đỏ một nhóm về phía xốp màu xanh
- Cô đặt câu hỏi cho 2 nhóm thi đua
+ Cô vừa kể cho các con câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Ai đã rủ nhím đi chơi?
+ Điều gì xảy ra khi thỏ sang đường?
( Giảng giải: “Chạy ào qua đường”là chạy rất nhanh từ lề đường bên này sang lề đường bên kia )
+ Khi xe ô tô phanh kêu như thế nào?
- Cho trẻ bắt chiếc tiếng ô tô phanh.
+ Ai đã đưa thỏ vào nè đường?
+ Qua câu truyện các con đã biết vì sao thỏ cụt đuôi chưa?
- Các con thấy bạn thỏ có ngoan không? Vì sao?
- Khi sang đường các con đi như thế nào? => Giáo dục trẻ: khi sang đường phải có người lớn dắt.
* Bé xem kịch rối.
- Câu truyện còn được chuyển thể thành hoàn cảnh rối, các con hãy về ghế ngồi và cùng theo dõi nào?
HĐ5: Kết thúc.
- Cho trẻ ra ngoài dạo chơi.
Giáo án truyện Vì sao thỏ cụt đuôi (số 5)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức.
- 4 tuổi: Trẻ biết tên truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện, biết kể chuyện theo cô.
- 5 tuổi: Trẻ nhớ tên câu truyện, tên tác giả, hiểu nội dung truyện. Trẻ biết kể chuyện cùng cô, nhớ các nhận vật trong truyện
2. Kỹ năng
- 4 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, kĩ năng kể chuyện mạch lạc cho trẻ..
- 5 tuổi: Hiểu và cảm nhận ngôn ngữ văn học, trả lời đầy đủ các câu hỏi của cô, nhớ lời đàm thoại, hành động của các nhân vật.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ thông qua câu chuyện giáo dục trẻ không được chạy ngang qua đường sẽ rất nguy hiểm, trẻ biết thêm về một số luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ câu truyện.
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- 4, 5T: Cô và các con đang học chủ đề gì?
- Đúng rồi cô con mình đang học chủ đề giao thông
- 4, 5T: Bạn nào biết về luật giao thông?
- Chúng mình cùng hát bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
- Cô giới thiệu vào câu chuyện
- Hôm nay cô con mình cùng kể câu chuyện “ Vì sao thỏ cụt đuôi” nhé
2. Hoạt động 2: Cô kể truyện
- Cô kể diên cảm câu truyện lần 1, kể chậm rãi, thể hiện đúng giọng điệu của các nhận vật
- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện “ Vì sao thỏ cụt đuôi” của tác giả: Phạm Hoàng Yến.
- Cô kể diễn cảm câu truyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ
3. Hoạt động 3: Đàm thoại
- 4T: Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
- 5T: Trong câu truyện có những nhân vật nào?
- 4T: Thỏ, nhím rủ nhau đi chơi ở đâu?
- 5T: Thỏ nói gì với nhím?
- 5T: Nhím nói với thỏ như thế nào?
- 4T: Thỏ băng qua đường và xảy ra chuyện gì?
- 4T: Thỏ bị làm sao?
- 5T: Qua câu chuyện con học được điều gì?
* Giáo dục trẻ khi đi trên đường phải đi cẩn thận không được chạy qua đường, khi đi trên đường phải đi về phía tay phải của mình…
4. Hoạt động 4: Trẻ kể chuyện
- Cho trẻ kể cùng cô 2, 3 lần
- Cho tổ, nhóm, cá nhân kể
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
- 4, 5T: Con vừa kể câu chuyện gì?
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Cô và trẻ đọc bài thơ “ Cô dạy con” ra sân chơi
Giáo án truyện Vì sao thỏ cụt đuôi (số 6)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả. Trẻ hiểu nội dung câu truyện, biết các nhân vật trong truyện, biết hưởng ứng kể truyện cùng cô.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi của cô, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết chấp hành 1 số luật giao thông đơn giản. Biết nghe lời khuyên của người lớn....
II. Chuẩn bị:
- Tranh, hình ảnh minh hoạ nội dung câu truyện.
- Que chỉ.
- NDTH: Âm nhạc...
III. Tiến hành:
1. Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng hát VĐ bài hát “Trời nắng trời mưa”.
+ Các con vừa hát VĐ bài gì?
+ Bài hát nói về bạn nào?
+ Con thấy bạn thỏ đi tắm nắng ntn?
=> Cô chính xác, giáo dục trẻ
Các con ơi cô có một câu truyện kể về bạn thỏ không nghe lời bạn, không chấp hành luật giao thông chạy sang đường và bị xe ô tô đâm đấy. Đó là bạn thỏ trong câu truyện“Vì sao thỏ cụt đuôi’’ do cô Đặng Lan Phương sưu tầm mà hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe đấy
2. Nội dung:
* Hoạt động 1:Cô kể truyện diễn cảm:
- Cô kể truyện lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu bộ, nét mặt.
+ Hỏi trẻ tên câu truyện, tên tác giả?
=> Giảng nội dung câu truyện: Câu truyện kể về bạn Thỏ và Nhím. Hai bạn đi chơi nhưng bạn Thỏ đã không nghe lời khuyên của bạn Nhím mà chạy sang đường và bị xe ô tô đâm đứt đuôi đấy.
- Cô kể truyện lần 2: Kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh hoạ.
* Hoạt động 2: Trích dẫn, đàm thoại, giảng giải:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Câu chuyện do ai sưu tầm?
- Trong câu chuyện có những ai?
“Thỏ và Nhím...................chắc chắn”.
- Thỏ và Nhím có tính tình như thế nào?
“Một hôm.........................thích mắt”.
- Thỏ dủ Nhím đi đâu chơi?
“Thỏ nói với Nhím......................cũng được”.
- Thỏ dủ Nhím sang đường, nhưng Nhím có đi không?
“Thỏ nghĩ......................là được”.
“Nhưng Thỏ........đứt rời ra”.
- Bạn Thỏ có nghe lời Nhím không? Thỏ đã bị làm sao?
=>“Chạy băng qua’’ là chạy sang đường rất nhanh không để ý xung quanh.
“Thấy Thỏ bị nạn...........một đoạn mà”.
- Thấy Thỏ bị nạn Nhím đã làm gì? Và khuyên bạn ra sao?
- Cô chính xác lại câu truyện.
* Giáo dục: Trẻ biết lắng nghe lời khuyên của mọi người, khi sang đường phải có người lớn dắt...
* Hoạt động 3: Khuyến khích trẻ kể truyện:
- Cô kể truyện 1 lần nữa, khuyến khích trẻ hưởng ứng kể truyện cùng cô theo nhân vật.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, động viên, giáo dục trẻ nhẹ nhàng.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .