Top 4 Giáo án thơ hoa mào gà cho trẻ mầm non hay nhất
Bài thơ Hoa mào gà của Thanh Hào được lấy cảm hứng từ câu chuyện Hoa mào gà nổi tiếng. Sự tích này còn được Hồng Thu thể hiện dưới dạng truyện thơ cổ tích....xem thêm ...
Giáo án thơ hoa mào gà (số 1)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được tên bài thơ, tác giả.
- Trẻ thuộc và hiểu được nội dung bài thơ,biết được tên bài thơ,tác giả (Thanh Hào)
- Trẻ biết “Hoa mào gà” giống cái mào của con gà. Trẻ nhận ra vẻ đẹp của hoa màu gà.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ.
2. Kỹ năng:
3 Tuổi:- Rèn kỹ năng chú ý ghi nhớ có chủ định của trẻ.
4 Tuổi:-Trẻ đọc thuộc diễn cảm,đúng nhịp điệu bài thơ.
- Trẻ đọc thơ và trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn kỹ năng đọc đúng thanh ngã trong từ “bão”.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú trong giờ học. Qua bài thơ, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa mào gà,biết chăm sóc và bảo vệ hoa.
4.Tăng cường tiếng việt:Trẻ nói và hiểu nghĩa của từ: “Lang thang”.
II. Chuẩn bị
+ Không gian tổ chức: Trong lớp học.
* Chuẩn bị của cô:
- Bài soạn powerpoint bài thơ “Hoa mào gà” máy tính,
III. Tiến hành
Cô giới thiệu với các con: Hôm nay lớp chúng mình có các cô giáo đến dự giờ. Các con hãy giành một tràng pháo tay để chào đón các cô nào.
Để giờ học vui hơn cô mời các con cùng chơi trò chơi "gieo hạt" nhé. Cho trẻ chơi trò chơi "Gieo hạt"
+ Chúng mình vừa được chơi trò chơi gì?
+ Chúng mình gieo hạt để làm gì?
Các con ạ! Có những hạt được gieo xuống đất rồi mọc thành cây hoa để cho chúng mình làm đẹp đấy?
+ Các con ạ tác giả Thanh hà đẫ sang tác một bài thơ về cây hoa mào gà rất là hay đấy giờ chúng mình lắng nghe cô đọc nhé.
Hoạt động 2: Nội dung
a. Cô đọc mẫu:
- Cô đọc diễn cảm.
+ Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ tên tác giả.
+ Cô thấy cả lớp mình rất ngoan rồi và để hiểu rõ hơn về bài thơ hơn chúng mình cũng lắng nghe cô đọc bài thơ và kèm theo hình ảnh minh họa nhé.
-Đọc thơ theo hình ảnh powerpoint
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Của tác giả nào?
* Giới thiệu nội dung bài thơ: Các con ạ bài thơ “Hoa mào gà” rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Như chúng ta biết tất cả các con gà đều có mào, nhưng chỉ có gà trống mới có mào đẹp, mào đỏ rực,trông rất oai phong và lẫm liệt.
Bây giờ cô mời các con trở về lớp để chúng mình tìm hiểu rõ hơn về nội dung bài thơ nhé.
* Trích dẫn, giảng giải từ khó bài thơ:
*Trích dẫn bài thơ:
Các con ạ! “Chú gà trống” nơi chú ta “lang thang” là vườn hoa. Chắc chú đi tìm cái đẹp, tìm cảnh đẹp để thưởng thức. Chú ta “ngơ ngác nhìn không chớp” cây hoa mào gà được tác giả miêu tả qua các câu thơ.
Một hôm chú gà trống
Lang thang trong vườn hoa
Đến bên hoa Màu Gà
Ngơ ngác nhìn không chớp.
- Các con biết không chú gà trống cứ tưởng, trong thế giới muôn loài chỉ riêng một mình chú ta mới có mào. Rồi chú ta hoảng hốt kêu lên ai đã lấy mào đỏ của chú để cắm lên cây được thể hiện qua các câu thơ.
Bỗng gà kêu hoảng hốt:
Lạ thật! Các bạn ơi!
Ai lấy mào của tôi
Cắm lên hoa này thế.
* Giảng giải từ khó:
Từ: Lang thang
- Trong bài thơ còn có từ “lang thang”.
- Cô giải thích:
Lang thang nghĩa là đi chậm rãi từng bước một, đến chỗ này rồi lại bỏ đi chỗ khác, không dừng lại ở một chỗ nào nhất định.
- Lang thang (cho trẻ đọc)
- Cả lớp đọc thơ 1 lần. ( Trẻ đứng dậy đọc thơ)
* Đàm thoại:
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
+ Một hôm chú gà trống đi lang thang ở đâu?
+ Khi lang thang trong vườn hoa,Gà trống đến gần hoa để làm gì?
+ Đến bên hoa mào gà, gà trống như thế nào?
+ Vì sao gà trống kêu lên hoảng hốt như vậy?
( Cô nói: Gà trống nghĩ rằng ai đã lấy mào của mình để cắm lên cây hoa phải không nào)
* Giáo dục: Các con ạ. Bài thơ “Hoa mào gà” nói về một loài hoa ở thôn quê rất là đẹp. Bài thơ rất ngộ nghĩnh và đáng yêu
b. Dạy trẻ đọc thơ
Bây giờ các con sẽ cùng cô đọc bài thơ hoa màu gà của tác giả Thanh Hào nhé.
- Cả lớp đọc: 2 - 3 lần. Trẻ nhận xét, cô nhận xét trẻ
- Cho trẻ đọc theo tổ - Luân phiên ( 1 - 2 lần )
- Cho trẻ đọc theo nhóm ( 2 nhóm)
- Cá nhân trẻ đọc ( 2 - 3 trẻ)
( Cô mời ý kiến nhận xét của trẻ)
- Cho trẻ đọc hình thức( 1 lần )
Hoạt động 3: Kết thúc
- Hôm nay chúng mình đã được học bài thơ gì? Của tác giả nào ?
- Bài thơ nói về ai ?
- Vậy bây giơ cô cùng các con đứng lên giả làm chú gà trống vỗ cánh rồi gáy vang nhé.
- Hôm nay cô thấy lớp chugns mình bạn nào cũng rất là ngoan và giời bây giờ chúng mình hãy chà cac cô và là cô gà trống ra sân tăm nắng nào ?
Giáo án thơ hoa mào gà (số 2)
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ “ Hoa mào gà”
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ đích.
- Trẻ đọc to, rõ ràng và đọc diễn cảm bài thơ.
- Rèn trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa
- Trẻ hào hứng đọc thơ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử power point.
- Tranh ảnh.
III. Tổ chức hoạt động
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú :
- Cô và cả lớp quan sát trò chuyện về một số loại hoa.
- Trò chuyện: + các con biết những loại hoa gì?
+ Lợi ích của hoa?
Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thơ “ hoa mào gà” nhé.
2. Bài mới:
a. Cô đọc mẫu
+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ
+ Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh
b. Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói đến con vật gì?
+ Chú gà trống đi đâu?
“ Một hôm chú gà trống
Lang thang trong vườn hoa”.
+ Đến bên hoa gì?
Đến bên hoa mào gà
Ngơ ngác nhìn không chớp”.
+ Gặp hoa mào gà chú gà trống nói gì? Vì sao?
“ Bỗng gà kêu hoảng hốt
………………………..
Cắm lên hoa này thế”.
+ Cô giải thích từ “hốt hoảng”
* Giáo dục: Các loài hoa trong vườn được trồng làm đẹp cho ngôi nhà, đẹp trường học, đường phố vì vậy chúng mình phải biết chăm sóc và bảo vệ hoa.
c. Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc cùng cả lớp 2-3 lần.
- Cho trẻ đọc thơ theo tổ.
- Cho trẻ đọc thơ theo nhóm.
- Cá nhân trẻ lên đọc thơ. ( Cô chú ý sửa sai)
- Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.
3. Kết thúc:
- Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ và đi ra ngoài.
Giáo án thơ hoa mào gà (số 3)
1. Kết quả mong đợi:
* Kiến thức: -Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ biết được tên bài thơ,tên tác giả,( Thanh hào).Trẻ biết “ Hoa mào gà “giống cái mào của con gà,Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa mào gà.
- Trẻ biết dùng cử chỉ điệu bộ để đọc diễn cảm bài thơ
*Kỹ năng: - Trẻ đọc thuộc diễn cảm, đọc đúng rõ ràng nhịp điệu của bài thơ
- Trẻ trả lời rõ ràng đủ câu.
*Thái độ: -Trẻ hứng thú trong giờ học.
- Qua bài thơ,Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa mào gà,biết chăm sóc bảo vệ hoa.
2. Chuẩn bị: -Tranh một số loại hoa.
- Màn hình trình chiếu powerpoint bài thơ “Hoa mào gà”
-Nhạc và lời bài hát “hoa mào gà”
3. Cách tiến hành
a. Tạo cảm xúc
Cô cho trẻ xem hình ảnh các loại hoa
Đến hoa mào gà cô hỏi trẻ: Có bài thơ gì nói về hoa mào gà
…Bài thơ “Hoa mào gà” của tác giả Thanh Hào.
b. Hoạt động trọng tâm
Ai đọc thuộc bài thơ
Bạn đọc bài thơ như thế nào?
Cô nhận xét động viên.
…Để đọc thuộc diễn cảm bài thơ các con hãy lắng nghe cô đọc mẫu nhé (Cô đọc 2 lần, lần 2 qua tranh)
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Con có cảm nhận bài thơ như thế nào?
- Nội dung bài thơ nói về điều gì?
Giảng nội dung bài thơ
- Chú gà trống đang đi đâu trong vườn?
- Đến bên Hoa mào gà, gà trống thế nào?
- Ai có thể đọc được những câu thơ thể hiện điều đó?
- Khi nhìn thấy Hoa mào gà,Gà trống như thế nào?
- vì sao gà trống lại kêu lên hoảng hốt như vậy?
-Câu thơ nào thể hiện điều đó?
- Qua bài thơ cháu biết được điều gì?
- Cô giáo dục trẻ biết đặc điểm của hoa mào gà, biết yêu hoa, chăm sóc bảo vệ hoa.
- Cô cho trẻ hát vận động bài hát “Ra vườn hoa”
- Dạy trẻ đọc thơ với nhiều hình thức, cô chú ý giúp trẻ đọc diễn cảm bài thơ, đồng thời cho trẻ nhận xét bạn đọc thơ.
-Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ tên tác giả?
-Cho cả lớp đọc lại bài thơ
-Cho trẻ hát vận động bài hát “Hoa mào gà”
c.Kết thúc hoạt động.
Giáo án thơ hoa mào gà (số 4)
1.Kiến thức:
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ
- Trẻ biết được tên bài thơ, tên tác giả, (Thanh hào)
2. Kỹ năng:
-Trẻ đọc thuộc diễn cảm, đọc đúng rõ ràng nhịp điệu của bài thơ
Trẻ trả lời rõ ràng đủ câu
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú trong giờ học
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa mào gà,biết chăm sóc bảo vệ hoa
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, ti vi và máy tính
-Tranh một số loại hoa.đàn
Màn hình trình chiếu powerpoint bài thơ “Hoa mào gà “
-Trẻ ngồi trên ghế hình chữ u
III. Tiến trình
. Bước 1: Ổn định – gây hứng thú
- Cô trình chiếu các slide về các loài ha cho trẻ quan sát
- Các con biết các loài hoa khác ?
=> Cô dẫn dắt vào bài học: cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: hoa mào gà
2. Bước 2: Bài mới
a. Cô đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc thơ 2 lần:
+ Cô đọc lần 1: cô đọc thuộc và kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Cô hỏi trẻ bài thơ nói về loài hoa nào ?
+ Cô đọc lần 2: cô thơ kết hợp hình ảnh minh họa của bài thơ
- Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ ?
*Trẻ tìm hiểu bài thơ cùng cô:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào ?
- Trong bài thơ nói về con gì ? hoa gì ?
- Chú gà trống đi đâu ?
- Chú gà trống đến gần hoa gì ?
- Chú nhìn hoa như thế nào ?
- Chú thấy gì giống mào của chú ?
- Vậy vì sao mọi người gọi đó là hoa mào gà ?
=> Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc hoa.
*Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô dạy trẻ đọc từng câu thơ, từ đầu đến cuối bài
- Cô tổ chức cho trẻ đọc theo các hình thức:
+ Tổ
+ Nhóm
+ Cá nhân
- Cô chú ý bao quát, khuyến khích, động viên sửa sai cho trẻ kịp thời
3. Bước: Kết thúc
- Cô củng cố bài thơ: tên, tác giả bài hát ?
- Cô cho trẻ thư giãn: trẻ vừa ra ngoài vừa búng tay
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .