Top 8 Kinh nghiệm quản lý trật tự lớp học, nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên chủ nhiệm lớp 1

81.3k

Có thể nói, giáo viên dạy lớp 1 sẽ vất vả nhất so với các giáo viêm khác ở bậc tiểu học. Bên cạnh việc dạy các em những kiến thức cần thiết trong sách...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Quản lí lớp thật tốt thì việc dạy mới hiệu quả

Phải quản lí lớp thật tốt thì việc dạy mới hiệu quả, giáo viên nên thường xuyên liên lạc với phụ huynh, hệ thống lại bảng âm, vần đã học phát cho mỗi em một bản và ghi chú mỗi ngày các con đọc 5 lần. Còn muốn lớp trật tự ngoan thì luôn khen ngợi thi đua giữa các tổ, tổ nào đọc to, tổ nào viết nhanh, em nào viết đẹp gọi lên bảng viết mẫu...

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Thoải mái trong tư tưởng

Khi được phân công dạy lớp 1 thì điều đầu tiên bạn cần làm là thoải mái trong tư tưởng, đừng vội nản. Học sinh lớp 1 không phải không biết điều, quan trọng là do giáo dục các con, khen, động viên, tích điểm, đổi quà. Với những học sinh đọc chậm, mỗi ngày học 1 chữ thôi, liên tục, ngày nào cũng thế, khen con dù chỉ là thay đổi nhỏ nhất. Và quan trọng nhất, dành nhiều tình cảm yêu thương ắt sẽ hái được trái ngọt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Xem mình là mẹ và học trò là con

Dạy lớp 1 điều quan trọng nhất là phải hết sức yêu nghề, có tâm huyết và đương nhiên phải "xem mình mẹ và học trò là con" thì mới có kết quả.

Với những em bướng bỉnh cần thể hiện vừa yêu trò vừa rất nghiêm khắc: ánh mắt, nét mặt, lời nói. Thể hiện yêu thương và tin tưởng các em.

Cho dù dạy theo phương pháp nào việc đầu tiên là mình gần gũi với học sinh để các em có cảm giác ấm áp tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ bất cứ chuyện gì... Mà có những điều với bố mẹ nó cũng không dám nói.... Từ đó bắt đầu ta mới dạy chữ, dạy kiến thức cho các con. Được như vậy, giáo viên sẽ dễ rèn luyện các em hơn rất nhiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Phải thật nghiêm túc, "mềm" đúng lúc, "cứng" đúng chỗ

Giáo viên phải làm cho học sinh yêu thương mình trước rồi mới dạy được các em. Mà muốn học sinh yêu mình thì phải làm cho học sinh thấy mình rất yêu thương chúng. Khi chúng yêu cô thì mới nghe cô, lúc đó dạy mới có tác dụng, nói chú làm gì chúng cũng làm theo và cố gắng làm tốt để cô vui. Làm cho giờ học vui, thoải mái thì học sinh mới thích học. Thỉnh thoảng thưởng cho các em câu chuyên - kể thật hay vào, xong qua đó mà giáo dục. Nếu bạn chán và áp lực thì sẽ không thể nào dạy tốt được. Hãy thay đổi tâm thế của bản thân mình! Người làm được - mình làm được! Nêu cao quyết tâm cố gắng để lấy động lực làm bằng được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Thống nhất với học sinh một số ký hiệu

Thống nhất với học sinh một số ký hiệu để dễ dàng hơn trong việc giảng dạy chẳng hạn: động tác tay, vỗ tay, đếm hoặc ký hiệu cho đọc to, nhỏ, trật tự, lắng nghe, trò chơi, group gì đó... sau này khi dạy đọc mình còn có động tác đánh vần, ghép vần, đọc trơn, phân tích gì đó....kí hiệu dấu +, chữ G: bảng ghép, chữ b : bảng con, chữ v: lấy vở, chữ S : sách gì đó, chữ T: trò chơi....

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Xếp chỗ ngồi hợp lý, cho bạn giỏi kèm bạn yếu

Trước tiên, giáo viên nên phân loại các đối tượng học sinh ra thành các nhóm. Chú ý đến đối tượng học sinh cần theo dõi “đặc biệt", sắp xếp các học sinh đó ngồi với học sinh khá, giỏi để chúng hỗ trợ nhau trong giờ học, giờ truy bài, giờ ra chơi. Khi kèm đọc giáo viên phải thật sát sao với trò học yếu. Trò giỏi kèm trò trung bình. Góc bảng của chúng ta phải có bảng chữ cái được viết in, thường, bảng các vần đã học, phối hợp với gia đình để kèm thêm con em ở nhà!


Học phải có hứng thú mới chú ý và nhớ bài, vì vậy thường xuyên tổ chức trò chơi lồng kiến thức mà trẻ yếu chưa biết cho trẻ đó làm dẫn dắt hoặc chủ đạo trò chơi cứ như vậy sau một tháng sẽ có kết quả tốt.


Thứ 6 tuần nào giáo viên cũng phải khảo sát để biết được sự tiến bộ của các em, tuyên dương khích lệ học sinh trong các giờ học để động viên các em!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Lên lớp đúng qui trình

Vào lớp, bạn cứ lên lớp đúng qui trình. Phần đọc cá nhân ưu tiên cho những em nầy, động viên là chính để tạo cho em sự tự tin. Rồi đến cuối mỗi tiết em đều dành riêng tg cho các em nầy cứ thế liên tục hằng ngày. Kiến thức không cần nhiều chỉ dạy cho em ít thôi khi nào được rồi mới dạy tiếp.


Giáo viên phải nhiệt tình, yêu thương học sinh, lên lớp sớn 15 - 20 phút kèm học sinh yếu, không được nản chí nhất là khi dạy đến tuần 3, tuần 5, càng phải cố gắng. Cần tận dụng kênh hình sgk để định vị ghi nhớ chữ đã học. Khi học sinh quên yêu cầu mở lại đọc và nhớ hình ảnh minh hoạ chữ vừa quên. Lặp lại nhiều lần trong các bài đọc các em sẽ nhớ. Khen các em tiến bộ dù là rất nhỏ các em sẽ vui và tích cực học.


"Khi dạy một vần mới hay từ mới nếu trong lúc giáo viên đang chẩn bị trên bảng cho học sinh lần lượt từ bàn trên xuống bàn dưới cứ thế đứng dậy đọc theo kiểu "truyền điện" không cần nhắc tên từng cháu hoăc ngược lại từ dưới lên cho đến lúc cô quay lại giảng bài. Khi làm bài viết bài không riêng gì lớp 1 mà bao gồm tất cả các lớp giáo viên quy định cháu nào làm xong hoặc viết xong giơ bút lên nhìn qua một lượt là biết những cháu nào xong xuông kiểm tra và có thể chấm luôn, không cần phải hỏi gây ồn ào. Một điều thiết thực nhất làm sao tự mình sắp xếp hoặc nhờ bạn bè để có thời gian dự giờ những giáo viên có kinh nghiệm trong khối. Cuối cùng giáo viên phải chăm chỉ vừa dạy vừa dỗ, nói nhiều và quát nhiều không hiệu quả bằng ánh mắt nhìn. Nhìn có lúc động viên nhưng có lúc nhìn là để nhắc nhở. Phải luôn tự học hỏi dần dần sẽ có kinh nghiệm. Ai cũng phải học mới giỏi được. Kiêng kị nhất là cái gì cũng đem hỏi ngưòi khác dễ bị coi thường, chỉ hỏi khi thật cần thiết, tự học qua thực tế là chính, dần dần sẽ có kinh nghiệm. Cuối ngày về phải nhớ lại những hành động của mình ở trên lớp hành động nào nên, hành động nào không nên." Ý kiến của một giáo viên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Nên dự giờ nhiều

Dạy lớp 1 vô cùng vất vả vì thế bạn nên đi dự giờ để học hỏi thêm kinh nghiệm. Ngày nào cũng phải cho các cháu ôn lại bài bằng cách đọc cho các cháu viết ở bảng con để giáo viên còn kiểm soát được học sinh nào viết được học sinh nào không viết được. Trên góc bảng lớp nên viết lại những chữ cái và vần mà học sinh hay quên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Dẫu biết rằng dạy lớp 1, những năm đầu khó lắm, nhưng các bạn sẽ tự rèn luyện cho mình tính kiên nhẫn và sự chịu đựng liên quan đến cuộc sống đời thường nữa. Điều mà sau cùng để làm động lực và là niềm hạnh phúc nhất cho mình là được học sinh tin yêu và phụ huynh quý mến... Nên hãy cố lên nhé cô giáo trẻ. Trên đây là những kinh nghiệm dạy học sinh lớp 1 cho giáo viên ngày đầu nhận lớp, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .