Top 10 Ngôi chùa nổi tiếng nhất Bắc Ninh thu hút du khách dịp Tết

1031

Đi chùa vào ngày Tết mà một trong những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Không chỉ cầu phúc cho một năm mới thuận hòa, yên ấm thì việc đi chùa còn...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp tự là Ninh Phúc tự nổi tiếng là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, vẫn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay, cách thủ đô Hà Nội khoảng gần 30 km và chùa Dâu 3km. Ngôi chùa nằm kề bên bờ nam Sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã ĐìnhTổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.


Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Bút Tháp vẫn luôn giữ được vẻ đẹp cổ kính để trở thành một trong những điểm thăm quan du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất Bắc Ninh. Mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người dân địa phương và du khách gần xa luôn nhớ và trở về dự lễ hội chùa vào các dịp đặc biệt. Mỗi năm, hội chùa Bút Tháp được diễn ra trong niềm vui náo nức và lòng sùng kính của khách phập phương mỗi khi đến với chùa.


Trong số hệ thống các pho tượng cổ của chùa Bút Tháp phải kể đến một báu vật cổ, được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đó chính là tượng Phật “ Thiên thủ thiên nhỡn - nghìn mắt, nghìn tay”. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau, nở khối vươn cao như ánh hào quang. Đây được coi là một kiệt tác về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng đương thời. Tượng được đặt trên tòa sen rồng đội, với dáng hành đạo, thư thái. Vậy nên dịp Tết này, bạn có thể ghé Chùa Bút Tháp để chiêm ngưỡng và du xuân nhé!

Chùa Bút Tháp ảnh 1
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp ảnh 2
Chùa Bút Tháp
Top 1
(có 0 lượt vote)

Chùa Dâu

Vào dịp Tết năm nay, bạn có thể ghé Chùa Dâu để thăm quan, cầu phúc. Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu kiến trúc “ Nội công, ngoại quốc ”, với ba tòa nhà tiền đường, thiêu hương, thượng điện nối tiếp nhau như chữ công, và toàn bộ diện tích hơn 177m2 của chùa được bao quanh bởi bốn bức tường hình chữ quốc. đi từ tàm quan vào thì Tiền đường, thiêu hương, thượng điện được xây dựng cao dần theo từng nấc.


Chùa Dâu là một trong bốn ngôi chùa thuộc hệ thống phật Tứ Pháp ở Bắc Ninh bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, cùng do bà Phật Mẫu Man Nương người mẹ xứ sở sinh ra. Trong mối quan hệ “ huyết thống ”, thì bà Dâu được coi là người con đầu, và cũng là bà chị cả của ba bà Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện còn lại. Đó chính là mối quan hệ keo sơn không rơi mà những người dân nông nghiệp luôn nước hy vọng vào tình đoạn kết găn bó của con người trước các hiện tượng thiên nhiên.

Chùa Dâu mang đạm dấu ấn nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Đây là một minh chứng sống động của sự dung hội giữa Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào nước ta với tín ngưỡng bản địa của người Việt, đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang bản sắc dân tộc nên rất đáng để trải nghiệm thăm quan.

Chùa Dâu ảnh 1
Chùa Dâu
Chùa Dâu ảnh 2
Chùa Dâu
Top 2
(có 0 lượt vote)

Chùa Lim

Dịp Tết này khi ghé Bắc Ninh mà không đến Chùa Lim là một sai sót đấy nhé. Chùa Lim tọa lạc ở xã Vân Tương, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng của vùng đất này. Ngôi chùa này nằm ở trên đỉnh của núi Lim hay còn được biết đến với tên gọi khác là núi Hồng Vân. Hằng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới để cầu may cũng như về với lễ Hội Lim nổi tiếng.


Hội Lim diễn ra ở 3 xã: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Chính hội sẽ được diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm. Tuy nhiên, từ ngày mùng 9 – mùng 10 nhân dân khắp làng đã bắt đầu rục rịch tổ chức và chào đón du khách thập phương ghé tới.


Chùa Lim là một địa điểm du lịch tâm linh nên thu hút đông đảo người dân ghé tới. Trong dịp Tết, khi tới chùa Lim, bạn có thể kết hợp tham quan thêm nhiều địa điểm du lịch khác ở gần đó như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Bà Chúa Kho hay làng tranh Đông Hồ nổi tiếng.

Chùa Lim ảnh 1
Chùa Lim
Chùa Lim ảnh 2
Chùa Lim
Top 3
(có 0 lượt vote)

Chùa Thánh Quang

Chùa Thánh Quang tọa lạc tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Ngôi chùa này là điểm đến tâm linh đẹp và nổi tiếng hàng đầu hiện nay ở Bắc Ninh với kiến trúc tinh xảo, bảo tháp và những bức tượng đá độc đáo. Chùa nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 70 km.


Ngôi chùa này ngay từ khi ra mắt đã chứng tỏ được sức hút vô cùng lớn của mình. Nếu như những ngôi chùa khác uy nghi, trầm mặc do kinh qua bao biến cố thời gian. Thì ngôi chùa này lại tạo được ấn tượng với kiến trúc vô cùng độc đáo cũng mình. Vì thế nên ngày Tết đến đây để du ngoạn, tham quan thì vô cùng hợp lý.


Đặc biệt, ngôi chùa còn sở hữu Tháp Đại Bi Kim Cương của chùa còn nắm giữ các kỷ lục Guinness Việt Nam cũng như thế giới. Kinh phí xây dựng lớn, quy mô hoành tráng với sự tỉ mẩn trong từng chi tiết thiết kế để làm toát lên được hồn cốt truyền thống của dân tộc. Đến đây để đắm mình trong cảnh sắc an yên, check in với khung cảnh ấn tượng. Hơn hết còn được chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc trên đá với vô vàn chủ đề khác nhau. 

Chùa Thánh Quang ảnh 1
Chùa Thánh Quang
Chùa Thánh Quang ảnh 2
Chùa Thánh Quang
Top 4
(có 0 lượt vote)

Chùa Bách Môn

Chùa Bách Môn là ngôi chùa tọa lạc trên núi Khám Sơn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, được biết đến với lối kiến trúc độc đáo hiếm có. Có từ thời nhà Lý này từng được các nhà nghiên cứu Pháp đáng giá là có kiến trúc độc đáo bậc nhất ở Đông Dương. Thuở mới hình thành chùa có kiến trúc vô cùng đồ sộ với kết cấu hình vuông 4 mặt tiền đường quay về tứ phương độc đáo.


Dịp Tết này bạn có thể ghé chùa để cảm nhận sự đột phá về mặt kiến trúc của nó đã phá vỡ lối mòn trong quan niệm về hình thức mà một ngôi chùa cần phải có. Và đáng chú ý là dù khác tất cả những ngôi chùa khác, nhưng hình thức của chùa Bách Môn vẫn mang tinh thần Việt rất rõ rệt.


Bên cạnh những giá trị lịch sử và kiến trúc, chùa Bách Môn còn có giá trị cảnh quan do có địa thế rất đẹp: nằm trên lưng chừng núi Khám Sơn – được xem là phần đầu của con rồng (dãy Long Sơn), có tầm nhìn thoáng đãng ra cánh đồng và các dãy núi xung quanh (Trà Sơn, Lạn Kha, Thiên Thai).

Chùa Bách Môn ảnh 1
Chùa Bách Môn
Chùa Bách Môn ảnh 2
Chùa Bách Môn
Top 5
(có 0 lượt vote)

Chùa Phúc Nghiêm

Chùa Phúc Nghiêm là một trong những ngôi chùa đáng đi nhất dịp Têt này. Ngôi chùa còn có ten là chùa Tổ, tọa lạc ở xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng từ lâu đời và thờ Phật và thờ Bà Man Nương. Chùa làm bằng gỗ, mái đỏ rêu phong bao gồm Tiền đường và Phật điện. Bên trong Tam bảo hiện nay còn lưu giữ hơn 30 pho tượng cổ có giá trị rất lớn từ thời Nguyễn và thời Lê.


Ngôi chùa này được xây dựng từ khá lâu đời, trung tâm Phật giáo hàng đầu thuộc hệ phái Bắc tông. Kiến trúc mang đậm phong cách truyền thống và đặc trưng của thời nhà Nguyễn. Chùa Phúc Nghiêm gắn liền với lịch sử phật giáo Việt Nam và là nơi xuất hiện sớm nhất các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ như giếng nước, chuông, khánh đồng, bia đá và nhiều bản khắc gỗ.


Tại chùa hiện vẫn còn một giếng cổ tương truyền do Man Nương cắm cây gậy tích trượng của Đức Khâu Đà La tạo thành để cứu mùa màng khỏi khô hạn. Từ mọi miền xa xôi trên đất nước ta các thiện nam, tín nữ hàng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 (âm lịch) tấp nập hành hương về dự lễ hội chùa Tổ.

Chùa Phúc Nghiêm ảnh 1
Chùa Phúc Nghiêm
Chùa Phúc Nghiêm ảnh 2
Chùa Phúc Nghiêm
Top 6
(có 0 lượt vote)

Chùa Linh Ứng Bắc Ninh

Chùa Linh Ứng Bắc Ninh hay còn gọi là chùa Ngọc Khám, tọa lạc ở thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được dựng vào thời Trần và được dựng trên nền chùa cũ vào năm 1986. Ở điện Phật còn ba pho tượng Phật bằng đá xanh là những di tích cổ. Vào dịp Tết này, bạn cùng gia đình có thể ghé chùa để cầu nguyện bởi mọi sự đều sẽ linh ứng đấy nhé!


Ngôi chùa Linh Ứng được xây dựng ngoảnh mặt về hướng nam- một trong hai hướng quan trọng nhất. Nếu như hướng tây được người ta tin rằng ổn định nhất, vì hướng Tây hợp với sự vận hành của âm dương, khiến cho thần linh không rời bỏ nghĩa vụ. Lịch sử cho rằng chùa được xây dựng từ thời nhà Trần, qua những cuộc chiến tranh đã bị phá huỷ nghiêm trọng.


Trải qua diễn trình lịch sử hàng mấy thế kỷ với nhiều biến cố thăng trầm, đến năm 1986 ngôi chùa được xây dựng lại theo bố cục chữ Đinh theo lối kiến trúc cổ. Ngôi chùa hiện nay bao gồm các đơn nguyên kiến trúc như: Tam quan, 5 gian Tiền đường, Thượng điện, 3 gian nhà Mẫu, 1 dãy hành lang bên phải, 3 phòng dành cho sư trụ trì ở bên trái. Hệ thống tượng Phật cùng đồ thờ cúng trong chùa đầy đủ có giá trị.

Chùa Linh Ứng Bắc Ninh ảnh 1
Chùa Linh Ứng Bắc Ninh
Chùa Linh Ứng Bắc Ninh ảnh 2
Chùa Linh Ứng Bắc Ninh
Top 7
(có 0 lượt vote)

Chùa Dạm

Chùa Dạm là một trong những di tích Phật giáo có tuổi thọ lâu đời tại nước ta bởi nơi đây ghi lại những dấn ấn lịch sử hào hùng, oanh liệt về một vương triều Lý tôn sùng đạo Phật. Kiến trúc của chùa được đánh giá cao với phần nền gạch ngói, bên trên được chạm trổ và điêu khắc hoa văn cánh sen rất độc đáo. Quy mô chùa thuộc top khang trang và bề thế nhất nhì tại mảnh đất này.


Đây thật sự là một điểm đến hấp dẫn cho dịp Tết năm nay. Từ năm 2015, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành phục dựng chùa Dạm trên diện tích 198 ha với 12 hạng mục chính: Tam quan, hành lang, nhà thờ tổ, đền thờ mẫu, Tam bảo, nhà khách-nhà tăng, nhà ăn, nhà bếp-vệ sinh, cổng phụ, khu vệ sinh công cộng, sân vườn, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà.


Không chỉ trong những ngày đầu xuân năm mới, ngày lễ Phật giáo trong năm hay ngày lễ hội, chùa Dạm luôn tiếp đón đông đúc du khách tới hành hương vãn cảnh và chiêm ngưỡng những giá trị tâm linh cội nguồn. Với sự thành tâm hướng về cửa Phật, khi đi ai nấy đều sắm sửa lễ vật bái yết bày tỏ tấm lòng thành.

Chùa Dạm ảnh 1
Chùa Dạm
Chùa Dạm ảnh 2
Chùa Dạm
Top 8
(có 0 lượt vote)

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích thuộc xã Phật Tích, nơi giao thoa giữa văn hóa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt Nam xưa. Ngoài vẻ đẹp kiến trúc từ thời Lý, chùa còn nổi tiếng với pho tượng Phật A Di Đà quý giá được làm hoàn toàn từ đá xanh nguyên khối. Đây là điểm du lịch tâm linh vô cùng thu hút du khách vào dịp Tết hằng năm.


Chùa Phật Tích còn có một cái tên khác là Vạn Phúc Tự. Ngôi chùa cổ thời Lý này toạ lạc trên sườn phía Nam của ngọn núi Phật Tích, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo các tư liệu thì chùa Phật Tích Bắc Ninh được khởi công xây dựng vào năm Thái Bình thứ Tư, tức năm 1057 gồm nhiều toà nhà ngang dọc. Đến năm 1966, Vua Lý Thánh Tông đã cho xây thêm một ngọn tháp cao. Sau sự kiện ngọn tháp bị đổ lộ ra bức tượng A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối dát vàng, ngôi chùa đã được đổi tên thành Phật Tích và dời lên sườn núi để ghi nhận sự xuất hiện kỳ lạ này.


Chùa Phật Tích mở cửa đón khách tham quan từ 05h00 đến 18h00. Bạn nên đi chùa buổi sáng để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ trên đường đi lên triền dốc hoặc nếu yêu cảnh hoàng hôn thì buổi chiều là khoảng thời gian lý tưởng để bạn vãn cảnh chùa.

Chùa Phật Tích ảnh 1
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích ảnh 2
Chùa Phật Tích
Top 9
(có 0 lượt vote)

Chùa Hàm Long

Chùa Hàm Long thuộc địa phận xã Nam Sơn, Bắc Ninh. Chùa nằm trên sườn một quả đồi với những cây cổ thụ cả trăm năm tuổi. Trái với vẻ rêu phong cổ kính và u tịch, không chỉ dịp Tết mà ngôi chùa này thường xuyên tấp nập khách thập phương với những chiếc ôtô biển số ngoại tỉnh.


Theo các tài liệu lưu tại chùa, danh thắng cổ tự chùa Hàm Long được lập ra năm 1115, vào thời nhà Lý bởi Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác. Sở dĩ chùa có tên Hàm Long vì có núi Thần Long (phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) như một chiếc án thư che chắn cho ngôi nhà phía trước, bao bọc xung quanh là các ngọn núi Phụng Hoàng, Kỳ Lân, núi Rùa.


Xung quanh được bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ trăm tuổi xanh toả bóng mát. Không tấp nập như những địa điểm khác, chùa Hàm Long lại toát lên vẻ tĩnh mịch và u buồn. Mọi người đến đây không phải vãn cảnh, viếng Phật mà để nhốt vong. Đây là chùa nhốt vong, nhốt trùng linh thiêng nổi tiếng của xứ Bắc.

Chùa Hàm Long ảnh 1
Chùa Hàm Long
Chùa Hàm Long ảnh 2
Chùa Hàm Long
Trên đây là những ngôi chùa cấu phúc dịp Tết nổi tiếng nhất Bắc Ninh mà Alltop gợi ý dành cho bạn để có một dịp Tết vui vẻ. Chúc bạn có một năm mới thật ấm áp và vui vẻ nhé!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .