Top 10 trò chơi hoạt động ngoài trời chủ đề "bản thân" độc đáo dành cho trẻ mầm non

109.9k

Dù ở bất cứ nước nào, giáo dục mầm non cũng có những trò chơi đơn giản, nhưng cuốn hút và sôi nổi nhằm mục đích giúp các bé học mà chơi - chơi mà...xem thêm ...

Top 0
(có 4 lượt vote)

Làm theo lời bài hát "ồ sao bé không lắc"

Cách chơi: làm theo lời bài hát "ồ sao bé không lắc"

  • "Đưa tay ra này, nắm lấy cái tai này, lắc lư cái đầu này, lắc lư cái đầu này, ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc"
  • Trò chơi này cho trẻ đứng thành vòng tròn cho trẻ đọc bóng tròn to, tròn....tròn.....tròn to.
  • Trẻ đứng thành vòng rộng sau đó chơi trò chơi. Đến câu ôh! Sao bé không lắc hai trẻ quay mặt vào nhau một tay chống hông, một tay chỉ vào bạn....
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 4 lượt vote)

Trò chơi bắt chước tạo dáng

Luật chơi:
Trẻ phải đứng ngay lại khi có hiệu lệnh và phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì.


Cách chơi:
Trước khi chơi,giáo viên hướng dẫn gợi ý cho trẻ nhớ lại một số hình ảnh.Ví dụ như con mèo nằm  như thế nào? Con gà mổ thóc thế nào?
Trẻ phải tự nghĩ xem mình sẽ làm con gì để khi nào giáo viên ra hiệu lệnh tạo dáng thì tất cả trẻ tạo dáng theo những hình ảnh mà trẻ đã  chọn sẵn.Giáo viên hướng dẫn  sẽ hỏi trẻ về kiểu dáng đứng tượng trưng cho con gì và trẻ phải trả lời đúng.Để cho vui, giáo viên cho trẻ chạy tự do trong phòng theo nhịp vỗ tay.Khi trẻ chạy, giáo viên hướng dẫn để trẻ dừng lại và tạo dáng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 8 lượt vote)

Trò chơi tay trái, tay phải

Mục đích: Trẻ nhận biết được tay phải, tay trái.

Chuẩn bị

  • Những đồ dùng đồ chơi mà khi sử dụng trẻ phải dùng bằng tay phải hoặc tay trái như: bàn chải đánh răng, lược chải đầu, bút vẽ, thìa xúc cơm, bát… hoặc những đồ vật khi sử dụng trẻ phải dùng cả hai tay như: dây nhảy dây, giày có dây buộc…
  • Số đồ dùng, đồ chơi bằng với số trẻ ở mỗi nhóm chơi. Đồ chơi để cách vạch xuất phát khoảng 3 – 4 m.
  • Vẽ một vòng tròn quy định nơi để đồ dùng của mỗi nhóm lấy được.

Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 nhóm. Khi có hiệu lệnh, hai trẻ đứng đầu hai nhóm cùng xuất phát. Trẻ phải sử dụng tay phải (hoặc tay trái) để lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, sau đó đặt đồ chơi vào vòng tròn quy định của nhóm, rồi chạy về nhóm của mình. Về đến nơi, trẻ phải chạm vào tay phải của bạn tiếp theo để bạn đó được xuất phát rồi chạy xuống cuối hàng. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng luật chơi và về đích trước là thắng cuộc. Nhóm nào về đích chậm hơn hoặc chơi sai là thua cuộc. Nhóm thua cuộc phải giơ tay phải (hoặc tay trái) lên và nhảy lò cò 1 vòng vừa nhảy vừa nói: “Đây là tay phải (hoặc tay trái)”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Trò chơi về đúng nhà

Cách chơi:

- Chọn một người chơi đóng vai Quản trò. Đối với trẻ mầm non, Quản trò nên là người lớn tuổi, cô giáo để có thể tiến hành trò chơi một cách thuận lợi.

- Quản trò giới thiệu cho trẻ về hai vị trí ngôi nhà và đặc điểm màu sắc của hai ngôi nhà để trẻ phân biệt được. Quản trò chia trẻ theo một đặc điểm nào đó để về từng ngôi nhà. Ví dụ:

+ Những bạn áo dài tay về nhà màu Xanh. Những bạn mặc áo cộc tay về nhà màu Đỏ.

+ Các bạn Nam về nhà màu Xanh. Các bạn Nữ về nhà màu Đỏ.

+ Các bạn mặc áo hoa / không mặc áo hoa).

+ Các bạn quàng khăn/ không quàng khăn


- Khi đã được chia nhà, Trẻ đứng trong khu vực nhà của mình

- Quản trò hô “ Ban ngày”, tất cả trẻ tản ra khỏi khu vực hai nhà. Vừa đi vừa hát một số bài hát.

Ví dụ: hát bài hát “ Trời nắng trời mưa”

"Trời nắng, trời nắng Thỏ đi tắm nắng.

Vươn vai, vươn vai Thỏ dùng đôi tai.

Nhảy tới, nhảy tới đùa trong nắng mới.

Bên nhau ,bên nhau, bên nhau ta cùng chơi.

Trời nắng, trời năng Thỏ đi tắm nắng.

Vươn vai, vươn vai Thỏ dùng đôi tai .

Nhảy tới, nhảy tới đùa trong năng mới .

Bên nhau, bên nhau ta cùng chơi .

Mưa to rồi, mưa to rồi mau mau mau chạy thôi. "


- Khi trẻ đang tập trung hát một bài hát, Quản trò bất ngờ hô một số hiệu lệnh như “ Buổi tối về nhà đi ngủ”, “ Trời mưa trời mưa”...  Khi đó trẻ nào thuộc nhà nào ban đầu sẽ trở về nhà đó.

- Trẻ nào về không đúng nhà sẽ bị phạt Nhảy lò cò.

- Chơi 1,2 lần với cùng một cách chia nhà, rồi lại đổi các cách chia nhà khác để tăng tính hấp dẫn của trò chơi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Trò chơi: Cáo và thỏ

Luật chơi:

Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt, và nếu nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.


Cách chơi:

Giáo viên hướng dẫn chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ 1 trẻ làm thỏ thì 2 trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn.G iáo viên hướng hướng dẫn yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.


Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.


Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm..” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ bị váo bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Trò chơi Bắt vịt con.

+ Luật chơi: Trẻ chỉ được bắt vịt ở ngoài vòng tròn
+ Cách chơi: 2 – 3 trẻ làm người chăn vịt, các trẻ còn lại làm vịt và người chăn vịt gọi “vít vít vít” các con vịt ra khỏi vòng tròn tiến về phía người chăn vịt, cô ra tín hiệu “bắt vịt con” người chăn vịt đuổi theo bắt vịt con, khi người chân vịt chạm vào trẻ nào thì bị bắt phải ra ngoài 1 lần chơi.
Cô điều khiển trẻ chơi vài lần. Cô bao quát trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 4 lượt vote)

Trò chơi chuyền bóng

+ Luật chơi: Ai làm rơi bóng sẽ ra ngoài 1 lần chơi
+ Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn, 1 trẻ cầm bóng. Khi cô hô 2, 3 thì bắt đầu chuyền bóng cho bạn bên cạnh lần lượt theo vòng tròn, lúc đầu chuyền sang phía tay phải, sau sang tay trái. Trẻ chơi thành thạo chia thành 2 nhóm thi đua.
Cô điều khiển trẻ chơi vài lần. Cô bao quát trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Trò chơi Mèo và chim sẻ.

+ Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ.
Mèo chỉ được bắt các con chim sẻ ở ngoài vòng tròn.
+ Cách chơi: 1 bạn làm mèo, các bạn còn lại làm chim sẻ, các con chim sẻ nhảy đi kiếm mồi vừa đi kiếm mồi vừa kêu “chích, chích, chích” gõ 2 tay xuống đất giả như mổ thức ăn. Khi mèo xuất hiện và kêu ”meo, meo, meo” thì các con chim sẻ sẽ bay về tổ của mình (vào trong vòng tròn). Con nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài 1 lần chơi.
Cô điều khiển trẻ chơi vài lần. Cô bao quát trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 1 lượt vote)

Trò chơi Bắt bóng.

+ Luật chơi: Trẻ bắt bóng do cô ném và ném trả lại cô
+ Cách chơi: Trẻ xếp thành vòng tròn rộng, cô đứng ở giữa vòng tròn, cô tung bóng cho từng trẻ bắt, và trẻ ném trả lại cô. Cô lại ném cho các bạn khác cho đến hết lượt.
Cô điều khiển trẻ chơi vài lần. Cô bao quát trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 2 lượt vote)

Trò chơi: Vì sao bé buồn?

+ Mục đích

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng nhận biết và biểu lộ cảm xúc.

+ Chuẩn bị

- Bức tranh vẽ em bé có khuôn mặt buồn.

+ Cách chơi

Cô giáo đưa ra bức tranh vẽ em bé có khuôn mặt buồn và hỏi trẻ lí do vì sao em bé lại buồn. Cô giáo gợi ý để trẻ đưa ra lời giải thích (bé không có ai chơi cùng; bé không có đồ chơi; mẹ bé đi vắng…).

Tùy theo khả năng của trẻ trong lớp, cô khuyến khích trẻ đưa ra những ý tưởng và lời giải thích phù hợp. Ví dụ: “Em bé buồn vì không có đồ chơi”. Cô giáo gợi ý: “Vậy lớp mình phải làm gì để em bé khỏi buồn?” : tặng đồ chơi, chơi cùng em bé…
Sau đó, cô cho cả lớp làm đồ chơi để tặng bé.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây danh sách các trò chơi hoạt động ngoài trời chủ đề bản thân độc đáo dành cho trẻ mầm non, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .