Top 14 trò chơi về chữ cái hay và mới lạ dành cho trẻ mầm non

1437.1k

Đối với trẻ mầm non chơi là hoạt động chủ đạo, nên giáo viên biết được ưu thế của trò chơi, qua đó cho trẻ “trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Việc học...xem thêm ...

Top 0
(có 18 lượt vote)

Trò chơi "Nhảy vào ô chữ theo hiệu lệnh"

1. Mục đích –Yêu cầu
Trẻ nhớ mặt chữ cái và thực hiện các vận động theo yêu cầu của cô.


2. Chuẩn bị
Cô vẽ 5-6 vòng tròn có đường kính khoảng 30cm trên sàn nhà (hoặc sân).Trong mỗi vòng tròn, cô đặt (hoặc viết một trong các chữ cái cần cho trẻ ôn luyện


3. Hướng dẫn
-Chơi tập thể cả lớp.
-Trẻ đứng thành hai hàng ngang ở hai bên các vòng tròn.Cô gọi một trẻ lên đứng cạnh một vòng tròn (ví dụ: vòng tròn có chữ a). Cô nói: “Cháu hãy nhảy chụm hai chân vào ô chữ a”, trẻ phải nhảy bật chụm 2 chân vàp ô có chữ a. Tiếp đó, cô lại yêu cầu trẻ nhảy vào các ô khác.
Cô nói hiệu lệnh sao cho trẻ có thể nhảy bật chụm 2 chân lên phía trước, sang ngang, về phía sau hoặc nhảy lò cò vào các ô.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 8 lượt vote)

Trò chơi: Bàn cờ chữ cái

1. Mục đích:
Nhằm cũng cố nhận biết chữ cái và khả năng ghi nhớ mặt chữ. Kích thích sự hứng thú của trẻ.


2. Chuẩn bị:
- Bàn cờ ghi các chữ cái cần ôn (khoảng 4 chữ cái)
- 1 quân xúc xắc là một khối vuông: 1cm x 1cm mỗi mặt ghi 1 chữ cái ứng với các chữ cái ghi trên bàn cờ.
- 1 ống (hoặc ca, cốc con) để lắc quân xúc xắc và hột (hạt) làm quân đi


3. Cách chơi:
- 4 cháu chơi trên một bàn cờ. Trước khi chơi cho các cháu "oẳn tù tì", cháu nào thắng sẽ được đổ quân xúc xắc trước. Cháu cho quân vào ống (ca, cốc) lắc nhiều lần rồi đổ ra, mặt trên của quân xúc xắc có chữ cái nào ứng với chữ cái ghi trên bàn cờ thì cháu được lấy 1 hạt đặt vào ô ghi chữ cái đó trên bàn cờ. Rồi tiếp tục các cháu bên cạnh đi tiếp (theo chiều kim đống hồ).
- Trong quá trình chơi, nếu cháu nào đổ quân xúc xắc có chữ cái trùng với chữ cái đã có quân đi rồi thì coi như mất lượt đi. Cháu nào có quân xếp kín các ô trên bàn cờ, cháu đó thắng cuộc

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 7 lượt vote)

Trò chơi: Chữ gì biến mất?

1. Mục đích

  • Rèn khả năng quan sát, chú ý và phản xạ nhanh
  • Giúp trẻ nhớ mặt chữ dễ dàng, thoải mái.

2. Chuẩn bị

  • Đồ chơi, đồ vật có gắn chữ cái cần ôn.
  • Thẻ các chữ cái giống với chữ cái gắn ở các đồ chơi - đồ vật.

3. Cách chơi

Cả lớp cùng chơi. Cô đặt các đồ chơi, đồ vật ở trên bàn - các cháu đứng xung quanh bàn. Cô yêu cầu các cháu quan sát xác đồ chơi, đồ vật có gắng các chữ cái (con gà có gắn chữ g). Cô giơ từng đồ chơi, đồ vật lên và các cháu đọc các chữ cái gắn ở đồ chơi, đồ vật.


Sau đó cô nói: "Trốn cô" các cháu nhắm mắt lại. Đồng thời cô lấy một đồ chơi, đồ vật cất đi - Xong cô nói: "Thấy cô" các cháu mở mắt. Cô hỏi trẻ: "Các cháu hãy nhìn xem đồ vật và chữ gì đã biến mất". Các cháu quan sát các đồ vật trên bàn và nói nhanh tên đồ vận và chữ cái đã biến mất. Cô chỉ định một cháu trả lời. Cháu trả lời đúng, cô và cả lớp hoan hô. Nếu cháu trả lời sai - cô cho các cháu khác trả lời. Trò chơi lại tiếp tục trả lời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 13 lượt vote)

Trò chơi: “Đánh trống truyền loa”

1. Chuẩn bị:

  • 1 cái trống và 1 cái dùi.
  • Nhóm thẻ chữ cái to ( đang dạy)

2. Tiến hành:
Tiếp theo là trò chơi “Đánh trống truyền loa “
– Cách chơi. Cho trẻ nắm tay thành vòng tròn. Cô là người đánh trống cô phát cho trẻ 1 thẻ chữ cái cô đánh trống nhanh trẻ truyền chữ cái qua cho bạn khi nghe cô khẽ mạnh tiếng trống xuống, thì trẻ cầm thẻ chữ cái đó đưa lên phát âm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 8 lượt vote)

Trò chơi: “Vòng quay kì diệu”

1. Chuẩn bị: 1 cái bảng quay có gắn 1 cây kim ở giữa giống như cái đồng hồ, ở giữa mỗi cánh của bảng quay có gắn chữ cái vừa học và nhòm chữ cái đã học.


2. Tiến hành:

  • Cách chơi: Các con sẽ nhìn lên bảng quay, trên từng cánh của bảng quay có gắn các chữ cái mà các con đã học, ở giữa bảng có kim chỉ các chữ cái xung quanh, sau khi cô dùng tay quay, vòng quay sẽ tự động xoay và sẽ dừng lại khi kim chỉ ở một ô chữ cái nào đó, các con xem và phát âm chữ cái đó giúp cô nhé!
  • Trẻ tiến hành chơi.
  • Cô nhận xét sau khi chơi.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 7 lượt vote)

Trò chơi: “Nhảy vòng”

1. Chuẩn bị:

  • 5 vòng tròn to có dán chữ cái: a – ă – â.
  • 1 số thẻ chữ cái o – ô – ơ , a – ă – â cho trẻ chọn.

2. Tiến hành:

  • Trò chơi của chúng ta mang tên “Nhảy vòng”

Cách chơi: Phía trước cô có 5 vòng tròn to ở giữa lớp, bên trên mỗi vòng tròn có gắn các chữ cái các con đã học, trên bảng cô có gắn một số thẻ chữ cái, cô mời 6 – 7 lên chọn 1 thẻ chữ cái mà con thích cầm trên tay.


Các con vừa đi vừa hát xung quanh các vòng tròn này, khi nghe hiệu lệnh của cô các con sẽ nhảy vào vòng tròn có chứa chữ cái giống chữ cái con cầm trên tay, và nhớ là mỗi vòng tròn chỉ chứa 1 bạn thôi nhé! Cô sẽ đến kiểm tra từng vòng tròn và khi đó các con sẽ phát âm thật to chữ cái con đang giữ. Ai nhảy vào không đúng vòng tròn thì sẽ bị phạt nhảy lò cò xung quanh lớp. Các con hiểu cách chơi chưa?

  • Cho cháu chơi 2-3 lần
  • Cô cháu cùng kiểm tra lại

Các con ơi thời gian dành cho trò chơi đã hết rồi…

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 4 lượt vote)

Trò chơi động: “Mua đồ dùng giúp mẹ”

1. Chuẩn bị:

  • Đồ dùng gia đìnhđể trên bàn.
  • 2 cái giỏ có gắn chữ cái e -ê
  • 6 cái vòng cho cháu bật xa. ( có thể thay đổi hình thức chơi qua việc cho trẻ bật qua vạch, đi chạy trong đường hẹp, đường dích dắc, bước qua chướng ngại vật cao 15cm, rộng 5cm…)

2. Tiến hành:

  • Cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”
  • Nhà các con có những ai?
  • Ai là người thường đi chợ nấu ăn cho cả nhà?
  • Con thấy mẹ sử dụng những đồ dùng gì để chế biến thức ăn?
  • Mẹ hàng ngày phải vất vả làm rất nhiều việc, vậy hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con cùng nhau đi chợ mua đồ dùng về giúp mẹ nhé qua trò chơi “Mua đồ dùng giúp mẹ”

Cách chơi: Cho 2 đội lên chơi (mỗi đội 5 bạn đứng 2 hàng dọc trước vòng tròn). Đội 1 có tên là “đội E”, đội 2 có tên là “đội Ê”, 2 đội có nhiệm vụ lên tìm mua đồ dùng giúp mẹ.
Đội E: Mua đồ dùng để ăn.
Đội Ê: Mua đồ dùng để uống.


Bạn đứng đầu hàng lần lược bật qua 3 vòng tròn, đến quầy mua 1 loại đồ dùng đã qui định về để vào rổ cho đội mình rồi chạy về cuối hàng, tiếp tục bạn thứ 2 thứ 3 tương tự. Thời gian thi tài là 2 phút. Khi nghe tiếng trống lắc thì thời gian chơi đã hết, cô và lớp kiểm tra lại.


Trẻ chơi 1- 2 lần, cho trẻ phát âm lại e, ê và cho trẻ vào bàn ngồi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 7 lượt vote)

Trò chơi Xúc xắc kì diệu

Cách chơi: cô cho trẻ ngồi thành 2 hàng ngang, cô gieo xúc ở giữa để tất cả trẻ cùng quan sát được. Cô có 1 quân xúc xắc. Trên các mặt của quân xúc xắc có các chữ cái mà bé đã được học. Cô sẽ tung quân xúc xắc lên và khi xúc xắc rơi xuống sàn, các con nhìn xem mặt phía trên là chữ cái nào và cùng đọc to chữ cái đó.


Luật chơi: khi xúc xắc dừng lại trẻ mới được gọi tên chữ cái

Cô cho trẻ chơi nhiều lần. ( Cô cho trẻ tự lên lăn xúc xắc và phát âm)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 3 lượt vote)

Trò chơi “Cướp cờ” (Trò chơi dân gian)

Mục đích: Trẻ biết nghe âm tìm chữ cái tương ứng.

Chuẩn bị: Các cây cờ có dán các chữ cái mà trẻ đã biết, lon cắm cờ.


Tiến hành: Cô chia hai nhóm có số trẻ bằng nhau, cho trẻ trong nhóm tự đếm số thứ tự và yêu cầu trẻ nhớ số thứ tự của mình. Cô gọi trẻ theo số, ví dụ: “Các bạn có số 1, 3, 5 lấy cho cô chữ cái a”, “Các bạn có số 2, 4, 6 lấy cho cô chữ cái ă”, trẻ có các số thứ tự đó sẽ nhanh chân cướp cờ có chữ cái mà cô phát âm. Trẻ nào nhanh chân và lấy được đúng nhiều cờ nhất thì sẽ được thưởng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 3 lượt vote)

Trò chơi “Ô ăn quan” (Trò chơi dân gian)

Mục đích: Trẻ biết tìm từ có chứa chữ cái đã học.

Chuẩn bị: Bàn cờ được làm từ một tờ giấy to bằng bìa cứng được thiết kế như hình bên dưới:

  • Xí ngầu có mặt là các chữ cái.
  • Các thẻ tranh có hình các con vật.

Tiến hành: 4 trẻ chơi. Mỗi trẻ chọn một con vật và chơi oẳn tù tì. Trẻ oẳn tù tì thắng sẽ đi trước. Trẻ thắng được đổ xí ngầu. Mặt xí ngầu hiện ra chữ cái nào thì trẻ sẽ lấy thẻ hình có từ chỉ tên của con vật chứa chữ cái đó đặt vào ô trống bên cạnh chữ cái. Nếu như trẻ đó không tìm được thẻ hình sẽ bị mất lượt. Trẻ nào về đích trước sẽ thắng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 6 lượt vote)

Trò chơi Nhà của ai

Bạn chuẩn bị những ngôi nhà có chứa các chữ cái bé đã học và cho trẻ chọn một thẻ chữ mình yêu thích. Tất cả cùng dạo chơi và hát bài “Nhà của tôi”, khi cô giáo dừng lại và đọc tên chữ cái trên ngôi nhà (chẳng hạn ngôi nhà chữ a, ngôi nhà chữ b,…) thì trẻ nào đang cầm thẻ chữ giống với chữ cái trên ngôi nhà sẽ về đúng nhà của mình. Trong khi đó, các trẻ còn lại đứng yên tại chỗ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 6 lượt vote)

Trò chơi Điền chữ cái thiếu trong từ

1. Mục đích –Yêu cầu
Trẻ nhận biết chữ cái bị thiếu trong từ và điền chữ cái bị thiếu đó vào ô trống.
2. Chuẩn bị
Một số tờ giấy,1 dòng ghi từ có đầy đủ các chữ cái,1 dòng ghi từ bị thiếu 1-2 chữ cái theo mẫu dưới đây:
Con cá


3. Hướng dẫn

  • Chơi tập thể cả lớp.
  • Cô phát tờ giấy có ghi từ bị thiếu 1-2 chữ cái cho trẻ.Trẻ tìm chữ cái bị thiếu trong từ.Trẻ gọi tên và viết chữ cái bị thiếu đó vào ô trống.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 12
(có 9 lượt vote)

Trò chơi tạo dáng chữ cái

Thông qua trò chơi tạo hình chữ cái bằng cơ thể trẻ không chỉ ôn luyện, củng cố các chữ cái đã học mà còn kích thích được trí tưởng tượng của trẻ và giúp trẻ thực hiện các vận động một cách linh hoạt.


Cách chơi: Cô và trẻ vừa đi vừa hát, Khi có hiệu lệnh của cô (tạo dáng chữ cái o, ô, hoặc ơ,...) thì trẻ sẽ tạo thành chữ đó bằng các bộ phận trên cơ thể của mình.

Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần.

Sau mỗi lần chơi cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 13
(có 8 lượt vote)

Trò chơi “Bàn tay khéo léo ”

Cách chơi: Cô cho trẻ về 3 nhóm. Gợi ý cho trẻ quan sát xem trong trang vở của mình có những gì?

- Cô giới thiệu cho trẻ biết đó là chữ cái o, ô, ơ in rỗng. Nhiệm vụ của trò chơi này là các con hãy tô chữ o,ô,ơ in rỗng ở giữa và nối các chữ cái o, ô, ơ trong các từ với chữ cái o, ô, ơ ở giữ mà các con vừa tô màu.sau đó các con hãy tô các nét theo ý thích.

- Cô hướng dẫn trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.

- Cô tổ chức cho trẻ thi đua giữa các nhóm.

- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát sửa tư thế ngồi, cầm bút cho trẻ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là danh sách các trò chơi về chữ cái hay và mới lạ dành cho trẻ mầm non. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .