4.492 bài viết
1/450 trang

Top 7 Salon làm tóc đẹp và chất lượng nhất huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu

Tóc đẹp luôn là niềm tự hào, đặc biệt là của người phụ nữ. Mái tóc đẹp phải là mái tóc phù hợp với khuôn mặt, dáng người, gu thời trang, nghề nghiệp, lứa tuổi và cá tính cách. Mái tóc đẹp, hợp thời trang chắc chắn sẽ giúp bạn duyên dáng hơn, nổi bật hơn để tự tin tỏa sáng. Hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời mà những kiểu tóc thẳng, xoăn hay tạo màu có thể mang lại cho khuôn mặt của bạn là sự tươi mới và sức cuốn hút. Một chút thay đổi với những hiệu quả không ngờ sẽ khiến bạn hài lòng với các dịch vụ làm đẹp tại các salon làm tóc đẹp nhất huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu được giới thiệu ngay sau đây.

0
1.5k
0

Top 6 Bài soạn "Những cánh buồm" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất

Bài thơ "Những cánh buồm" của nhà thơ Hoàng Trung Thông in năm 1976 nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Những cánh buồm" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học tốt!

0
172
0

Top 6 Bài soạn "Chất làm gỉ" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất

"Chất làm gỉ" của tác giả Ray Bradbury Douglas trích "Truyện khoa học viễn tưởng" chọn lọc, Thái Hà dịch. Truyện kể về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách làm gỉ tất cả các loại súng máy, xe tăng đồng thời thể hiện một ước mơ về một chất có thể giúp xóa bỏ các loại vũ khí chết chóc, hướng đến mục đích vì hòa bình của thế giới. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Chất làm gỉ" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học tốt!

0
55
0

Top 6 Bài soạn "Ông đồ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) hay nhất

Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ "Ông đồ" thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Ông đồ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học tốt!

0
42
0

Top 6 Bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) hay nhất

Bài thơ "Mẹ" của tác giả Đỗ Trung Lai được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003. Với việc sử dụng thể thơ 4 chữ hàm súc, kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa; lời thơ dung dị, tự nhiên; biện pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách hiệu quả, bài thơ mượn hình ảnh cây tre quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, thi phẩm thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Mẹ" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học tốt!

0
58
0

Top 6 Bài soạn "Người đàn ông cô độc giữa rừng" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) hay nhất

Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" trích từ truyện "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi, phát hành năm 1957. Nội dung chính của tác phẩm "Đất rừng phương Nam": viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Câu chuyện trong đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm chiếm. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Người đàn ông cô độc giữa rừng" (Ngữ văn 7- SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học tốt!

0
40
0

Top 6 Bài soạn "Quê hương" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) hay nhất

Quê hương” được sáng tác vào năm 1939 khi Tế Hanh được học tại Huế, lúc này trong lòng ông đang mang nỗi nhớ quê hương một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập "Nghẹn ngào" (1939) và sau đó được in trong tập "Hoa niên" (1945). Đó là kỉ niệm sâu đậm một thời niên thiếu và cũng là nguồn cảm hứng viết thơ của ông sau này. Bài thơ là bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển cùng với hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Qua đó nói lên nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Quê hương" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học tốt!

0
17
0

Khách quan, đầy đủ, chính xác

Là top 3 tiêu chí mà Alltop.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng