Top 4 Giáo án dạy hát bông hoa mừng cô cho trẻ mầm non chi tiết nhất
Bông hoa mừng cô là một sáng tác quen thuộc của nhạc sĩ Trần Thị Duyên dành cho các em thiếu nhi. Bài hát với ca từ vô cùng hồn nhiên, giai điệu vui tươi,...xem thêm ...
Giáo án dạy hát bông hoa mừng cô (số 1)
PTTM: NDC: Hát: Bông hoa mừng cô
NDKH: Nghe: Ngày vui 8/3.
I. Mục đích - Yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát: Bông hoa mừng cô
- Trẻ thuộc bài hát: Bông hoa mừng cô
- Trẻ biết cách chơi trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát: Bông hoa mừng cô
- Phát triển khả năng ghi nhớ ở trẻ
- Trẻ hứng thú khi nghe cô hát.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết ý nghĩa ngày 8/3
- Trẻ biết yêu quý và thể hiện tình cảm với mẹ, bà , cô giáo.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát: Bông hoa mừng cô, ngày vui 8/3, loa, máy tính
III. Tiến hành hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
- Trò chuyện về chủ đề “ ngày vui 8/3”.
- Các con ơi hôm nay là ngày gì?
- Ngày 8/3 là ngày gì?
- Các con làm gì để thể hiện tình cảm dành cho cô giáo, cho mẹ, cho bà.
- Có một bài hát rất hay nói về một bạn nhỏ dành tình cảm đặc biệt của mình cho cô giáo nhân ngày 8/3 đấy. Muốn biết bạn nhỏ dành tình cảm cho cô như thế nào các con hãy cùng lắng nghe cô hát bài: Bông hoa mừng cô do chú Trần Quang Huy sáng tác nhé!
2. Bài mới
a. Dạy hát: Bông hoa mừng cô
- Cô hát lần 1: Không đàn.
- Cô hát lần 2: Hát + đàn.
- Cô vừa hát bài hát gì?.
- Bài hát nói gì?.
- Các con ạ, cô giáo là người chăm sóc, dạy dỗ các con khi ở trường, luôn yêu thương chăm sóc cho các con, vì thế các con phải ngoan ngoãn và vâng lời cô giáo.
* Dạy trẻ hát.
- Cho cả lớp hát cùng cô 1 lần
- Cho tổ - nhóm - cá nhân trẻ thực hiện.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho cả lớp hát lại 1 lượt.
b. Nghe hát: Ngày vui 8/3
- Có một bài hát cũng rất hay nói về ngày 8/3. Đó là bài hát “ Ngày vui 8/3” của tác giả Hoàng Văn Yến. Cả lớp chú ý nghe cô hát bài hát này nhé.
- Cô hát lần 1: Hát kết hợp với đàn.
- Lần 2 : hát kết hợp múa minh họa
- Cô vừa bài hát gì?.
- Bài hát nói về gì?.
- Các con làm gì để thể hiện long biết ơn dành cho các cô, các mẹ?
* Giáo dục: Các con phải biết ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo và cha mẹ.
3. Kết thúc.
- Cho cả lớp hát lại bài hát và đi ra thăm quan sân trường.
Giáo án dạy hát bông hoa mừng cô (số 2)
1.Mục đích yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu và biết vận động minh họa theo lời bài hát “ Bông hoa mừng cô”
- Trẻ được nghe hát bài hát “ Hoa trong vườn” dân ca Thanh Hóa
- Trẻ chơi được trò chơi và hứng thú tham gia trò chơi: Khiêu vũ cùng nhạc
* Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng biểu diễn và thực hiện các động tác nhịp nhàng theo lời bài hát: Bông hoa mừng cô
* Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
2. Chuẩn bị
- Nhạc không lời bài “ Bông hoa mừng cô”, bài hát “ Hoa trong vườn”.
- Xắc xô
- Nơ tay, trang phục cho trẻ
- Địa điểm: Trong lớp
3. Tổ chức hoạt động
Gây hứng thú
- Nhiệt liệt chào mừng các cô giáo và ba đội chơi đã có mặt trong chương trình: Vui nhạc với chủ đề: Bông hoa mừng cô ngày hôm nay
- Đó là sự tham gia vô cùng dễ thương và đáng yêu chúng ta cùng làm quen với đội chơi thứ nhất được mang tên: Đội hoa cúc vàng
- Đội chơi thứ hai: - Đội hoa cúc trắng
- Đội chơi thứ 3: Đội hoa cúc tím
- Xin giới thiệu với ba đội chơi còn có các cô giáo đến thăm và dự lớp chúng mình, chúng mình dành một chàng pháo tay thật to để chào đón các cô
- Chương trình ngày hôm nay là những phần chơi vô cùng thú vị và hấp dẫn, phần chơi thứ nhất được mang tên: Tài năng tỏa sáng, phần chơi thứ hai được mang tên: Lắng nghe tiếng hát, phần chơi thứ ba được mang tên: Khiêu vũ cùng nhạc. Và bây giờ không để các bạn phải chờ lâu chúng ta hãy đến với phần chơi thứ nhất được mang tên: Tài năng tỏa sáng
* Hoạt động 1: Hát và vận động minh họa theo lời bài hát “ Bông hoa mừng cô” sáng tác: Trần Thị Duyên
- Mời các đội đến với nốt nhạc đầu tiên của chương trình( Mở một đoạn nhạc trong bài: Bông hoa mừng cô)
- Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì?
- Đó chính là giai điệu bài hát : Bông hoa mừng cô sáng tác: Trần Thị Duyên mà hôm trước cô đã dậy chúng mình đấy, bây giờ cô muốn chúng mình hát thật hay bài hát này nào
- Cả lớp hát 1 lần
- Chúng mình cùng hát bài hát này một lần nữa nhé ( Hát theo tay đánh nhịp của cô, tay cô đánh hẹp các con hát nhỏ, tay cô đánh rộng các con hát to)
- Các con ạ ở phần chơi: Tài năng tỏa sáng này yêu cầu các đội hát thật hay bài hát này kết hợp với vận động minh họa theo lời bài hát đấy chúng mình biết những hình thức biểu diễn nào?
- Cô mời một bạn lên thể hiện cách vận động minh họa của mình với lời bài hát : Bông hoa mừng cô
- Cô mời một ý kiến khác nào
- Cô mời 1- 2 trẻ lên biểu diễn bằng các hình thức khác nhau
- Có rất nhiều cách lựa chọn để biểu diễn cho bài hát được hay hơn, vui nhộn hơn, hôm nay cô và chúng mình sẽ lựa chọn hình thức vận động giống bạn nào?
- Để hát vận động được dễ dàng cách một bạn cô mời một bạn bước lên phía trước một bước
- Cả lớp hát và vận động minh họa
- Bây giờ cô sẽ cho chúng mình thể hiện tài năng của chúng mình đấy, các con đã sãn sàng chưa?
- Tổ lên biểu diễn( sửa sai)
- Các đội đã thể hiện tài năng của mình rất xuất sắc, bây giờ cô muốn các đội sẽ mời các thành viên xuất sắc của đội mình lên giao lưu với đội khác đấy
- Nhóm lên biểu diễn
- Vừa rồi các thành viên của các đội lên giao lưu rất là vui các con nhớ khi vận động phải thật đều thì mới đẹp nhé
- Mời cá nhân xuất sắc nhất lên thể hiện tài năng của mình
- Cá nhân trẻ biểu diễn
-Cô thấy các đội đã thể hiện phần tài năng của mình rất xuất sắc, cô đố chúng mình biết trong âm nhạc có những đạo cụ gì?
- Có rất nhiều các loại đạo cụ âm nhạc để kết hợp với lời bài hát như: Song loan, phách, xắc cô, lục lạc... Hôm nay cô và các con chọn một loại đạo cụ âm nhạc để kết hợp với bài hát này chúng mình chọn đạo cụ âm nhạc gì?
- Cả lớp hát kết hợp với: Xắc xô
* Hoạt động 2: Nghe hát bài “ Hoa trong vườn” dân ca Thanh Hóa
- Xin cảm ơn phần thể hiện của các đội, bây giờ xin mời các đội bước sang phần chơi thứ hai được mang tên: Lắng nghe tiếng hát
- Mời các con cùng lắng nghe ca khúc: Hoa trong vườn dân ca Thanh Hóa
- Lần 1: Trẻ nghe cô hát
- Chúng mình vừa được nghe bài hát gì?
- Trong bài hát nhắc tới gì?
- GD trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loài hoa, cây
- Lần 2: Trẻ nghe ca sỹ hát
* Hoạt động 3: Trò chơi: Khiêu vũ cùng nhạc
- Tiếp theo xin mời các con đến với phần ba của chương trình được mang tên: Khiêu vũ cùng nhạc. Phần chơi này yêu cầu các đội chơi lắng nghe những điệu nhạc, là những điệu nhạc nhẹ nhàng thì các con tìm nhanh cho mình một người bạn và cùng cầm tay nhau đung đưa theo điệu nhạc. Khi các con nghe thấy các giai điệu sôi động xin mời các con cùng hưởng ứng theo điệu nhạc đó nhé
- Trẻ chơi 1- 2 lần
- Cô quan sát khuyến khích trẻ chơi
- Vâng thưa các cô và các con yêu quý chương trình: Vui nhạc hôm nay đến đây là kết thúc chúc các cô thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc. Chúc các con chăm ngoan học giỏi
Giáo án dạy hát bông hoa mừng cô (số 3)
I.Kết quả mong đợi:
1. Kiến thức: Trẻ hát thuộc bài hát và biết múa các động tác minh hoạ theo lời ca bài hát: “Bông hoa mừng cô” của nhạc sỹ: Trần Thị Duyên
2. Kỹ năng: Trẻ hát đúng giai điệu và kết hợp múa minh hoạ theo lời ca bài hát
3.Thái độ: Biết ơn và kính trọng cô giáo
II.Chuẩn bị: Cô xây dựng các động tác múa bài “Bông hoa mừng cô”. Đàn o rgan
Xắc xô, loa đài có các bài hát: Bông hoa mừng cô, Bàn tay mẹ
III. tiến hành:
Hoạt động của cô
* Ổn định tổ chức- gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi: Đoán tên bài hát
* Hát- múa bài: “Bông hoa mừng cô”
- Cô đánh đàn bài hát: “Bông hoa mừng cô”
+ Đó là bài hát gì? của nhạc sỹ nào?
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài “Bông hoa mừng cô”
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Tình cảm của các con đối với cô như thế nào?
- Cô hát- múa theo lời ca bài “Bông hoa mừng cô” cho trẻ xem
- Cô làm mẫu chậm các động tác múa bài: “Bông hoa mừng cô” cho trẻ xem
- Dạy trẻ hát- múa bài “Bông hoa mừng cô”
- Từ “Mồng tám tháng ba em ra thăm vườn” tay trước tay sau vẫy vẫy kết hợp nhún chân theo nhịp
- Từ “Chọn một…cô giáo” Hai tay đưa ra trước ngang tầm ngực vấy vẫy kết hợp nhún chân
-Từ “ Nào bông…xinh” một tay chống hông, một tay giơ ra phía trước và đổ bên kết hợp nhún theo nhịp
- Từ “Em đến…ra chào” 2 tay chum chữ V trước ngực rồi vung tay lên cao
- Khi trẻ múa, Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô mở bài hát “Bông hoa mừng cô” cho tổ-nhóm- cá nhân hát, múa
- Cô mở nhạc bài hát “Bông hoa mừng cô” cho cả lớp cùng hát - múa
- Cho trẻ đọc bài thơ: Bó hoa tặng cô
* Nghe hát: Cô giới thiệu bài hát “Bàn tay mẹ”
- Cô hát cho trẻ nghe kết hợp làm điệu bộ minh hoạ theo bài hát
- Hỏi trẻ : Cô vừa hát bài hát gì?
- Cô mở bài “Bàn tay mẹ” cho trẻ nghe
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ
Giáo án dạy hát bông hoa mừng cô (số 4)
I, Mục đích – yêu cầu
1, Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả bài hát nghe: “Hoa trong vườn”.
- Trẻ nhớ tên bài hát khi được nghe giai điệu: “Bông hoa mừng cô”
- Trẻ biết luật chơi trò chơi âm nhạc.
2, Kỹ năng:
- Biết lắng nghe và cảm thụ bài hát “Hoa trong vườn”.
- Phát triển cho trẻ sự tự tin mạnh dạn nói lên sự cảm nhận của mình sau khi được nghe bài hát.
- Phát triển tai nghe và phản xạ cho trẻ.
- Trẻ biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô
3, Thái độ:
- Trẻ hào hứng hát và tham gia trò chơi âm nhạc cùng cô
II, Chuẩn bị
- Nhạc bài hát “Bông hoa mừng cô”
- Đĩa bài hát : Hoa trong vườn, Sắp đến tết rồi sáng tác: Hoàng Vân, Bé chúc tết sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện, Múa cho mẹ xem sáng tác: Xuân Giao
- Một số bức tranh trong chủ điểm.
III, Tiến hành.
Cô đố các con nhé:
“Ngày gì của mẹ của cô
Của cả bạn gái thật là đáng yêu.”
( Ngày 8/3 )
- Gợi cho trẻ về ngày 8/3: cho trẻ xem tranh
+ Con biết gì về ngày 8/3 ?
+ Vào ngày 8/3 các con sẽ làm gì?
Giáo dục trẻ “ Để Bà, mẹ, cô vui lòng các con phải chăm ngoan học giỏi và biết vâng lời chúng mình có đồng ý không nào?”
2. Bài mới :
a. Dạy hát: Bông hoa mừng cô
- Hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát “Bông hoa mừng cô ” do chú Trần Quang Huy sáng tác.
+ Lân 1 : Hát không nhạc kết hợp cử chỉ điệu bộ.
+ Lần 2 : Hát với nhạc không lời kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Các con thấy bài hát này có hay không nào ?
- Bài hát này tên là gì ? do ai sáng tác ?
- Bài hát này nói về gỉ ?
+ Lần 3 : Khuyến khích trẻ hát cùng cô
Cho trẻ hát : Mời cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
Sau mỗi lân trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ về giai điệu và ca từ
b. Nghe: Hoa trong vườn
- Cô giới thiệu tên bài hát. Tên tác giả và hát cho trẻ nghe
- Cô hát lần 1 : Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. Nêu nội dung bài hát.
3, Trò chơi. Hát theo hình vẽ
Luật chơi như sau : Trên tay cô là hình vẽ : mặt cười, mặt mếu và mặt khóc. Chúng mình sẽ hát bài hát khi cô giơ ảnh mặt cười lên, còn khi cô giơ ảnh mặt mếu lên các con sẽ hát chậm lại và khi cô giơ ảnh mặt khóc các con sẽ dừng lại và không được hát nữa. Các con đã hiểu luật chơi chưa nào ?
Và bây giờ bài hát đầu tiên của chúng mình sẽ là bài hát mà rất quen thuộc với chúng ta, đó là bài hát Sắp đến tết rồi của nhạc sỹ Hoàng Vân. Các con đã sẵn sàng chưa nào ?
(Cho trẻ chơi 2-3 bài)
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .