Văn lớp 11

9 bài viết
1/1 trang

Top 10 Bài văn phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài "Bánh trôi nước", “Tự tình 2” và “Thương vợ” (Ngữ văn 11) hay nhất

Từ lâu, hình ảnh người phụ nữ đã trở thành một trong những đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung. Điều ấy không chỉ có căn nguyên từ một đặc trưng của văn học đó là luôn lấy con người làm trung tâm của mọi sự phản ánh để qua đó, nhà văn bộc lộ những tư tưởng, quan điểm của mình về thế giới khách quan mà còn bởi từ lấu người phụ nữa đã có những vai trò quan trọng trong việc tạo dựng, xây đắp đời sống gia đình, đời sống xã hội. Trong văn học trung đại Việt Nam, có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu viết về người phụ nữ như: Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,… Những bài làm văn mẫu mà Alltop tổng hợp dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài “Tự tình”, “Bánh trôi nước”, “Thương vợ”. Để hoàn thành đề văn này, các bạn cần lưu ý phải đọc kí, tìm hiểu kĩ văn bản, hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời của tác giả để có thể hiểu rõ. Cac bạn cũng cần lưu ý là chúng ta nên chia thành các lập điểm rõ ràng, hành văn trong sáng, chuẩn mực, không xuyên tạc nộ dung, ý nghĩa văn bản và tư tưởng của nhà thơ. Chúc các bạn thành công!

0
52
0

Top 12 Bài văn nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn (Ngữ văn 11) hay nhất

Ai đó đã từng nói: "Bạn không thể trải qua một ngày mà không có sự tương tác với thế giới xung quanh. Điều bạn làm sẽ tạo ra sự khác biệt và chính bạn là người quyết định khác biệt nào bạn muốn có". Phải chăng, nói và nghe một cách khôn ngoan và khéo léo chính là một bí quyết giúp nhiều người trong chúng ta tạo ra sự khác biệt với nhiều người ta gặp trong cuộc sống. Dân gian xưa có rất nhiều câu ca dao nói về quan hệ giữa nói và nghe như: "Người khôn nói ít làm nhiều/ Không như người dại nói nhiều rởm tai" hay "Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều/ Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn". Cũng bàn về mối quan hệ chặt chẽ giữa nói và nghe, nhà triết học Dê - nông từng có một lời chia sẻ vô cùng quý giá và hữu ích rằng: "Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn". Mời các bạn tham khảo một số bài văn mẫu hay nhất mà Alltop đã tổng hợp giải thích ý nghĩa của câu nói này. Để bài viết đầy đủ và ấn tượng, các bạn nên giải thích ngắn gọn về câu nói rồi nêu ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng, từ đó rút ra những bài học hữu ích cho bản thân. Chúc các bạn thành công!

0
393
0

Top 8 Bài văn so sánh giọng thơ Nguyễn Khuyền và Tú Xương (Ngữ văn 11) hay nhất

Người ta thường dùng sự ngợi ca và thương xót dành cho cái đẹp và số phận cái đẹp trong cuộc sống còn tiếng cười để đả kích và chôn vùi tất cả những gì xấu xa, thấp hèn xuống dưới địa ngục. Vì thế, trong những năm tháng “trời đất nổi cơn gió bụi” thế kỉ XIX, cùng với những bài văn chiêu hồn, văn tế,… thơ văn trào phúng cũng thể hiện được vai trò và vị trí của mình. Tiêu biểu của thể loại này chính là như thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Hai người tuy có những nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau. Ta cần làm rõ ý kiến trên qua hai tác phẩm đã được học trong chương trình là “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến và “Vịnh khoa thi Hương” của Tú Xương. Khi làm bài, chú ý đến những tiêu chí để chỉ ra sự giống nhau trong tâm sự và khác nhau trong giọng thơ. Sau đó, các bạn nên giải thích nguyên nhân và ý nghĩa của sự giống và khác nhau ấy. Nếu vẫn còn băn khoăn với bài văn, các bạn có thể tham khảo một số bài văn mẫu mà Alltop đã tổng hợp dưới đây. Chúc các bạn học tập tốt!

0
39
0

Top 7 Bài văn cảm nhận sâu sắc qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11) hay nhất

Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức. Ông chính là một người đã chiến đấu hết mình, sống thẳng thắn, chính trực với một nghị lực sống phi thường. Ông là một con người tiêu biểu cho nhân cách Việt Nam trong thời kỳ đất nước đầy biến cố, đau thương, nhưng vô cùng vĩ đại. Đất nước bị ngoại xâm, nỗi nhà tai biến, nỗi mình bi thương, bao nhiêu nghiệt ngã của cuộc đời trút lên vai một người mù lòa, sự nghiệp công danh nửa đường dang dở. Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 các em sẽ có cơ hội được tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và một số tác phẩm của ông. Thông qua quá trình tìm hiểu cuộc đời và văn thơ có lẽ chúng ta sẽ có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện về một nhân cách sáng ngời, một tài năng lỗi lạc của dân tộc. Dưới đây Alltop tổng hợp và giới thiệu đến các bạn một số bài văn mẫu định hướng cho các bạn những điểm tiêu biểu nhất đặc sắc nhất về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Chúc các bạn thành công!

0
19
0

Top 10 Bài văn phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong "Vĩnh biệt cửu trùng đài" (Ngữ văn 11) hay nhất

Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có đóng góp nổi bật về thể loại tiểu thuyết và kịch, có thiên hướng lịch sử. Ông có khát vọng viết nên những tác phẩm có quy mô lớn dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử dân tộc, nói về triết lí sâu sắc. Văn phong ông giản dị trong sáng nhưng thâm trầm sâu sắc. Vở Kịch "Vũ Như Tô" là một trong những tác phẩm của ông. Nó phản ánh cuộc sống qua những mâu thuẫn xung đột. Trong đó Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng thành công hình tượng Vũ Như Tô đã góp phần thể hiện rõ nét tư tưởng chủ đề. Dưới đây là một số bài văn mẫu phân tích về nhân vật do Alltop tổng hợp để các bạn tham khảo trong quá trình làm bài.

0
261
0

Top 8 Bài văn so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều (Ngữ văn 11) hay nhất

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc ta. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. Kể từ lúc ra đời cho đến hôm nay, thời gian trôi qua đã ngót trên hai trăm năm trời, vậy mà Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn mãi mãi sinh tồn trong lòng độc giả. Có được giá trị bất tử đó, có lẽ phần lớn là nhờ vào những câu thơ vô cùng độc đáo của tác phẩm. Tiếp xúc với Nguyễn cũng như những hình tượng nhân vật đã được ông xây dựng, tận đáy lòng của mỗi chúng ta đều phải thốt lên những tiếng kêu thán phục đầy kinh ngạc. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều- Thúy Vân bằng những nét chấm phá đầy tinh tế. Và sau đây là một số bài văn mẫu bài viết số 3, lớp 11 đề 1: so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" đầy đủ chi tiết nhất do Alltop tổng hợp các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!

0
42
0

Khách quan, đầy đủ, chính xác

Là top 3 tiêu chí mà Alltop.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng