Top 12 Bài văn nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn (Ngữ văn 11) hay nhất

12377

Ai đó đã từng nói: "Bạn không thể trải qua một ngày mà không có sự tương tác với thế giới xung quanh. Điều bạn làm sẽ tạo ra sự khác biệt và chính bạn...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 1

Ai cũng có mồm để ăn nói, có tai để nghe. Nói như thế nào, nghe như thế nào, là cả một nghệ thuật sống trong giao tiếp hằng ngày, trong ứng xử giữa người với người trong cộng đồng.


Câu nói của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) với một người bẻm mép là một lời khuyên sâu sắc để chúng ta ghi lòng và suy nghĩ: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Câu nói trên đây của Dê-nông hướng tới kẻ bẻm mép. Kẻ bém mép còn gọi là kẻ trém mép, những kẻ nói hay mà ít làm, không chịu làm. Hai chữ “chúng ta” trong câu nói của Dê-nông như một lời tâm sự, một điều chiêm nghiệm nên không làm mất lòng đối với người đang đối thoại, dù đó là kẻ bẻm mép. Dê- nông đã từ một hiện thực cụ thể hiển nhiên là “chúng ta có hai tai và một mồm” để rút ra một bài học, một chân lí, một lời khuyên giản dị mà sâu sắc: Ai cũng nên nghe nhiều hơn và nói ít hơn.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn.


Tại sao trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Kẻ bẻm mép thường ăn nói ba hoa, khoe mẽ; nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Ăn nói khoe khoang là bản tính của kẻ bẻm mép. Lúc giao tiếp, lúc đối thoại với bất cứ ai, kẻ bẻm mép bao giờ cũng vậy, ăn nói huyên thuyên, hết đưa xa cái lí lẽ này, lời bình phẩm nọ, tung ra mọi tin tức thông báo, rồi nhận xét, đánh giá. Anh ta cũng có hai tai đấy, nhưng không biết lắng nghe mà chỉ huyên thuyên khoe biết, khoe tài, khoe giỏi. Anh ta có biết đâu, nhưng người đang nghe anh ta nói khó chịu và coi thường anh ta.


Trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn, nói ít hơn. Nói là để biểu đạt tình cảm, tư tưởng, nhận thức, sự hiểu biết của mình. Phải biết làm chủ bản thân mình nên phải nói ít. Biết mười nói một, làm nhiều nói ít là người khôn. Tục ngữ có câu:

- Người khôn nói ít làm nhiều,

Không như người dại lắm điều rởm tai.

- Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều,

Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn.


Nói ít nghe nhiều lúc giao tiếp là thể hiện sự khiêm nhường, lịch sự, đức tính chín chắn. Ngay cả lúc tranh luận, bàn cãi bất cứ về chuyện gì, ta cũng phải làm chủ thái độ, làm chủ ngôn ngữ, đừng cướp lời, đừng đỏ mặt tía tai, đừng vừa nói, vừa vung tay! Nói ít nghe nhiều thì mới học được điều hay, điều tốt đẹp. Ông bà, cha mẹ thường dạy bảo con cháu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Học ăn, nói, gói, mở, để ứng xứ, để giao tiếp, để tu dưỡng nhân cách, đạo đức, trình độ học vấn của mỗi người. Trong giao tiếp, bất cứ ai cũng vậy, nên nói ít nghe nhiều, phải suy nghĩ chín chắn rồi mới nói. Nghe nhiều, nói ít mới đúng là người có nhân cách văn hóa.


Đó đây trong nhà trường, ở đường phô, trên báo chí; .. ta thường bắt gặp những kẻ đa sự, nói nhiều. Có kẻ nói nhiều đã trở thành bệnh lí, cố tật. Kẻ bẻm mép có biết đâu bị thiên hạ cười chê. Nói dài, nói dai, nói dại: Đất xấu trồng cây khẳng khiu / Những người thô tục nói điều phàm phu – những lời châm biếm ấy của dân gian hình như những kẻ bẻm mép chưa bao giờ được nghe, chưa hao giờ được nghĩ tới.


Trong xã hội mới, trong nền kinh tế trí thức, bài học nghe nhiều, nói ít vẫn rất thiết thực và bổ ích đối với thế hệ trẻ chúng ta. Học cho rộng, suy cho kĩ, nghĩ cho sâu mới là con người mới. Nói và làm phải đi đôi với nhau, cổ nhân đã từng lưu ý: “Ngôn quá kì hành, bất khả trọng dụng”, nghĩa là nói nhiều hơn làm, không dùng việc lớn được. Ngày nay, việc lớn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì không thể dùng được những kẻ bẻm mép nói nhiều hơn làm.


Sau hơn hai nghìn năm, câu nói trên đây của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông vẫn còn nguyên giá trị. Nghe nhiều hơn và nói ít hơn là một lời khuyên đẹp, một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thìa. Nói ít, nghe nhiều, làm giỏi là thước đo giá trị và nhân phẩm. Nhắc lại câu nói của Dê-nông, làm theo câu nói của Dê-nông là để sống đẹp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 2

Có biết bao lần khi ta làm sai điều gì đó, những việc có lỗi với chính những người sinh thành mình, bố mẹ quát mắng nhưng vì ngang bướng mà cãi lại bố mẹ, không nhận là mình sai. Hay cũng có khi bạn bè hiểu lầm nhau cãi cọ lẫn nhau, không biết bên nào là bên sai cả, có thể bạn hiểu lầm bạn mình, cũng có thể là hai người trực tiếp cãi cọ lẫn nhau vì một điều gì đó. Những lúc ấy cái mồm của bạn có ngưng nói những lời không tốt không, có mãi cãi qua không. Người ta thường nói rằng “Chúng ta có hai tai và miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Bạn hiểu sao về ý nghĩa của câu nói này?


Trước hết chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của câu nói đó là gì?. Chúng ta có hai cái tai và một cái mồm. Dùng phép so sánh hơn thấp để thây được số lượng nhiều của những bộ phận trên cơ thể ta. Tuy nhiên số lượng tai và mồm thì có liên quan gì đến nói ít và nghe nhiều hơn. Ẩn ý ở đây là chúng ta nên biết lắng nghe những lời của mọi người xung quanh và nói ít hơn. Nói ít không có nghĩa cả ngày “ ăn không nên đọi nói không nên lời’” là tốt mà nói ít ở đây là nên nói những gi đúng lúc đúng thời điểm, không thì cái mồm sẽ làm khổ cái thân. Tóm lại câu nói trên khuyên chúng ta hãy biết lắng nghe nhiều hơn là nói cãi không đúng lúc, không đúng sự việc.


Trước tiên hãy biết lắng nghe ngay chính những người thân của mình. Người thân đầu tiên đó chính là ông bà cha mẹ. Họ không những là người sinh thành mà họ còn là những người có kinh nghiệm trải đời hơn ta chính vì thế mà ta nên lắng nghe những lời ông bà cha mẹ mình khuyên mình. Sự lắng nghe thể hiện trong những việc rất nhỏ như bố mẹ dạy bảo đi ngủ trưa hay là con nên nói năng nhẹ nhàng lịch sự hơn thì chúng ta nên lắng nghe chứ không được cãi lại hay chối bỏ. vui biết mấy khi thấy bạn vâng con biết rồi lần sau con rút kinh nghiệm, lòng bố mẹ chẳng yên tâm quá đi chứ. Và như thế cũng thể hiện bạn là một người con ngoan. Hay có nhiều khi bạn xích mích với anh chị em của mình. Có thể là tị nạnh nhau với chị gái nhưng mình là em không được nói hỗn với chị. Nhiều người vẫn hỏi tại sao khi mình là em mà khi cãi nhau với chị, chị cũng nói mình rất quá đáng mà bố mẹ hay mắng mình hơn vì bản thân mình là em nên biết tôn trọng chị trước, nhỏ hơn mà cãi láo thì đáng ăn đánh hơn chị lớn mà không biết nhường em. Đối với em trai cũng vậy mình lớn hơn thì phải ăn nói cho hẳn hoi thì em nó mới phục. Nếu cãi nhau thì mình cũng là người bị mắng. Bố mẹ có cái lý của bố mẹ vậy nên hãy lắng nghe chứ đừng cãi lại, cãi lại chỉ khiến bố mẹ bạn không thích bạn hơn mà thôi.


Hay trong những mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh cũng cần phải biết lắng nghe dù họ lớn hơn hay bằng thậm chí là nhỏ tuổi hơn bạn. Nhiều khi chính những suy nghĩ non nớt và ngây thơ của trẻ con lại vô tình khiến cho bạn nhận ra một chân lý nào đó trong cuộc sống. Chân lý ấy đứa bé không hề biết nó chỉ thấy và nói một cách ngây thơ không hề suy nghĩ nhưng bạn thì phải suy nghĩ rất nhiều. Có thể nói rằng lắng nghe luôn tốt hơn là mở miệng thanh minh hay cãi cọ phân bua. Nhiều khi tình bạn cũng được bồi đắp khi trải qua những mâu thuẫn, vì qua đó sẽ hiểu được nỗi lòng của nhau hơn. Và chính vì thế yêu quý nhau hơn. Mâu thuẫn ấy có thể mình hiểu nhầm bạn của mình, hay cũng có thể do chính bạn thân hai người bạn tạo nên với nhau.


Vì tuổi trẻ nông nỗi nhiều khi bạn không nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo vì thế cho nên bạn sẽ có những quyết định và suy nghĩ khá vội vàng. Chinh vì thế mà bạn bè có đôi lúc xảy ra mâu thuần, khi ấy nếu muốn giũ tình bạn của mình thì mặc dù mình đúng hay bạn sai một cách trắng trơn, hoặc bạn đang hiểu lầm mình thì hãy lắng nghe những điều bạn nói để cũng nhau giải quyết chứ càng cãi qua cãi lại để phân định ai đúng ai sai làm cái gì. Liệu rằng làm như thế bạn có vui vẻ hơn không?. Lắng nghe những suy nghĩ của người khác về mình và rồi bộc lộ những suy nghĩ của mình một cách bình tĩnh chân thành ấy mới là một phương pháp, một liều thuốc tốt để tránh mất đi một tình bạn xây dựng biết bao lâu nay. Chính vì thế hãy biết lắng nghe nhiều hơn nhé! Tuy nhiên hãy biết chọn đúng đối tượng để bạn lắng nghe không nên nghe theo những lời phản động nhà nước mà lại cho là đúng như thế không tốt.


Có thể khẳng định rằng câu nói trên hoàn toàn đúng. Số lượng của cái tai tương đương với chúng ta nên làm điều gì nhiều hơn, đó là nghe nhiều hơn nói. Vì nói trong những trường hợp ấy nhiêu khi không đúng lúc để cho người ta hiểu ý của mình. Thậm chí còn dẫn đến trạng thái gay gắt mất đoàn kết. tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì nên nói vì tính chất khẩn trương của sự việc. vì vậy hãy thông minh khi biết lựa chọn sự lắng nghe hay nói trong cuộc sống nhé!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 3

Trong cuộc sống một trong những kĩ năng phát triển nhiều nhất đó là chúng ta nên lắng nghe nhiều hơn và chính điều đó đã tạo cho chúng ta những hoàn cảnh sống cụ thể và nó có ý nghĩa sâu sắc hơn bởi mỗi người chúng ta luôn có hai tai để nghe và miệng để nghe vì vậy chúng ta nên nghe nhiều hơn và nói ít hơn.


Trong câu trên ý nghĩa về mặt ngôn từ đó là trên con người đều có hai bộ phận, một bộ phận dùng để nói một bộ phận dùng để nghe, nhưng chúng ta cần nói ít và lắng nghe nhiều hơn, đó là một nghệ thuật giao tiếp khéo léo của con người, vì vậy mỗi người cần phải hoàn thành và có những giây phút mạnh mẽ hơn khi chúng ta biết lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi chính những điều đó để tạo nên cho con người những khoảng không gian gần gũi và mang trong trái tim của mỗi người những hoài niệm riêng và có ý nghĩa rất to lớn.


Chúng ta nên biết lắng nghe nhiều hơn để có được những ý kiến và những hiểu biết riêng biệt đó là điều quan trọng tạo nên trong tâm trí mỗi con người, điều đó không chỉ làm nên những điều tuyệt vời và nó còn làm một động lực thúc đẩy cho con người những giây phút tươi đạp và hoàn hảo nhất. Mỗi người đều cần phải có những hành động đúng để biết kịp thời đúng đắn, và nên cần có hai tai để lắng nghe và lắng nghe nhiều hơn, việc chú ý lắng nghe người khác sẽ làm nên những thành quả riêng cho mỗi con người, chúng ta nên cần phải có những hành động và cần có những cái riêng tư.


Mỗi người đều tạo nên một cái cách riêng và biết lắng nghe vấn đề của mình, và những vấn đề và có thể tạo nên những nhu cầu và cái riêng của chính bản thân, và ngày nào chúng ta cũng cần phải có một nghệ thuật riêng và nó tạo nên những thói quen và nó đã làm nên những thành công trong cuộc sống, bản thân mỗi người cần phải tạo nên những thói quen và nó đã tạo nên và những thói quen và hành động của con người, hành động của chúng ta sẽ tạo nên một thói quen tốt và nó làm nên những điều tốt và hoàn hảo hơn, chúng ta đã hành động và cần phải cư xử và cần phải biết tôn trọng và biết gây dựng thói quen nên tạo nên những điều tốt lành nhất, nó đã tạo nên cho mỗi con người những thói quen riêng và nó tạo nên những điều tuyệt vời nhất.


Mỗi người đều tạo nên những hành động riêng và nó tạo nên những nhu cầu cần thiết và tạo nên nhiều thói quen đáng quý trong mỗi con người, hành động riêng của mỗi người là những nhu cầu cần thiết và đó tạo nên nhiều những điều tốt nhất, lắng nghe để học tập và nó tạo nên những thói quen và những điều riêng tư và nên hành động và cũng tạo nên những điều tốt nhất, và hành động của mỗi người, trong con người mỗi chúng ta những điều đó đã tạo nên một thói quen tốt và nó làm nên những yêu cầu cần thiết nhất của mỗi con người, mỗi người đều làm nên những thói quen tốt và những điều đó làm cho chúng ta thêm phần tươi vui và hoàn hảo nhất, mỗi chúng ta nên tạo nên những thói quen riêng cho chính mình và hành động rất khoa học và tạo nên nhiều điều đáng quý nhất.


Mỗi chúng ta yêu thương và biết lắng nghe thì điều đó tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người, hành động như vậy mới góp phần làm nên những vấn đề rất đỗi vui vẻ và khoa học, nó tạo nên cho con người nhiều niềm vui trong cuộc sống và nó cũng làm nên những đều thật kì diệu và những điều tốt lành nhất, chúng ta đã đang tôn trọng và phát triển thêm cho chính bản thân mình những điều diệu kì và tuyệt vời nhất, mỗi người đều cần phải biết lắng nghe và tôn trọng thêm cho mình điều đó mới góp phần tạo dựng lên những điều tốt lành nhất và hoàn thành được những điều quan trọng trong bản thân.


Biết lắng nghe là một nghệ thuật và nó trở thành những điều tuyệt vời và là một nghệ thuật ứng xử từ xưa đến nay nó không chỉ tạo nên những điều tốt lành và còn mang lại nhiều những giá trị cho chúng ta trên bước đường tiếp theo để vươn lên được hạnh phúc viêm mãn, hạnh phúc sẽ có được khi chúng ta biết tiếp thu và giữ gìn và đẩy mạnh nó lên cao, những điều này đã tạo nên và nó gây dựng nhiều những điều tốt lành hơn, nhiều những thành công và những điều nhẹ nhàng nó đã ảnh hưởng sâu sắc và mang lại những điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất cho chính bản thân chúng ta. Khi chúng ta biết lắng nghe chúng ta sẽ nghe được nhiều điều hơn, và biết được cái đích mà chúng ta muốn có muốn đạt được đó là những điều tuyệt vời và mang lại ý nghĩa nhất.


Một trong những điều quan trọng mà chúng ta nên học hỏi đó là biết lắng nghe và những điều đó mang một ý nghĩa sâu sắc hơn, nó tạo dựng nên những điều tuyệt vời nhất và mang trong tim chúng ta những điều tốt lành và mang lại những điều mang trong bản thân những điều hạnh phúc và những ý nghĩa sâu xa nhất, mang lại những điều ý nghĩa và sâu sắc nhất hành động như vậy là những điều tốt lành và mang một ý nghĩa gây dựng thêm niềm tin và ý chí cho mỗi con người chúng ta, khi biết lắng nghe cuộc sống của chúng ta sẽ thêm phần đầy đủ và hạnh phúc hơn, những điều mà chúng ta nhận được chỉ là những điều hạnh phúc nhất mà cuộc đời đem lại không tranh cãi mà ứng xử có văn hóa có phép tắc như vậy mới tạo nên những niềm tin yêu và sự yêu thương.


Chúng ta luôn phải biết điều khiển bản thân một cách hiệu quả và có ý nghĩa hơn, hành động như vậy vừa có ý nghĩa góp phần tạo dựng nên niềm tin yêu và những cũng cách cư xử hợp với thời thế, những ngày chúng ta đã tạo dựng được những điều đó là ngày chúng ta gặp được nhiều thành công nhất, hoàn cảnh của xã hội và những yếu tố khác cũng tác động đến ngày hôm nay chúng ta cư xử như thế nào nó mang một ý nghĩa sâu sắc và có tác động mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn, điều đó có ý nghĩa quan trọng và mang nhiều dấu ấn hơn, những người thành công đều là những người biết lắng nghe và học hỏi nhiều hơn, nó mang một ý nghĩa riêng và quyết định đến vận mệnh của một đất nước và hoàn thành những điều tuyệt vời và hạnh phúc nhất của mình.


Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều những hoàn cảnh đó trong cuộc sống họ là những người biết lắng nghe và hành động hợp với đọa lý và quy cách hơn, chúng ta cần phải biết vận dụng và hoàn thành nó hợp với những gì mà chúng ta đã xảy ra và điều tạo nên những ý nghĩa đó thật diệu kì và mang nhiều ý nghĩa khác biệt, khi những người luôn chủ động lắng nghe cuộc sống của họ sẽ êm đẹp và có nhiều ý nghĩa hơn, mang nhiều quy cách và cách ứng xử hợp với hoàn cảnh và cả thời thế, mỗi chúng ta đều phải tôn tạo và phát triển nó đúng với quy cách và những điều tốt lành nhất đã mang trong trái tim mình những điều tốt lành sẽ đến với mỗi chúng ta và hành động những điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất.


Những người không biết lắng nghe thì sẽ gặp những điều tồi tệ và luôn gặp những khó khăn trên bước đường của mình, hoặc hành động hiếu thắng không biết chịu lắng nghe người khác nói và điều đó thật là một con dao hai lưỡi để để mạnh chúng ta đến những bước đường khó khăn và gian lao, khi đi trên con đường đời sẽ gặp rất nhiều những khó khăn và gian nan và chúng ta cần hành động tốt đẹp và mang một ý nghĩa nhất định.


Chúng ta biết lắng nghe thì chúng ta sẽ đạt được những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 4

Con người là động vật bậc cao cấp, đặc biệt. Ta biết nói, biết cười biết lắng nghe bởi có đôi tai và một cái miệng. Tại sao lại như vậy? Bạn đã bao giờ tự hỏi vì đâu mà tạo hóa cho ta hình hài như thế? Nhà triết học người Hi lạp đã nói rằng: Chúng ta có hai tai và một cái miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Sự lắng nghe và thấu hiểu đã không còn gì xa lạ đối với mỗi người hơn thế đó lại là một kĩ năng sống quan trọng của con người. Nhờ có nó mà con người sống trong thế giới hòa bình, giảm thiểu mâu thuẫn, xích lại gần nhau hơn với tình người nồng thắm.


Đúng như lời nói của nhà triết học người Hi lạp ấy, con người chỉ nên có một đôi tai và một cái miệng. Ta có đôi tai để lắng nghe nhiều hơn, hiểu rõ nhiều thứ hơn và một chiếc miệng để nói ít đi, suy ngẫm kĩ càng trước khi nói ra câu nào đó. Bởi mỗi câu nói đều là sự tác động đến người nghe tích cực hoặc cũng có thể là tiêu cực. Còn sự lắng nghe sẽ tạo nên sự đồng cảm, gắn kết giữa người với người. hơn nữa lắng nghe còn thể hiện lòng tôn trọng đối với người nói. Trong lớp học khi giáo viên đang giảng bài, bạn gây mất trật tự, làm ồn khiến giáo viên ngừng giảng bài và nhắc nhở bạn như thế bạn đã không tôn trọng giáo viên làm cho họ khó chịu và cảm thấy không được tôn trọng với cương vị một người đang truyền đạt kiến thức cho học sinh.


Và tất nhiên cái kết dành cho bạn là đứng dậy ra khỏi lớp hoặc bị phạt gì đó, đấy đâu phải điều ta muốn. Có một cái miệng thôi nhưng đôi khi nó cũng khá rắc rối nếu bạn không kiểm soát được nó. Còn đôi tai khi bạn ngồi chăm chú nghe giảng, bài học sẽ thấm vào đầu rất hiệu quả, điều đó không phải có ích hơn rất nhiều hay sao? Hay trong một cuộc đối thoại, bạn cứ hăng say kể điều mình muốn nói và bỏ ngoài tai những điều đối tượng tương tác. Người đó sẽ khó chịu và cảm thấy thiếu tôn trọng còn có thể đánh giá con người bạn không lịch thiệp trong giao tiếp. Ngược lại, bạn lắng nghe đối tác nói một cách cẩn thận rồi đưa ra ý kiến của mình, một cuộc thảo luận có thứ tự, lần lượt sẽ khiến đôi bên hài lòng, thoải mái. Như vậy ta thấy đó, yếu tố lắng nghe thấu hiểu là vô cùng quan trọng trong đời sống, còn lời nói giúp con người ta xích lại gần nhau hơn.


Lời nói giúp chúng ta trao đổi thông tin, sẻ chia cảm xúc. Những khi con người cảm thấy buồn chán, yếu đuối nhất là lúc họ cần bờ vai để dựa, những lời động viên hữu ích, vực dậy tinh thần đang sa sút của họ. Và có một điều vô cùng quan trọng trong lời nói mà cố nhân ngày xưa dạy rằng: uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Đây là bài học cho con người rằng mỗi lời nói ra đều không rút lại được và lời nói cũng là con dao hai lưỡi. Một mặt nếu bạn sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp tốt thì sẽ đạt được điều mình muốn. Còn nếu bạn sử dụng không tốt cái miệng của mình thì chính những lời bạn nói ra sẽ quay lại gây ra rắc rối cho bạn. Vì thế mà người ta mới nói “uốn lưỡi bảu lần trước khi nói”, con người cần phải cân nhắc, suy nghĩ về những điều mình nói ra có nên hay không, không nên nhiều lời mà là ngắn gọn, súc tích khiến người nghe hiểu được ý bạn, tránh gây hiểu lầm. Chính nhờ có lời nói mà ta đã giữ vững quan hệ quốc tế ngoại giao với các nước láng giềng, nước lớn như Mĩ, Anh, Nga… Hay gần gũi hơn trong đời sống thường ngày, giao tiếp làm ta hiểu nhau hơn, tạo sự thoải mái cho các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô, gia đình và người thân.


Lắng nghe là một nghệ thuật sống. Ta lắng nghe những âm thanh, tiếng nói hiện hữu của cuộc sống, lắng nghe cả những khoảng lặng đầy ý nghĩa và quan trọng là lắng nghe lời nói chân thành của nhau. Ngược lại, “căn bệnh không chịu lắng nghe” chính là sự vô tâm, thờ ơ, là sự bảo thủ, hiếu thắng. Qua lời nhận định, muốn cảnh bảo chúng ta về tác hại của thái độ sống ích kỉ, cực đoan – căn bệnh “không chịu lắng nghe”. Vì vậy, sự lắng nghe trong cuộc sống có vài trò rất quan trọng. Nhờ lắng nghe, con người có thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhờ lắng nghe, nhân loại tránh được những xung đột không đáng có, tránh được những đau thương, mất mát. Ngoại giao của thế giới là đối thoại chứ không đối đầu, thông qua tổ chức Liên hiệp quốc và các diễn đàn quốc tế, thế giới lắng nghe nhau trong thái độ ôn hòa, nhằm giải quyết các vấn đề mâu thuẫn mà không gây tổn thất. Chỉ khi biết lắng nghe, nhân loại mới có thể tiếp thu các ý kiến tiến bộ để không ngừng phát triển. Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ lắng nghe người khác, mà còn phải lắng nghe chính bản thân mình, đó là cách để ta hiểu mình và sống một cuộc đời thật ý nghĩa.


Bên cạnh những con người biết sống đẹp, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết lắng nghe sẻ chia thì vẫn còn có những người sống một cuộc sống vô cảm thờ ơ với cuộc sống, con người xung quanh. Người ta tự khép bản thân mình lại, chỉ ích kỉ quan tâm đến bản thân, giấu hết mọi hỉ nộ ái ố trong mình không một lần biểu cảm ra ngoài. Đôi khi ta thấy những cậu nhóc chơi game mải mê quên mọi thứ xung quanh. Đầu tóc thì rối, gương mặt phờ, dễ cáu giận vì những lí do nhỏ nhặt… như vậy ngoài trò chơi ảo ra thì đứa trẻ đó đã thờ ơ với cuộc sống thực. Thật đáng lo. Và không chỉ có ở trẻ con mà người lớn cũng có những điều tương tự xảy ra. Guồng quay côn việc bộn bề khiến người lớn quên mất đi vai trò trách nhiệm với tổ ấm của mình, chăm sóc nó một cách sơ sài, không để tâm đến chuyện con cái. Họ có biết chăng với con cái cha mẹ chính là bến bờ ấm áp để sẻ chia, tâm sự những vui buồn. Lối sống không có sự lắng nghe, sẻ chia như thế cần được loại bỏ.


Con người thường thích nói hơn thích nghe, thích nổi trội giữa đám đông hơn là im lặng quan sát. Bởi thế mà con người muốn sống cuộc sống có chiều sâu hãy học cách lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Sự tinh tế nhỏ trong cuộc sống cũng góp phần thay đổi cả một thói quen sống, một nếp sống của con người trở nên tốt hơn. Coi trọng, lịch sự với người khác cũng chính là bạn đang tôn trọng bản thân mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 5

Trong cuộc sống, mỗi con người luôn cần phải lắng nghe để tiếp nhận và thu thập thông tin, song cũng rất cần phải lên tiếng để bày tỏ ý kiến, thể hiện cái tôi của bản thân, thể hiện được tiếng nói của mình trong một tập thể. Nghe và nói luôn là nhu cầu cần thiết của mỗi chúng ta trong cuộc sống. Không ai có thể cứ im lặng mãi và cũng không cứ không lắng nghe lời nói của bất kì ai. Mỗi cách ứng xử của ta sẽ mang đến những tác động khác nhau trong các mối quan hệ xã hội. Nhà triết học Hi Lạp, Dê Nông (346-264 trước Công Nguyên), nói với một người bẻm mép: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn.


Một xã hội có phát triển hay không là phụ thuộc vào mỗi hành động của chúng ta. Khi lắng nghe, ta cần dùng đến thính giác là ”tai” để thu nhận thông tin, những âm thanh của cuộc sống bên ngoài. ”Miệng” là cơ quan phát âm có chức năng chuyển tải những ý nghĩ, cảm xúc của bản thân để bộc lộ cảm xúc đối với những người xung quanh. ”Hai tai và một miệng” là tổng thể cấu trúc diện mạo tự nhiên của con người, thể hiện được mối quan hệ giữa nghe và nói. Câu nói của nhà triết học Hi Lạp muốn nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn, để thấu hiểu mọi người xung quanh.


Khi lắng nghe ta có thể tiếp nhận được những thông tin và kiến thức cần thiết để có thêm hiểu biết bởi kiến thức là vô cùng và vô tận mà hiểu biết của con người chỉ bằng một giọt nước. Luôn luôn tìm kiếm và lắng nghe mọi người xung quanh là việc rất thiết thực để chúng ta bổ sung kiến thức cho mình. Cũng là cách để ta nhận biết thái độ và cách đánh giá của những người xung quanh dành cho mình như thế nào, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện mình tốt hơn.


Đôi khi lắng nghe lời nhắc nhở của người khác để phòng tránh được những trường hợp xấu nhất xảy ra. Lắng nghe giúp ta thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của đối phương để từ đó có thể đồng cảm sâu sắc với họ. Lắng nghe cũng là cách tốt nhất để nối liền mỗi con người với nhau. Khi con người ở trong hoàn cảnh khó khăn, họ luôn cần có người lắng nghe, chia sẻ với họ để giúp tinh thần của họ trở nên tốt hơn. Phải lắng nghe người khác thì người khác mới có thể lắng nghe bạn. Không thể đòi hỏi việc bạn không lắng nghe người khác nói, tâm sự mà bạn vẫn cứ mong người khác phải nghe lời khuyên, lời nhắc nhở của bạn. Người biết lắng nghe sẽ là người có thể xử lí mọi công việc tốt hơn, biết sắp xếp những bộn bề trong cuộc sống.


Tuy nhiên lắng nghe cũng cần phải có chọn lọc, phải gạn lọc cái tốt và bài trừ cái xấu. Không phải cứ nghe người khác đã là điều tốt, phải tìm ra được cái thực sự có ích và có ý nghĩa với bản thân mình nhất. Phải luôn có cách ứng xử khôn khéo và tế nhị. Bởi nếu ta ở trong một cuộc nói chuyện, ta cứ đòi hỏi người khác phải lắng nghe ý kiến, nghe từng câu từng chữ mà ta nói. Trong khi đó, lúc người khác đang bày tỏ ý kiến của mình thì ta lại làm lơ đi, làm những việc riêng khác. Thái độ ấy thể hiện ta là một người không tế nhị. Nếu không lắng nghe, khi đi trên đường không để ý tiếng còi xe, cái kết quả nhận được sẽ là những vết thương tích ở trên người mình. Sẽ thật tồi tệ biết bao nếu tự mình mang đến tai họa cho mình, gây đau đớn cho bản thân. Lúc ấy trông ta cũng thật là thảm hại, và không ai muốn bản thân mình thảm hại phải không? Bởi vậy hãy tập cách lắng nghe để sống tốt hơn, để cuộc sống đáng sống hơn.


Không chỉ là việc lắng nghe mà còn thể hiện qua cách nói năng, giao tiếp. Bởi việc nói là hành vi thể hiện nhu cầu của bản thân, bày tỏ những suy nghĩ tình cảm của mình, để người khác có thể thấu hiểu mình hơn. quan tâm mình hơn. Cũng là cách để hàn gắn những mối quan hệ với nhau. Nói là cách để thay đổi tư tưởng quan điểm của mình, và cũng là tác động đến tư tưởng, ý nghĩ của người khác một cách đúng đắn và tích cực. Người ta vẫn nói rằng, sở dĩ con người có nhiều hơn 1 cái tai là để con người lắng nghe nhiều hơn, việc chỉ có một cái miệng là muốn con người nói ít đi. Khi ta chắc chắn một điều gì đó thì mới nên phát ngôn, phải luôn chịu trách nhiệm trước lời nói của mình.


Khi cảm thấy chưa thực chắc chắn thì không nên phát ngôn bất cứ một điều gì, có khi nó lại gây tổn hại rất lớn cả về mặt vật chất và tinh thần của ta. Người ta thường nói:” học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nói cũng cần phải có sự học tập trong khoảng thời gian dài bởi vậy phải luôn có những suy nghĩ và phát ngôn chuẩn mực. Như khi trong một nhóm bạn, khi có người đang nói ta lại chen ngang, đứt quãng câu chuyện mà người ấy đang nói thì chỉ chứng tỏ ta là người bất lịch sự, không ý tứ mà thôi. Hay khi cha mẹ không hiểu con cái, không chịu lắng nghe tiếng lòng của con thì đứa con sẽ cảm thấy thật trống trải, buồn và chán nản. Khiến cho tình cảm gia đình rạn vỡ, tan nát… Mỗi chúng ta cần phải có cách ứng xử phù hợp để không phải hối tiếc vì những ngày tháng đã trôi qua.


Nói và lắng nghe cũng cần phải có liều lượng, có sự phù hợp. Nếu không biết kìm chế cái tôi của mình, lúc nào cũng nghe hay lúc nào cũng nói bày tỏ ý kiến của mình thì điều nhận được sẽ là hậu quả khôn lường. Khi nói quá nhiều ta sẽ không có cơ hội để lắng nghe nữa, sẽ hạn chế khả năng thu nhận thông tin, sự giao lưu. Lời nói đôi khi thiếu chọn lọc, gây cảm giác nhàm chán cho người nghe, gây đau đầu và choáng váng, gây ra hậu quả xấu cho các mối quan hệ của chính mình. Giao lưu là tốt nhưng nếu không tạo được ấn tượng tốt đẹp thì cuối cùng nhận lại cũng chỉ là sự thất vọng mà thôi. Chúng ta mất 2 năm để học nói, nhưng mất cả đời để học sự im lặng. Thế mới biết, học nói ít khó khăn đến nhường nào. Nghe nhiều nói ít cũng thể hiện đức tính khiêm nhường, giảm bớt cái tôi để học được diều hay lẽ phải trong cuộc đời.


Câu nói của nhà triệt học Hi Lạp đã mang đến cách ứng xử phù hợp cho mỗi người trong cuộc sống, cần phải học cách sống tốt phải luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu. Phải tìm ra lẽ sống trên cuộc đời này để các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, mỗi con người cũng có cách sống phù hợp dể xã hội thêm phát triển, hãy sống như những bông hoa luôn tỏa hương thơm ngát cho đời bạn nhé!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 6

“To be or not to be - That is the question”- “Sống hay không sống - đó chính là câu hỏi”. Sống chưa bao giờ là việc dễ dàng. Từ lâu, cách sống luôn là câu hỏi khó làm cho chúng ta phải băn khoăn, suy nghĩ. Sống trên đời cũng là một nghệ thuật. Chúng ta phải chú ý từ cái nhỏ nhất như cách ăn, cách nói đến cái lớn hơn là cách làm việc, cách đối nhân xử thế hàng ngày. Vì thế, nhà triết học Hi Lạp, Dê-nông (346 – 264 TCN) đã nói: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.


Câu nói đề cập đến tai và mắt: là hai bộ phận trên cơ thể con người. Tai là bộ phận có chức năng thu nhận âm thanh, biểu tượng cho việc tiếp nhận thông tin. Miệng có chức năng truyền tải suy nghĩ, cảm xúc thành lời nói. Nếu như tai giúp tiếp thu thông tin thì miệng lại giúp bộc lộ, bày tỏ thông tin, cũng như chính con người cá nhân của người nói. Hai tai và một miệng là cấu trúc hoàn chỉnh của mỗi con người, biểu tượng cho mối quan hệ nghe- nói, lắng nghe- bộc lộ. Tóm lại, câu nói khuyên chúng ta hãy biết lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn.


Có câu nói rằng: “Sự im lặng của con người thật tuyệt vời khi ta biết lắng nghe”. Lắng nghe cũng là cả một nghệ thuật trong cuộc sống hiện nay. Không chỉ đơn thuần là tiếp thu và tiếp nhận thông tin, lắng nghe chính là cách giúp ta thấu hiểu mọi thứ xung quanh mình. Sẽ ra sao nếu chúng ta không biết lắng nghe? Đi đường mà không nghe thấy tiếng còi xe thì trả giá bằng va quệt thương tích. Nhưng giữa đường gặp người bị nạn kêu cứu mà không giúp đỡ thì xác định cầm bệnh án trái tim rạn vỡ đến hết đời. Cha mẹ không nghe thấu con cái thì hạnh phúc đổ vỡ, yêu thương vụt khỏi tầm tay. Bạn bè không nghe thấu nhau thì tình cảm mong manh ngõ cụt. Ngồi ở vị trí cao mà không nghe thấu thì gieo oán giận, tủi hờn, bất công cho người yếu thế. Cái tai vì thế không chỉ còn là tai ngoài nữa, nó là cái tai nội tâm giúp ta hiểu thấu cả những vấn đề không nói và cùng sẻ chia, cảm thông với người khác. Vì thế, ta cần biết lắng nghe trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, đồng thời, cũng cần biết chọn lọc, phân tích để lắng nghe những điều thực sự ý nghĩa.


Nghe nhiều hơn đi kèm với việc nói ít hơn. Trong cuộc sống, không ít kẻ bẻm mép thường ăn nói ba hoa khoác lác, không ngừng chỉ trỏ, đánh giá, phê bình người khác. Chúng ta mất 2 năm để học nói, nhưng mất cả đời để học sự im lặng. Thế mới biết, học nói ít khó khăn đến nhường nào. Khi chưa hiểu rõ một vấn đề, nội dung lời nói còn chưa xác đáng, việc nói ít hơn thể hiện sự thận trọng của người nói, đồng thời tránh xuyên tạc vấn đề, làm tổn thương người khác. Chúng ta học cách nói ít cũng là để tránh phê phán, nghi kị, hơn thua, không nhỡ miệng nói ra những điều giả dối, sáo rỗng, không gieo rắc và chịu những tiếng xấu trong đời. Vì vậy, chúng ta cần căn cứ vào từng đối tượng, hoàn cảnh để xác định nội dung lời nói và cách thức truyền tải sao cho phù hợp, không chỉ truyền đạt đúng thông tin mà còn phải làm hài lòng người nghe.

Nghe nhiều nói ít là biểu hiện của một con người chín chắn, tinh tế. Đó là khi ta biết làm chủ bản thân, biết lúc nào nên nghe nhiều, lúc nào nên nói ít. Nghe nhiều nói ít cũng thể hiện đức tính khiêm nhường, giảm bớt cái tôi để học được diều hay lẽ phải.


Học nghe, học nói không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Trong từng hoàn cảnh, từng đối tượng, ta phải biết làm chủ được lời nói của mình, đồng thời học cách lặng im khi cần thiết. Ngay cả lúc tranh cãi, bàn luận, cũng đừng đỏ mặt tía tai, ăn nói vô tội vạ, cướp lời người khác.


Câu nói của Dê- nông là bài học nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu sắc. Nghe nhiều, nói ít - đó là cách sống đẹp trong cuộc sống đầy rẫy những tranh đua này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 7

Nếu cuộc sống là một hành trình đầy thử thách thì con người chính là những người lữ khách khát khao làm chủ, chinh phục hành trình ấy. Để có thể làm được điều ấy con người ngày nay vẫn cần không ngừng hoàn thiện bản thân, nâng cao vốn hiểu biết cũng như tôi rèn bản lĩnh sống. Bàn về nghệ thuật sống, nghệ thuật ứng xử trong cuộc sống, nhà triết học nổi tiếng Hi Lạp cổ Đê Nông đã từng nói: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều và nói ít hơn.


Câu nói của Đê-nông là lời khuyên chân thành, sâu sắc về cách con người ứng xử với nhau trong cuộc sống. Cuộc sống của con người sẽ thực sự có ý nghĩa nếu con người biết lắng nghe để đồng cảm, thấu hiểu hơn là nói là những điều vô nghĩa, không thấu đáo để thỏa mãn những nhu cầu ích kỉ của bản thân.


Tai mà miệng đều là những bộ phận trên cơ thể con người giúp con người lĩnh hội và trao đổi thông tin. Trong đó tai là bộ phận giúp con người tiếp thu những âm thanh, giúp con người tiếp nhận những thông tin từ thế giới bên ngoài. Nếu tai là nơi tiếp nhận thì miệng chính là bộ phận phát ra âm thanh, là phương tiện để con người truyền đạt những thông tin, tình cảm ra thế giới bên ngoài. Trong câu nói của nhà triết học Đê nông, ông có nhắc đến hai tai và một miệng, đây chính là cấu tạo tự nhiên của các bộ phận trên cơ thể người, tuy nhiên hiểu một cách sâu xa hơn, thông qua cấu tạo ngỡ như không thể tự nhiên, bình thường hơn ấy, nhà triết học đã truyền tải được một quan niệm sâu sắc về nghệ thuật ứng xử của con người: Để sống khiêm tốn, thấu đáo con người cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn.


Nghe và nói đều là những hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, thiếu đi những bộ phận giác quan này con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, hòa nhập với những mối quan hệ cũng như thế giới. Trước hết, vai trò của việc nghe chính là lĩnh hội thông tin, thông qua việc tiếp nhận, ghi nhớ những âm thanh, con người sẽ có thêm những kiến thức, hiểu biết biết. Khi đã nắm bắt được những thông tin cần thiết, thấu hiểu được mọi lẽ con người không chỉ tự hoàn thiện, nâng cao vốn hiểu biết, tôi rèn cho trí tuệ của bản thân mà qua đó còn hiểu được bản chất phức tạp, đa dạng của cuộc sống, từ đó có cách đối phó, chinh phục thích đáng.


Việc lắng nghe chỉ thực sự có ý nghĩa nếu con người thực sự chú tâm vào những thông tin mình tiếp nhận, mặt khác cùng với việc lắng nghe con người cần kết hợp với việc đánh giá, phân tích một cách thấu đáo để hiểu toàn diện, chi tiết về một vấn đề, hiện tượng nào đó. Lắng nghe mà không có chủ kiến, không biết chọn lọc đánh giá thì việc lắng nghe ấy cũng trở nên vô ích. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ đến câu chuyện cười Treo biển, người đàn ông trong câu chuyện là một người biết lắng nghe, biết tôn trọng những lời góp ý của người đi đường, đây vốn là điều nên làm, thế nhưng anh ta chỉ biết lắng nghe một chiều và làm theo một cách máy móc mà không hề có chủ kiến và những đánh giá riêng nên mới tạo nên câu chuyện dở khóc dở cười.


Nói là biểu hiện của nhu cầu bộc lộ tình cảm, quan điểm của bản thân đến những người đối diện, qua đó giúp gắn kết những mối quan hệ, giúp con người thấu hiểu lẫn nhau. Khác với việc nghe để lĩnh hội, nói không chỉ truyền tải thông tin, bộc lộ tình cảm mà nó có thể thay đổi nhận thức, tác động đến tâm lí, tư tưởng của người khác. Nói là hành động giao tiếp không thể thiếu, tuy nhiên nó chỉ thực sự cần thiết và có ý nghĩa khi con người dùng nó để bộc lộ những quan điểm, ý kiến cá nhân. Trong rất nhiều trường hợp khác, khi con người nói trong trạng thái nóng giận, mất bình tĩnh hay nói khi chưa thực sự tỏ tường, thấu đáo mà nói theo cảm nhận chủ quan, phán xét một chiều của bản thân thì lời nói ấy cũng có thể trở thành thứ vũ khí vô hình làm người khác tổn thương, là một trong những nguyên nhân gây rạn nứt những mối quan hệ vốn tốt đẹp.


Việc lắng nghe đòi hỏi sự trung và cả sự kiên nhẫn trong khi đó lời nói bất cứ lúc nào cũng có thể thốt ra một cách dễ dàng, cũng có lẽ vì vậy mà người ta thường nói nhiều hơn để thỏa mãn những nhu cầu tức thời của bản thân mà không đủ kiên nhẫn để lắng nghe, thấu hiểu. Khi nói quá nhiều các giác quan của con người sẽ bị phân tán, việc nghe cũng sẽ bị hạn chế, kết quả là chính chúng ta là người "phong bế" khả năng tiếp nhận thông tin, làm cho quá trình giao lưu đa chiều bị cản trở. Nếu con người chỉ biết thao thao bất tuyệt nói ra những suy nghĩ chủ quan của bản thân mà không thực sự hiểu được bản chất của vấn đề thì lời nói ấy dễ trở thành những lời võ đoán, thậm chí những lời nói thiếu chọn lọc còn có thể làm tổn thương đến những người đang giao tiếp với mình. Khi nói nhiều, nghe ít con người cũng tự đánh mất cơ hội mở rộng kiến thức, hiểu biết về con người và cuộc sống xung quanh. Con người ấy sẽ dần trở nên ích kỉ trong chính những mối quan hệ của mình và tụt hậu với sự phát triển của xã hội.


Như vậy, để hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực, trong cuộc sống và trong những mối quan hệ cá nhân, con người cần học cách lắng nghe để thấu hiểu, để đồng cảm. Khi biết lắng nghe con người cũng sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá mọi việc trở nên thấu đáo, toàn diện hơn, như vậy lời nói khi nói ra cũng có giá trị và trở nên ý nghĩa hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 8

Một trong những điều làm nên giá trị của một con người đó là sự lắng nghe. Biết tôn trọng lời nói cũng như câu chuyện của người khác là một trong những phép lịch sự mà chúng ta cần phải cố gắng có mỗi ngày. Chính vì thế mà nhà văn Hy Lạp mới có câu: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.


Trong cuộc sống chúng ta cần phải học hỏi những kĩ năng cơ bản để phát triển bản thân nhiều hơn nữa, muốn hoàn thiện bản thân chúng ta cần phải siêng năng học hỏi từ mọi người xung quanh, chính lý do đó mà chúng ta cũng cần phải biết lắng nghe nhiều hơn. Khi chúng ta biết lắng nghe, mọi điều sẽ trở nên dễ dàng hơn, biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết tôn trọng và trân trọng những giá trị của bản thân. Đó là điều mà chúng ta cần phải khắc phục trong cách giao tiếp hàng ngày, cần lắng nghe và tiếp thu những điều hữu ích, học hỏi những tinh hoa văn hóa, cũng như những giá trị hữu ích cho cuộc đời của chúng ta, luôn biết tạo nên những tinh hoa nhờ việc tinh tế lựa chọn những điều hữu ích để học hỏi trong cuộc sống của mình.


Biết lắng nghe chúng ta sẽ học hỏi được nhiều hơn trong cuộc sống, đúng như nhà văn Hy Lạp đã nói: “ Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Chúng ta đều có hai tai và có tai để chúng ta lắng nghe, một mồm để giao tiếp, nhưng cần giao tiếp hiệu quả, khi nhìn vào câu nói đó, chúng ta có thể thấy, số lượng tai gấp đôi mồm vậy tại sao chúng ta không biết lắng nghe nhiều hơn là việc nói nhiều.


Đây là điều mà rất nhiều người cần phải cân nhắc và điều chỉnh để có những góp phần to lớn cho cuộc sống của mình, cần phải biết chủ động, sáng tạo và phát triển bản thân mình mỗi ngày, từ đó chúng ta mới tạo dựng được những giá trị to lớn trong cuộc sống của mình. Biết sống và lựa chọn cách sống đúng đắn, đó là cách sống khéo néo, và tạo ra nhiều giá trị của bản thân nhiều nhất.


Câu nói trên từ xưa đến nay vẫn hoàn toàn đúng, nó là kim chỉ nan soi đường cho mỗi chúng ta, nó khuyên chúng ta biết sống một cách đúng đắn, để từ đó lựa chọn cho mình cuộc sống, cách sống sâu sắc, đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống. cần điều chỉnh mọi hành vi, thái độ cũng như cách sống của mình trong cuộc sống, biết yêu thương, san sẻ, biết tạo dựng nên niềm tin cho cuộc đời của mình.


Không ngừng học hỏi, nâng cao vốn tri thức cho bản thân, đó là những điều có ý nghĩa, giá trị to lớn cho cuộc sống của chúng ta. Phải luôn biết lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh. Cần học hỏi và phát triển bản thân mình mỗi ngày, đó là những điều tạo nên giá trị trong cuộc sống của mỗi chúng ta. “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”, câu nói này đã mang lại cho chúng ta một bài học để mỗi người trong chúng ta có thể nhìn nhận lại chính mình, để đóng góp vào những điều hữu ích hơn cho cuộc sống của mình, biết sống đúng đắn, hữu ích, biết tạo dựng được niềm tin, sự hy vọng cho cuộc đời của mình, luôn hy vọng những điều tốt nhất trong cuộc sống của mỗi con người.


Niềm tin và sự hạnh phúc đó sẽ luôn được đề cao khi chúng ta biết lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu mọi người xung quanh, luôn cố gắng tạo dựng nên những giá trị hữu ích nhất cho cuộc đời của mình. Lắng nghe là một trong nghệ thuật giao tiếp hấp dẫn, quan trọng dành cho mỗi cá nhân, mỗi con người, chúng ta đều có thể vận dụng và tạo nên được giá trị trong cuộc sống, niềm tin yêu và sự hy vọng trong cuộc đời của mình. Luôn hy vọng và tạo nên những giá trị từ cuộc sống, luôn sống đúng đắn, biết thấu hiểu và tạo nên những điều tốt nhất cho mình và cho xã hội.


Luôn biết lắng nghe và thấu hiểu đó là điều quan trọng trong cách hoàn thiện nhân cách cá nhân, xã hội, tạo nên những giá trị to lớn trong cuộc sống, văn hóa. Tạo dựng được niềm tin, sự hạnh phúc, giá trị cho mỗi con người. Chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát triển bản thân mình mỗi ngày, từ đó chúng ta mới có thể hạnh phúc, học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống này. Luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện bản thân để có được những điều tốt nhất cho cuộc sống của mình, học hỏi và rèn luyện những kĩ năng cần thiết để bản thân có thể phát triển một cách toàn diện về cuộc sống, xã hội, cũng như những giá trị to lớn trong cuộc sống của mỗi con người.


Biết lắng nghe, thấu hiểu, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều những giá trị to lớn trong cuộc sống, thấu hiểu, biết cảm thông cho người khác là điều sẽ đem lại sự bình an và sự hạnh phúc cho mỗi con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 9

Có bao giờ bạn đã tự hỏi tại sao con người lại có đến hai cái tai mà chỉ có một cái miệng không?  Nếu bạn đã từng thắc mắc như thế thì có lẽ câu nói sau của một nhà triết học Hi Lạp giải đáp cho bạn: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn. ”


Thượng đế đã ban cho con người hai tai, một miệng, nhà triết học Hi Lạp đã sử dụng phép so sánh hơn kém để chỉ rõ ra vai trò của nó. Tai là để nghe – bạn hãy lắng nghe nhiều hơn, miệng là để nói – bạn hãy nói ít hơn. Nghe và nói luôn phải là hai hành động xuất hiện hoặc biến mất song song với nhau. Lắng nghe như một cách để thấu hiểu xung quanh hơn, nó giúp bạn tiếp thu  được những tri thức từ những lời nói của những người xung quanh, tạo cho bạn một nền tảng cụ thể với những tri thức hữu ích nhất. Nói ít góp phần thể hiện bạn là người biết lắng nghe, chịu học hỏi, suy nghĩ, nói những thứ cần nói, nghe những thứ cần nghe. Câu nói của nhà triết học Hi Lạp đúng với mọi thời đại, nền văn minh, khi xưa, ông bà ta cũng đã nhìn thấy rõ cái lợi của việc nói ít và lắng nghe, gửi gắm lại cho thế hệ con cháu qua câu tục ngữ “Người khôn nói ít làm nhiều/Không như người dại lắm điều rởm tai” hay “Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều, /Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn”.


Và ý nghĩa câu nói đã tồn tại một cách âm thầm suốt hàng trăm thế kỉ, nếu bạn để ý, xã hội vẫn luôn sử dụng ý nghĩa câu nói để tạo thành nền tảng cho sự thành công. Không đâu xa, ngay trong lớp học, học sinh phải biết lắng nghe lời giảng của thầy cô. Điều này giúp học sinh tiếp thu được kiến thức một cách tốt nhất, nó giúp học sinh đến với chiếc chìa khóa tri thức để mở cửa tương lai một cách dễ dàng hơn. Trong gia đình, là con cái phải nghe lời bố, mẹ, nó giúp một gia đình giữ vững được hạnh phúc, sự gắn kết, đầu óc non trẻ luôn cần những lời dạy bảo để lớn khôn từng ngày, mỗi đứa trẻ sinh ra đều phải trải qua những giai đoạn của cuộc đời đi kèm, song song với những lời dạy bảo để thành công hơn trong con đường phía trước. Trong môi trường xã hội, một nhóm làm việc chung với nhau, các thành viên phải biết lắng nghe ý kiến của nhau để đạt hiệu quả công việc tốt nhất, đưa kết quả đi đến điểm đích một cách vinh quang nhất.


Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, biết lắng nghe là điều rất tốt nhưng phải biết chọn lọc, không phải lời khuyên, lời nói nào cũng tốt, cùng xứng đáng để ta ghi nhận và làm theo, không biết chọn lọc, nó có thể sẽ đẩy bạn vào con đường mang tên “ tệ nạn xã hội”, đẩy bạn dần tiến tới sự tù tội, phá nát tương lai của cả một con người. Lắng nghe, tuy nhiên bạn còn phải có chính kiến riêng của mình, lắng nghe chỉ là công cụ giúp bạn sửa lỗi chính kiến và xây dựng những ý tưởng mới cho chính kiến của mình một cách tốt nhất nếu chỉ mãi nghe theo ý người khác, nó sẽ biến bạn thành một con người thực dụng, vô tích sự. Bên cạnh đó, nêu ra chính kiến một cách cố chấp, nói quá nhiều mà không nghe ý ai nó cũng sẽ khiến bạn mang danh là kẻ tự cao, tự đại, không xem trọng ai và chẳng ai muốn phải bị gán ghép với những từ ngữ đó cả.


Đến cuối cùng, lời khuyên chân thành nhất dành cho bạn chính là “chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”, hãy sống một cuộc sống của bạn và tiếp thu những tri thức, ý kiến bên ngoài để cuộc sống đó đẹp hơn, sáng hơn. Và ngay cả tôi, cũng sẽ như vậy. Yêu cuộc sống là khi bạn biết nói khi nào và nghe khi nào, hãy thử nó, rồi bạn sẽ thấy cuộc sống nó đẹp đến mức nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 10

Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn – Cuộc sống có bao nhiêu điều kỳ diệu, tạo hóa như đã nhào nặn ra các sự vật, hiện tượng ra đều có một dụ ý riêng như muốn nhắn nhủ. Ai ai cũng lại có mồm để ăn nói, có tai để nghe cả. Trong giao tiếp nói về sự giao tiếp giữa con người với con người ông đã nói một câu thật ý nghĩa “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.


Chúng ta cũng có thể nhận thấy được chính câu nói của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông với một người bẻm mép thực sự là một lời khuyên sâu sắc để chúng ta ghi lòng và suy nghĩ trong lối hành xử cũng như giao tiếp giữa con người đối với nhau. Người ta cũng có thể nhận thấy được câu nói trên đây của Dê-nông hướng tới kẻ bẻm mép trong cuộc sống. Những kẻ bẻm mép còn gọi là kẻ trém mép hay nói một cách dễ hiểu hơn thì chínhlà kẻ nói hay mà ít làm, không chịu làm gì cả, nói hay hơn làm. Nếu như chúng ta tinh ý cũng sẽ nhận thấy được hai chữ “chúng ta” trong câu nói của Dê-nông thực sự cũng chính như một lời tâm sự, hay đó cũng chính là một điều chiêm nghiệm mà tác giả hướng đến. Câu nói thực sự tinh tế khi dùng cụm từ “chúng ta” không nhắm đến rõ một 1 ai cả nên không làm mất lòng đối với người đang đối thoại, cho dù đó là kẻ bẻm mép đi chăng nữa. Dê- nông đã từ một điều thật cụ thể, thật hiển nhiên là “chúng ta có hai tai và một mồm” để thông qua đó có thể rút ra một bài học, một chân lí, và hơn hết đó cũng chính là một lời khuyên giản dị mà sâu sắc mà chúng ta cần phải học hỏi đó chính là “Ai cũng nên nghe nhiều hơn và nói ít hơn” là bởi vậy.


Chúng ta đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra đó chính là trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Thực tế cho thấy được rằng chính những kẻ bẻm mép thường ăn nói ba hoa, khoe mẽ, họ dường như cứ cố gắng để có thể nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Họ là những người mà luôn luôn ăn nói khoe khoang là bản tính của kẻ bẻm mép. Nhất là trong lúc giao tiếp, lúc đối thoại với bất cứ ai, kẻ bẻm mép bao giờ cũng vậy, lúc nào cũng tự coi mình là nhất,. Họ dường như cũng chỉ biết hết đưa xa cái lí lẽ này để bảo vệ ý kiến của mình, hơn hết như để khoe khoang những gì họ có nữa. Cũng dễ nhận thấy được cũng chính là lời bình phẩm nọ, tung ra mọi tin tức thông báo sau đó họ cũng nhanh chóng nhận xét, đánh giá. Kẻ bẻm mép giống như những người bình thường, họ cũng có hai tai đấy, nhưng không biết lắng nghe mà chỉ huyên thuyên khoe biết, khoe tài, khoe giỏi mà thôi. Họ như gây khó chịu đối với người giao tiếp cùng với họ. Song kẻ bẻm mép này lại cứ khoe mẽ mãi mà không hề quan tâm những người khác đang rất khó chịu về anh ta.


Thông qua câu nói này người ta có thể nhận thấy được chính trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn, nói ít hơn. Vấn đề nói được xem chính là để biểu đạt tình cảm, tư tưởng, nhận thức đồng thời cũng chính là những sự hiểu biết của mình. Tất cả chúng ta cũng phải biết làm chủ bản thân mình nên phải nói ít. Biết mười nói một, làm nhiều nói ít hiểu nhiều mới là “người khôn”


Người khôn nói ít làm nhiều,

Không như người dại lắm điều rởm tai.


Nói ít nghe nhiều trong lúc giao tiếp thực chất cũng chính là việc có thể thể hiện sự khiêm nhường cũng như sự lịch sự, đức tính chín chắn của mỗi người. Chúng ta cũng phải nhận thấy được rằng chính ngay cả lúc tranh luận, bàn cãi bất cứ về chuyện gì, thì chúng ta phải làm chủ thái độ của chính mình. Bạn hãy làm chủ ngôn ngữ, đừng cướp lời cũng như hãy tự tin lên đừng đỏ mặt tía tai, đừng vừa nói, vừa vung tay sẽ gây ra khó chịu với người giao tiếp cùng bạn. Việc bạn nói ít nghe nhiều thì mới học được điều hay và học được những điều tốt đẹp. Trong giao tiếp việc chúng ta nói ít, nói tôn trọng người nghe thì mới có thể nói thành công. Chứ nói mà như khoe mẽ, nâng cao bản thân mình và hạ thấp người giao tiếp cùng với mình thì thật là một điều không nên. Nếu chúng ta cứ cố giao tiếp theo kiểu nói nhiều mà không lắng nghe bạn sẽ làm cho người giao tiếp cùng bạn không coi trọng bạn, bởi bạn đâu có chịu lắng nghe người ta mà đã phán xét.


Thực tế có thể nhận thấy được rằng cũng chính trong xã hội mới, trong nền kinh tế tri thức, bài học nghe nhiều, nói ít dường như cũng cứ vẫn rất thiết thực và bổ ích đối với thế hệ trẻ chúng ta. Mỗi người chúng ta cũng hãy cố gắng để có thể học cho rộng, suy cho kĩ, nghĩ cho sâu mới là con người mới. Nói và làm phải đi đôi với nhau chứ đừng nói quá xong thực chất mình chẳng làm được gì cả.


Đã biết bao năm trôi qua thì ý kiến của Dê – nông dường như vẫn vẹn nguyên ý nghĩa của nói. Việc con người chúng ta nên nghe nhiều hơn và nói ít hơn là một lời khuyên đẹp. Đồng thời đó cũng chính là một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía và nó cũng chính là một thước đo nhân phẩm của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 111

Tại sao con người chỉ có một miệng mà lại có đến những hai chiếc tai, có bao giờ bạn thắc mắc điều đó? Nhà triết học Hi Lạp, Đê-nông cho rằng: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.


Trong giao tiếp, con người thường phải thực hiện những hành vi: lắng nghe, quan sát và nói. Trong số đó, việc lắng nghe và quan sát bao giờ cũng được đề cao, khuyến khích hơn cả. Lắng nghe người khác là việc mà mỗi người nên làm, nó thể hiện sự quan tâm, đồng cảm của mỗi người đối với đối phương. Việc lắng nghe sẽ giúp cho ta hiểu rõ hơn về tâm tư tình cảm, nguyện vọng ý muốn của đối phương. Không phải ai sinh ra cũng là một người biết lắng nghe. Tuy nhiên việc lắng nghe hoàn toàn có thể được ta học hỏi, cải thiện qua năm tháng.


Lắng nghe ở đây vừa thể hiện thái độ tôn trọng người khác, vừa giúp con người trở nên gần gũi, thân thiết với nhau hơn. Khi ta lắng nghe một ai đó, ta có thể dễ dàng thấu hiểu họ hơn, có thể chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh của họ. Một người đang có tâm sự hay đang ở trong những hoàn cảnh bi thương thì điều họ cần đôi khi chỉ là bản thân được người khác lắng nghe. Lắng nghe cũng giúp cho ta có thêm nhiều hiểu biết, tri thức. Người biết lắng nghe thì sẽ suy nghĩ thấu đáo, chu toàn hơn những người không chịu lắng nghe học hỏi từ người khác.


Nếu không lắng nghe mà lúc nào cũng chỉ nói hết phần của người khác thì đó không phải là một cách hành xử khéo léo và văn minh. Hãy thử tưởng tượng trong một nhóm người đang đứng tụ tập mà có một người cứ giành nói, nói từ đầu đến cuối, hết phần của người khác vậy thì đó liệu có phải là một cách hay. Nói nhiều vừa cho thấy bạn là một người rất bất lịch sự đồng thời khiến bạn mất đi những cơ hội quý giá được nghe chia sẻ từ những người xung quanh. Chưa kể vào đó là tình trạng nhảy vào miệng người khác, xen ngang, ngắt lời khi người khác đang nói để nói chuyện của mình. Nói nhiều không những gây ồn ào, phiền phức đối với người xung quanh. Dù họ rất lịch sự không ngắt lời bạn, lịch sự tỏ thái dộ lắng nghe bạn nhưng có thể họ đã rất chán và cảm thấy bạn là một người bất lích sự khi cứ thao thao bất tuyệt, giành nói những điều người khác không muốn nghe.


Nhiều người có thói quen nói nhiều, đã vậy lại còn nói rất to. Mỗi lần người đó cất tiếng là kể cả một đám đông đang mỗi người một câu chuyện riêng cũng phải dừng lại để nghe bạn kia nói chuyện vì bạn nói quá to át hết cả tiếng. Đây là một việc làm vô cùng bất lịch sự. Những người thường giành nói, nói to thường là những người thích thể hiện, luôn mong muốn bản thân nổi bật, là trung tâm của sự kiện. Việc nói nhiều là một việc làm không nên. Những người xung quanh có thể không có không gian riêng tư, yên tĩnh hoặc không thể mở lời đưa ra ý kiến của bản thân bởi vì bạn cứ hao thao thao đủ điều.


Người ta vẫn nói rằng, sở dĩ con người có nhiều hơn 1 cái tai là để con người lắng nghe nhiều hơn, việc chỉ có một cái miệng là muốn con người nói ít đi. Chính vì vậy hãy thực hiện đúng với điều đó để khiến con người trở nên gần gũi với nhau hơn. Khi bạn biết lắng nghe những người xung quanh, bạn sẽ biết cảm thông chia sẻ với mọi người đồng thời cũng được mọi người đánh giá là con người lịch sự, biết tôn trọng người khác. Tại sao không sửa điều đó từng ngày để bạn trở nên văn minh hơn. Đó hoàn toàn là điều mà mỗi người nên học hỏi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 0 lượt vote)

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - mẫu 12

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay mỗi con người lại cần có những kĩ năng sống khác nhau để có thể phù hợp với những hoàn cảnh sống luôn thay đỏi không ngừng. Một trong những kĩ năng cần thiết của con người giúp cho chúng ta có những cách ứng xử, hành động đúng đắn trong những mối quan hệ trong xã hội đó là kĩ năng lắng nghe. Câu nói của nhà triết học Dê-nông lại càng làm rõ hơn kĩ năng này “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.


“Miệng” và “tai” là hai bộ phận trên cơ thể con người được dùng để nghe và để nói. “Nghe nhiều hơn” và “nói nhiều hơn nghĩa là hãy biết lắng nghe, suy nghĩ kĩ về những lời của những người  xung quanh và nói ít hơn để tạo nên những mối quan hệ dung hòa. Nói ít không có nghĩa cả nhày không nói lời nào mà nói ít ở đây có nghĩa là nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm, không thì cái mồm sẽ là nơi tạo ra mọi rắc rối. nghĩa của cả câu muốn nói cho chúng ta hãy biế lắng nghe để hiểu rõ sự việc thay vì nói thêm vào những gì không đúng sẽ làm cho sự việc thêm nghiêm trọng hơn.


Tại sao trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Kẻ bẻm mép thường ăn nói ba hao, khoe mẽ, nói chuyện trên tròi dưới đất, ăn ní khoe khoang. Khi giao tiếp với bất cứ ai kẻ bẻm mép lúc nào cũng vậy đưa ra những lời bình phẩm, nhận xét, đánh giá. Người ta không chịu lắng nghe ý kiến của người khác lúc nào cũng cho rằng mình đúng không sai nhưng họ đâu biết rằng chính những điều đó lại làm cho người đối diện cảm thấy khó chịu và không muốn nói chuyện với họ nữa.


Trong các mối quan hệ chúng ta muốn được suôn sẽ thì hãy học lắm lắng nghe mọi người xung quanh nhiều hơn. Đầu tiên là hãy biết lắng nghe những người thân của mình. vì họ là những người từng trải, có khinh nghiêm sống hơn chúng ta muốn chúng ta tốt hơn thì mọi người mới nói, mới góp ý để ta có thể sữa những gì chưa tốt để có thể hoàn thiện bản thân hơn. Ông bà ta có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” học ăn, nói, gói, mở đẻ tu dưỡng đạo đức, nhân cách cho con người. Chứ không nên vừa nghe người thân khuyên nhủ vài câu đã quay ra cãi lại lời người lớn nói thì chúng ta sẽ không thể tốt lên được. Bố mẹ luôn muốn con cái của mình tốt lên thế nên họ sẽ khuyên bạn gị nên làm, những gì không nên làm và bạn hãy lắng nghe bố mẹ chứ không nên cãi lời vì họ có lí do, có khinh nghiệm và chỉ muốn dạy bảo chúng ta chứ không có ý tránh mắng chúng ta nên hãy biết lắng nghe và suy ngẫm về những gì bố, mẹ dạy bảo.


Đối với bạn bè, thầy cô và những mối quan hệ xã hội khác trong xã hội cũng không tránh được những lúc xích mích, cãi vã nhưng bạn hãy cố gắng “hạ cái tôi” của mình xuống lắng nghe mọi người góp ý chứ không nên cãi nhau với họ chỉ làm cho mối quan hệ trở nên xấu hơn. Đôi khi cả những người nhỏ tuổi hơn mình lại khiến bạn nhận ra được một chân lí của cuộc sống và khiến bạn suy nghĩ rất nhiều. Nếu bạn bè có mâu thuẫn mà chúng ta biết cách ứng xử thì tình bạn sẽ được bồi đắp bởi những mâu thuẫn. Lắng nghe những suy nghĩ của người khác về mình và rồi bộc lộ suy nghĩ của mình một cách bình tĩnh chân thành nhất để người khác có thể hiểu bạn hơn và giúp cho chúng ta hiểu nhau hơn, thân thiết hơn và các mối quan hệ sẽ tốt đẹp hơn khi ta biết lắng nghe.


Nói ít nghe nhiều lúc giao tiếp là thể hiện sự lịch sự, khiêm nhường, chín chắn. Các cụ xưa có câu “Nói dài, nói dai, nói dại” nói phải đúng lúc đúng chỗ nói vừa đủ không nói qua nhiều nếu nói hay mà nói nhiều quá cũng thành thừa thãi. Ngay khi chúng ta tranh luận bàn cãi một vấn đề gì cũng phải làm chủ lời nói, ngôn ngữ của mình. Nói ít nghe nhiều sẽ khiến ta học được điều hay, lẽ phải, nhận được sự tôn trọng của mọi người. nghe nhiều nói ít đúng lúc đúng chỗ mới là người có văn hóa, nhân cách.


Trong cuôc sống đôi khi không chỉ lắng nghe từ một phía mà phải nghe từ nhiều phía để có thể đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về một vấn đề nào đó. Chứ đừng vội kết tội người khác. Giống như vị quan tòa họ phải lắng nghe lời khai của bị cáo, lời bào chữa của luật sư, lời kết tội của viện kiểm sát rồi mới kết tội bị cáo. Bạn hãy sống như một quan tòa lắng nghe trước khi kết tội người khác. Đôi khi bạn chưa hiểu rõ vấn đề đã đổ oan cho người khác sẽ khiến cho họ cảm thấy bị tổn thương và đau lòng. Lời nói chẳng mất tiền mua nhưng nếu bạn không lắng nghe thì người khác sẽ không muốn nói chuyện với bạn nữa. đó là lí do vì sao chúng ta cần biết lắng nghe và nói đúng lúc.


Chúng ta phải biết điều khiển bản thân, hành vi của mình một cách chính xác, hiệu quả hơn để giúp chúng ta gặp được những thành công, sự tôn trọng của người khác giành cho chúng ta. Những người thành công đều là những người biết lắng nghe và suy nghĩ xem người khác nghĩ gì và nói như  thế nào mới đúng. Chính vì thế nếu bạn muốn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống, được mọi người tôn trọng, yêu mến hãy học cách lắng nghe mọi người nhiều hơn nói ít đi, nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm là đêu rất quan trọng đói với một con người. Quyết định sự thành công hay thất bại của con người cũng dựa vào sự lắng nghe thấu hiểu người khác.


Như vậy qua đây cho ta thấy được câu nói của nhà triết học Dê-nông “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít đi” là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi con người đều có một tính cách riêng nên nếu muốn được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người trước tiên chúng ta phải biết lắng nghe, thấu hiểu họ, nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm. Không nên chỉ cho mình là đúng mà không cần phải nghe ai khác. Nói không suy nghĩ sẽ khiến cho người khác cảm thấy khó chịu, có khi là tổn thương thì người đó sẽ không thể thành công được cả trong công việc lẫn trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .