Top 6 Bài soạn "Bố của Xi-mông" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

60

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Bố của Xi-mông" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bố của Xi-mông" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa:

- Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

- Người được nhận tình yêu thương sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.

- Người thể hiện tình yêu thương với người khác cảm thấy vui vẻ, đồng cảm, được mọi người yêu quý, kính trọng.


* Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận: Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát gì của em?

- Lời đề nghị của Xi - mông với bác công nhân thể hiện khao khát tình yêu thương của bố và một mái ấm gia đình trọn vẹn của bố và có mẹ.

Suy luận: Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình?

- Bác Philip đề nghị mẹ Xi- mông làm vợ của mình vì muốn thực hiện điều mong muốn của cậu bé Xi-mông


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bố của Xi-mông là câu chuyện về cậu bé Xi-mông mồ côi bố bị các bạn bắt nạt và xa lánh. Xi-mông tuyệt vọng và đau khổ đến mức đã từng muốn nhảy xuống sông cho chết đuối. Xi-mông gặp được bác Phi-lip người đã bắt chuyện với em và đưa em về nhà.


Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định đề tài của truyện Bố của Xi-mông.

Trả lời:

- Đề tài: Tác phẩm viết về những đứa trẻ không có bố, bất hạnh, đáng thương.


Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể ấy theo bảng dưới đây (làm vào vở) và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

{Những} lần khác

Bối cảnh

Người đưa ra đề nghị

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

Phản ứng của chị Blăng-sốt

Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học

Phản ứng của các bạn học

Trả lời:

- Bảng so sánh các lần bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông:

Yếu tố so sánh

Lần đầu

{Những} lần khác

Bối cảnh

Ở nhà Xi-mông, sau khi em có ý định ra bờ sông tự vẫn, được bác Phi-líp dắt về nhà.

Ở nhà Xi-mông, ba tháng sau khi em nhận bác Phi-líp làm bố và tình cảm của hai người trở nên thân thiết.

Người đưa ra đề nghị

Xi-mông

Bác Phi-líp

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

Có chứ, bác muốn chứ

Nói với các bạn học của con rằng bố con là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn, và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con.

Phản ứng của chị Blăng-sốt

Đau đớn, tủi hổ.

Thẹn thùng, im lặng nhưng vẫn đáp lại nụ hôn của bác.

Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học

Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp.

Bố tớ là Phi-líp, bác thợ rèn, và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ.

Phản ứng của các bạn học

Tiếp tục cười nhạo Xi-mông

Công nhận bác Phi-líp là một ông bố khiến cho con mình rất tự hào.

- Tác dụng của việc lặp lại chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông:

+ Thể hiện sự tốt bụng, giàu lòng yêu thương và khao khát hạnh phúc gia đình của bác Phi-líp.

+ Thể hiện ước mong hạnh phúc, quyền tôn trọng, yêu thương của những người phụ nữ lỡ lầm như chị Blăng-sốt.


Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Cách nhìn của tác giả về chị Băng-sắt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gọi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?

Trả lời:

- Cách nhìn của người dân trong vùng về chị Blăng-sốt và Xi-mông: hà khắc, định kiến, phân biệt đối xử. Chính thái độ này của những người lớn đã khiến lũ trẻ cũng kì thị, trêu chọc Xi-mông thay vì yêu thương, cảm thông với cậu bé.

– Cách nhìn của tác giả dành cho những “người phụ nữ lỡ lầm” như chị Blăng-sốt và những chú bé “không có bố” như Xi-mông là cái nhìn thấu hiểu, yêu thương, nhân văn, khác với cái nhìn nặng nề của xã hội đương thời.

– Cái nhìn của tác giả gọi cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về lòng yêu thương con người.

+ Lòng yêu thương cần đi liền với thái độ đồng cảm, thấu hiểu cảnh ngộ của mỗi người xung quanh, nhất là với những người đã từng lỡ lầm hoặc những đứa trẻ thiếu may mắn khi không được sinh ra trong một gia đình đầy đủ cha mẹ.

+ Lòng yêu thương sẽ xóa đi mọi định kiến, giúp chúng ta đối xử với nhau nhân văn hơn, biết ghi nhận giá trị của người khác như cách bác Phi-líp đã ghi nhận giá trị của chị Blăng-sốt.

+ Lòng yêu thương cũng đem đến niềm hi vọng, niềm tin vào những điều đẹp đẽ, về sự đổi thay, tiến bộ trong cuộc sống.


Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-lip “sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt" Xi-mông hay không? Vì sao?

Trả lời:

– Đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp:

+ Lời hứa của bác Phi-líp giúp cho những đứa trẻ bị bắt nạt như Xi-mông trở nên tur tin, can dam.

+ Lời hứa thể hiện sự quan tâm, thái độ bảo vệ con của một ông bố.

+ Lời hứa chỉ là một dự định, không chắc bắc Phi-líp sẽ thực hiện như thế.


Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định chủ đề của truyện và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

Trả lời:

– Chủ đề của truyện Bố của Xi-mông là: tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm với những người thiệt thời hoặc mắc sai lầm.

- Căn cứ để xác định chủ đề:

+ Sự kiện: Câu chuyện Xi-mông bị bắt nạt vì không có bố – nhận bắc Phi-líp làm bố – kết nối mối quan hệ với bác Phi-líp – bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi-mông để trở thành “một người bố hẳn hoi”.

+ Nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh và các nhân vật khác: chủ bé Xi-mông có mối quan hệ với trường học, với đám bạn học ở trường; mối quan hệ giữa Xi-mông với mẹ, với bác Phi-líp (người bố mà cuộc sống ban tặng cho em).

+ Chi tiết và mối quan hệ giữa các chi tiết: nhan đề Bố của Xi-mông và mối quan hệ giữa nhan đề này với một loạt các chi tiết như: gặp bác Phi-líp, đề nghị bác Phi-líp làm bố; bị bạn bè trêu chọc vì bác Phi-líp không phải là ông bố đích thực; bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi-mông để chính thức làm bố của em; sự tương phản giữa cái nhìn của người dân trong vùng, các bạn học với mẹ con Xi-mông (phán xét, kì thị, xa lánh, coi thường, chế giễu, bắt nạt) và thái độ, cách ứng xử của bác Phi-líp (yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, bảo vệ).

+ Điểm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện: người kể chuyện ngôi thứ ba tạo nên sự khách quan cho câu chuyện, cách kể: mọi sự kiện


Câu 6 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Thông qua câu chuyện làm bố cho chủ bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc.

Trả lời:

- Thông qua câu chuyện làm bố cho chủ bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đến người đọc: Ai cũng có thể mắc sai lầm, cần cảm thông, thấu hiểu với những sai lầm đó.


Câu 7 (trang 31 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Thảo luận nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Trả lời:

- HS thành lập nhóm, tổ chức hoạt động Xây dựng lớp học yêu thương để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bố của Xi-mông" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Chuẩn bị đọc

(trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa: Giúp cho cuộc sống của mọi người trở nên tích cực hơn, vui vẻ hơn, người gần người hơn, chia sẻ cho nhau niềm vui và cả nỗi buồn trong cuộc sống.


Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 27, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhận thể hiện khao khát gì của em?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhận thể hiện khao khát được có bố, được các bạn công nhận và hơn hết là muốn được chở che, yêu thương


Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 29, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình bởi xuất phát từ tình yêu thương của bác với Xi - mông, bác muốn trở thành người cha yêu thương, che chở cho em


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định đề tài của truyện Bố của Xi-mông.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Đề tài của truyện Bố của Xi - mông là khao khát tình yêu thương của bố


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể ấy theo bảng dưới đây và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

(Những) lần khác

Bối cảnh

Người đưa ra đề nghị

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

Phản ứng của chị Blăng-sốt

Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học

Phản ứng của các bạn học

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

- Trong truyện, chi tiết bác Philip nhận lời mời làm bố của Xi-mông được kể lại 2 lần.

- Tác dụng của việc lặp lại các chi tiết này nhằm tạo điểm nhấn cho câu chuyện và đây chính là sự thay đổi cảm xúc, tâm trạng nhân vật giữa hai lần khác nhau.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

Những lần khác

Bối cảnh

Cậu bé muốn nhảy xuống sông cho chết đuối

Trường học

Người đưa ra đề nghị

Cậu bé

Cậu bé

Câu nói của của bác Philip khi nhận lời

Có chứ, bác muốn chứ

Bố con là Philip, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con

Phản ứng của chị Blăng – sốt

Blăng – sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại

Tiếng hôn và thì thầm rất khẽ.

Cậu thông báo của Xi – mông với các bạn học

ở trường học

Trường học

Phản ứng của các bạn học

La hét thích thú

Không đứa nào dám cười


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

- Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông rất khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng, điều đó thể hiện sự đáng thương. Còn người dân trong vùng lại có thái độ khinh bỉ, ghét bỏ hai mẹ con.

- Thương người chính là thương những hoàn cảnh khó khăn của con người, bởi mỗi người đều có nỗi khổ riêng, mỗi người đều có câu chuyện riêng nên hãy trao cho nhau trình yêu thương để có thể hàn gắn vết thương và tạo nên cuộc sống có ý nghĩa.


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp “sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt” Xi-mông hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ, quan điểm của cá nhân

Lời giải chi tiết:

Em đồng tình với lời hứa của bác Philip "sẽ kéo tai tất cả những đứa bắt nạt" Xi - mông. Đây là hình ảnh bác Philip đại diện cho một người cha đang bảo vệ đứa con của mình trước sự áp bức, bắt nạt của bạn bè. Người cha ấy sẽ đứng ra che chắn yêu thương, bảo vệ đứa con của mình, có khi là xả thân vì con của mình.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định chủ đề của truyện và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

- Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” viết về chủ đề tình yêu thương con người. Câu chuyện về một người đàn bà lầm lỡ và một đứa bé luôn bị bắt nạt vì không có cha nhưng chính nhờ tình yêu thương của bác Philip đã làm thay đổi tất cả, bác đến và sưởi ấm cho hai mẹ con.

- Căn cứ vào những chi tiết và cốt truyện em đã xác định được chủ đề của truyện: Mẹ của Xi-mông là Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối rồi sinh ra cậu. Vì thế, trong con mắt của mọi người, cậu bé là đứa trẻ không có bố. Khi mới đến trường, cậu bị bạn bè chế giễu là không có bố. Cậu cảm thấy xấu hổ, buồn bã và rất đau đớn. Cậu muốn ra bờ sông tự tử nhưng may mắn đã gặp một bác thợ rèn tên Phi-líp Rê-mi. Bác công nhân hỏi thăm, khuyên nhủ cậu không nên tự tử. Xi-mông đề nghị Phi-líp làm bố của cậu và ông đã đồng ý. Hôm sau Xi-mông sung sướng đến trường, lớn tiếng nói với bạn bè rằng bây giờ cậu đã có bố, bố của cậu chính là bác thợ rèn Phi-líp Rê-mi.


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 30, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đến người đọc: Khát khao yêu thương là điều chính đáng của con người, hãy ngừng bắt nạt kẻ yếu mà hãy tạo ra cuộc sống yêu thương có như vậy bạn và tất cả người mới có thể sống trong bầu không khí của hạnh phúc và tiếng cười.


Suy ngẫm và phản hồi 7

Câu 7 (trang 31, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thảo luận trong nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Phương pháp giải:

Vận dụng trải nghiệm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Theo sự thảo luận của em và nhóm mình đã đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp như sau:

- Khi xảy ra xung đột, bĩnh tĩnh suy xét để đưa ra phương án giải quyết hợp lí

- Không tự cao, tự tin thái quá, cần có tính đồng đội

- Nên tổ chức những buổi sinh hoạt lớp, chia sẻ, hoạt động nhóm về sự chia sẻ tình yêu thương giữa các thành viên trong lớp

- Khi xảy ra xích mích, cần tạm gác “cái tôi” sang một bên. Làm rõ vấn đề nằm ở đâu. Tìm giải pháp cùng nhau.

- Mọi người cần chủ động lắng nghe, không thiên vị.

- Trong các giờ học, hoạt động nên để nhiều thành viên cùng tham gia và sau mỗi hoạt động nên họp nhóm để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và tránh các hiểu lầm mỗi hoạt động đó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bố của Xi-mông" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Chuẩn bị đọc

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý:

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống; giúp lan tỏa những điều tốt đẹp hay đem đến sức mạnh cho con người,...


Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát gì của em?

Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát có bố, có tình yêu thương của bố và một gia đình hoàn chỉnh.


Câu 2. Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình?

Bác Phi-líp muốn Xi-mông có một ông bố “hẳn hoi”.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Xác định đề tài của truyện Bố của Xi - mông.

Đề tài: Những đứa trẻ có gia đình không hoàn hảo, thiếu thốn tình cảm của người thân.


Câu 2. Trong truyện, chi tiết bác Philip nhận lời mời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể theo bảng dưới đây và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này:

Yếu tố so sánh

Lần đầu

(Những) lần khác

Bối cảnh

Ở nhà Xi-mông, sau khi em có ý định ra bờ sông tự vẫn, được bác Phi-líp dắt về nhà

Ở nhà Xi-mông, ba tháng sau khi em nhận bác làm bố, tình cảm của cả hai trở nên thân thiết

Người đưa ra đề nghị

Xi-mông

Bác Phi-líp

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

Có chứ, bác muốn chứ

Nói với các bạn học của con rằng, bố con là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn và bố con sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con.

Phản ứng của chị Blăng-sốt

Đau đớn, tủi hổ

Thẹn thùng, im lặng nhưng vẫn đáp lại nụ hôn của bác Phi-líp

Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học

Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp.

Bố tớ là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn, và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ.

Phản ứng của các bạn học

Tiếp tục cười nhạo Xi-mông

Không dám cười nhạo, công nhận bác thợ rèn Phi-líp là một ông bố tốt.

=> Tác dụng: thể hiện sự tốt bụng, giàu lòng yêu thương và khao khát hạnh phúc gia đình của bác Phi-líp; sự tôn trọng, yêu thương và đồng cảm với những người phụ nữ đã từng lầm lỡ như chị Blăng- sốt.


Câu 3. Cách nhìn của tác giả về chị Blăng- sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?

- Cách nhìn của người dân trong vùng: khắc nghiệt, hà khắc và định kiến.

- Cách nhìn của tác giả: bao dung, trân trọng và đồng cảm.

=> Lòng yêu thương cần gắn với sự đồng cảm, thấu hiểu cho cảnh ngộ của mỗi người, đặc biệt là những người từng lầm lỡ hay những đứa trẻ sống thiếu thốn tình thương. Lòng yêu thương xóa đi mọi định kiến xã hội, giúp con người đối xử nhân văn hơn, đem đến niềm hy vọng và niềm tin vào những điều đẹp đẽ trong cuộc sống.


Câu 4. Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp “sẽ kéo tai tất cả những đứa bắt nạt” Xi - mông không? Vì sao?

- Ý kiến: đồng tình

- Nguyên nhân:

  • Lời hứa của bác Phi-líp giúp cho những đứa trẻ bị bắt nạt như Xi-mông trở nên tự tin, can đảm.
  • Lời hứa thể hiện sự quan tâm, thái độ bảo vệ con của một ông bố.
  • Lời hứa chỉ là một dự định, không chắc bác Phi-líp sẽ thực hiện.

Câu 5. Xác định chủ đề của truyện và nêu lên một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề?

- Chủ đề: tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm với những người thiệt thòi hoặc mắc sai lầm.

- Căn cứ:

  • Sự kiện: câu chuyện Xi-mông bị bắt nạt vì không có bố - nhận bác Phi-líp làm bố - kết nối mối quan hệ với bác Phi-líp - bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi-mông để trở thành một người bố hẳn hoi.
  • Nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh và các nhân vật khác: chú bé Xi-mông có quan hệ với trường học, với đám bạn ở trường; mối quan hệ giữa Xi-mông với mẹ, với bác Phi-líp (người bố mà cuộc sống ban tặng cho em)
  • Chi tiết và mối quan hệ giữa các chi tiết: nhan đề và mối quan hệ giữa nhan đề với một loạt chi tiết như gặp bác Phi-líp; đề nghị bác Phi-líp làm bố; bị bạn bè trêu chọc vì bác Phi-líp không phải là ông bố đích thực; bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi-mông để chính thức được làm bố của em; sự tương phản giữa các nhìn của người dân trong vùng, các bạn học với mẹ con Xi-mông và thái độ, cách ứng xử của bác Phi-líp.
  • Điểm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện: người kể chuyện ngôi thứ ba tạo nên khách quan cho câu chuyện, cách kể; mọi sự kiện xung quanh chú bé Xi-mông để thể hiện khao khát có bố của em;...

Câu 6. Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi - mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

  • Ai cũng đều từng mắc phải sai lầm, chúng ta cần phải cảm thông, thấu hiểu với những sai lầm đó.
  • Ai cũng có quyền được sống trong yêu thương, hạnh phúc.
  • Cần mở lòng để chia sẻ, bảo vệ những người yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 7. Thảo luận trong nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

- Tổ chức các buổi tham quan, trải nghiệm thực tế,...

- Tổ chức các trò chơi, hoạt động mang tính tập thể.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bố của Xi-mông" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người giúp cuộc sống trở nên ấm áp, tốt đẹp hơn, con người có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.


* Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận:Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát gì của em?

Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát có cha và được cha yêu thương, bảo vệ, có một gia đình trọn vẹn.

Suy luận: Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình?

Bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình vì muốn thực hiện điều mong muốn của bé Xi-mông.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Cậu bé Xi-mông không có bố và bị bạn bè bắt nạt và xa lánh. Xi-mông đau khổ đến mức muốn nhảy sông cho chết đuối. Sau đó, cậu bé gặp được bác công nhân Phi-líp đến bắt chuyện đưa em về nhà và nhận lời làm bố em.


Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định đề tài của truyện Bố của Xi-mông.

Trả lời:

- Đề tài: viết về những đứa trẻ không có bố, bất hạnh, đáng thương.


Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể ấy theo bảng dưới đây (làm vào vở) và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

Những lần khác

Bối cảnh

Người đưa ra đề nghị

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

Phản ứng của chị Blăng-sốt

Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học

Phản ứng của các bạn học

Trả lời:

Yếu tố

so sánh

Lần đầu

(Những) lần khác

Bối cảnh

Ở nhà Xi-mông, sau khi em có ý định ra bờ sông tự vẫn, được bác Phi-líp dắt về nhà.

Ở nhà Xi-mông, ba tháng sau khi em nhận bác Phi-líp làm bố.

Người đưa ra đề nghị

Xi-mông

Bác Phi-líp

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

“Có chứ, bác muốn chứ.”

“Nói với các bạn học của con rằng bố con là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn, và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con.”

Phản ứng của chị Blăng-sốt

Đau đớn, tủi hổ, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực.

Thẹn thùng, im lặng nhưng vẫn đáp lại nụ hôn của bác.

Câu thông báo của Xi-mông với bạn học

“Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp.”

“Bố tớ là Phi-líp, bác thợ rèn, và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ.”

Phản ứng của các bạn lớp Xi-mông

Tiếp tục cười nhạo Xi-mông

Công nhận bác Phi-líp là một ông bố khiến cho con mình rất tự hào.

- Tác dụng của việc lặp lại chi tiết này:

+ Thể hiện sự tốt bụng, giàu lòng yêu thương và khao khát hạnh phúc gia đình của bác Phi-líp.

+ Thể hiện ước mong hạnh phúc, được tôn trọng, yêu thương của những người phụ nữ lỡ lầm như chị Blăng-sốt.


Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gọi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?

Trả lời:

- Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt: cái nhìn thương cảm, thấu hiểu, đầy tính nhân văn, cảm thông.

- Cách nhìn của người dân trong vùng: Hà khắc, định kiến, phân biệt đối xử. Chính điều đó khiến lũ trẻ cũng kì thị, trêu chọc Xi-mông không có bố.

=> Suy nghĩ về lòng thương yêu con người:

- Lòng yêu thương cần đi liền với thái độ đồng cảm, thấu hiểu cảnh ngộ của mỗi người xung quanh.

- Lòng yêu thương sẽ xóa đi mọi định kiến, giúp chúng ta đối xử với nhau nhân văn hơn, biết ghi nhận giá trị của người khác.

- Lòng yêu thương cũng đem đến niềm hi vọng, niềm tin vào những điều đẹp đẽ, về sự đổi thay, tiến bộ trong cuộc sống.


Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-lip “sẽ kéo tại tất cả những đứa nào bắt nạt" Xi-mông hay không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp với Xi-mông vì:

- Lời hứa của bác Phi-líp giúp cho những đứa trẻ bị bắt nạt như Xi-mông trở nên tự tin, can đảm.

- Lời hứa thể hiện sự quan tâm, thái độ bảo vệ con của một ông bố.

- Lời hứa chỉ là một dự định, không chắc bác Phi-líp sẽ thực hiện như thế.


Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Xác định chủ đề của truyện và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ để đó.

Trả lời:

- Chủ đề của truyện: Tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm với những người thiệt thòi hoặc mắc sai lầm.

- Căn cứ xác định:

+ Sự kiện: Bác Phi-líp nhận lời làm bố Xi-mông, yêu thương cậu bé, cầu hôn mẹ Xi-mông để bảo vệ cậu bé tuyệt đối.

+ Nhân vật chính Xi-mông và các mối quan hệ ở trường học với bạn bè, với mẹ và với bác Phi-líp.

+ Nhan đề với mối quan hệ với các chi tiết: Xi-mông gặp bác Phi-líp, đề nghị bác làm bố, bị bạn bè trêu trọc, bác Phi-líp cầu hôn mẹ Xi-mông để chính thức làm bố cậu bé; sự đối lập giữa cái nhìn của dân trong vùng với bác Phi-líp.

+ Điểm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện: ngôi kể thứ ba tạo nên sự khách quan.


Câu 6 (trang 30 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Thông qua câu chuyện làm bố cho chủ bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc.

Trả lời:

- Thông điệp: Ai cũng có thể mắc sai lầm, cần cảm thông, thấu hiểu với những sai lầm đó để xã hội tốt đẹp hơn.


Câu 7 (trang 31 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Thảo luận nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Học cách lắng nghe khách quan, công bằng.

- Tạo những không gian sinh hoạt chính để chia sẻ, hiểu tính cách mỗi thành viên.

- Khi có mâu thuẫn, cần bình tĩnh suy xét, tìm ra vấn đề giải quyết.

...

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bố của Xi-mông" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Bố của Xi-mông

- Mô-pa-xăng (1850-1893)

- Là nhà văn Pháp.

- Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và hơn 300 truyện ngắn.

- Tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

II. Tìm hiểu tác phẩm Bố của Xi-mông

  1. Thể loại: Truyện ngắn
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Văn bản “Bố của Xi-mông” trích trong truyện ngắn cùng tên viết vào nửa cuối thế kỉ XIX.

Phương thức biểu đạt:

Văn bản Bố của Xi-mông có phương thức biểu đạt là tự sự & biểu cảm.

Bố cục bài Bố của Xi-mông

4 phần:

- Phần 1 (Từ đầu → khóc hoài): Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông.

- Phần 2: (Tiếp theo → một ông bố): Xi-mông gặp bác Phi-líp.

- Phần 3 (Tiếp theo → bỏ đi rất nhanh): Xi-mông dẫn bác Phi-líp về nhà gặp mẹ và nhận làm bố.

- Phần 4 (Còn lại): Câu chuyện ở trường sáng hôm sau.

Giá trị nội dung:

- Qua diễn biến tâm trạng của Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp, nhà văn nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.

Giá trị nghệ thuật:

- Ngòi bút miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế: tâm trạng của Xi-mông từ buồn đến vui; tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại, hổ thẹn; tâm trạng của bác Phi-líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.

- Hình thức giản dị, trong sáng, thể hiện một nội dung cô đọng, sâu sắc.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bố của Xi-mông

Đề tài truyện

Tác phẩm viết về những đứa trẻ không có bố, bất hạnh, đáng thương.

Chi tiết tiêu biểu và tác dụng

- Chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông:

Yếu tố so sánh

Lần đầu

Những lần khác

Bối cảnh

Cậu bé muốn nhảy xuống sông cho chết đuối

Trường học

Người đưa ra đề nghị

Cậu bé

Cậu bé

Câu nói của của bác Philip khi nhận lời

Có chứ, bác muốn chứ

Bố con là Philip, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con

Phản ứng của chị Blăng – sốt

Blăng – sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại

Tiếng hôn và thì thầm rất khẽ.

Cậu thông báo của Xi – mông với các bạn học

ở trường học

Trường học

Phản ứng của các bạn học

La hét thích thú

Không đứa nào dám cười

– Tác dụng:

+ Thể hiện sự tốt bụng, giàu lòng yêu thương và khao khát hạnh phúc gia đình của bác Phi-líp.

+ Thể hiện ước mong hạnh phúc, quyền tôn trọng, yêu thương của những người phụ nữ lỡ lầm như chị Blăng-sốt.

Cách nhìn về nhân vật chị Blăng-sốt và Xi-mông

– Cách nhìn của người dân trong vùng: hà khắc, định kiến, phân biệt đối xử.

– Cách nhìn của tác giả: cái nhìn thấu hiểu, yêu thương, nhân văn, khác với cái nhìn nặng nề của xã hội đương thời.

=> Cái nhìn của tác giả gợi cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về lòng yêu thương con người:

+ Lòng yêu thương cần đi liền với thái độ đồng cảm, thấu hiểu cảnh ngộ của mỗi người xung quanh, nhất là với những người đã từng lỡ lầm hoặc những đứa trẻ thiếu may mắn khi không được sinh ra trong một gia đình đầy đủ cha mẹ.

+ Lòng yêu thương sẽ xoá đi mọi định kiến, giúp chúng ta đối xử với nhau nhân văn hơn, biết ghi nhận giá trị của người khác như cách bác Phi-líp đã ghi nhận giá trị của chị Blăng-sốt.

+ Lòng yêu thương cũng đem đến niềm hi vọng, niềm tin vào những điều đẹp đẽ, về sự đổi thay, tiến bộ trong cuộc sống.

Lời hứa của bác Phi-líp

- Lời hứa của bác Phi-líp giúp cho những đứa trẻ bị bắt nạt như Xi-mông trở nên tự tin, can đảm.

- Lời hứa thể hiện sự quan tâm, thái độ bảo vệ con của một ông bố.

Chủ đề của truyện và căn cứ xác định chủ đề

– Chủ đề của truyện Bố của Xi-mông là: tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm với những người thiệt thòi hoặc mắc sai lầm.

– Căn cứ để xác định chủ đề: những chi tiết và cốt truyện: Mẹ của Xi-mông là Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối rồi sinh ra cậu. Vì thế, trong con mắt của mọi người, cậu bé là đứa trẻ không có bố. Khi mới đến trường, cậu bị bạn bè chế giễu là không có bố. Cậu cảm thấy xấu hổ, buồn bã và rất đau đớn. Cậu muốn ra bờ sông tự tử nhưng may mắn đã gặp một bác thợ rèn tên Phi-líp Rê-mi. Bác công nhân hỏi thăm, khuyên nhủ cậu không nên tự tử. Xi-mông đề nghị Phi-líp làm bố của cậu và ông đã đồng ý. Hôm sau Xi-mông sung sướng đến trường, lớn tiếng nói với bạn bè rằng bây giờ cậu đã có bố, bố của cậu chính là bác thợ rèn Phi-líp Rê-mi.

Thông điệp từ tác giả

– Ai cũng có thể mắc sai lầm, cần cảm thông, thấu hiểu với những sai lầm đó.

– Ai cũng có quyền được sống trong yêu thương và hạnh phúc.

– Cần mở lòng để chia sẻ, bảo vệ những con người yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi.

Biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương

- Khi xảy ra xung đột, bĩnh tĩnh suy xét để đưa ra phương án giải quyết hợp lí

- Không tự cao, tự tin thái quá, cần có tính đồng đội

- Nên tổ chức những buổi sinh hoạt lớp, chia sẻ, hoạt động nhóm về sự chia sẻ tình yêu thương giữa các thành viên trong lớp

- Khi xảy ra xích mích, cần tạm gác “cái tôi” sang một bên. Làm rõ vấn đề nằm ở đâu. Tìm giải pháp cùng nhau.

- Mọi người cần chủ động lắng nghe, không thiên vị.

- Trong các giờ học, hoạt động nên để nhiều thành viên cùng tham gia và sau mỗi hoạt động nên họp nhóm để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và tránh các hiểu lầm mỗi hoạt động đó.


Câu 1. Xác định đề tài của truyện Bố của Xi-mông.

Đề tài của truyện Bố của Xi - mông là khao khát tình yêu thương của bố.


Câu 2. Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể ấy theo bảng dưới đây (làm vào vở) và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.

Trả lời:

- Trong truyện, chi tiết bác Philip nhận lời mời làm bố của Xi - mông được kể lại 2 lần.

- Tác dụng của việc lặp lại các chi tiết này nhằm tạo điểm nhấn cho câu chuyện và đây chính là sự xoay chuyển cảm xúc, tâm trạng nhân vật giữa hai lần khác nhau.


Câu 3. Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?

- Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông rất khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng, điều đó thể hiện ở việc tác giả nhìn 2 nhân vật này vô cùng đáng thương. Còn người dân trong vùng lại có thái độ khinh bỉ, ghét bỏ hai người họ.

- Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ về lòng thương yêu con người cũng có phần eo hẹp và không phải ai cũng có thể yêu thương một con người. Đôi khi chính tình yêu ấy khiến họ biến đó thành sự ghét bỏ với những số phận đau khổ.


Câu 4. Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-lip “sẽ kéo tại tất cả những đứa nào bắt nạt” Xi-mông hay không? Vì sao?

Em đồng tình với lời hứa của bác Philip "sẽ kéo tai tất cả những đứa bắt nạt" Xi - mông. Vì đây là hình ảnh của một người cha đang bảo vệ đứa con của mình trước sự áp bức, bắt nạt của bạn bè. Người cha ấy sẽ đứng ra che chắn yêu thương, bảo vệ đứa con của mình.


Câu 5. Xác định chủ đề của truyện và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

- Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” viết về chủ đề tình yêu thương con người. Truyện kể về nỗi tủi nhục của một em bé "không có bố” với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo. Em bé Xi-mông và mẹ em, chị Blăng-sốt thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

- Căn cứ vào những chi tiết và cốt truyện em đã xác định được chủ đề của truyện: Mẹ của Xi-mong là Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối rồi sinh ra cậu. Vì thế, trong con mắt của mọi người, cậu bé là đứa trẻ không có bố. Khi mới đến trường, cậu bị bạn bè chế giễu là không có bố. Cậu cảm thấy xấu hổ, buồn bã và rất đau đớn. Cậu muốn ra bờ sông tự tử nhưng may mắn đã gặp một bác thợ rèn tên Phi-líp Rê-mi. Bác công nhân hỏi thăm, khuyên nhủ cậu không nên tự tử. Xi-mông đề nghị Phi-líp làm bố của cậu và ông đã đồng ý. Hôm sau Xi-mông sung sướng đến trường, lớn tiếng nói với bạn bè rằng bây giờ cậu đã có bố, bố của cậu chính là bác thợ rèn Phi-líp Rê-mi.


Câu 6. Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi - mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp của nhà văn tời người đọc hay cũng là lời nhắc nhở tới chúng ta về lòng yêu thương bạn bè, mở rộng hơn là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc những sai lầm của người khác.


Câu 7. Thảo luận trong nhóm, để xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tinh yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Theo sự thảo luận của em và nhóm mình đã đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp như sau:

- Khi xảy ra xung đột, bĩnh tĩnh giải quyết vấn đề.

- Không tự cao, tự tin thái quá, cần có tính đồng đội

- Nên tổ chức những buổi chia sẻ, hoạt động nhóm về sự chia sẻ tình yêu thương giữa các thành viên trong lớp

- Khi xảy ra xích mích, cần tạm gác “cái tôi” sang một bên. Làm rõ vấn đề nằm ở đâu. Tìm giải pháp cùg nhau.

- Mọi người cần chủ động lắng nghe, không thiên vị.

- Trong các giờ học, hoạt động nên để nhiều thành viên cùng tham gia và sau mỗi hoạt động nên họp nhóm để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và tránh các hiểu lầm mỗi hoạt động đó. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Bố của Xi-mông" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Dàn ý

I. Mở bài:

  • Giới thiệu vài nét về tác giả Đi-phô: Một nhà văn, nhà báo, học giả kinh tế người Anh.
  • Khái quát về đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang: trích từ tiểu thuyết Rô- bin- xơn Cru- xô(1719) khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Rô- bin- xơn.

II. Thân bài:

Cảm nhận về chân dung của chúa đảo

- Chân dung: mọi người hoảng sợ, cười sằng sặc.

⇒ Nghệ thuật đối lập, giọng giễu cợt, hài hước ⇒ Khẳng định chân dung kì lạ, quái đản và tức cười.

Trang phục của chúa đảo

- Trang phục: Kỳ quặc, kì dị, kì quái, lạ lùng, lố lăng và nực cười.

  • Mũ: to tướng, cao lêu đêu.
  • Áo: dài lưng chừng bắp đùi.
  • Quần: loe bằng da dê, đến đầu gối.
  • Giày: tự tạo, hình dáng kỳ cục

- Trang bị của chúa đảo:

  • Thắt lưng: rộng bản, đeo cưa và rìu nhỏ.
  • Đạn, dù, súng.

⇒ Nghệ thuật miêu tả⇒ Trang phục độc đáo, hết sức đặc biệt.

Diện mạo của chúa đảo

  • Da: Không đến nỗi đen cháy.
  • Râu cắt gọn.
  • Ria mép: to tướng kiểu Hồi giá.

⇒ Với giọng điệu khôi hài và thủ pháp so sánh ⇒ Tác giả khắc họa diện mạo kì quái của Rô-bin-xơn.

⇒ Khi khắc họa bức chân dung của mình, Rô-bin-xơn không hề tỏ ra than phiền, đau khổ ⇒ Qua đó chứng tỏ một tinh thần rất lạc quan của một con người can đảm, làm chủ vận mệnh của mình.

III. Kết bài:

- Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Với nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn ⇒ đoạn trích khắc họa nhân vật Rô-bin-xơn độc đáo, kỳ dị về ngoại hình nhưng tinh thần lại lạc quan, làm chủ mình.

- Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về nhân vật: Rô-bin-xơn xứng đáng là tấm gương để mỗi cá nhân học tập.


Phân tích truyện Bố của Xi-mông

Guy Đơ Mô-pa-xăng được người ta biết đến là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ XIV. Với qua nhiều thăng trầm, cay đắng trong cuộc sống đã biến những trang viết của ông thành áng văn giàu giá trị nhân đạo. Mô-pa-xăng có một số lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ gồm nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch. "Bố của Xi-mông" là một trong số rất nhiều tác phẩm đặc sắc của ông. Tác phẩm đã để lại rất nhiều giá trị cho người đọc.


"Bố của Xi-mông" là câu chuyện kể về cuộc đời của Xi-mông, một cậu bé ngay từ khi sinh ra đã không được sống trong tình yêu thương của cha. Mẹ của cậu là bà Blăng-sốt. Thời còn trẻ bà là cô gái xinh đẹp nhất vùng, thế nhưng lại bị một gã đàn ông tệ bạc, lừa dối khiến bà đánh mất đi thanh xuân tươi đẹp của mình. Một mình sinh ra Xi-mông và hai mẹ con cùng nhau sống trong một ngôi nhà nhỏ. Dù hết mực yêu thương, chăm sóc con nhưng bà Blăng-sốt vẫn không thể nào bù đắp được sự thiếu sót tình cha. Xi-mông lớn lên, đến trường và bị các bạn trêu đùa, bỡn cợt vì không có cha. Sự thiếu hụt về tinh thần khiến cậu bé thấy chán nản với cuộc sống của mình. Rồi cậu bé gặp được bác Phi-líp, mong muốn bác làm cha của mình và bác đã đồng ý. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, đám bạn trong trường học vẫn tiếp tục chế giễu cậu vì bác Phi-líp không phải chồng của bà Blăng-sốt thì làm sao có thể là cha của Xi-mông. Ở phần tiếp theo của truyện, bác Phi-líp đã cầu hôn Blăng-sốt và từ đó Xi-mông có một người cha thật sự.


Theo mạch cốt truyện trên, câu chuyện cũng được chia làm bốn phần. Phần một Mô-pa-xăng hướng ngòi bút của mình vào miêu tả sự buồn tủi và tuyệt vọng của Xi-mông. Tiếp theo là sau khi cậu bé tình cờ gặp bác Phi-líp khi đang đi dạo trên bờ sông. Sau đó bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, đồng ý làm cha Xi-mông, cầu hôn bà Blăng-sốt.


Ngay từ những phần đầu câu chuyện Mô-pa-xăng đã miêu tả Xi-mông với một cuộc sống khổ sở, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Tả Xi-mông, Mô-pa-xăng đã viết thế này: "Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại". Cái "xanh xao", cái "nhút nhát", "vụng dại" đó phần nào đã thể hiện được cuộc sống thiếu thốn về vật chất và vắng đi tình cha của Xi-mông.


Đâu chỉ có vậy, Xi-mông còn là một đứa trẻ bất hạnh, luôn với sống với nỗi đau không có bố. Điều này đã thể hiện rất rõ qua hành động bỏ nhà ra bờ sông và đặc biệt là qua ý định muốn tự tử của cậu bé. Thật may mắn thay thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống đã khiến em chợt nhớ tới mẹ của mình, nghĩ đến ngôi nhà nhỏ xinh xắn nên đã từ bỏ ý định dại dột của mình. Và em đã khóc, khóc cho bớt tủi hờn, cay đắng: "Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được vì những cơn nức nở lại kéo đèn, dồn dập, xốn xang choáng ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài". Từng câu, từng chữ của Mô-pa-xăng như mũi dao nhọn khứa vào tâm can người đọc về cái dáng vẻ đáng thương của một cậu bé không có cha.


Nhưng thật bất ngờ, chính lúc đó em lại gặp bác Phi-líp và mọi thứ thay đổi từ đây. Nghe lời bác Phi-líp hỏi, Xi-mông khó khăn lắm mới có thể trả lời: "Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu... vì... cháu... cháu... không có bố... không có bố". Cái giọng nghẹn ngào rồi kết thúc lại bằng ba chữ "không có bố" nghe thật xót xa làm sao. Câu chuyện như được đẩy lên cao trào khi bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, cậu bé gặp mẹ trong tâm trạng tủi mừng: "Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con... đánh con... tại con không có bố".


Nói về mẹ của Xi-mông, bà là một người phụ nữ xinh đẹp nhất vùng nhưng tính lại dễ tin người. Sự cả tin đó đã khiến bà bị một người đàn ông lừa dối, phụ tình và là nguyên nhân khiến con của mình không có cha. Và hơn tất cả, chị là một người mẹ hết mực yêu thương con của mình. Khi nghe Xi-mông kể là cậu bé bị đánh vì không có bố, tấm lòng người mẹ đau đớn đến tận xương tủy, chị chỉ biết ôm con và mặc cho nước mắt tuôn rơi. Rồi khi nghe con mình hỏi bác Phi-líp có muốn làm bố nó không chị chỉ biết dựa vào tường, tay ôm ngực, quằn quại và đau đớn. Suy cho cùng mẹ của Xi-mông cũng chỉ là một người phụ nữ đôn hậu bình thường nhưng lại bị một kẻ phụ tình lừa dối khiến cho chính mình và đứa con rơi vào cảnh thiếu đi tình thương của cha.


Nhân vật tiếp theo phải kể đến là bác Phi-líp. Bác Phi-líp là một người đàn ông nhân hậu, vị tha. Bác đã dành tình thương cho Xi-mông ngay từ khi mới gặp cậu bé. Đối với Xi-mông bác Phi-líp giống như một vị thần xuất hiện và đưa cậu rời khỏi vòng tay của thần chết. Bác là niềm vui bất ngờ, niềm hạnh phúc lớn lao xuất hiện trong cuộc đời em. Sau này cũng chính vì thương Xi-mông mà bác đã ngỏ lời cầu hôn bà Blăng-sốt để em có một người cha thật sự. Như vậy, bác Phi-líp không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của Xi-mông mà còn mang đến cho mẹ con họ một mái ấm gia đình thật sự. Cái hay của nhà văn là đã để bác Phi-líp tự cảm nhận vẻ đẹp của bà Blăng-sốt qua cuộc nói chuyện của hai người họ. Phẩm chất tốt đẹp của Blăng-sốt đã phần nào khiến bác Phi-líp càng muốn vượt qua những định kiến của người đời để đem đến hạnh phúc cho hai mẹ con Xi-mông. Bởi vậy nói về nhân vật bác Phi-líp có người ví đây được coi là đại diện của nhà văn, đại diện cho những tấm lòng nhân ái.


Đọc "Bố của Xi-mông" người đọc phải tự hỏi Mông-pa-xăng đã phải trải qua bao nhiêu cay đắng, khổ đau trong cuộc đời thì mới có thể viết nên tác phẩm cảm động như vậy. Tác phẩm giống như tiếng nói nhân đạo của nhà văn đồng thời nó cũng thay cho thông điệp: "tất cả đứa trẻ sinh ra đều cần được sống trong tình yêu thương của cả cha và mẹ".

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .