Top 6 Bài soạn "Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

637

Văn bản “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” thuộc thể loại văn bản thông tin của tác giả Du Gia Huy được in trong chương 2: “Bí kíp ghi chép hiệu...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học" - mẫu 1

I. Tác giả

- Du Gia Huy


II. Tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Thể loại: Văn bản thông tin


Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm nằm trong 1 trong 8 vấn đề của chương 2 in trong Bí kíp ghi chép hiệu quả


Phương tức biểu đạt: nghị luận


Tóm tắt tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

- Văn bản đưa ra những phương pháp để nắm chắc nội dung bài học, những mẹo ghi chép để khi nhìn vào hiểu được vấn đề


Bố cục tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

- Phần 1: Từ đầu…chỉ khoanh một chỗ : Lập ra các quy tắc ghi chép: chia rõ các phần

- Phần 2: Tiếp theo….mối quan hệ giữa các nội dung: Học cách tìm nội dung chính

- Phần 3: Còn lại: Phân tích và đối chiếu: thiết lập mối liên hệ trọng tâm bài học


Giá trị nội dung tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

- Các cách, mẹo để nắm chắc nội dung bài học


Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

- Giải thích đơn giản, khách quan, rõ ràng.

- Bố cục tác phẩm chặt chẽ.

- Có dẫn chứng hình minh họa chi tiết


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

1.Thông tin cơ bản của văn bản

- Bao gồm 3 ý chính

- Lập ra các quy tắc ghi chép: chia rõ các phần

+ Chia vùng

+ Chia theo màu sắc

+ Khoanh vùng trọng tâm

- Để đánh dấu, gạch ý chính , ý quan trọng có tác dụng làm nhấn mạnh

+ Khi nhìn vào dễ thấy, hiểu được và nhớ kiến thức ngay

- Ở mẹo nhỏ giúp ghi chép và đọc hiểu ngay đây là mẹo được nhiều học sinh áp dụng trong quá trình học

- Học cách tìm nội dung chính

+ Tìm từ khóa và câu chủ đề

+ Đánh dấu những nội dung mà thầy, cô giáo nhấn mạnh “tầm quan trọng” hay giảng đi giảng lại nhiều lần

+ Tự đặt câu hỏi và trả lời

+ Dùng sơ đồ tóm tắt các kiến thức đã học

- Những cách này làm cho sinh viên dễ học, ghi nhớ vấn đề và khó quên

- Phân tích và đối chiếu: thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học

+ Chú ý các đề mục in đậm hay viết hoa trong sách giáo khoa


2, Lợi ích đem lại cho việc ghi chép từ văn bản

- Khi ôn lại bài dễ nắm được vấn đề

- Ghi nhớ được kiến thức lâu hơn

- Nắm được kiến thức trọng tâm của bài

- Rèn luyện khả năng tư duy

- Tránh được việc học vẹt, học tủ

- Tiết kiệm được thời gian học tập.


* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 102 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy nội dung ghi chép của em dễ hiểu, dễ nhớ hay không?

Trả lời: 

Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy nội dung ghi chép của em dễ hiểu, dễ nhớ. Tuy nhiên, em vẫn cần một phương pháp ghi chép khoa học hơn. 


* Trải nghiệm cùng văn bản 

Dự đoán: Đoạn văn in nghiêng có vai trò như thế nào trong văn bản?

Trả lời: 

Đoạn văn in nghiêng có vai trò giải thích khái niệm “ghi chép”  “chỉnh sửa ghi chép. ” 

Liên hệCó phải em đôi khi cũng từng sử dụng các “mẹo nhỏ” được nêu trong mục này?

Trả lời: 

Em đôi khi cũng từng sử dụng các “mẹo nhỏ”. 


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Nói lên tầm quan trọng của việc ghi chép trong quá trình học tập, đưa ra phương pháp ghi chép dễ hiểu, dễ nhớ.


Câu 1 (trang 105 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những dấu hiệu nào trong văn bản trên giúp em nhận ra đây là văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức hoạt động? Mục đích của văn bản này là gì? 

Trả lời: 

Những dấu hiệu trong văn bản trên giúp em nhận ra đây là một văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức hoạt động là văn bản đã đưa ra những khái niệm, giải thích về vấn đề. 

Mục đích của văn bản này là hướng dẫn một quy tắc ghi chép để nắm chắc nội dung bài học. 


Câu 2 (trang 105 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản trên. 

Trả lời: 

Thông tin cơ bản của văn bản là đưa ra các cách ghi chép trọng tâm vấn đề: 

- Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần

- Học cách tìm nội dung chính

- Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học

Đặc điểm của văn bản rõ ràng, mạch lạc phục vụ cho mục đích của văn bản. 


Câu 3 (trang 105 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình minh họa trong mục A (Phương pháp phân vùng) đã hỗ trợ như thế nào cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở mục này?

Trả lời: 

Hình minh họa trong mục A (Phương pháp phân vùng) đã minh họa rõ ràng, dễ hiểu cụ thể cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở mục này?


Câu 4 (trang 105 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin chi tiết của văn bản? 

Trả lời: 

Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng phân định thông tin, giúp phần thể hiện thông tin chi tiết của văn bản được mạch lạc. 


Câu 5 (trang 105 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản? 

Trả lời: 

Các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B có tác dụng đánh dấu nội dung chính trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. 


Câu 6 (trang 105 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản đã mang lại những điều có ích gì cho việc ghi chép trong học tập của em?

Trả lời: 

Văn bản đã mang đến phương pháp ghi chép trọng tâm, hiệu quả cho việc học tập của em. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học" - mẫu 2

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi trang 102 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy nội dung ghi chép của em dễ hiểu, dễ nhớ hay không?

Trả lời:

Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em thấy nội dung ghi chép của em dễ nhìn tuy nhiên chưa giúp em dễ nhớ khi đọc lại vì chưa có sự ghi chép khoa học, dễ hiểu


Trải nghiệm cùng VB

Câu 1 trang 102 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đoạn văn in nghiêng có vai trò thế nào trong văn bản?

Trả lời:

Đoạn văn in nghiêng có vai trò giải thích ý nghĩa cho các thuật ngữ chính mà văn bản nhắc tới.


Câu 2 trang 102 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đã bao giờ em dùng các "mẹo nhỏ" này trong ghi chép chưa?

Trả lời:

Đôi khi em cũng từng sử dụng các “mẹo nhỏ” được nêu trong mục này.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 105 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Những dấu hiệu nào trong văn bản trên giúp em nhận ra đây là văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động? Mục đích của văn bản này là gì?

Trả lời:

Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động

- Văn bản có các bước hướng dẫn và các đề mục rõ ràng, có hình ảnh minh họa cụ thể.

- Văn bản trên giới thiệu những mẹo đọc liên quan đến hoạt động học tập.

- Văn bản cung cấp thông tin bổ ích và được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.

Mục đích văn bản: hướng dẫn học sinh cách ghi chép khoa học để nắm bắt thông tin văn bản nhanh nhất.


Câu 2 trang 105 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản trên

Trả lời:

- Thông tin cơ bản của văn bản trên: hướng dẫn cách ghi chép thông tin nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

- Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản: 

+ Đặc điểm văn bản: rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, được chia ra làm nhiều đề mục và có hình ảnh minh họa.

+ Mục đích viết văn bản: hướng dẫn học sinh cách ghi chép khoa học để nắm bắt thông tin văn bản nhanh nhất.

=> Đặc điểm trình bày của văn bản và mục đích có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ với nhau.


Câu 3 trang 105 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hình minh họa trong mục A (mục 1. Phân vùng) đã hỗ trợ như thế nào cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở phần này?

Trả lời:

Hình minh họa trong mục A đã giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể hơn, giúp phần lời được thể hiện rõ ràng hơn.


Câu 4 trang 105 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin chi tiết của văn bản?

Trả lời:

Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng làm cho thông tin sáng rõ, dễ hiểu hơn. Từ những mẹo này, học sinh nắm bắt nhanh bài đọc và tiếp thu cách ghi chép thông tin hiệu quả nhất.


Câu 5 trang 105 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B (Học cách tìm nội dung chính) có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?

Trả lời:

Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B có tác dụng nêu những nội dung chính trong việc thể hiện thông cơ bản của văn bản.


Câu 6 trang 105 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Văn bản đã mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em?

Trả lời:

Văn bản đã mang lại nhiều điều có ích cho việc ghi chép trong học tập của em như:

- Cách lập ra quy tắc ghi chép

- Cách tìm nội dung chính

- Cách phân tích và đối chiếu

=> Đây đều là những điều cần thiết cho việc ghi chép giúp em ghi chép khoa học và dễ hiểu hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học" - mẫu 3

I. Tác giả văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Du Gia Huy (You Jia Hui)


II. Tìm hiểu tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

  • Thể loại:

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học thuộc thể loại văn bản thông tin

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản: “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” được in trong chương 2: “Bí kíp ghi chép hiệu quả” NXB Kim Đồng, 2020.

  • Phương thức biểu đạt:

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học có phương thức biểu đạt là nghị luận

  • Tóm tắt văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học: 

  Văn bản đã cung cấp cho chúng ta những cách ghi chép sao cho chỉ nhìn một lần là biết trọng tâm ở đâu. Đó là: Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần; Học cách tìm nội dung chính; Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học. Nắm được những cách trên sẽ chúng ta ghi chép hiệu quả, dễ hiệu bài hơn.

  • Bố cục bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học: 

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “chỉ khoanh một chỗ”: Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần

- Phần 2: Tiếp đến “giữa các nội dung”: Học cách tìm nội dung chính

- Phần 3: Còn lại: Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học

  • Giá trị nội dung: 

- Văn bản “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” cung cấp cho chúng ta những cách ghi chép hiệu quả, giúp ta hiểu bài dễ dàng hơn

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Bố cục văn bản rõ ràng

- Các đề mục kết hợp hiệu quả, rành mạch, dễ hiểu

- Lí lẽ, lập luận logic, thuyết phục


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

  • Lập ra quy tắc ghi chép, chia rõ các phần

- Phân vùng:

+ Dùng phần lề trái (phần A tromg ảnh) để ghi lại trọng tâm nội dung bài học.

- Chia theo màu sắc:

+ Dùng bút màu ghi chép nội dung có ý nghĩa khác nhau

→ Chỉ nhìn một lần sẽ biết trọng tâm ở đâu

- Khoanh vùng trọng tâm:

+ Dùng bút màu hoặc các kí hiệu đặc biệt để đánh dấu nội dung quan trọng

→ Điều này giúp bạn có thể nhớ trọng tâm bài học ngay cả khi bạn không đủ thời gian chuẩn bị hoặc khó nhớ hết trọng tâm bài

* Mẹo giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay:

- Gạch chân các câu, đoạn quan trọng trong một đoạn ghi chép dài.

- Trong đoạn văn đã gạch chân, chọn những từ ngữ cần nhấn mạnh bằng cách gạch chân thêm một đường hoặc tô màu bằng bút dạ quang.

- Có thể dùng kí hiệu phù hợp (dấu ngoặc kép chẳng hạn) đánh dấu phần trọng tâm. - Dùng bút đỏ hoặc bút dạ quang khoanh lại điểm trọng tâm nhất (chỉ khoanh một chỗ).

  • Học cách tìm nội dung chính

* Để nắm bắt được nội dung chính của bài, ta cần:

- Tìm từ khóa và câu chủ đề: thường là những câu tô đậm, in hoa, câu mở đầu, kết thúc, …

- Đánh dấu những nội dung mà thầy cô nhấn mạnh “tầm quan trọng” hay giảng lại nhiều lần, rồi đọc lại sách giáo khoa và thảo luận với bạn, hỏi thầy cô để hiểu kĩ hơn

- Tự đặt câu hỏi và trả lời: Chúng ta nên tự đặt câu hỏi và trả lời để biết mình đã thực sự nắm được trọng tâm bài hay chưa

- Dùng sơ đồ tóm tắt lại những kiến thức đã học: Thông qua sơ đồ, ta có thể dễ dàng nhìn ra mối quan hệ giữa các nội dung

  • Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học

- Giải thích:

+ Vì sách giáo khoa được thiết kế có hệ thống, kết cấu rõ ràng

- Ta cần:

+ Chú ý những đề mục được in đậm hay viết in hoa trong sách giáo khoa hoặc tự mình khái quát một đoạn nội dung thành vài chữ hoặc một câu, rồi ghi chú lên bảng

+ Trong vở ghi có thể sử dụng bút màu hoặc đường kẻ nối để thể hiện mối quan hệ giữa các chủ đề

→ Vậy chỉ cần đọc lướt qua là ta đã nắm được mấu chốt của văn bản


Chuẩn bị đọc

Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy nội dung ghi chép của em dễ hiểu, dễ nhớ hay không?

Gợi ý: Dễ hiểu, dễ nhớ/Không dễ hiểu, dễ nhớ


Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Đoạn văn in nghiêng có vai trò thế nào trong văn bản?

Đoạn văn in nghiêng có vai trò: giải thích thuật ngữ quan trọng trong văn bản, gợi mở cho người đọc về nội dung văn bản.


Câu 2. Đã bao giờ em dùng các “mẹo nhỏ” này trong ghi chép chưa?

Một số mẹo nhỏ: Vẽ sơ đồ tư duy, Ghi lại từ khóa quan trọng…


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Những dấu hiệu nào trong văn bản trên giúp em nhận ra đây là văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động? Mục đích của văn bản này là gì?

- Dấu hiệu:

  • Nhan đề ngắn gọn, cụ thể: Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.
  • Đề mục rõ ràng, hình minh họa cụ thể cho các mục.
  • Thông tin được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.

- Mục đích: Cung cấp phương pháp ghi chép hiệu quả.


Câu 2. Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản trên.

- Thông tin cơ bản: Cách ghi chép thông tin nhanh, hiệu quả.

- Mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản:

  • Đặc điểm: Có nhan đề, đề mục rõ ràng; Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu; Hình ảnh minh họa cụ thể, rõ ràng.
  • Mục đích của văn bản: Hướng dẫn học sinh cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.

Câu 3. Hình minh họa trong mục A (Mục 1. Phân vùng) đã hỗ trợ như thế nào cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở mục này?

Hình ảnh minh họa đã giúp học sinh hiểu rõ phân vùng là gì, cách làm như thế nào.


Câu 4. Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin chi tiết của văn bản?

Giúp thông tin được truyền tải mạch lạc, khoa học hơn.


Câu 5. Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1, 2, 3, 4 ở một số dòng trong mục B (Học cách tìm nội dung chính) có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?

Tác dụng: Chỉ ra thông tin chính của đoạn văn bản.


Câu 6. Văn bản mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em?

Văn bản đã cung cấp phương pháp ghi chép cho học sinh, cách tìm nội dung chính và phân tích, đối chiếu trọng tâm của bài học.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học" - mẫu 4

Nội dung chính

Văn bản hướng dẫn cách ghi chép thông tin nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

Chuẩn bị đọc

(trang 102, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy nội dung ghi chép của em dễ hiểu, dễ nhớ hay không?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, em hãy tìm và xem lại các quyển vở ghi chép của mình

Lời giải chi tiết:

Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em thấy nội dung ghi chép của em dễ nhìn tuy nhiên chưa giúp em dễ nhớ khi đọc lại vì chưa có sự ghi chép khoa học, dễ hiểu


Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 102, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Đoạn văn in nghiêng có vai trò thế nào trong văn bản?

Phương pháp giải:

Quan sát đoạn văn in nghiêng mở đầu văn bản trang 102, SGK Ngữ văn 7 tập 1

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn in nghiêng có vai trò giải thích ý nghĩa cho các thuật ngữ chính mà văn bản nhắc tới


Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 103, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Đã bao giờ em dùng các "mẹo nhỏ" này trong ghi chép chưa?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế bản thân em

Lời giải chi tiết:

Đôi khi em cũng từng sử dụng các “mẹo nhỏ” được nêu trong mục này.


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Những dấu hiệu nào trong văn bản trên giúp em nhận ra đây là văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động? Mục đích của văn bản này là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bao quát văn bản, xem thêm phần hướng dẫn đầu Bài 5

Lời giải chi tiết:

Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động

- Văn bản có các bước hướng dẫn và các đề mục rõ ràng, có hình ảnh minh họa cụ thể.

- Văn bản trên giới thiệu những mẹo đọc liên quan đến hoạt động học tập.

- Văn bản cung cấp thông tin bổ ích và được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.

Mục đích văn bản: hướng dẫn học sinh cách ghi chép khoa học để nắm bắt thông tin văn bản nhanh nhất.


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản trên

Phương pháp giải:

Em đọc toàn văn bản, chú ý các đề mục lớn ở từng phần, từ đó xác định thông tin chính và nhận xét mối quan hệ

Lời giải chi tiết:

- Thông tin cơ bản của văn bản trên: hướng dẫn cách ghi chép thông tin nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

- Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản: 

+ Đặc điểm văn bản: rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, được chia ra làm nhiều đề mục và có hình ảnh minh họa.

+ Mục đích viết văn bản: hướng dẫn học sinh cách ghi chép khoa học để nắm bắt thông tin văn bản nhanh nhất.

=> Đặc điểm trình bày của văn bản và mục đích có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ với nhau


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình minh họa trong mục A (mục 1. Phân vùng) đã hỗ trợ như thế nào cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở phần này?

Phương pháp giải:

Quan sát hình minh họa để nhận xét

Lời giải chi tiết:

Hình minh họa trong mục A đã giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể hơn, giúp phần lời được thể hiện rõ ràng hơn.


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin chi tiết của văn bản?

Phương pháp giải:

Chú ý phần Mẹo nhỏ trong mục A để nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng cho thấy đây là thông tin chi tiết, cách làm này đảm bảo sự sắp xếp thông tin theo bậc giúp cho việc truyền tải thoonng tin mạch lạc, có thứ tự, lớp lang hơn.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B (Học cách tìm nội dung chính) có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?

Phương pháp giải:

Em chú ý các từ ngữ được in đậm và được đánh số để hiểu tác dụng của chúng

Lời giải chi tiết:

Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B có tác dụng nêu những nội dung chính trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Văn bản đã mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và rút ra kết luận của bản thân

Lời giải chi tiết:

Văn bản đã mang lại nhiều điều có ích cho việc ghi chép trong học tập của em như:

- Cách lập ra quy tắc ghi chép

- Cách tìm nội dung chính

- Cách phân tích và đối chiếu

=> Đây đều là những điều cần thiết cho việc ghi chép giúp em ghi chép khoa học và dễ hiểu hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học" - mẫu 5

Chuẩn bị đọc bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Câu hỏi: (trang 102, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy nội dung ghi chép của em dễ hiểu, dễ nhớ hay không?

Lời giải 

Đôi khi em cũng từng sử dụng các “mẹo nhỏ” được nêu trong mục này.


Trải nghiệm cùng bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Câu 1: 102, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đoạn văn in nghiêng có vai trò thế nào trong văn bản?

Lời giải 

Vai trò: giải thích ý nghĩa cho các thuật ngữ chính mà có trong văn bản.


Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đã bao giờ em dùng các "mẹo nhỏ" này trong ghi chép chưa?

Lời giải 

Đôi khi em cũng từng sử dụng các “mẹo nhỏ” được nêu trong mục này.


Suy ngẫm và phản hồi bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Câu 1 (trang 105, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những dấu hiệu nào trong văn bản trên giúp em nhận ra đây là văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động? Mục đích của văn bản này là gì?

Lời giải 

Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động

- Văn bản có các bước hướng dẫn và các đề mục rõ ràng, có hình ảnh minh họa cụ thể.

- Văn bản trên giới thiệu những mẹo đọc liên quan đến hoạt động học tập.

- Văn bản cung cấp thông tin bổ ích và được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.

Mục đích văn bản: hướng dẫn học sinh cách ghi chép khoa học để nắm bắt thông tin văn bản nhanh nhất.


Câu 2 (trang 105. SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản trên

Lời giải

- Thông tin cơ bản của văn bản trên: hướng dẫn cách ghi chép thông tin nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

- Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản: 

+ Đặc điểm văn bản: dễ hiểu, ngắn gọn, các đề mục rõ ràng và có hình ảnh minh họa.

+ Mục đích viết văn bản: hướng dẫn học sinh cách ghi chép khoa học để nắm bắt thông tin văn bản nhanh nhất.

=> Đặc điểm trình bày của văn bản có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ với nhau để làm rõ mục đích hướng dẫn ghi chép nhanh.


Câu 3 (trang 105. SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình minh họa trong mục A (Phương pháp phân vùng) đã hỗ trợ như thế nào cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở mục này?

Lời giải 

Hình minh họa trong mục A (Phương pháp phân vùng) trong văn bản đã hỗ trợ cho người đọc hình dung cụ thể, giúp phần nội dung phần thông tin đọc được thể hiện rõ ràng hơn.


Câu 4 (trang 105. SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tác dụng: Làm thông tin sáng rõ, dễ hiểu hơn. Qua mẹo này, học sinh nắm bắt nhanh bài đọc và tiếp thu cách ghi chép thông tin hiệu quả nhất có thể.

Lời giải

Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng làm cho thông tin sáng rõ, dễ hiểu hơn. Từ những mẹo này, học sinh nắm bắt nhanh bài đọc và tiếp thu cách ghi chép thông tin hiệu quả nhất


Câu 5 (trang 105. SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B (Học cách tìm nội dung chính) có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?

Lời giải:

Tác dụng: chỉ ra nội dung chính trong việc thể hiện thông tin cơ bản.


Câu 6 (trang 105. SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Văn bản đã mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em?

Lời giải 

Văn bản đã giúp em tiếp thu thêm được cách lập ra quy tắc ghi chép, cách tìm nội dung chính và cách phân tích, đối chiếu để em ghi chép khoa học và học bài dễ hiểu, dễ nhớ nhất.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học" - mẫu 6

Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- In trong Bí kíp ghi chép hiệu quả, Di Huân minh họa, Thiện Minh dịch

- Bí kíp ghi chép hiệu quả của tác giả Du Gia Huy, NXB Kim Đồng, 2020 được biên soạn nhằm hướng dẫn bạn đọc cách ghi chép hiệu quả. Sách gồm 3 chương. Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học là một trong 8 vấn đề của chương 2.

Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “một trong các cách sau đây”): Giới thiệu về ghi chép và cách để ghi chép

- Phần 2 (còn lại): Các cách ghi chép hiệu quả

Thể loại: văn bản thông tin

Phương thức biểu đạt: thuyết minh

Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Văn bản hướng dẫn cách ghi chép thông tin nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

Giá trị nghệ thuật

- Hình thức rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, được chia ra làm nhiều đề mục và có hình ảnh minh họa.

- Ngôn ngữ có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ


CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy nội dung ghi chép của em dễ hiểu, dễ nhớ hay không?

Trả lời:

Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy được nội dung ghi chép của em đọc khá dễ hiểu tuy nhiên vẫn còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ.


TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Đoạn văn in nghiêng có vai trò thế nào trong văn bản?

Trả lời:

Đoạn văn in nghiêng có vai trò nhằm giải thích ý nghĩa cho các thuật ngữ chính có trong văn bản.


Câu hỏi 2: Đã bao giờ em dùng các "mẹo nhỏ" này trong ghi chép chưa?

Trả lời: 

Em có dùng các "mẹo nhỏ" này trong ghi chép.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Những dấu hiệu nào trong văn bản trên giúp em nhận ra đây là văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động? Mục đích của văn bản này là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

- Những dấu hiệu trong văn bản trên giúp em nhận ra đây là văn bản giải thích về một quy tắc hay luật lệ, cách thức trong hoạt động: văn bản có bố cục các phần rõ ràng, có hình ảnh minh hoa cụ thể, cung cấp các thông tin đầy đủ, bổ ích và được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.

- Mục đích của văn bản này là giúp học sinh ghi chép một cách khoa học để nắm bắt thông tin của một văn bản hiệu quả nhất.


Câu hỏi 2: Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản trên.

=> Xem hướng dẫn giải

- Thông tin cơ bản của văn bản là hướng dẫn cách ghi chép thông tin nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

- Mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản: liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau:

+ Đặc điểm của văn bản: có các đề mục, hình minh họa cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và ngắn gọn.

+ Mục đích của văn bản: hướng dẫn học sinh cách ghi chép khoa học để nắm bắt thông tin văn bản nhanh nhất.


Câu hỏi 3: Hình minh họa trong mục A (Phương pháp phân vùng) đã hỗ trợ như thế nào cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở mục này?

=> Xem hướng dẫn giải

Hình minh họa trong mục A (Phương pháp phân vùng) trong văn bản đã hỗ trợ cho người đọc hình dung cụ thể, giúp phần nội dung phần thông tin đọc được thể hiện rõ ràng hơn.


Câu hỏi 4: Việc tách riêng mỗi "mẹo nhỏ" trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin chi tiết của văn bản?

=> Xem hướng dẫn giải

Việc tách riêng mỗi "mẹo nhỏ" trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng làm cho các thông tin sáng rõ, dễ hiểu hơn để học sinh có thể tiếp thu, nắm bắt cách ghi chép hiệu quả nhất.


Câu hỏi 5: Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B (Học cách tìm nội dung chính) có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?

=> Xem hướng dẫn giải

Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B (Học cách tìm nội dung chính) có tác dụng chỉ ra nội dung chính trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.


Câu hỏi 6: Văn bản mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em?

=> Xem hướng dẫn giải

Văn bản đã mang đến phương pháp ghi chép trọng tâm, hiệu quả cho việc học tập của em.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .