Top 6 Bài soạn "Gai" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

65

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Gai" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học tốt....xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gai" - mẫu 1

Câu 1. Xác định mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu. Chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”.

- Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm - chiều), hai hình ảnh (hoa hồng - gai).

Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” là cái đẹp; “hái bông” là hành trình đi tìm cái đẹp; “gai” là nỗi đau đớn, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó; “gai cào” là sự chấp nhận chịu đau đớn để tìm thấy cái đẹp.


Câu 2. Phân tích sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối.

Sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối: từ gai cào đến sẹo lên xanh biếc, gai đơm hoa, từ bông hồng có thực mà chủ thể trữ tình muốn hái đến bông hồng trong tâm hồn nở ra từ vết gai cào; sự chuyển biến từ nỗi đau sang thăng hoa, niềm hạnh phúc khi chạm đến cái cao đẹp hơn, thuần khiết hơn. Nỗi đau khi vượt qua sẽ trở thành những trải nghiệm đẹp đẽ, làm tâm hồn con người thêm phong phú.


Câu 3. Sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì?

Sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ cho thấy bản thân sự trải nghiệm nỗi đau sẽ mang lại những cái đẹp đẽ, mới mẻ và cao quý hơn. Bông hoa trong tâm hồn nở ra từ vết cào là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện.


Câu 4. Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ thành quả đạt được và cái giá phải trả có thể là gì?

Quái trình “hái hóa” phải trả giá bằng những “vết cào” cũng như quá trình tìm kiếm cái đẹp phải trải qua nhiều thử thách. “Bông hoa” nở ra từ “vết cào” có thể là biểu tượng của sáng tạo nghệ thuật. Hành trình sáng tạo nghệ thuật là hành trình gian khổ, người nghệ sĩ cần phải thâm nhập, trải nghiệm, hóa thân để sống cùng nỗi đau của kiếp người để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gai" - mẫu 2

* Suy ngẫm và phản hồi:

Nội dung chính:

Văn bản đề cập đến hình ảnh “bông hồng” và “gai” đồng thời thể hiện vẻ đẹp của bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cao là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện.


Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu. Chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”.

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: Sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm - chiều), hai hình ảnh (hoa hồng – gai).

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai cào”: hoa hồng tượng trưng cho cái đẹp, hành động hái hoa là biểu tượng của hành trình đi tìm cái đẹp; gai tượng trưng cho nỗi đớn đau, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó, gai cào là sự chấp nhận cái giá phải trả để đến với cái đẹp.


Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối.

Trả lời:

- Sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối: Từ gai cao đến sẹo lên xanh biếc, gai đơm hoa, từ bông hoa hồng có thực mà chủ thể trữ tình muốn hái đến bông hoa hồng trong tâm hồn nở ra từ vết gai cao; sự chuyển biến từ nỗi đau đớn sang sự thăng hoa, niềm hạnh phúc khi chạm đến một cái đẹp cao hơn, thuần khiết hơn. Nỗi đau khi đã vượt qua sẽ trở nên những trải nghiệm đẹp đẽ, làm tâm hồn con người phong phú thêm.


Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Dòng thơ đầu tiên và dòng thơ cuối cùng cho ta thấy ý nghĩa của hình ảnh “hoa trong mỗi dòng thơ, từ đó, thấy được ý nghĩa của việc lặp lại hình ảnh “hoa” lần thứ hai.

- Sự trở lại của hình ảnh “hoa ở cuối bài cho thấy bản thân sự trải nghiệm nỗi đau sẽ mang lại những cái đẹp mới mẻ, cao quý hơn. Bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cao là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện.


Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ: thành quả đạt được và cái giá phải trả có thể là gì?

Trả lời:

- Quá trình hái hoa phải trả giá bằng những vết gai cao và những bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cào đó có thể hiểu là biểu tượng của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Hành trình sáng tạo là hành trình đi tìm cái đẹp vô cùng gian khổ, trong đó người nghệ sĩ phải thâm nhập, trải nghiệm, hoá thân để sống cùng những nỗi đau của kiếp người để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị trường tồn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gai" - mẫu 3

Câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Xác định mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu. Chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh "hoa hồng" và "gai", "hái bông" và "gai cào".

Bài làm

- Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu là mối quan hệ tương phản. Trong bốn dòng thơ này, mượn hành động hái hoa, tác giả đã thể hiện những thông điệp, suy nghĩ thông qua hai dòng thơ đầu tiên với những hình ảnh “sớm”, “hái bông” mô tả một hành động hướng về phía tốt đẹp, đó là hái bông hoa hồng vào buổi sáng, gợi lên khung cảnh tươi mát, trong lành, mát mẻ. Trong khi đó, hai dòng thơ cuối cùng với những hình ảnh “chiều”, “gai cào” lại mô tả hình ảnh của một sự khắc nghiệt, với những gai cào mộng mị vào buổi chiều.

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”:

+ Hình ảnh “hoa hồng” và “gai” được sử dụng để tượng trưng cho sự tương phản giữa niềm vui và đau khổ trong cuộc sống. Hoa hồng được xem là biểu tượng cho niềm vui, tình yêu, và sự tươi trẻ. Trong khi đó, gai được xem là biểu tượng cho sự đau khổ và khó khăn.

+ Hình ảnh “hái bông” tượng trưng cho hành động chăm sóc, thể hiện sự yêu thương và quan tâm. Ngược lại, hình ảnh “gai cào” tượng trưng cho sự tàn bạo và thô bạo, thể hiện sự khắc nghiệt của cuộc sống.


Câu 2 trang 68 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Phân tích sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối.

Bài làm

- Trong bốn dòng thơ này, ta có hai hình ảnh chính là "Sẹo" và "Gai", nhưng chúng được miêu tả ở hai trạng thái khác nhau.

+ Trong dòng thơ đầu tiên, "Sẹo" được miêu tả như "lên xanh biếc thế", cho ta cảm giác nó đã trải qua thời gian và phai nhạt. Tuy nhiên, trong dòng thơ thứ hai, "Gai" lại được miêu tả là "trong hồn đơm hoa", cho ta cảm giác nó đang phát triển và tràn đầy sức sống.

+ Sự chuyển đổi từ "Sẹo" sang "Gai" có thể tượng trưng cho những sự thay đổi, phát triển và đổi mới trong cuộc sống. Nhưng đồng thời, nó cũng ám chỉ đến sự đau đớn, vì để có được sự phát triển và đổi mới, ta phải trải qua những thử thách và đau khổ tương đương với những "Gai" trên thân hoa.

→ Từ đó, ta có thể thấy rằng những hình ảnh trong bốn dòng thơ này có ý nghĩa tượng trưng rất sâu sắc, gợi lên trong người đọc những suy nghĩ về sự thay đổi và đau khổ trong cuộc sống.


Câu 3 trang 68 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Sự trở lại của hình ảnh "hoa" ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì?

Bài làm

- Hình ảnh "hoa" được tượng trưng cho sự nảy nở, sự tái tạo, sức sống mới của cuộc sống. Do đó, sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ mang đến một thông điệp tích cực. Nó biểu hiện sự hy vọng, sự kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng, khi mà những gai góc, những đau khổ của cuộc sống sẽ được thay thế bằng sự nở nang, sự phồn vinh.

- Hình ảnh “hoa” cũng có thể được hiểu như một biểu tượng cho sự tình yêu, sự cảm thông và sự trân trọng đối với cuộc sống, như một điều đáng để được chăm sóc và bảo vệ.

→ Do đó, sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ đưa ra thông điệp rõ ràng về hy vọng, sự sống động và sự tươi sáng.


Câu 4 trang 68 SGK Ngữ văn 11 Chân trời

Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ thành quả đạt được và cái giá phải trả có thể là gì?

Bài làm

- Bài thơ này gợi lên một bức tranh về quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Có lúc người nghệ sĩ hái bông hoa hồng, có lúc lại gặp phải gai cào mộng mị. Những đau đớn và khó khăn trong quá trình sáng tạo, như làm sao để tạo ra một tác phẩm đẹp, có giá trị, góp phần làm cho nghệ thuật phong phú hơn, sâu sắc hơn.

- Một nghệ sĩ có thể phải đánh đổi nhiều thứ để đạt được thành quả mong muốn, có thể là sự nỗ lực, thời gian, sức khỏe, hay cả tinh thần. Điều quan trọng là người nghệ sĩ ấy luôn nỗ lực và kiên trì trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp và ý nghĩa. Màu sắc của câu thơ cũng cho thấy rằng quá trình sáng tạo của một nghệ sĩ có thể đầy màu sắc và thăng trầm. Sự thay đổi từ sẹo lên xanh biếc thế cho thấy rằng sau những khó khăn, đau đớn, người nghệ sĩ vẫn luôn có cơ hội để phát triển và trưởng thành.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gai" - mẫu 4

Câu 1 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu. Chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”

Phương pháp giải:

Đọc phần văn bản, phân tích ý nghĩa từng dòng thơ, từ nội dung văn bản và phần phân tích của bản thân có thể xác định mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu đồng thời chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”

Lời giải chi tiết:

- Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu là mối quan hệ tương phản. Trong bốn dòng thơ này, mượn hành động hái hoa, tác giả đã thể hiện những thông điệp, suy nghĩ thông qua hai dòng thơ đầu tiên với những hình ảnh “sớm”, “hái bông”  mô tả một hành động hướng về phía tốt đẹp, đó là hái bông hoa hồng vào buổi sáng, gợi lên khung cảnh tươi mát, trong lành, mát mẻ. Trong khi đó, hai dòng thơ cuối cùng với những hình ảnh “chiều”, “gai cào”  lại mô tả hình ảnh của một sự khắc nghiệt, với những gai cào mộng mị vào buổi chiều.

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”:

+ Hình ảnh “hoa hồng”“gai” được sử dụng để tượng trưng cho sự tương phản giữa niềm vui và đau khổ trong cuộc sống. Hoa hồng được xem là biểu tượng cho niềm vui, tình yêu, và sự tươi trẻ. Trong khi đó, gai được xem là biểu tượng cho sự đau khổ và khó khăn.

+ Hình ảnh “hái bông” tượng trưng cho hành động chăm sóc, thể hiện sự yêu thương và quan tâm. Ngược lại, hình ảnh “gai cào” tượng trưng cho sự tàn bạo và thô bạo, thể hiện sự khắc nghiệt của cuộc sống.


Câu 2 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối.

Phương pháp giải:

Khai thác chi tiết, nội dung, các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối để tìm và phân tích sự chuyển đổi của các hình ảnh.

Lời giải chi tiết:

- Trong bốn dòng thơ này, ta có hai hình ảnh chính là "Sẹo""Gai", nhưng chúng được miêu tả ở hai trạng thái khác nhau.

+ Trong dòng thơ đầu tiên, "Sẹo" được miêu tả như "lên xanh biếc thế", cho ta cảm giác nó đã trải qua thời gian và phai nhạt. Tuy nhiên, trong dòng thơ thứ hai, "Gai" lại được miêu tả là "trong hồn đơm hoa", cho ta cảm giác nó đang phát triển và tràn đầy sức sống.

+ Sự chuyển đổi từ "Sẹo" sang "Gai" có thể tượng trưng cho những sự thay đổi, phát triển và đổi mới trong cuộc sống. Nhưng đồng thời, nó cũng ám chỉ đến sự đau đớn, vì để có được sự phát triển và đổi mới, ta phải trải qua những thử thách và đau khổ tương đương với những "Gai" trên thân hoa.

→ Từ đó, ta có thể thấy rằng những hình ảnh trong bốn dòng thơ này có ý nghĩa tượng trưng rất sâu sắc, gợi lên trong người đọc những suy nghĩ về sự thay đổi và đau khổ trong cuộc sống.


Câu 3 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Từ việc khai thác nội dung, hình ảnh, chi tiết nổi bật mang ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng, phân tích ý nghĩa sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài.

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh "hoa" được tượng trưng cho sự nảy nở, sự tái tạo, sức sống mới của cuộc sống. Do đó, sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ mang đến một thông điệp tích cực. Nó biểu hiện sự hy vọng, sự kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng, khi mà những gai góc, những đau khổ của cuộc sống sẽ được thay thế bằng sự nở nang, sự phồn vinh.

- Hình ảnh “hoa” cũng có thể được hiểu như một biểu tượng cho sự tình yêu, sự cảm thông và sự trân trọng đối với cuộc sống, như một điều đáng để được chăm sóc và bảo vệ.

→ Do đó, sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ đưa ra thông điệp rõ ràng về hy vọng, sự sống động và sự tươi sáng.


Câu 4 (trang 68, Ngữ Văn 11, tập hai):

Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ: Thành quả đạt được và cái giá phải trả có thể là gì?

Phương pháp giải:

Từ những phân tích của bản thân về bài thơ trên, đưa ra những suy nghĩ của bản thân mình về bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ này gợi lên một bức tranh về quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Có lúc người nghệ sĩ hái bông hoa hồng, có lúc lại gặp phải gai cào mộng mị. Những đau đớn và khó khăn trong quá trình sáng tạo, như làm sao để tạo ra một tác phẩm đẹp, có giá trị, góp phần làm cho nghệ thuật phong phú hơn, sâu sắc hơn.

- Một nghệ sĩ có thể phải đánh đổi nhiều thứ để đạt được thành quả mong muốn, có thể là sự nỗ lực, thời gian, sức khỏe, hay cả tinh thần. Điều quan trọng là người nghệ sĩ ấy luôn nỗ lực và kiên trì trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp và ý nghĩa. Màu sắc của câu thơ cũng cho thấy rằng quá trình sáng tạo của một nghệ sĩ có thể đầy màu sắc và thăng trầm. Sự thay đổi từ sẹo lên xanh biếc thế cho thấy rằng sau những khó khăn, đau đớn, người nghệ sĩ vẫn luôn có cơ hội để phát triển và trưởng thành.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gai" - mẫu 5

Tác giả Mai Văn Phấn

  • Tiểu sử

- Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại Kim Sơn, Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam.

- Năm 1974, ông nhập ngũ, đến năm 1981 ông xuất ngũ và theo học Ngôn ngữ học và Văn hóa Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

- Năm 1983, ông tiếp tục tu nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Maxim Gorky, Minsk (Thủ đô của Byelorussian SSR).

- Ông là hội viên Hội Nhà văn TP. Hải Phòng, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Bên cạnh là một nhà thơ thì ông còn là Phiên dịch tiếng Nga

- Hiện nay, ông đang sống và công tác tại thành phố Hải Phòng.

  • Sự nghiệp sáng tác

- Mai Văn Phấn đã xuất bản 16 cuốn thơ và một cuốn sách, phê bình – tiểu luận tại Việt Nam; 29 cuốn thơ xuất bản ở nước ngoài. Ngoài ra, thơ của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng; xuất hiện trong hơn 50 tuyển tập thơ và tạp chí quốc tế.

- Tháng 12-2012, tập thơ “Firmament Without Roof Cover” (“Bầu trời không mái che”) trở thành 1 trong 100 tập thơ bán chạy nhất trên trang web thương mai điện tử lớn nhất thế giới Amazon

- Tháng 6-2014, ông có 2 tập thơ song ngữ Việt-Anh và một tập thơ song ngữ Việt-Pháp vào top 10 trong 100 tập thơ châu Á bán chạy nhất trên Amazon.

- Mai Văn Phấn được xem là gương mặt thơ ca tiêu biểu của Việt Nam trong 20 năm qua bởi những nỗ lực cách tân không mệt mỏi. Ông luôn ý thức học hỏi những nền thơ ca hiện đại đi trước, sẵn sàng tiếp thu kỹ thuật của các trường phái, triết thuyết để thử nghiệm làm mới, làm khác biệt tác phẩm của mình.

- Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: “Giọt nắng” (Thơ. Hội Văn Nghệ Hải Phòng, 1992); “Gọi xanh” (Thơ. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1995); “Cầu nguyện ban mai” (Thơ. Nhà xuất bản Hải Phòng, 1997); “Nghi lễ nhận tên” (Thơ. Nhà xuất bản Hải Phòng, 1999)…

  • Phong cách sáng tác

- Thơ Mai Văn Phấn nghiêng về lý trí, điêu luyện về dùng chữ, tân kỳ trong áp dụng các kỹ thuật trường phái thơ ca khác nhau. Ông xử lý hài hòa giữa thành tựu thơ ca truyền thống và sự cách tân hiện đại. Mai Văn Phấn đang hướng đến một giọng thơ Việt dựa trên thẩm mỹ quan cá nhân độc lập. 

- Mỗi giai đoạn sáng tác của Mai Văn Phấn đều có chủ đích, hướng tới một phong cách thơ hiện đại, mang đậm căn tính Việt. Mỗi tập thơ của ông đều được “quy hoạch”, tựa như trong kiến trúc tổng thể một ngôi nhà nhiều tầng, phòng ốc và chúng được nhất quán về tư tưởng, cảm xúc, được quán chiếu bằng một ánh sáng riêng biệt.

  • Các tác phẩm chính

- Giọt nắng (1992)

- Gọi xanh (1995)

- Cầu nguyện ban mai (1997)

- Nghi lễ nhận tên (1999)

- Người cùng thời (1999)

……


Phân tích

Bài thơ Gai của tác giả Mai Văn Phấn là một thi phẩm độc đáo. Ngay từ nhan đề tác phẩm Gai đã là hình ảnh ẩn dụ cho rất nhiều điều ý nghĩa về cuộc sống. Gai trong tác phẩm này là những chiếc gai trên cây hoa hồng. Hoa hồng đẹp nhưng vẫn có những gai nhọn. Những chiếc gai có thể gây chảy máu nếu vô tình chạm phải. Nhưng chỉ khi dấn thân, đối diện với những chiếc gai tua tủa ấy thì con người mới có thể ngắt được những bông hoa tươi đẹp.


Sớm

Hái bông hoa hồng

Chiều

Gai cào mộng mị


Hình ảnh tương phản giữa hai hành động diễn ra trong hai không gian khác nhau. Sớm thì hái bông hoa hồng, chiều thì gai cào trong mộng mị. Đó chính là hoạt động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Gai và hoa chính là những hình ảnh ẩn dụ cho một bên là thành quả nghệ thuật và một bên là những chông gai trắc trở trải qua. Sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ không hề đơn giản, nhà thơ, nhà văn phải liên tục chắt lọc, tìm tòi, từ hàng tấn quặng ngôn từ mới có thể lấy được một từ ngữ đắt giá. Quá trình đó có thể gây ra những tổn thương, mất mát và đó chính là những chông gai mà người nghệ sĩ cần trải qua. Thành quả đạt được vô cùng ngọt ngào.


Sẹo 

Lên xanh biếc thế

Gai

Trong hồn đơm hoa


Bốn câu thơ cuối cùng cũng là những hình ảnh vô cùng độc đáo và gợi ra nhiều tầng bậc ý nghĩa. Sẹo ở da do gai nhọn đâm vào nhưng không hề gây đau, không hề khó chịu mà còn lên xanh biếc, gai từ trong cành và cũng trong hồn đơm ra hoa. Bài thơ sử dụng những hình ảnh ẩn dụ nhiều tầng bậc, ngôn ngữ giàu sức gợi đặc biệt là thể thơ tự do, ngắt nhịp linh hoạt, độc đáo, một số các từ ngữ như sớm, chiều, sẹo, gai được ngắt riêng thành từng câu thơ gợi ra chiêm nghiệm độc đáo trong lòng độc giả. Bài thơ khá tiêu biểu cho những nét đặc trưng trong thơ của Mai Văn Phấn, hồn thơ rộng mở, khoáng đạt và có nhiều tầng bậc ý nghĩa về cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gai" - mẫu 6

Câu 1: Xác định mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu. Chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh "hoa hồng" và "gai", "hái bông" và "gai cào".

Trả lời

- Mai Văn Phấn sử dụng hình ảnh "gai" và "hoa hồng" để tượng trưng cho những cảm xúc và sự đau khổ của con người. "Gai" đại diện cho những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, còn "hoa hồng" thì biểu tượng cho những điều tươi đẹp và ấm áp.

- Hình ảnh "hái bông, gai cào" biểu thị cho những cảm xúc khó khăn, đau đớn mà con người phải trải qua trong cuộc sống. Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh này là sự đau đớn không chỉ xuất hiện khi ta đối mặt với "gai" mà còn khi ta cố gắng "hái bông" - tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.


Câu 2: Phân tích sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối.

Trả lời

- Bốn dòng thơ cuối là một bức tranh mô tả sự chuyển đổi của các hình ảnh rất rõ nét.
- Các hình ảnh được đưa ra trong các câu thơ khác nhau, "sẹo - lên xanh biếc thế" và "gai - trong hồn đơm hoa", đều biểu thị sự đau thương, những vết thương tình cảm hoặc những trải nghiệm đau khổ. Tuy nhiên, trong bốn dòng thơ này, sự chuyển đổi của hình ảnh từ "sẹo" thành "hoa" được tạo ra bởi sự thể hiện của từ "xanh biếc" và "đơm".
Từ "xanh biếc" có thể thể hiện cho sự mọc trở lại của bình minh sau cơn bão tố, dấu hiệu của sự sống mới sau khi trải qua đau khổ. Trong khi đó, từ "đơm" có thể miêu tả cho sự nảy nở, sự khai hoa, khi mà những trải nghiệm đau khổ đã được chuyển hoá thành những trái ngọt ngào.
Vì vậy, sự chuyển đổi của hình ảnh từ "sẹo" thành "hoa" trong bốn dòng thơ này biểu thị cho sự khôi phục lại sau đau thương, sự phục hồi và sự sống lại sau cơn đau khổ.


Câu 3: Sự trở lại của hình ảnh "hoa" ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì?

Trả lời

Trong bài thơ "Gai" của Mai Văn Phấn, hình ảnh "hoa" ở cuối bài được sử dụng để tượng trưng cho sự hy vọng và sự sống lại sau cơn đau khổ và sự gai góc của cuộc sống. Việc sử dụng hình ảnh "hoa" như một biểu tượng cho những điều tốt đẹp, mong muốn của con người cũng rất phổ biến trong văn học và nó cho thấy rằng dù cuộc sống có khắc nghiệt và đau khổ đến đâu thì sự hy vọng và khát khao sống lại vẫn chiếm vị trí quan trọng trong con người.


Câu 4: Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ thành quả đạt được và cái giá phải trả có thể là gì? 

Trả lời

Trong bài thơ "Gai" của Mai Văn Phấn, hình ảnh "hoa" ở cuối bài được sử dụng để tượng trưng cho sự hy vọng và sự sống lại sau cơn đau khổ và sự gai góc của cuộc sống. Việc sử dụng hình ảnh "hoa" như một biểu tượng cho những điều tốt đẹp, mong muốn của con người cũng rất phổ biến trong văn học và nó cho thấy rằng dù cuộc sống có khắc nghiệt và đau khổ đến đâu thì sự hy vọng và khát khao sống lại vẫn chiếm vị trí quan trọng trong con người.


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Gai

Trả lời

- Giá trị nội dung:

Trong văn bản, tác giả đã nói đến sự hy vọng, sự sống lại sau cơn đau khổ và sự gai góc của cuộc sống. Qua việc sử dụng hình ảnh "hoa" như một biểu tượng cho những điều tốt đẹp, tác giả đã nói lên mong muốn của con người: dù cuộc sống có khắc nghiệt và đau khổ đến đâu thì sự hy vọng và khát khao sống lại vẫn chiếm vị trí quan trọng trong con người.

- Giá trị nghệ thuật:

Thể thơ tự do giúp nhà thơ thể hiện nội dung, chủ đề đa dạng, phong phú và linh hoạt.


Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Gai.

Trả lời

Tác giả

Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại Kim Sơn, Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam. Năm 1974, ông nhập ngũ, rồi xuất ngũ năm 1981 và theo học Ngôn ngữ học và Văn hóa Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1983, ông tiếp tục tu nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Maxim Gorky, Minsk (Thủ đô của Byelorussian SSR). 

Ở Việt Nam, Mai Văn Phấn đã xuất bản 16 cuốn thơ và một cuốn sách, phê bình - tiểu luận; 29 cuốn thơ xuất bản ở nước ngoài. Thơ của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng; xuất hiện trong hơn 50 tuyển tập thơ và tạp chí quốc tế.

Mai Văn Phấn giành giải thưởng văn học Cikada 2017 của Thụy Điển. Giải Cikada được sáng lập năm 2004 và được trao cho các nhà thơ Đông Á, nơi "cảm quan thơ ca của họ chỉ ra tính bất khả xâm phạm của đời sống"

Tác phẩm

- Thể thơ: Tự do.


Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Gai.

Trả lời

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .