Top 6 Bài soạn "Chiều sương" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

640

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Chiều sương" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chiều sương" - mẫu 1

* Chuẩn bị đọc:

Câu hỏi (trang 7 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì?

Trả lời:

- Từ nhan đề, em dự đoán văn bản sẽ nói về hành trình trong một buổi chiều nhiều sương mù mịt.

* Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận: Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

- Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của chàng trai.

Suy luận: Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?

- Người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, người nghe chuyện là các bác đi chài.

Suy luận: Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?

- Ta thấy được cuộc sống khổ cực, vất vả và đầy gian nan của ngư dân trong cuộc sống lao động.

Dự đoánCác ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?

- Các ngư dân sắp được chứng kiến một điều kì dị khi trôi đến cồn đá: gặp đoàn thuyền ma.

Suy luận: Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?

- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính cho thấy được sự khó khăn, nguy hiểm của ngư dân. Nhưng đồng thời cũng thể hiện sự đồng cảm, gần gũi, thương xót của những con người cùng làng, cùng hoàn cảnh sống.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

Chiều sương là những hồi ức của lão Nhiệm Bình về một lần ra khơi trong buổi trời sương mù mịt. Ông kể về những kinh nghiệm trải qua của người đi biển, mỗi lần ra khơi đều như một lần bước vào cửa tử, nhưng họ vẫn không ngừng chiến đấu và vượt lên chính mình.


* Sau khi đọc

Câu 1: (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.

Trả lời:

- Vào một buổi chiều sương lăng dăng, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, nhóm bạn chài đã suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mù mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết rằng người trên thuyền đã bỏ mạng trong trận bão tố đó. Câu chuyện cho chúng ta thấy những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những con người thuộc thế giới âm, dương khác nhau.

- Cách đặt nhan đề truyện của tác giả đã cho thấy thời gian và khung cảnh hôm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi gặp nạn.


Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật

Phần

Sự kiện

Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật

Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)

Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)

Trả lời:

Phần

Sự kiện

Cảm xúc, suy nghĩ của

nhân vật

Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)

- Chiều sương, chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình.

- Chàng nài nỉ lão kể chuyện đi biển, đặc biệt là chuyện đi biển gặp ma.

- Lão Nhiệm Bình kể một số mẩu chuyện nhỏ rồi bắt đầu kể câu chuyện đi biển gặp bão tố và chiếc “thuyền ma.

- Chàng trai rất thích các câu chuyện kì ảo nhưng không tin ma quỷ.

- Lão Nhiệm Bình kể chuyện ma với một thái độ bình thản, âm - dương không phân biệt, vì nói cho cùng, đó đều là người dân làng họ, chẳng may qua đời nên giờ tìm chút hơi ấm dương gian.

Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)

- Chiếc thuyền ông Phó Nhụy mà lão Nhiệm Bình đi chài ra khơi đánh bắt cá.

- Đến chiều, bão tố bắt đầu nổi lên kéo dài đến quá nửa đêm.

- Một chiếc thuyền xuất hiện trong một không khí rất kì dị, đó là thuyền của ông Xin Kính.

- Thuyền phó Nhụy vớt được anh Hoe Chước của bên thuyền Xin Kính, lúc đó thuyền Xin Kính biến mất. Thì ra chiếc thuyền đó đã bị sóng đánh vào núi tan tành, không ai sống sót.

- Những người đi chài đã quen với những bất trắc, gian truân của việc đi biển. Việc đối phó với bão tố đã thành quán tính (theo dõi các thao tác chống chọi với bão tố của nhóm bạn chài).

- Dù thường xuyên đối mặt với mất mát, hiểm nguy, tuy thế họ vẫn bàng hoàng, lo âu, đau xót (“mọi người cầm lặng, tim bóp chặt trong một lo âu ghê rợn, mở to mắt nhìn trấn trấn”).


Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

Trả lời:

- Người kể chuyện trong văn bản: có hai người kể chuyện: Ở phần 1 là chàng trai, ở phần 2 là lão Nhiệm Bình. Tuy nhiên, ngay trong phần 1 cũng có nhiều đoạn người kể cho phá là lão Nhiệm Bình. Như vậy, và có nhiều người kể chuyện văn bản.

- Điểm nhìn: Tương tự như vậy, ở phần 1, chúng ta thấy có điểm nhìn của chàng trai, của lão Nhiệm Bình; ở phần 2 là điểm nhìn của lão Nhiệm Bình, đôi khi điểm nhìn có dịch chuyển sang một số người bạn chài khác như chú trai, các bác chải...

= > Như vậy, câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn. Điều này giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.


Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.

Trả lời:

Quan niệm về

cõi âm, cõi dương

Tương đồng

Khác biệt

Chàng trai

Họ đều không xa lánh, không ghê sợ cõi âm, người đã khuất.

Không tin vào ma quỷ.

Những người dân làng chài

- Âm dương không phân ranh giới, những người đã khuất là người quen do đó không có cảm giác xa lạ.

- Có một số kiêng kị khi đi biển.


Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.

Trả lời:

- Văn bản có nhiều yếu tố thực và ảo đan xen:

+ Thực: Chuyện đi biển gặp bão tố, vớt được anh Hoe Chước...

+ Ảo: Các chi tiết gặp ma, con “thuyền ma”, những điểm dự báo không may của chuyến đi biển...

=> Tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo này không chỉ là để tạo tính hấp dẫn cho văn bản, cho chúng ta thấy được sự vất vả của những ngư dân, mà còn để tác giả thể hiện rõ tư tưởng của mình, đó là quan niệm âm, dương đan xen, xem người đã khuất vẫn còn tồn tại trong đời sống dương gian và tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người con sống tưởng nhớ người đã khuất.


Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của người dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Trả lời:

- Ý kiến của em: Nhìn chung không khí truyện vẫn là không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan vì tình đồng nghiệp, tình làng xóm, tình cảm với cả những người đã khuất.


Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Câu chuyện về chiếc thuyền của ông Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?

Trả lời:

- Thái độ, tình cảm của con người vùng biển đối với biển cả, đó chính là một mối quan hệ biện chứng. Con người ở đây mang ơn biển cả vì biển cả đem đến nguồn lợi tài nguyên, nguồn sống cho con người; nhưng đồng thời, biển cả cũng gây ra những tai ương bất ngờ cho các chuyến đi biển. Vì thế mới có việc người còn sống xem người đã khuất vẫn tồn tại đâu đây chung quanh họ và biển cả là nơi dung chứa tất cả những gì thuộc về đời sống vật chất và tinh thần của con người nơi đây.


Bài tập sáng tạo (trang 16 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):

Lấy cảm hứng từ không gian “chiều sương” trong truyện, hoặc cuộc trò chuyện giữa lão Nhiệm Bình và chàng trai hay hình tượng người dân chài vượt qua tai họa ở đoạn kết,… hãy làm một bài thơ, vẽ một bức tranh hay phác thảo kịch bản cho một loạt cảnh sân khấu hóa.

Trả lời:

Chiều sương tràn ngập trời xanh

Nghe gió thì thầm những lời lòng

Lão nhiệm bình với chàng trai trò chuyện

Tình yêu và cuộc sống là lo toan

Người dân chài trên biển đại dương

Đánh bắt vô định, sóng gió hiểm nghèo

Nhưng họ vẫn kiên trì vượt qua

Tin tưởng sẽ đến ngày mai tràn đầy hạnh phúc

Đó là những hình ảnh đẹp trong tâm hồn

Mang theo cảm xúc khiến lòng ta rung động

Kể lể dài, chuyện cũng không hết

Để người nghe hiểu thêm về cuộc đời này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chiều sương" - mẫu 2

Nội dung chính

Truyện ngắn Chiều sương được khắc họa công việc đi biển trên con thuyền ra khơi, nhân vật trữ tình được nghe ông lão kể về câu chuyện đi biển của người dân trải qua nhiều những khó khăn thử thách, thăng trầm của cuộc sống miền biển, con người dũng cảm và kiên cường.


Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 7, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì?

Phương pháp giải:

Đưa ra những dự đoán của bản thân về nội dung văn bản từ nhan đề Chiều sương.

Lời giải chi tiết:

Nhan đề Chiều sương, gợi cho người đọc về liên tưởng về thời gian - thời điểm tác giả chọn để khai thác, làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích.


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 8, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật để xác định cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của đối tượng, nhân vật nào trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Thông qua chi tiết: “...Chàng đi lang thang…..Chàng rẽ vào nhà một ông bạn già. Chàng thấy lão đang ngồi xổm…” → Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”.


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 9, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật để xác định người kể chuyện, người nghe chuyện trong phần trích này.

Lời giải chi tiết:

Từ đây trở đi, người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, người nghe chuyện là chàng trai.


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật, nhận xét về các chi tiết ấy trong việc thể hiện cuộc sống lao động của ngư dân.

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết ở đoạn này đã cho người đọc thấy được cuộc sống lao động của ngư dân vô cùng vất vả, gian truân và rất nguy hiểm. Bên cạnh những phút giây nghỉ ngơi yên bình, là những giờ làm việc, ra khơi, chiến đấu với sóng to biển lớn đầy thử thách, khó khăn. Dù khó khăn, nguy hiểm là vậy nhưng người dân chài vẫn miệt mài, chăm chỉ, kiên cường vượt mọi thử thách, sẵn sàng đương đầu với mọi hiểm nguy, thử thách của tạo hóa.


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật, từ đó dự đoán điều các ngư dân sắp được chứng kiến.

Lời giải chi tiết:

Thông qua chi tiết nổi bật: “Chợt chú trai kêu: - Có ai như người trôi kia?” có thể dự đoán các ngư dân sắp được chứng kiến cảnh một người bị đuối nước sau trận gió bão vừa qua.


Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật, từ đó cho biết ý nghĩa của sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện mang ý nghĩa như một chi tiết để kết nối nội dung truyện ở phần trước với phần sau. Từ sự xuất hiện ấy, tác giả đã khéo léo đưa ra tình huống truyện các ngư dân gặp cảnh người bị đuối nước, đồng thời gợi mở cho người đọc những tình huống truyện xảy ra kế tiếp.

→ Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện giống như chiếc cầu nối, là động cơ tạo nên tình huống truyện, đóng vai trò làm cho nội dung tác phẩm trở nên thú vị, thu hút người đọc hơn.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.

Phương pháp giải:

Sau khi đọc văn bản, thông qua các câu hỏi khai thác nội dung ở phần Đọc văn bản, bao quát nội dung của văn bản, đồng thời nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Nội dung bao quát của văn bản: Đoạn trích là những hồi ức của lão Nhiệm Bình về một lần ra khơi trong buổi trời sương mù mịt, thuyền vừa tháo tố, thoát nạn chết này lại đâm liền vô nạn chết khác.

Cách đặt nhan đề truyện của tác giả: Nhan đề Chiều sương gợi cho người đọc về một liên tưởng thời gian, đó là thời điểm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi, gặp phải tháo tố, thử thách này vừa qua thử thách khác lại ập tới.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật:

Phần

Sự kiện

Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật

Phần 1(chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)

Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)

Phương pháp giải:

Từ nội dung chính của văn bản, khai thác những sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Phần

Sự kiện

Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật

Phần 1(chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)

Những câu chuyện ma lão Nhiệm Bình đã gặp khi đi chài

- Lão Nhiệm Bình: giọng kể từ tốn, bình thản coi đó như câu chuyện bình thường như nói chuyện người dương gian, tay vẫn miệt mài đan lưới.

- Chàng trai: rùng mình thích thú, chăm chú lắng nghe, thi thoảng tưởng tượng như “nghe, vẳng từ sương mù dày đặc, tiếng cười giòn ríu rít”.

Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)

- Thuyền Phó Nhụy chiến đấu với phong ba bão tố.

- Thuyền Phó Nhụy và Xin Kính gặp nhau, cùng nhau cứu anh Hoe Chước bị đuối nước.

- Lần thứ hai, chiếc thuyền của Xin Kính lại gặp nạn

- Các bác chài dù đã có những dự đoán trước nhưng vẫn bị bất ngờ, vội vã, dồn mọi sức lực, kiên cường chống trả quyết liệt với tháo tố.

- Khi đầu thuyền Phó Nhụy còn ngờ vực và đề phòng thuyền bạn. 

Chứng kiến có người bị đuối nước, mọi người ai cũng vội vàng, lo lắng, hồi hộp, hô nhau cứu người.

-  Mọi người bị bất ngờ, vội vàng chống trả lại những “khối đen đồ sộ vụt xuất hiện chỉ cách thuyền vài chục thước”, dùng hết sức để chèo thuyền chạy khỏi “khối đen đồ sộ” ấy.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung văn bản, xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Từ đó, nhận xét về việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn.

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, điểm nhìn là điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri.

→ Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy đóng vai trò quyết định trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Thông qua điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri với người kể chuyện là lão Nhiệm Bình - người trải nghiệm và chứng kiến toàn bộ sự việc, giúp cho người đọc có được những cảm nhận chân thực, chi tiết như chính mình được trải nghiệm, chứng kiến.  Từ đó, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ ràng, sinh động, dễ dàng thu hút người đọc.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, khai thác những chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản, sau đó nhận xét điểm tương đồng và khác biệt.

Lời giải chi tiết:

Một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản:

- Quan niệm của chàng trai: không tin vào ma quỷ, “đó chỉ là điều huyễn tưởng, nảy sinh từ một khung cảnh, một tâm trạng nào đó”.

- Quan niệm của những người dân làng chài: “âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”.

- Điểm tương đồng giữa quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: họ đều coi đó là những điều bình thường, không hề có chút sợ hãi, lo sợ hay mê tín quá mức khi bày tỏ quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm.

- Điểm khác biệt ở quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: 

+Chàng trai coi đó là điều không có thật, nên coi đó là điều huyền tưởng.

+Những người dân làng chài lại tin điều đó có thât, luôn hiện hữu, song hành với dương gian


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung đoạn văn bản, xác định chi tiết đan xen yếu tố thực và ảo, từ đó phân tích tác dụng của việc đan xen ấy.

Lời giải chi tiết:

Việc đan xen một số yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện là yếu tố đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Thông qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ, thú vị về nhân vật lão Nhiệm Bình - đại diện cho những người dân làng chài.

Bằng lời kể pha chút hài hước, hóm hỉnh cũng như chi tiết ảo được đan xen trong quá trình kể chuyện của ông lão với chàng trai, người đọc có thể cảm nhận được sự vui tính, yêu đời, con mắt lạc quan của những người dân lao động làng chài.

Bên cạnh những giờ phút lao động nguy hiểm, mệt mỏi là những khoảng đời thường bình dị. Dẫu vất vả, khó khăn trong công việc mưu sinh là vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực.

Đồng thời, thông qua đó, ta cũng thấy được sự tài tính, khéo léo của tác giả khi đưa đan xen những yếu tố thực và ảo vào trong văn bản truyện, tác giả đã biến những mẩu chuyện ma tưởng chừng rất thần bí, khiến người đọc rùng mình thành những mẩu chuyện “như nói chuyện người dương gian”,gần gũi, ấm áp.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm của mình trước ý kiến mà đề bài yêu cầu, đồng thời nêu lên lý giải để chứng minh quan điểm của mình.

Lời giải chi tiết:

Em hoàn toàn đồng ý với nhận định truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. 

Bởi lẽ, xuyên suốt truyện, tác giả đưa vào những yếu tố thực và ảo, đóng vai trò làm cho nội dung truyện trở nên hóm hỉnh, thú vị, sinh động, tạo cảm giác như đó chỉ là những câu chuyện của dương gian. 

Đồng thời, tác giả khéo léo đặt hình ảnh con người song hành cùng hình ảnh tai ương của nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài. Qua những chi tiết ấy, người đọc như được trải nghiệm, được tận mắt chứng kiến, từ đó tạo cảm giác quen thuộc gần gũi và ấm áp.  Thông qua những khó khăn, vất vả của cuộc sống mưu sinh, người đọc thấy được hình ảnh người lao động nhỏ bé nhưng kiên cường, không chịu khuất phục trước tạo hóa, chính tinh thần đoàn kết đã giúp họ chiến thắng. Khi trận tháo tố qua đi, họ không hề gục ngã, vẫn luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, yêu đời, nhìn đời bằng con mắt tích cực. 

Do đó mà dù truyện viết chủ yếu về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan.


Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?

Phương pháp giải:

Từ nội dung của văn bản truyện, liên hệ và bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả thông qua câu chuyện chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ.

Lời giải chi tiết:

Từ câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho em nhiều suy nghĩ về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả. Biển cả mang lại cho con người những tài nguyên có giá trị, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Con người dành cho biển cả sự yêu mến, kính trọng và biết ơn. Đặc biệt, với những người dân chài nói riêng, biển cả khi thì giống như một người mẹ, bao bọc, ôm ấp, mang đến tôm, cá… nuôi họ lớn; khi thì giống như một người bạn, tinh nghịch, đôi khi có chút giận hờn, đánh những cơn sóng vào mạn thuyền đưa đẩy, trêu đùa người dân đánh cá. Biển cả đối với con người là một phần không thể thiếu, gắn bó bền vững đời đời kiếp kiếp với con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chiều sương" - mẫu 3

Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 7, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì?

Phương pháp giải:

 Đưa ra những dự đoán của bản thân về nội dung văn bản từ nhan đề Chiều sương.

Lời giải chi tiết:

Nhan đề Chiều sương, gợi cho người đọc về liên tưởng về thời gian - thời điểm tác giả chọn để khai thác, làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích.


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 8, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật để xác định cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của đối tượng, nhân vật nào trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Thông qua chi tiết: “...Chàng đi lang thang…..Chàng rẽ vào nhà một ông bạn già. Chàng thấy lão đang ngồi xổm…” → Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”.


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 9, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật để xác định người kể chuyện, người nghe chuyện trong phần trích này.

Lời giải chi tiết:

Từ đây trở đi, người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, người nghe chuyện là chàng trai.


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật, nhận xét về các chi tiết ấy trong việc thể hiện cuộc sống lao động của ngư dân. 

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết ở đoạn này đã cho người đọc thấy được cuộc sống lao động của ngư dân vô cùng vất vả, gian truân và rất nguy hiểm. Dù khó khăn, nguy hiểm là vậy nhưng người dân chài vẫn miệt mài, chăm chỉ, kiên cường vượt mọi thử thách, sẵn sàng đương đầu với mọi hiểm nguy, thử thách của tạo hóa.


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật, từ đó dự đoán điều các ngư dân sắp được chứng kiến.

Lời giải chi tiết:

Thông qua chi tiết nổi bật: “Chợt chú trai kêu: - Có ai như người trôi kia?” có thể dự đoán các ngư dân sắp được chứng kiến cảnh một người bị đuối nước sau trận gió bão vừa qua.


Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản, chú ý vào những chi tiết nổi bật, từ đó cho biết ý nghĩa của sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện mang ý nghĩa như một chi tiết để kết nối nội dung truyện ở phần trước với phần sau. 

→ Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện giống như chiếc cầu nối, là động cơ tạo nên tình huống truyện, đóng vai trò làm cho nội dung tác phẩm trở nên thú vị, thu hút người đọc hơn.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.

Phương pháp giải:

Sau khi đọc văn bản, thông qua các câu hỏi khai thác nội dung ở phần Đọc văn bản, bao quát nội dung của văn bản, đồng thời nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

 Nội dung bao quát của văn bản: Đoạn trích là những hồi ức của lão Nhiệm Bình về một lần ra khơi trong buổi trời sương mù mịt, thuyền vừa tháo tố, thoát nạn chết này lại đâm liền vô nạn chết khác.

Cách đặt nhan đề truyện của tác giả: Nhan đề Chiều sương gợi cho người đọc về một liên tưởng thời gian, đó là thời điểm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi, gặp phải tháo tố, thử thách này vừa qua thử thách khác lại ập tới.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật:

Phần

Sự kiện

Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật

Phần 1(chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)

Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)

Phương pháp giải:

Từ nội dung chính của văn bản, khai thác những sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Phần

Sự kiện

Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật

Phần 1(chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)

Những câu chuyện ma lão Nhiệm Bình đã gặp khi đi chài

- Lão Nhiệm Bình: giọng kể từ tốn, bình thản coi đó như câu chuyện bình thường như nói chuyện người dương gian, tay vẫn miệt mài đan lưới.

- Chàng trai: rùng mình thích thú, chăm chú lắng nghe, thi thoảng tưởng tượng như “nghe, vẳng từ sương mù dày đặc, tiếng cười giòn ríu rít”.

Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)

- Thuyền Phó Nhụy chiến đấu với phong ba bão tố.

- Thuyền Phó Nhụy và Xin Kính gặp nhau, cùng nhau cứu anh Hoe Chước bị đuối nước.

- Lần thứ hai, chiếc thuyền của Xin Kính lại gặp nạn

- Các bác chài dù đã có những dự đoán trước nhưng vẫn bị bất ngờ, vội vã, dồn mọi sức lực, kiên cường chống trả quyết liệt với tháo tố.

- Khi đầu thuyền Phó Nhụy còn ngờ vực và đề phòng thuyền bạn. 

Chứng kiến có người bị đuối nước, mọi người ai cũng vội vàng, lo lắng, hồi hộp, hô nhau cứu người.

-  Mọi người bị bất ngờ, vội vàng chống trả lại những “khối đen đồ sộ vụt xuất hiện chỉ cách thuyền vài chục thước”, dùng hết sức để chèo thuyền chạy khỏi “khối đen đồ sộ” ấy.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung văn bản, xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Từ đó, nhận xét về việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn.

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, điểm nhìn là điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri.

→ Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy đóng vai trò quyết định trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, giúp cho người đọc có được những cảm nhận chân thực, chi tiết như chính mình được trải nghiệm, chứng kiến.  Từ đó, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ ràng, sinh động, dễ dàng thu hút người đọc.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, khai thác những chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản, sau đó nhận xét điểm tương đồng và khác biệt.

Lời giải chi tiết:

- Quan niệm của chàng trai: không tin vào ma quỷ, “đó chỉ là điều huyễn tưởng, nảy sinh từ một khung cảnh, một tâm trạng nào đó”.

- Quan niệm của những người dân làng chài: “âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”.

- Điểm tương đồng giữa quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: họ đều coi đó là những điều bình thường, không hề có chút sợ hãi, lo sợ hay mê tín quá mức khi bày tỏ quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm.

- Điểm khác biệt ở quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: 

+Chàng trai coi đó là điều không có thật, nên coi đó là điều huyền tưởng.

+Những người dân làng chài lại tin điều đó có thât, luôn hiện hữu, song hành với dương gian


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung đoạn văn bản, xác định chi tiết đan xen yếu tố thực và ảo, từ đó phân tích tác dụng của việc đan xen ấy.

Lời giải chi tiết:

Việc đan xen một số yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện là yếu tố đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Thông qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ, thú vị về nhân vật lão Nhiệm Bình - đại diện cho những người dân làng chài.

Bằng lời kể pha chút hài hước, hóm hỉnh cũng như chi tiết ảo được đan xen trong quá trình kể chuyện của ông lão với chàng trai, người đọc có thể cảm nhận được sự vui tính, yêu đời, con mắt lạc quan của những người dân lao động làng chài.

Bên cạnh những giờ phút lao động nguy hiểm, mệt mỏi là những khoảng đời thường bình dị. Dẫu vất vả, khó khăn trong công việc mưu sinh là vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực.

Đồng thời, thông qua đó, ta cũng thấy được sự tài tính, khéo léo của tác giả khi đưa đan xen những yếu tố thực và ảo vào trong văn bản truyện, tác giả đã biến những mẩu chuyện ma tưởng chừng rất thần bí, khiến người đọc rùng mình thành những mẩu chuyện “như nói chuyện người dương gian”,gần gũi, ấm áp.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm của mình trước ý kiến mà đề bài yêu cầu, đồng thời nêu lên lý giải để chứng minh quan điểm của mình.

Lời giải chi tiết:

Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên.

Bởi lẽ, xuyên suốt truyện, tác giả đưa vào những yếu tố thực và ảo, đóng vai trò làm cho nội dung truyện trở nên hóm hỉnh, thú vị, sinh động, tạo cảm giác như đó chỉ là những câu chuyện của dương gian. 

Đồng thời, tác giả khéo léo đặt hình ảnh con người song hành cùng hình ảnh tai ương của nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài. Qua những chi tiết ấy, người đọc như được trải nghiệm, được tận mắt chứng kiến, từ đó tạo cảm giác quen thuộc gần gũi và ấm áp. 

Do đó mà dù truyện viết chủ yếu về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan.


Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?

Phương pháp giải:

Từ nội dung của văn bản truyện, liên hệ và bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả thông qua câu chuyện chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ.

Lời giải chi tiết:

Biển cả mang lại cho con người những tài nguyên có giá trị, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Con người dành cho biển cả sự yêu mến, kính trọng và biết ơn.

Đặc biệt, với những người dân chài nói riêng, biển cả khi thì giống như một người mẹ, bao bọc, ôm ấp, mang đến tôm, cá… nuôi họ lớn; khi thì giống như một người bạn, tinh nghịch, đôi khi có chút giận hờn, đánh những cơn sóng vào mạn thuyền đưa đẩy, trêu đùa người dân đánh cá. Biển cả đối với con người là một phần không thể thiếu, gắn bó bền vững đời đời kiếp kiếp với con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chiều sương" - mẫu 4

Trước khi đọc

Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì?

Gợi ý:

Nhan đề “Chiều sương” gợi ra hình dung về thời gian nghệ thuật trong truyện.


Đọc văn bản

Câu 1. Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

Cảnh vật hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật trữ tình trong truyện: một chàng trai.


Câu 2. Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?

  • Người kể chuyện: lão Nhiệm Bình
  • Người nghe chuyện: chàng trai

Câu 3. Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?

Cuộc sống lao động vất vả, lam lũ của ngư dân.


Câu 4. Các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?

Dự đoán: các ngư dân sắp được chứng kiến cảnh người đuối nước.


Câu 5. Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?

Tạo ra sự kết nối với phần sau của truyện,


Sau khi đọc

Câu 1. Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.

- Nội dung bao quát của văn bản: Vào một buổi chiều sương lãng đãng, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi đã gặp một trận bão tố lớn, họ suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mù mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc thuyền ma, mà sau này họ mới biết người trên thuyền đã bỏ mạng sau trận bão tố đó.

- Cách đặt nhan đề “Chiều sương”: ngắn gọn, gợi ra thời gian nghệ thuật đã diễn ra sự việc.


Câu 2. Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật:

Phần

Sự kiện

Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật

Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)

- Chiều sương, chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình.

- Chàng trai nài nỉ lão kể chuyện đi biển, đặc biệt là chuyện đi biển gặp ma.

- Lão Nhiệm Bình kể một số mẩu chuyện nhỏ, rồi bắt đầu kể chuyện đi biển gặp chiếc “thuyền ma”.

- Chàng trai thích câu chuyện kì ảo, nhưng không tin chuyện ma quỷ.

- Lão Nhiệm Bình kể chuyện ma với một thái độ bình thản, âm - dương không phân biệt, vì nói cho cùng đều là người làng họ, chẳng may gặp nạn, nên giờ tìm chút hơi ấm dương gian.

Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)

- Chiếc thuyền ông Phó Nhị đi trai ra khơi đánh bắt cá.

- Đến chiều, bão tố nổi lên kéo đến quá nửa đêm.

- Một chiếc thuyền kì dị xuất hiện, đó là thuyền của ông Xin Kính.

- Thuyền Phó Nhị vớt được anh Hoe Chước của thuyền Xin Kính, lúc đó chiếc thuyền Xin Kính biến mất. Thì ra, chiếc thuyền đã bị sóng đánh tan tành, không ai sống sót.

- Những người đi chài đã quen với bất trắc, gian truân của việc đi biển.

- Dù thường xuyên đối mặt với mất mát, nhưng họ vẫn bàng hoàng, lo sợ,...


Câu 3. Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản "Chiều sương". Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy, có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

- Người kể chuyện:

  • Phần 1: chàng trai, ngay phần này cũng có nhiều câu là lời của lão Nhiệm Bình.
  • Phần 2: lão Nhiệm Bình

- Điểm nhìn:

  • Phần 1: chàng trai, lão Nhiệm Bình
  • Phần 2: lão Nhiệm Bình, đôi khi dịch chuyển sang một số bạn chài khác,

Câu 4. Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.

Một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản:

- Quan niệm của chàng trai: không tin vào ma quỷ, “đó chỉ là điều huyễn tưởng, nảy sinh từ một khung cảnh, một tâm trạng nào đó”.

- Quan niệm của những người dân làng chài: “âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”.

- Điểm tương đồng giữa quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: họ đều coi đó là những điều bình thường, không hề có chút sợ hãi, lo sợ hay mê tín quá mức khi bày tỏ quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm.

- Điểm khác biệt ở quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: 

+ Chàng trai coi đó là điều không có thật, nên coi đó là điều huyền tưởng.

+ Những người dân làng chài lại tin điều đó có thât, luôn hiện hữu, song hành với dương gian.


Câu 5. Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.

Việc đan xen một số yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện là yếu tố đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Thông qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ, thú vị về nhân vật lão Nhiệm Bình - đại diện cho những người dân làng chài.

Bằng lời kể pha chút hài hước, hóm hỉnh cũng như chi tiết ảo được đan xen trong quá trình kể chuyện của ông lão với chàng trai, người đọc có thể cảm nhận được sự vui tính, yêu đời, con mắt lạc quan của những người dân lao động làng chài. Bên cạnh những giờ phút lao động nguy hiểm, mệt mỏi là những khoảng đời thường bình dị. Dẫu vất vả, khó khăn trong công việc mưu sinh là vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực. Đồng thời, thông qua đó, ta cũng thấy được sự tài tính, khéo léo của tác giả khi đưa đan xen những yếu tố thực và ảo vào trong văn bản truyện, tác giả đã biến những mẩu chuyện ma tưởng chừng rất thần bí, khiến người đọc rùng mình thành những mẩu chuyện “như nói chuyện người dương gian”, gần gũi, ấm áp.


Câu 6. Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

 Theo quan điểm cá nhân, em cho rằng nhận định trên là đúng. Mặc dù truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. 

     Trong truyện, tác giả đã sử dụng một số yếu tố thực và ảo để tạo nên nội dung hóm hỉnh, thú vị và sinh động. Những câu chuyện trong truyện đưa độc giả vào thế giới của dân gian, tạo ra một cảm giác quen thuộc và ấm áp. Tác giả cũng rất khéo léo khi kết hợp hình ảnh con người với những tai ương của biển cả và cuộc sống khó khăn của dân chài. Những chi tiết này cho phép độc giả được trải nghiệm và chứng kiến cuộc sống của nhân vật, từ đó tạo nên cảm giác gần gũi và thân thiết. Trong điều kiện khó khăn, nhân vật vẫn cố gắng chiến đấu và đoàn kết, và tinh thần này đã giúp họ chiến thắng. Dù truyện viết về "ma" và "thuyền ma", nhưng không gợi lên cảm giác lạnh lẽo hay đáng sợ, mà ngược lại, mang đến một không khí ấm áp, quen thuộc và lạc quan.


Câu 7. Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?

Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay đã đem lại cho em nhiều suy nghĩ về thái độ và tình cảm của con người đối với biển cả. Biển cả mang lại cho con người những tài nguyên vô giá, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Con người luôn có sự yêu mến, kính trọng và biết ơn đối với biển cả, đặc biệt là đối với những người dân chài biển là một điều thiêng liêng. Với họ, biển cả giống như một người mẹ, bao bọc, ôm ấp, mang đến tôm, cá để nuôi sống họ lớn. Tuy nhiên, biển cả cũng có thể giống như một người bạn tinh nghịch, đôi khi có chút giận hờn, đánh những cơn sóng vào mạn thuyền đưa đẩy hay trêu đùa người dân đánh cá. Biển là người bạn vô tri, gần gũi, gắn bó với con người, mãi không thể tách rời.


* Bài tập sáng tạo:

Lấy cảm hứng từ không gian “chiều sương” trong truyện hoặc cuộc trò chuyện giữa lão Nhiệm Bình và chàng trai hay hình tượng người dân chài vượt qua tai họa ở đoạn kết,... hãy làm một bài thơ, vẽ một bức tranh hay phác thảo kịch bản cho một hoạt cảnh sân khấu.


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Chiều sương.

Bài giải:

- Giá trị nội dung:

Qua văn bản, ta như được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con người qua ngòi bút miêu tả đặc sắc, cùng tài năng nghệ thuật độc đáo của Bùi Hiển. Đọc “Chiều sương” ta càng thêm trân trọng hình ảnh về những người lao động tần tảo chịu khó, mang một nét đẹp truyền thống của người lao động Việt Nam.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Cốt truyện giản đơn.
  • Tác giả thành công trong việc xây dựng tâm lí nhân vật.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Chiều sương.

Bài giải:

Truyện ngắn Chiều sương được khắc họa công việc đi biển trên con thuyền ra khơi, nhân vật trữ tình được nghe ông lão kể về câu chuyện đi biển của người dân trải qua nhiều những khó khăn thử thách, thăng trầm của cuộc sống miền biển, con người dũng cảm và kiên cường. Tuy vậy, tác giả cũng muốn nói con người có đủ ý chí, kiên cường, vượt qua những khó khăn, vượt qua những ngày tháng khó khăn. Và câu chuyện những con sóng đánh khiến cho người đọc nhiều suy nghĩ.


Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Chiều sương.

  • Tác giả 

- Bùi Hiển (1919 - 2009) là một nhà văn Việt Nam

- Ông từng tham gia làm việc với nhóm nhà văn Tự lực văn đoàn

- Bùi Hiển sinh ra tại Nghệ An trong một gia đình khá giả và sớm được tiếp xúc với văn hóa Việt Nam.

- Bùi Hiển là nhà văn chủ yếu viết về tác phẩm truyện ngắn, ông cũng là nhà văn có những sáng tác truyện ngắn nổi bật với bút pháp chân thực và cái nhìn đầy tinh tế về hiện thực cuộc sống con người. Ông nổi tiếng trong làng văn học Việt năm lúc bấy giờ với tác phẩm Nằm vạ (1941).

- Về các tác phẩm nổi bật về Truyện và Kí: Mạ đậu (1940), Chiều sương (1941)

  • Tác phẩm Chiều sương

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt: Tự sự 

- Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm: Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ sáng tác vào năm 1941

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chiều sương" - mẫu 5

Câu 1. Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.

Trả lời:

Nội dung bao quát của văn bản: Kể lại hồi ức của lão Nhiệm Bình về một lần ra khơi gặp phải nạn chết người liên hoàn.

Cách đặt nhan đề truyện của tác giả đã cho thấy thời gian và khung ảnh hôm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi gặp nạn.


Câu 2. Kẻ bảng sau vào vở. Liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật.

Trả lời:

(Ảnh minh hoạ)

Câu 3. Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

Trả lời:

Người kể chuyện  trong văn bản Chiều sương là lão Nhiệm Bình và điểm nhìn là từ ngôi thứ ba.

→ Tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm là cho chúng ta cảm nhận được chân thực hơn và chi tiết hơn sự việc xảy ra trong văn bản.


Câu 4. Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương với cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. So sánh và làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt giữa những quan niệm này.

Trả lời:

Một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản:

- Chàng trai không tin vào ma quỷ còn quan niệm của những người dân làng chài là “âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”.

- Điểm tương đồng giữa quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: họ đều coi đó là những điều bình thường và không quá mê tín về vấn đề này.

- Điểm khác biệt ở quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: 

+ Chàng trai không tin ma có thật.

+ Những người dân làng chài lại tin điều đó có thật vì họ đã từng chứng kiến.


Câu 5. Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.

Trả lời:

Việc đan xen một số yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ hơn và giúp cho văn bản sinh động hơn. Qua đó cũng cho thấy những giây phút bình dị và đời thường cũng những quan niệm của người dân về chuyện âm dương.


Câu 6. Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhân của người dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Trả lời:

Em hoàn toàn đồng ý với nhận định “truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan”. 

Điều này đã được chứng minh xuyên suốt văn bản, việc tác giả đan xen các yếu tố thực và ảo vào truyện đã giúp nó trở nên sinh động hơn rất nhiều. Dù có sự xuất hiện của ma và những câu chuyện liên quan đến nó những câu chuyện không hề đáng sợ mà nó rất gần gũi vì gắn liền với hoạt động của những người chài lưới và từ đo cho thấy những quan niệm của họ về chuyện âm dương này. Thêm vào đó cùng với hình ảnh con người song hành cùng thiên nhiên và những thiên tai trong quá trình làm việc đã tạo người đọc cảm giác như chính mình được trải nghiệm cảm giác ấy nên tạo ra được sự quen thuộc và gần gũi. 


Câu 7. Câu chuyện về chiếc thuyền của ông Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?

Trả lời:

Câu chuyện về chiếc thuyền của ông Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay đã cho em thấy được tầm quan trọng của biển cả mang lại cho con người. Nó đã giúp cho cuộc sống của nhân dân rất nhiều, tạo cho họ nguồn thu nhập, nguồn thức ăn ổn định. Dù mang lại nhiều thiên tai cùng sự khắc nghiệt nhưng con người vẫn dành cho biển cả sự yêu mến, kính trọng và biết ơn. 


* Bài tập sáng tạo: Lấy cảm hứng từ không gian “chiều sương” trong truyện, hoặc cuộc trò chuyện giữa lão Nhiệm Bình và chàng trai hay hình tượng người dân chài vượt qua tai hoạ ở đoạn kết,... hãy làm một bài thơ, vẽ một bức tranh hay phác thảo kịch bản cho một hoạt cánh sân khấu hoá.

Ảnh minh họa (Câu 2) ảnh 1
Ảnh minh họa (Câu 2)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chiều sương" - mẫu 6

Dàn ý Phân tích Chiều sương

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Bùi Hiển ( những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Chiều Sương (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,...)

Thân bài

- Chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình và nghe những câu chuyện li kì ông kể trong các chuyến ra khơi

- Hình ảnh những người thuyền chài

- Những câu chuyện li kì mà người chài đã từng chứng kiến trong các lần đi biển

- Sự dũng cảm chăm chỉ của những người đi biển và hình ảnh chiếc thuyền trong giông bão

- Những người chài chống chọi để vượt qua bão tố bất ngờ ập đến

- Những mất mát, khó khăn sau mỗi lần đi biển về

=> Thấy được sự lao động cực nhọc của các người dân hàng chài và sự khắc nghiệt thiên nhiên

Kết bài

Khẳng định lại nội dung, cái độc đáo trong các con chữ của Bùi Hiển.


Phân tích Chiều sương

Bùi Hiển là nhà văn nổi tiếng ở vùng đất nắng gió Nghệ An. Trước và sau giai đoạn năm 1945, ông là nhà văn có sự sáng tạo phong phú, luôn bền bỉ sáng tác và cho ra đời rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Nổi bật là truyện ngắn “Chiều sương” in trong tập truyện ngắn "Nằm vạ" sáng tác năm 1941. Truyện ngắn là hình ảnh những con người làng chài với những đức tính tốt đẹp, cùng với nét vẽ đặc sắc về bức tranh thiên nhiên.


Mở đầu là hình ảnh chàng trai gặp được lão Nhiệm Bình, nghe ông kể về những câu chuyện li kì mà mình đã từng gặp trong các lần đi biển. Nhưng ly kỳ nhất là chuyện gặp được ma, đó là lần hòn đá giữ lưỡi câu không kéo lên được, rồi lần khác nửa đêm đi qua miếu thì có một bầy lại xin cá. Chuyện lão chài kể như là những câu chuyện thường ngày mà những người chài từng trải qua. Ông không coi đó là điều đáng sợ gì cả, vẫn vừa kể vừa đan lưới. Dù đó là những câu chuyện huyễn tưởng, hay đã từng là sự thật thì thấy rằng cõi chết và cõi sống vẫn sẽ hiện hữu mà không phân biệt rạch ròi.


Ngoài ra cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua ngòi bút của tác giả cũng thật đẹp và bình yên. Một buổi chiều yên ả với những tiếng người hòa lẫn trong sương, rồi xa xa hình ảnh bóng thuyền chài chuẩn bị ra khơi. Tất cả tạo nên một khung cảnh bình yên, thật đối lập với khung cảnh khi ra khơi của những người thuyền chài. Sang ngày mới, những người chài lưới tiếp tục ra khơi. Đây là công việc thường xuyên mà mỗi ngày họ đều phải làm. Họ ra khơi với tâm thế thoải mái và chăm chỉ đánh được nhiều cá nhất. Bùi Hiển đã dùng từ câu văn miêu tả rất đặc sắc về hình chiếc thuyền “ nặng nề, lừ đừ tiến, hai mắt tròn trân trân nhìn phía trước”.


Nhưng mà thiên nhiên con người được thể hiện rõ nhất khi mà gió nổi lên, bão bùng kéo tới. Thiên nhiên thì khắc nghiệt như muốn nhấn chìm tất cả. Nhưng những người chài vẫn dũng cảm kiên trì giữ thuyền. Thiên nhiên và con người giằng co, nhưng con người đã chiến thắng trước thiên nhiên. Bão qua đi, những ngư dân cũng như kiệt sức. Ta thấy được những khó khăn, những nguy hiểm vẫn luôn rình rập trong cuộc sống lao động của người ngư dân. Nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn luôn bám biển vừa nuôi sống gia đình vừa giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Sự xuất hiện về chiếc “thuyền ma” cũng yếu tố đặc biệt cho câu chuyện này. Nó chính là sự phản ánh cho những tai ương, những nhọc nhằn mà người dân chài phải trải qua.


Tác giả miêu tả thật khéo léo, tinh tế khiến người đọc không cảm thấy lạnh lẽo ghê sợ mà lại là không khí gần gũi ấm áp. Nhắc đến hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, con người dũng cảm vượt qua thiên tai, làm ta lại nhớ đến hình ảnh người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Cả hai tác giả đều ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của những con người lao động khi đứng trước thiên nhiên khắc nghiệt.


Đọc truyện ngắn ta như được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con người qua ngòi bút miêu tả đặc sắc, cùng tài năng nghệ thuật độc đáo của Bùi Hiển. Đọc “Chiều sương” ta càng thêm trân trọng hình ảnh về những người lao động tần tảo chịu khó, mang một nét đẹp truyền thống của người lao động Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .