Top 6 Bài soạn "Chúng ta có thể đọc nhanh hơn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Văn bản "Chúng ta có thể đọc nhanh hơn" trích chương 6, Phương pháp đọc để nắm bắt thông tin, thuộc phần II của Những phương pháp siêu đẳng in trong cuốn sách "Tôi tài...xem thêm ...
Bài soạn "Chúng ta có thể đọc nhanh hơn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
Tìm hiểu chung
- Xuất xứ
- In trong Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!
- Vài nét về tác phẩm Tôi tài giỏi, bạn cũng thế! (I Am Gifted, So Are You!): là quyển sách bán chạy nhất của A-đam Khu viết về những phương pháp học tập tiên tiến. Tác giả chia sẻ những phương pháp và kỹ năng mà anh đã áp dụng từ năm 13 tuổi trên con đường đi đến thành công trong học vấn và cuộc sống.
- Thể loại: văn bản thông tin
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh
Giá trị nội dung, nghệ thuật
- Giá trị nội dung
Văn bản giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động đọc để giúp chúng ta có thể đọc nhanh hơn
- Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ dễ hiểu
- Cách triển khai ý kiến, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ
- Kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ giúp người đọc dễ dàng theo dõi
* Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép… cần phải có quy tắc, luật lệ.
Vì khi đọc sách theo quy tắc, luật lệ sẽ giúp việc đọc sách, ghi chép hiệu quả hơn vì mọi việc logic, khoa học, sự tiếp thu được nhiều kiến thức nhanh hơn.
Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Khi đọc một văn bản, em thường đọc thầm.
Em vẫn chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình. Đọc thầm khiến tốc độ đọc của em nhanh hơn nhưng lại khiến cho sự cảm nhận có phần kém đi, phải đọc đến lần thứ 2, thứ 3 mới có thể hiểu được ý nghĩa văn bản.
* Trải nghiệm cùng văn bản
- Theo dõi: Xem hình minh họa 1 và 2: đối chiếu các đường nét, chi tiết trong hình với lời văn trong mục 2.
- Theo dõi: Xem hình minh họa 3: đối chiếu các tầm mắt đọc “chụp” từng chữ một với tầm mắt đọc “chụp” đồng thời 5- 7 chữ.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Hướng dẫn cách làm quen với cách đọc sách nhanh và hiệu quả hơn những cách thông thường.
Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động vì trong văn bản có:
- Các bước hướng dẫn rõ ràng, có hình ảnh minh họa cụ thể.
- Giới thiệu những mẹo đọc liên quan đến hoạt động học tập.
- Cung cấp thông tin bổ ích và được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.
Mục đích văn bản: Hướng dẫn cách làm quen với cách đọc sách nhanh và hiệu quả hơn những cách thông thường.
Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
- Thông tin cơ bản: hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh và nắm thông tin hiệu quả.
- Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản:
+ Đặc điểm văn bản: dễ hiểu, ngắn gọn, nội dung được chia thành nhiều phần với đề mục cụ thể, kèm ảnh minh họa để làm rõ vấn đề.
+ Mục đích viết văn bản: giúp học sinh đọc được nhanh và hiệu quả hơn.
=> Cách trình bày có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ, gần gũi với nhau để làm rõ mục đích.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
- Với các đoạn 1,2,3: Phần này hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh theo các cách như sử dụng bút chì làm vật dẫn đường, tìm kiếm ý chính và từ khóa, mở rộng tầm mắt để đọc cả cụm 5 - 7 chữ.
Cách đọc nên có hình ảnh minh họa để học sinh mới nhanh chóng làm theo. Hướng dẫn mà chỉ bằng từ ngữ sẽ cảm thấy khó hiểu, mơ hồ.
- Với các đoạn 4,5,6: việc tiếp nhận vẫn thuận lợi dù không có ảnh minh họa. Vì phần này hướng dẫn cách đọc quen thuộc và dễ hình dung đối với học sinh, nó hướng chủ yếu đến thực hành hơn là lý thuyết. Học sinh sẽ dễ hình dung mà không cần đến hình ảnh minh họa.
Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
- Cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo:
+ Trên văn bản: “ ¹ Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt”; “ ¹ Cần phân biệt: “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”. Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chưa; đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức “đọc bằng não”
+ Tài liệu tham khảo: “ ¹ Trong sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, ở mục Tham khảo, trang 276, tác giả A-đam Khu đưa ra một danh mục gồm 22 tài liệu tham khảo. Người biên soạn chỉ trích ra 6 trong số 22 tài liệu ấy.”
- Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị có thông tin về tên tác giả, tên văn bản gốc, nơi xuất bản và năm sáng tác.
- Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng ghi nguồn được tham khảo để viết văn bản.
Câu 5 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn vì em đã được hướng dẫn cách thức để cải thiện tốc độ đọc của mình.
Bài soạn "Chúng ta có thể đọc nhanh hơn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2
I. Tác giả
- A- đam Khu là một doanh nhân thành đạt Sin- ga- po
- Tác phẩm chính: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!
II. Tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
- Thể loại: Văn bản thông tin
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản trích Chương 6. Phương pháp đọc để nắm bắt thông tin, thuộc phần II. Những phương pháp siêu đẳng in trong cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Tóm tắt tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
Văn bản này là văn bản giới thiệu về một nguyên tắc hoạt động bao gồm có 6 chương chỉ ra các phương pháp để cải thiện việc đọc hiệu quả
- Bố cục tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
- Phần 1: mục 1 sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường
- Phần 2: mục 2 tìm kiếm những ý chính và các từ khóa
- Phần 3: mục 3 mở rộng tầm mắt để đọc một cụm 5- 7 chữ cùng lúc
- Phần 4: mục 4 tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng
- Phần 5: mục 5 đọc phần tóm tắt cuối chương trước
- Phần 6: mục 6 liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn
- Phần 7: Còn lại Tài liệu tham khảo
- Giá trị nội dung tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
- Đưa ra các phương pháp để cải thiện việc đọc có hiệu quả
- Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
- Giải thích đơn giản, khách quan, rõ ràng.
- Bố cục tác phẩm chặt chẽ.
- Có dẫn chứng hình minh họa và tài liệu tham khảo
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
- Thông tin cơ bản của văn bản
- Gồm 6 mục
+ Sử dụng cây bút chì để làm vật dẫn đường
+ Sử dụng hình ảnh minh họa để người đọc dễ hình dung vấn đề
+ Sử dụng cây bút chì làm vật dẫn cho mắt qua từng câu văn
+ Lợi ích làm bạn tập trung vào việc học
+ Mắt của bạn có thể đuổi kịp theo bút và tốc độ đọc nhanh hơn
- Mục 2 tìm kiếm ý chính và các từ khóa
+ Đọc lướt qua các từ không quan trọng và tìm các từ khóa quan trọng
+ Tìm ý chính mỗi đoạn văn bản
- Mục 3 mở rộng tầm mắt đọc một cụm 5- 7 chữ cùng một lúc
+ Đọc đồng thời cùng 1 chụm 5- 7 chữ
- Mục 4 tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có không gian riêng
+ Nghe nhạc không lời tốc độ nhanh để rèn cho não và mắt đọc nhanh
- Mục 5 đọc phần tóm tắt của chương trước
+ Đọc tóm tắt cuối chương trước sau đó đọc đầu chương
- Mục 6 liên tục đẩy và thử thách khả năng của bạn
+ Di chuyển bút chì nhanh
- Tài liệu tham khảo
- Gồm 6 tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài
+ Cấu trúc ma thuật II
+ Thời gian cho một thay đổi
+ Sử dụng trí nhớ của bạn
+ Sách bản đồ tư duy
+ Tăng tốc thể kỉ XXI
+ Hình dung sáng tạo.
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu hỏi 1: Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép,...có cần đến quy tắc, luật lệ không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép,...cần phải có quy tắc, luật lệ bởi khi chúng ta đọc sách, việc ghi chép theo trình tự, có quy tắc, luật lệ sẽ giúp việc đọc sách, ghi chép của chúng ta đạt hiệu quả tiếp thu tốt hơn.
Câu hỏi 2: Khi đọc một văn bản, em thường đọc thành tiếng hay đọc thầm và em đã bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình chưa? Hãy chia sẻ với các bạn cùng nhóm.
Trả lời:
Khi đọc một văn bản, em thường đọc thầm và em vẫn chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình vì đối với những văn bản dài, em thường đọc khá chậm.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu hỏi 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động?
=> Xem hướng dẫn giải
Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động: văn bản có bố cục các phần rõ ràng, có hình ảnh minh hoa cụ thể, cung cấp các thông tin đầy đủ, bổ ích và được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.
Câu hỏi 2: Xác định thông tin cơ bản của văn bản trên. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết văn bản.
=> Xem hướng dẫn giải
- Thông tin cơ bản của văn bản: đưa ra những hướng dẫn cách đọc văn bản đạt hiệu quả cao dành cho học sinh.
- Mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết văn bản: liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau.
+ Đặc điểm văn bản: ngắn gọn, xúc tích, dễ đọc, dễ hiểu, kèm theo hình ảnh minh họa cụ thể.
+ Mục đích viết văn bản: giúp cho học sinh đạt được hiệu quả cao trong việc đọc và học.
Câu hỏi 3: Với các đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Vì sao? Với các đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì sao?
=> Xem hướng dẫn giải
- Với các đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Vì trong các đoạn này, hướng dẫn chúng ta cách đọc văn bản nhanh theo các cách nên việc có hình ảnh minh họa đi kèm là rất cần thiết, sẽ hướng dẫn học sinh dễ dàng hơn. Nếu chỉ đọc mà không có hình minh họa thì có thể một số học sinh sẽ thấy khó hiểu, mơ hồ, nản chí.
- Với các đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì trong các đoạn này, hướng dẫn chúng ta cách đọc quen thuộc và dễ hình dung hơn với học sinh.
Câu hỏi 4: Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì?
=> Xem hướng dẫn giải
- Cước chú trên văn bản:
+ Nhan đề "Chúng ta có thể đọc nhanh hơn": nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt.
+ Cần phân biệt: "đọc bằng mắt" và "đọc thầm". Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chữ; đọc bằng mắt là "đọc bằng giọng đọc bên trong" tức "đọc bằng não".
- Cước chú trên tài liệu tham khảo:
+ Trong sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, ở mục Tham khảo, trang 276, tác giả A-đam Khu đưa ra một danh mục gồm 22 tài liệu tham khảo. Người biên soạn chỉ trích ra 6 trong số 22 tài liệu ấy.
- Mục tài liệu tham khảo gồm 6 đơn vị tài liệu bao gồm những loại thông tin: tên tác giả, tên văn bản gốc, nơi xuất bản và năm sáng tác.
- Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng ghi lại nguồn mà mình đã tham khảo khi viết văn bản.
Câu hỏi 5: Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn hay không?
=> Xem hướng dẫn giải
Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân em có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn vì những cách được hướng dẫn trong văn bản đầy bổ ích, có thể giúp em trong việc đọc một cách có quy tắc, hiệu quả hơn.
Bài soạn "Chúng ta có thể đọc nhanh hơn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
Nội dung chính
Văn bản giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động đọc để giúp chúng ta có thể đọc nhanh hơn
Chuẩn bị đọc 1
Câu 1 (trang 98, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Nêu quan điểm của em về việc đọc sách, ghi chép
Lời giải chi tiết:
Cần phải có quy tắc, luật lệ. Vì quy tắc, luật lệ sẽ giúp việc đọc sách, ghi chép hiệu quả và tiếp thu được nhiều kiến thức nhanh hơn
Chuẩn bị đọc 2
Câu 2 (trang 98, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Dựa vào kinh nghiệm đọc sách của em
Lời giải chi tiết:
Em thường đọc thầm và em vẫn chưa hoàn toàn bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình. Bởi khi đọc thầm thì ta sẽ nghe thấy các từ được phát âm lên trong trí óc mình nhưng điều này sẽ làm giảm tốc độ đọc sách rất nhiều
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần đầu của văn bản
Lời giải chi tiết:
Những dấu hiệu:
- Các bước hướng dẫn rõ ràng, có hình ảnh minh họa cụ thể.
- Giới thiệu những mẹo đọc liên quan đến hoạt động học tập.
- Cung cấp thông tin bổ ích và được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.
- Mục đích: trình bày và hướng dẫn làm quen với cách đọc sách nhanh và hiệu quả hơn.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Em đọc toàn văn bản, chú ý các đề mục lớn ở từng phần, từ đó xác định thông tin chính và nhận xét mối quan hệ
Lời giải chi tiết:
- Thông tin cơ bản: hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh và nắm thông tin hiệu quả.
- Nhận xét:
+ Đặc điểm: rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, được chia ra làm nhiều đề mục và có hình ảnh minh họa.
+ Mục đích: giúp học sinh đọc được nhanh và hiệu quả hơn.
=> Mối quan hệ gần gũi, phối hợp chặt chẽ với nhau
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 101, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các đoạn trong văn bản, chú ý vào các hình minh họa ở mỗi phần
Lời giải chi tiết:
- Với các đoạn 1,2,3: cách đọc này nếu chỉ xem bằng từ ngữ sẽ cảm thấy hơi mơ hồ và khó hiểu, xa lạ với học sinh nên các em sẽ khó khăn nếu không có hình minh họa.
- Với các đoạn 4,5,6: những nội dung trong các phần trên đều quen thuộc, học sinh có thể dễ dàng hình dung mà không cần đến ảnh minh họa
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 101, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Chú ý phần Tài liệu tham khảo để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Về cước chú:
+ Cước chú 1 trang 100 giải thích sự khác nhau giữa "đọc bằng mắt" và "đọc thầm"
+ Cước chú 1 trang 101 giải thích sự khác nhau giữa số lượng đơn vị tham khảo trong văn bản gốc của tác giả và văn bản sử dụng trong sách giáo khoa
- Về tài liệu tham khảo:
TT
Tên tác giả
Tên tài liệu
Nơi xuất bản
Năm xuất bản
1
Ban-lơ (Bandler), R.
Cấu trúc của ma thuật II (The structure of magic II)
California: Meta Publication
1975
2
Ban-lơ (Bandler), R.
Thời gian cho một thay đổi (Time for a change)
California: Meta Publication
1993
3
Bu-gian (Buzan), T.
Sử dụng trí nhớ của bạn (Use your memory)
London: BBC
1989
4
Bu-gian (Buzan), T.
Sách bản đồ tư duy (The mind map book)
London: BBC
1993
5
Rô-sờ (Rose), C., and Nicoll, M.J.
Tăng tốc học hỏi cho thế kỉ XXI (Accelerated learning for the 21st century)
New York: Dell Publishing
1984
6
Sôn (Shone), S.
Hình dung sáng tạo (Creative visualisation)
London: The Aquarian Press
1984
Tác dụng: bảo đảm quy cách khi viết và tăng độ tin cậy của các thông tin trong văn bản, đồng thời tạo cơ hội cho người đọc tra cứu tìm hiểu thêm khi có nhu cầu
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 101, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
Em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn bởi khi có cách thức, quy tắc sẽ giúp em đọc sách có hiệu quả hơn rất nhiều
Bài soạn "Chúng ta có thể đọc nhanh hơn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4
I. Tác giả văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?
- Adam Khoo sinh ngày 08/04/1974
- Quốc tịch: Singapore
- Ông được đánh giá là một trong những nhà truyền động lực có sức ảnh hưởng lớn nhất châu Á: ông là một doanh nhân, diễn giả nổi tiếng.
- Ông là triệu phú trẻ nhất ở Singapore với khối tài sản ròng trị giá hơn 1.3 tỉ USD, và được xếp hạng trong số 25 người giàu nhất ở Singapore dưới 40 tuổi năm 2008.
- Tác phẩm chính: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế; Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh; Con cái chúng ta đều giỏi; Bí quyết thành công cho tuổi teen; …
II. Tìm hiểu tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?
- Thể loại:
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn thuộc thể loại văn bản thông tin
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Văn bản “Chúng ta có thể đọc nhanh hơn” được in trong sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!”, Người dịch Trần Đăng Khoa – Lương Xuân Vy, NXB Phụ nữ, TGM BOOKS, 2012
- Phương thức biểu đạt:
Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn có phương thức biểu đạt là nghị luận, biểu cảm
- Tóm tắt văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn:
Để thúc đẩy tốc độ đọc nhanh và nắm bắt thông tin hiệu quả hơn, văn bản đã hướng dẫn chúng ta 6 cách. Cách đầu tiên là sử dụng cây bút chì làm vật dẫn đường. Cách thứ hai là tìm kiếm những ý chính và các từ khóa. Cách ba là mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5-7 chữ một lúc. Cách thứ tư là tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng. Cách thứ năm là đọc phần tóm tắt cuối chương trước. Cuối cùng là liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn.
- Bố cục bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn:
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn có bố cục gồm 6 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “tốc độ đọc nhanh hơn”: Hướng dẫn ta sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường
- Phần 2: Tiếp đến “nắm bắt thông tin của bạn”: Tìm kiếm những ý chính và các từ khóa
- Phần 3: Tiếp đến “hiệu quả hơn”: Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5-7 chữ một lúc
- Phần 4: Tiếp đến “bằng mắt của bạn”: Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc để bạn có một không gian riêng
- Phần 5: Tiếp đến “đọc hiệu quả hơn”: Đọc phần tóm tắt cuối chương trước
- Phần 6: Còn lại: Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn
- Giá trị nội dung:
- Văn bản: “Chúng ta có thể đọc nhanh hơn” cung cấp cho chúng ta tri thức để giúp chúng ta có thể đọc với tốc độ nhanh hơn.
- Giá trị nghệ thuật:
- Bố cục văn bản rõ ràng
- Các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phi ngôn ngữ
- Lí lẽ, lập luận logic, thuyết phục
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?
- Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường
- Tác giả hướng dẫn chúng ta: dùng một cây bút chì làm “vật dẫn mắt” qua từng câu văn khi đọc
- Tác dụng của cách này:
+ Giúp chúng ta tập trung hơn vào việc đọc
+ Điều khiển tốc độ mắt của ta
→ Cần di chuyển bút chì nhanh hơn tốc độ đọc bình thường của mình để rèn luyện tốc độ đọc
- Tìm kiếm những ý chính và các từ khóa
- Chúng ta cần “tìm kiếm những từ khóa quan trọng” khi đọc
- Lướt qua những từ “không chính yếu”
→ Hiểu được điều này sẽ giúp ích cho tiến trình nắm bắt thông tin
- Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5-7 chữ một lúc
- Cần mở rộng tầm mắt như “chụp đồng thời cả một nhóm 5-7 chữ”
- Không nên đọc dò từng chữ
→ Cần thường xuyên luyện tập để cải thiện tốc độ đọc
- Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc để bạn có một không gian riêng
- Có thể “nghe nhạc không lời” có nhịp độ nhanh:
- Giải thích:
+ Vì chúng ta có khuynh hướng đọc sách nhanh để bắt kịp tốc độ nhạc
+ Tiếng nhạc có thể lấp đi các tiếng động làm xao nhãng ta, dập tắt giọng đọc thầm bên trong đang kìm hãm tốc độ đọc bằng mắt của ta
→ Sau vài lần luyện tập, ta sẽ đọc nhanh hơn mà không cần nhạc
- Đọc phần tóm tắt cuối chương trước
- Nên đọc tóm tắt cuối chương trước khi quay lại đọc từ đầu chương:
- Lí do:
+ Đọc cuối chương sẽ giúp ta nắm được nội dung chính của chương (Cuối chương hay có tóm tắt ý chính, các câu hỏi kiểm tra về chương)
+ Não cũng biết những thông tin cần thiết nào mà ta cần tìm hiểu trong sách
- Đọc lướt đề mục chính và phụ trong chương trước khi đọc chi tiết
- Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn
- Tác giả đã so sánh việc thử thách khả năng đọc của mình như việc các vận động viên buộc vật nặng vào chân để rèn luyện cơ bắp.
- Cụ thể:
+ Ta cần di chuyển bút chì nhanh hơn để rèn luyện tốc độ đọc
→ Cần thực hành việc này nhiều lần để đạt kết quả tốt nhất
* Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép, ...có cần đến quy tắc, luật lệ không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép… có cần đến quy tắc, luật lệ.
Vì như vậy nội dung ghi chép sẽ được mạch lạc và dễ dàng theo dõi, những kiến thức trong sách được ghi chép có quy tắc sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn. Ghi chép có luật lệ, quy tắc là phương pháp làm việc khoa học.
Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi đọc một văn bản, em thường đọc thành tiếng hay đọc thầm và em đã bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình chưa? Chia sẻ với các bạn thân cùng nhóm.
Trả lời:
- Khi đọc văn bản, tùy vào trường hợp em có thể đọc thành tiếng và đọc thầm. Ví dụ khi luyện đọc em sẽ đọc thành tiếng rõ ràng còn khi làm bài tập, đọc kĩ em sẽ đọc thầm.
- Em chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình vì khả năng nắm nội dung chưa tốt/ đọc chưa rõ ràng. Hay em đã hài lòng với khả năng đọc hiểu văn bản vì em luyện tập thường xuyên/ làm bài tập đọc hiểu tốt.
- Em chia sẻ với các bạn.
* Trải nghiệm cùng văn bản
- Theo dõi: Xem hình minh họa 1 và 2: đối chiếu các đường nét, chi tiết trong hình với lời văn trong mục 2.
Trả lời:
Hình minh họa trùng khớp với lời văn trong mục 2.
- Theo dõi: Xem hình minh họa 3: đối chiếu các tầm mắt đọc “chụp” từng chữ một với tầm mắt đọc “chụp” đồng thời 5- 7 chữ.
Trả lời:
- Tầm mắt đọc “chụp” từng chữ một sẽ chậm hơn so với đọc đồng thời 5- 7 chữ.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Chỉ ra phương pháp hỗ trợ việc đọc nhanh hơn một cách khoa học, hợp lí.
Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động?
Trả lời:
Những dấu hiệu:
- Nội dung rõ ràng, giới thiệu một phương pháp.
- Có các ý chính được tô đậm.
- Ngôn ngữ khoa học ít yếu tố biểu cảm.
Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định thông tin cơ bản của văn bản trên. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản .
Trả lời:
Thông tin cơ bản của văn bản trên: Đưa ra phương pháp để đọc nhanh hơn gồm có:
+ Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường
+ Tìm kiếm những ý chính và các từ khóa
+ Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5- 7 chữ một lúc
+ Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng
+ Đọc phần tóm tắt cuối chương trước
+ Liên tục đẩy và thử thách khả năng của bạn
Các đặc điểm làm rõ nội dung mục đích viết của văn bản.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Với các đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Vì sao?
Với các đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì sao?
Trả lời:
Với các đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu sẽ gặp khó khăn vì các phương pháp này kèm theo thao tác, khó hình dung nếu không có hình minh họa.
Với các đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu vẫn thuận lợi vì các phương pháp này có thể làm rõ qua mô tả.
Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
Cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo ở chân trang: Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt và Cần phân biệt “đọc bằng mắt” và “đọc thầm. ” Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chữ; đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức “đọc bằng não. ”
Mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu. Mỗi đơn vị tài liệu có những thông tin: Tác giả, tên tài liệu, nơi xuất bản, năm xuất bản, nhà xuất bản.
Câu 5 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn không?
Trả lời:
Sau khi đọc văn bản, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn qua những phương pháp trong bài.
Bài soạn "Chúng ta có thể đọc nhanh hơn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5
Chuẩn bị đọc bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?
Câu 1 (trang 98, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép,... có cần đến quy tắc, luật lệ không? Vì sao?
Lời giải
Trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép… cần phải có quy tắc, luật lệ.
Vì khi đọc sách theo quy tắc, luật lệ sẽ giúp việc đọc sách, ghi chép hiệu quả hơn vì mọi việc logic, khoa học, sự tiếp thu được nhiều kiến thức nhanh hơn.
Câu 2 (trang 98, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Khi đọc một văn bản, em thường đọc thành tiếng hay đọc thầm và em đã bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình chưa? Hãy chia sẻ với các bạn cùng nhóm
Lời giải
Khi đọc một văn bản, em thường đọc thầm và em vẫn chưa hoàn toàn bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình. Bởi khi đọc thầm thì ta sẽ nghe thấy các từ được phát âm lên trong trí óc mình nhưng điều này sẽ làm giảm tốc độ đọc sách rất nhiều
Suy ngẫm và phản hồi bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?
Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động?
Lời giải
Những dấu hiệu:
- Nội dung rõ ràng, giới thiệu một phương pháp.
- Có các ý chính được tô đậm.
- Ngôn ngữ khoa học ít yếu tố biểu cảm.
Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Xác định thông tin cơ bản của văn bản trên. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản
Lời giải
- Thông tin cơ bản của văn bản trên là: hướng dẫn cách đọc văn bản với tốc độ nhanh hơn và nắm bắt thông tin hiệu quả
- Mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản:
Powered by GliaStudioclose
+ Đặc điểm của văn bản: trình bày ngắn gọn, với lí lẽ rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục và sử dụng các hình ảnh minh họa dễ hiểu
+ Mục đích viết của văn bản: giúp người đọc có thể đọc nhanh hơn và hiệu quả hơn
→ Hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ, kết hợp liền mạch với nhau (văn bản dành cho các bạn đọc chưa nhanh và chưa nắm bắt thông tin hiệu quả, nên phải được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản, có minh họa rõ ràng)
Câu 3 (trang 101, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Với các đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Vì sao?
Với các đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì sao?
Lời giải
- Với các đoạn 1,2,3: Phần này hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh theo các cách (Sử dụng bút chì làm vật dẫn đường, Tìm kiếm ý chính và từ khóa, Mở rộng tầm mắt để đọc cả cụm 5 - 7 chữ). Đây là những cách đọc nên có hình ảnh minh họa, từ đó học sinh mới dễ dàng và nhanh chóng làm theo. Vì cách đọc này nếu chỉ xem bằng từ ngữ sẽ cảm thấy hơi mơ hồ và khó hiểu, xa lạ với học sinh nên các em sẽ khó khăn nếu không có hình minh họa.
Với các đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu vẫn thuận lợi vì các phương pháp này có thể làm rõ qua mô tả.
Câu 4 (trang 101, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì?
Lời giải
- Cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo:
+ Trên văn bản: “ ¹ Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt”; “ ¹ Cần phân biệt: “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”. Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chưa; đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức “đọc bằng não”
+ Tài liệu tham khảo: “ ¹ Trong sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, ở mục Tham khảo, trang 276, tác giả A-đam Khu đưa ra một danh mục gồm 22 tài liệu tham khảo. Người biên soạn chỉ trích ra 6 trong số 22 tài liệu ấy.”
- Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị có thông tin về tên tác giả, tên văn bản gốc, nơi xuất bản và năm sáng tác.
- Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng ghi nguồn được tham khảo để viết văn bản
Câu 5 (trang 101, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn hay không?
Lời giải
Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân em có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn vì những cách được hướng dẫn trong văn bản đầy bổ ích, có thể giúp em trong việc đọc một cách có quy tắc, hiệu quả hơn.
Bài soạn "Chúng ta có thể đọc nhanh hơn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
I. Tác giả
Tên Hán – Việt là Khưu Duyên An) sinh ngày 8 tháng 4, 1974 là một doanh nhân người Singapore, đồng thời là diễn giả và tác giả của 16 quyển sách bán chạy nhất. Anh được đánh giá là một trong những nhà truyền động lực có sức ảnh hưởng lớn nhất châu Á.
Anh là một trong 1% số sinh viên dẫn đầu trường thiều năng được tuyển chọn vào Chương trình phát triển tài năng (Talent Development Programme – TDP) có danh tiếng - một chương trình mở rộng của Chương trình năng khiếu (Gifted Programme). Anh cũng được xếp hạng trong danh sách những sinh viên đứng nhất khoa hàng năm liên tiếp với thành tích học tập xuất sắc.
Tự lập ở tuổi 26, Adam Khoo Yean Ann là một trong những triệu phú trẻ tuổi nhất tại Singapore, sở hữu và quản lý một số doanh nghiệp trong ngành giáo dục, đào tạo, quản lý sự kiện, và quảng cáo, với doanh thu tổng cộng hàng năm vào khoảng S$30,000,000 (ba mươi triệu đô la Singapore).
Hiện tại, Adam Khoo là một diễn giả, nhà doanh nghiệp, tác giả của nhiều quyển sách bán chạy nhất và là nhà đào tạo về cách làm việc hiệu quả. Anh được cấp bằng cử nhân danh dự về ngành Quản trị kinh doanh và là nhà thực hành, đào tạo NLP (lập trình ngôn ngữ tư duy) được Đoàn thể NLP (Mỹ) cấp chứng chỉ. Tự mình vươn lên thành triệu phú năm 26 tuổi, Adam sở hữu và quản lý bốn ngành kinh doanh với tổng thu nhập 20 triệu đô la. Hiện Adam là chủ tịch và chuyên gia đào tạo cao cấp của Tập đoàn giáo dục Adam Khoo Learning Technologies Group (AKLTG), chuyên tổ chức các khoá đào tạo và hội thảo cho các công ty đa quốc gia và cá nhân khắp châu Á, đồng thời là một chuyên gia tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị, quản trị, lãnh đạo và phát huy tiềm năng con người.
Adam Khoo cũng là tác giả - đồng tác giả của nhiều quyển sách bán chạy nhất tại Singapore và trong khu vực đã được dịch sang tiếng Việt như:
+ I’m gifted, so are you! (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!)
+ Con cái chúng ta đều giỏi (Nurturing the winner and genious in your child)
+ Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh (Master your mind, design your destiny)
+ Bí quyết thành công dành cho tuổi teen
+ Bí quyết gây dựng cơ nghiệp bạc tỷ (Secret of building multi - million dollar business)
+ Bí quyết tay trắng thành triệu phú (The Secret of self-made millionaires)
II. Khái quát tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
Hoàn cảnh sáng tác
- In trong Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!
- Vài nét về tác phẩm Tôi tài giỏi, bạn cũng thế! (I Am Gifted, So Are You!): là quyển sách bán chạy nhất của A-đam Khu viết về những phương pháp học tập tiên tiến. Tác giả chia sẻ những phương pháp và kỹ năng mà anh đã áp dụng từ năm 13 tuổi trên con đường đi đến thành công trong học vấn và cuộc sống.
Thể loại
Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin… Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu.
Bố cục
- Phần 1: Mục 1 sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường
- Phần 2: Mục 2 tìm kiếm những ý chính và các từ khóa
- Phần 3: Mục 3 mở rộng tầm mắt để đọc một cụm 5- 7 chữ cùng lúc
- Phần 4: Mục 4 tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng
- Phần 5: Mục 5 đọc phần tóm tắt cuối chương trước
- Phần 6: Mục 6 liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn
- Phần 7: Còn lại Tài liệu tham khảo
Tóm tắt
Văn bản này là văn bản giới thiệu về một nguyên tắc hoạt động bao gồm có 6 chương chỉ ra các phương pháp để cải thiện việc đọc hiệu quả
Giá trị nội dung
Văn bản giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động đọc để giúp chúng ta có thể đọc nhanh hơn
Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôn từ dễ hiểu
- Cách triển khai ý kiến, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ
- Kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ giúp người đọc dễ dàng theo dõi
III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
Câu hỏi 1: Xác định thông tin cơ bản của văn bản trên. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản
Lời giải:
- Thông tin cơ bản: Hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh và nắm thông tin hiệu quả.
- Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản:
+ Đặc điểm văn bản: Dễ hiểu, ngắn gọn, nội dung được chia thành nhiều phần với đề mục cụ thể, kèm ảnh minh họa để làm rõ vấn đề.
+ Mục đích viết văn bản: Giúp học sinh đọc được nhanh và hiệu quả hơn.
=> Cách trình bày có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ, gần gũi với nhau để làm rõ mục đích.
Câu hỏi 2: Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì?
Lời giải:
Cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo ở chân trang: Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt và Cần phân biệt “đọc bằng mắt” và “đọc thầm. ” Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chữ; đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức “đọc bằng não. ”
Mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu. Mỗi đơn vị tài liệu có những thông tin: Tác giả, tên tài liệu, nơi xuất bản, năm xuất bản, nhà xuất bản.
Câu hỏi 3: Với các đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Vì sao?
Với các đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì sao?
Lời giải:
- Với các đoạn 1,2,3: Phần này hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh theo các cách (Sử dụng bút chì làm vật dẫn đường, Tìm kiếm ý chính và từ khóa, Mở rộng tầm mắt để đọc cả cụm 5 - 7 chữ). Đây là những cách đọc nên có hình ảnh minh họa, từ đó học sinh mới dễ dàng và nhanh chóng làm theo. Vì cách đọc này nếu chỉ xem bằng từ ngữ sẽ cảm thấy hơi mơ hồ và khó hiểu, xa lạ với học sinh nên các em sẽ khó khăn nếu không có hình minh họa.
- Với các đoạn 4,5,6: Việc tiếp nhận vẫn thuận lợi dù không có ảnh minh họa. Vì phần này hướng dẫn cách đọc quen thuộc và dễ hình dung đối với học sinh (Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh khi đọc, Đọc phần tóm tắt cuối chương trước, Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn.) Những nội dung trong các phần trên đều quen thuộc, học sinh có thể dễ dàng hình dung mà không cần đến ảnh minh họa.
Câu hỏi 4: Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép,...có cần đến quy tắc, luật lệ không? Vì sao?
Lời giải:
Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép,...cần phải có quy tắc, luật lệ bởi khi chúng ta đọc sách, việc ghi chép theo trình tự, có quy tắc, luật lệ sẽ giúp việc đọc sách, ghi chép của chúng ta đạt hiệu quả tiếp thu tốt hơn.
Câu hỏi 5: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động?
Lời giải:
Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động:
- Văn bản có các bước hướng dẫn rõ ràng, có hình ảnh minh họa cụ thể.
- Văn bản trên giới thiệu những mẹo đọc liên quan đến hoạt động học tập.
- Văn bản cung cấp thông tin bổ ích và được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.
Mục đích văn bản: Trình bày và hướng dẫn học sinh làm quen với cách đọc sách nhanh và hiệu quả hơn
Chuẩn bị đọc
Câu 1. Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép… có cần đến quy tắc, luật lệ không? Vì sao?
Các hoạt động như đọc sách, ghi chép cần đến quy tắc, luật lệ. Như vậy, việc đọc sách, ghi chép sẽ đạt được hiệu quả cao.
Câu 2. Khi đọc một văn bản, em thường đọc thành tiếng hay đọc thầm và em đã bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình chưa? Hãy chia sẻ với các bạn cùng nhóm.
Ý kiến: Đọc thầm/đọc thành tiếng; Bằng lòng/Chưa bằng lòng
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động?
- Văn bản đã nêu ra 6 cách giúp đọc nhanh hơn.
- Những quy tắc được đánh số và in đậm.
- Những thông tin được trình bày cụ thể, rõ ràng và có hình ảnh minh họa.
Câu 2. Xác định thông tin cơ bản của văn bản trên. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết văn bản.
- Thông tin cơ bản: Hướng dẫn cách đọc nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Đặc điểm với mục đích viết văn bản có mối quan hệ chặt chẽ:
- Đặc điểm: Ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu
- Mục đích: Cung cấp những phương pháp đọc nhanh.
Câu 3. Với các đoạn 1, 2, 3 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Vì sao? Với các đoạn 4, 5, 6 nếu không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì sao?
- Các đoạn 1, 2, 3: Các đoạn này hướng dẫn cách đọc nhanh cần phải có hình ảnh minh họa để giúp người đọc dễ hình dung hơn từng thao tác để thực hành dễ dàng hơn.
- Các đoạn 4, 5, 6 không có hình minh họa thì có thể việc đọc hiểu vẫn thuận lợi vì các phương pháp này có thể hiểu được qua lời văn thông thường.
Câu 4. Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì?
- Cước chú: Chân trang
- Trang 98: Nhan đề văn bản do người biên soạn đặt
- Trang 100: Cần phân biệt “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”...
- Trang 101: Trong sách tôi…
- Về tài liệu tham khảo: Nằm ở cuối văn bản, có ghi “Tài liệu tham khảo (trích)” được in đậm.
- Tài liệu tham khảo gồm 6 đơn vị. Mỗi đơn vị có các thông tin về: tác giả, tên sách, nơi xuất bản, năm xuất bản.
- Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng đảm bảo độ tin cậy cho văn bản, giúp người đọc biết thêm tài liệu để tham khảo.
Câu 5. Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn hay không?
Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn. Vì các phương pháp đưa ra khá hiệu quả, dễ thực hiện theo.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .