Top 6 Bài soạn "Cuộc chạm trán trên đại dương" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

61k

"Cuộc chạm trán trên đại dương" thuộc thể loại tiểu thuyết trích "Hai vạn dặm dưới biển" (1870) của tác giả Giuyn Véc-nơ. Cuốn sách không chỉ thể hiện khát vọng chinh phục đại dương,...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Cuộc chạm trán trên đại dương" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

I. Giới thiệu tác giả Giuyn Véc-nơ

Jules Verne sinh năm 1828 tại thành phố Nantes, Pháp. Verne là anh cả trong số năm người con của ông Pierre Verne, một luật sư và bà Sophie Allote de la Fuÿe Verne, con gái của một gia đình tư sản chuyên làm chủ tàu buôn. Ông có bốn người em là Paul (sinh năm 1829), Anna (1836), Mathilde (1839) và Marie (1842). Jules trải qua thời niên thiếu tại nhà với bố mẹ tại thành phố cảng náo nhiệt Nantes. Vào mùa hè, cả nhà sống ở căn nhà miền quê ở miền ngoại ô thành phố, bên bờ Sông Loire. Cảnh thuyền bè đi lại tấp nập đã gợi mở cho Jules Verne một trí tưởng tượng phong phú như ông đã ghi lại trong truyện ngắn "Souvenirs d'enfance et de jeunesse" (Kỷ niệm thời niên thiếu).

Jules Verne sau đó theo học luật ở Trường Đại học Tổng hợp Paris để trở thành một luật sư giống như cha. Song với tâm hồn bay bổng cộng với trí tưởng tượng phong phú, ông vẫn giành nhiều thời gian để tập tành sáng tác các tác phẩm kịch, thơ văn và dùng ngòi bút của mình để viết lên những chuyến phiêu lưu để thỏa mãn đam mê.

Từ năm 1900, Jules Verne còn mắc thêm chứng đục thủy tinh thể và sau đó là bệnh tiểu đường. Ngày 24 tháng 3 năm 1905, Jules Verne qua đời ở tuổi 77 tại ngôi nhà số 44, đại lộ Longueville (ngày nay được đổi tên thành đại lộ Jules-Verne). Ông được mai táng tại Nghĩa trang La Madeleine ở Amiens.


II. Khái quát tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

1. Hoàn cảnh sáng tác

Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới biển (1868), ông tin rằng ước mơ chinh phục đại dương của con người sớm muộn sẽ được thực hiện, và chiếc tài ngầm lí tưởng của ông hoàn toàn không phải là ý tưởng viển vông.

- Một vài nét về tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới biển

Tác phẩm gồm 2 phần và 47 chương. Câu chuyện kể về 3 nhân vật: Giáo sư Arorak, trợ lý của ông Kongsai và Net Len, người Canada, một người săn cá voi trên con tàu Lincoln và vô tình xuất hiện trên con tàu Nauti-Lux. Cảnh sát trưởng Nemo. Nauti-Lux là một ngọn đèn mờ giữa biển khơi, là hình ảnh bí ẩn trên bìa sách. Đây là loại tàu ngầm hình cá voi siêu hiện đại từng gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ. NautiLux có thể lặn xuống đáy biển rất nhanh và ở đó rất lâu, nó cũng có thể trồi lên mặt nước với tốc độ lớn để bổ sung không khí trong tàu. Thuyền trưởng Nemo là một người bí ẩn, nhưng vô cùng tài năng, có tầm nhìn rộng và hiểu biết rộng. Bằng chứng là anh ấy nói được tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Latinh, anh ấy có một thư viện 20.000 cuốn sách quý, một phòng trưng bày các bức tranh mà anh ấy đã vẽ và một cây đàn piano để chơi. Những lúc mệt mỏi vào bếp có thể tạo ra hàng nghìn món ăn độc đáo, thơm ngon từ sinh vật biển,… đặc biệt, anh đã sáng chế ra con tàu xuất sắc Nauti-Lux. Mọi thứ trong tàu đều chạy bằng động cơ điện, tàu được thiết kế rất hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu của người bình thường. Nemo chắc hẳn là một người có đầu óc vô cùng nhạy bén, anh đã tận dụng sự ban tặng của thiên nhiên biển cả để chế biến ra những món ăn ngon nhất chưa từng có ở bất kỳ nơi nào khác, để làm ra những bộ quần áo không đâu vào đó, những món đồ trang sức lấp lánh. , anh ta đang sở hữu một bảo vật quý giá, vô giá. Mỗi lần đi và cả ba nhân vật đều để lại những cảm xúc riêng, con tàu chở người đi khắp các đại dương, chứng kiến bao điều kỳ lạ, thú vị.


2. Thể loại

Khoa học viễn tưởng là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học. Nó còn được gọi là "văn học về ý tưởng" và thường khám phá hoặc dự đoán những hệ quả, hậu quả tiềm tàng của những đổi mới trong khoa học, xã hội và công nghệ. 


3. Bố cục

Truyện được chia thành 3 phần: 

- Phần 1 (Từ đầu đến “nhưng nó vẫn phớt lờ”)

- Phần 2 (Tiếp theo đến “khi rơi xuống nước”)

- Phần 3 (Còn lại)


4. Tóm tắt

Chuyến thám hiểm khởi hành từ Brooklyn trên tàu hải quân của Hải quân Hoa Kỳ Abraham Lincoln và đi về phía nam quanh Cape Horn đến Thái Bình Dương . Con tàu tìm thấy con quái vật sau một cuộc tìm kiếm dài và sau đó tấn công con quái vật, Ned phóng lao nhọn trúng con cá. Con quái vật quay lại, tấn công tàu Lincoln làm hỏng bánh lái. Aronnax bị rơi xuống biển, Conseil tự nguyện nhảy xuống với chủ của mình. Hai người lênh đênh trên biển, qua tới hôm sau thì gặp Ned đang ở trên lưng con cá. Cả 3 người phát hiện ra rằng "con cá quái vật" là một tàu ngầm rất xa thời đại của nó. Họ nhanh chóng bị bắt và mang vào bên trong tàu, nơi họ gặp người sáng tạo bí ẩn và chỉ huy, thuyền trưởng Nemo.


5. Giá trị nội dung

Thể hiện khát vọng chinh phục đại dương, chinh phục khoa học, làm chủ thế giới bí ẩn của con người


6. Giá trị nghệ thuật

- Cũng là trí tưởng tượng, nhưng khác với truyện cổ tích hay thần thoại, tiểu thuyết giả tưởng thường mang đậm chất hiện thực, sống động. 

- Giọng văn kể chuyện hấp dẫn, cách diễn đạt hài hước, dí dỏm.

- Lối viết đơn giản, dễ hiểu.


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Nếu là một nhà phát minh trong tương lai, em muốn chế tạo những sản phẩm khoa học:

+ Cỗ máy điều khiển sự vật bằng suy nghĩ.

+ Khinh khí cầu không gian.

+ Cỗ máy vượt thời gian.

+ Gương thông minh kiểm tra sức khỏe.

+ …

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

- Nhận định trên cho em thấy:

+ Đại dương có vai trò rất quan trọng vì nó là nơi khởi nguồn của sự sống cho con người, cho vạn vật trên Trái Đất.

+ Đại dương là nơi rộng lớn; ẩn chứa những điều mới mẻ, kì thú.

+ Đại dương là nơi để vạn vật có thể sinh sôi, nảy nở và phát triển.

+…

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

  • Suy đoán: Con cá thiết kình này có gì khác thường?  

Cá thiết kình này có thể phát ra ánh điện: “ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt”.

  • Theo dõi: Chú ý chi tiết miêu tả sự xuất hiện của con cá.  

- “một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét”.

- “Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ!”

- “Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.”

- “[…] con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.”

- “hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét…cách thở của cá thiết kình”.

→ Như vậy, con cá này rất to lớn, lạ và khó xác định.

  • Theo dõi: Cuộc đuổi bắt con cá của chiếc tàu chiến. 
  • Nghe lệnh thuyền trưởng: “Hai ống khói tàu nhả ra những cuộn khói đen, boong tàu rung lên vì áp lực trong nồi hơi”.

+ “Chân vịt bắt đầu quay. Tàu Lin-côn lao thẳng về phía con cá.”

+ “Cuộc đuổi bắt kéo dài ít nhất bốn mươi lăm phút, nhưng tốc độ chiếc tàu không cho phép nó theo kịp con cá”.

  • “Nét Len lên vị trí chiến đấu.

+ Lò hơi hoạt động mạnh, chân vịt bắt đầu quay bốn mươi ba vòng một phút. Đồng hồ chỉ tốc độ mười tám phẩy năm hải lí một giờ […]

+ “Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến gần thêm được một sải.”

  • Mười giờ năm mươi phút đêm hôm ấy, cách tàu ba hải lí lại bừng lên ánh điện sáng chói như đêm trước.

+ Con cá nằm yên…Thuyền trưởng Phác-ra-guýt ra lệnh tàu chạy từ từ để đối thủ khỏi thức giấc. Nét lên lại vị trí chiến đấy, tàu Lin-côn lặng lẽ tới cách con cá bốn trăm mét.

+ Khi tàu cách con cá hơn sáu mét, cánh tay Nét bỗng giơ cao, phóng mũi lao sắt lên không trung, một tiếng kêu lanh lảnh phát ra như tiếng kim loại chạm nhau.

  • Dự đoán: Mũi lao đã đâm trúng vật gì?  
  • Quái vật được bọc bởi các tấm thép.
  • Một con cá thiết kình bọc thép khổng lồ.
  • Tàu ngầm.

-…

  • Hình dung: Hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm.  

- Được thiết kế với kích thước to và thon dài. 

- Xung quanh được bao bọc bởi thép. 

- Hai bên có vây lái được điều khiển bằng hệ thống điện. 

- Bên trên có tháp điều khiển chứa ống nhòm để quan sát và di chuyển.

  • Đối chiếu: Điều em đã dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản có phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây không?  

- Có phù hợp: là một chiếc tàu ngầm – “do bàn tay con người tạo ra [...] chúng tôi đang nằm trên một chiếc tàu ngầm kì lạ”.

- Không phù hợp: nó không phải là một quái vật hay con cá thiết kình bọc thép – “cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kì lạ của thiên nhiên […] chúng tôi đang nằm trên một chiếc tàu ngầm kì lạ trông tựa một con cá bằng thép khổng lồ.”


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản trích từ chương 6 và chương 7 của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng gồm 47 chương “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Nội dung tác phẩm kể về chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư Pi-e A-rôn-nác, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô. 


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Cá thiết kình này có thể phát ra ánh điện: “ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt”.

  • “một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét”.
  • “Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ!”
  • “Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.”
  • “[…] con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.”
  • “hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét…cách thở của cá thiết kình”.

- “Thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi”.

  • […] cái lưng đen bóng, nơi tôi đang đứng nhẵn thín, phẳng lì chứ không có vảy”.
  • “Gõ xuống, nó kêu boong boong, và lạ thay, nó được ghép lại bằng thép lá.”

→ Như vậy, con cá này rất to lớn, lạ và khó xác định.


Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Không gian: trong khoang chiếc tàu ngầm và sau đó là dưới đáy biển sâu. 

- Lúc ấy, chiếc tàu ngầm tối tân và hiện đại được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng khiến họ vô cùng kinh ngạc; bởi điện chưa phải là năng lượng chủ yếu của công nghiệp thời bấy giờ (những năm 60 của thế kỉ XIX).


Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Đây hẳn là ước mơ chinh phục đáy biển sâu của Giuyn Véc-nơ và những người đương thời. 

  • Ngày nay nhân loại vẫn đang không ngừng nỗ lực để đạt được ước mơ ấy: không chỉ khám phá đáy biển mà còn du hành quanh thế giới dưới biển sâu.

Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển. Vào thời điểm Giuyn Véc-nơ cho ra đời tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển, thế giới đã có tàu chạy dưới mặt nước nhưng vô cùng thô sơ (di chuyển chậm nhờ mái chèo), không hiện đại và tối tân như tàu ngầm Nau-ti-luýt (chạy bằng động cơ điện với vận tốc rất cao). 


Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời là vị giáo sư, trực tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến cốt truyện, vì thế câu chuyện về chiếc tàu ngầm tối tân được kể lại mang tính khoa học cao. Những kiến thức hay lập luận của nhân vật người kể chuyện về các vấn đề kĩ thuật, công nghệ và đại dương vừa đảm bảo tính chính xác và tuân theo lô-gíc khoa học, vừa đảm bảo sức hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. 

- Nếu để Nét-len hay Công-xây đảm nhiệm chức năng người kể chuyện thì câu chuyện sẽ thiếu đi sức hấp dẫn của những kiến thức uyên bác về kĩ thuật và thế giới tự nhiên qua điểm nhìn của một nhà khoa học.


Câu 6 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Thoạt tiên, khi nghe Nét Len nói là mũi lao không đâm thủng được da con quái vật, vị giáo sư đã “trèo lên lưng” con cá rồi “thử lấy chân gõ” và nhận thấy thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi”. Sự thận trọng của một nhà khoa học khiến ông chưa dám khẳng định đó là vật gì, thậm chí ông còn băn khoăn với cái mai cứng như thế thì liệu đó có phải là “loài động vật thời cổ đại” như rùa hay cá sấu không. 

- Tiếp theo, điều nghi ngại được loại bỏ ngay bằng dữ liệu ông quan sát thấy vật đó có cái lưng đen bóng, “nhẵn thín, phẳng lì” và “không có vảy”. Sự suy đoán tiếp tục được khẳng định chắc chắn hơn qua thực nghiệm khi ông gõ vào vật đó và nghe thấy âm thanh kêu "boong boong” Và rồi khi tận mắt nhìn thấy những mối ghép của những tấm thép lá thì ông hoàn toàn khẳng định đây không phải là con quái vật như mọi người đồn thổi lâu nay, mà chính là một “hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra” - chiếc tàu ngầm.

* Quá trình tư duy lô-gic trên có thể được hiển thị qua sơ đồ sau:


Câu 7 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển viết về đề tài phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai, một trong những đề tài của truyện khoa học viễn tưởng. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, tàu ngầm Nau-ti-luýt là một ý tưởng không tưởng. Chiếc tàu ngầm tối tân và hiện đại đã thực hiện chuyến thám hiểm kì thủ dưới đáy biển sâu. Đề tài về phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai luôn được các nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng quan tâm, dù bất cứ thời đại nào. Bạn đọc yêu thích thể loại này cũng say mê những câu chuyện về ý tưởng công nghệ mới. Ngày nay, chúng ta không ngạc nhiên về tàu ngầm nữa, nhưng nghiên cứu để tải tàn hoả tàu ngắm văn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia sở hữu đường bờ biển dài trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm tôi để chế tạo ra những thiết bị ngấm có thể lặn dưới biển ở độ sâu hàng nghìn mét nhằm phục vụ cho công cuộc khám phá thế giới dưới đáy đại dương đầy bí ẩn.


Câu 8 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Cùng chung tay bảo vệ môi trường Trái Đất nói chung, môi trường biển nói riêng ngay từ những việc nhỏ bé nhất hằng ngày như không dùng chai nhựa sử dụng một lần và túi ni lông. Trong tình hình chủ quyền biển đảo đang được đặt lên hàng đầu như hiện nay, nhận thức được vai trò của kinh tế biển và an ninh hàng hải. Bên cạnh việc phát triển lực lượng hải quân trên mặt biển và lực lượng kiểm ngư vững mạnh, tối tân hoá tàu ngầm cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo vệ môi trường biển khỏi các hoạt động gây mất an ninh hàng hải và chủ quyền biển đảo.


* Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.

Đoạn văn tham khảo:

Cuộc bắt cóc diễn ra trong nháy mắt. Chúng tôi chưa kịp hoàn hồn. Tôi không biết Công-xây và Nét Len cảm thấy thế nào, nhưng tôi thì sởn gai ốc trong cái nhà tù này. Tôi suy nghĩ, không biết những kẻ trong tàu này là ai? Bọn chúng có phải đám phỉ kiểu mới, tung hoành ngoài biển mới nổi gần đây hay không. Đang đắm chìm trong dòng suy nghĩ, thì có tiếng then cửa lách cách, cánh cửa mở ra, hai người bước vào. Một người lực lưỡng, vai rộng, đầu to với bộ tóc đen rối bù, còn một người trông có vẻ lanh lợi với cặp ria mép và đôi mắt sắc sảo. Chúng tiến lại gần chúng tôi, và nói một thứ ngôn ngữ kỳ lạ mà tôi không hề biết.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 3
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Cuộc chạm trán trên đại dương" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

Nội dung chính

Thể hiện khát vọng chinh phục đại dương, chinh phục khoa học, làm chủ thế giới bí ẩn của con người


Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo sản phẩm khoa học gì cho tương lai?

Phương pháp giải:

Em dựa vào cảm nhận và suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cuộc cách mạnh công nghiệp trên thế giới ngày càng phát triển với những bước tiến vượt bậc. Có rất nhiều những phát minh để đời, có vai trò lớn đối với đời sống của con người đã ra đời. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều lĩnh vực, rất nhiều sản phẩm chưa được các nhà khoa học phát minh ra. Nếu em được làm một nhà khoa học vĩ đại, em luôn muốn mang đến cho thế giới những sản phẩm tốt và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. Một trong số các sản phẩm trong dự kiến thì  “Ổ khóa thông minh” chính là phát minh em muốn mang tới. Khóa thông minh có thể kết nối với điện thoại của com người. Một ứng dụng cho phép bạn khóa và mở khóa ngôi nhà của mình từ xa. Thậm chí, bạn có thể đặt lịch để khóa cửa vào những thời điểm nhất định.


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Các nhà khoa học nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Nhận đinh đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nhận định đó của những nhà khoa học đã cho em nhận thấy được sự sống đầu tiên trên Trái Đất là được xuất phát từ đại dương. Đại dương chính là khởi nguồn của sự sống, Trái Đất trước đây được chìm trong mực nước biển.


Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Con cá thiết kình này có gì khác thường?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Con cá thiết kình tắt phụt đèn, được bọc bằng thép


Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

 Mũi lao đã đâm chúng vật vật?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Mũi lao được phi lên không trung, đâm trúng vào một vật kim loại.


Đọc văn bản 3

Câu 3 (trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hình dung hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

- Thân rắn như đá, không mềm như cá voi

- Cái lưng đen bóng nhẵn thín, phẳng lì, gõ xuống kêu boong boong, được ghép bằng thép lá


Đọc văn bản 4

Câu 4 (trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Điều em dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản có phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây không?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Phát hiện của các nhân vật khá nằm ngoài dự đoán của em, con cá có rất nhiều điều lạ lùng theo lời kể của nhân vật trong đoạn (2), thế nhưng tác giả đã đưa người đọc đến một sự đặc biệt về con cá kì lạ đó.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Đọc phần (1) của văn bản và nêu những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.

Phương pháp giải:

Đọc phần (1) để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.

- Vật dài màu đen nổi lên trên mặt nước

- Đuôi quẫy mạnh

- Lượn hình vòng cung để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.

- Không dài quá tám mươi mét

- Hai lỗ mũi vọt lên hai cột nước cao đến bốn mét.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc hay xa lạ với họ?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

- Cả ba nhân vật được phiêu lưu đến một không gian rộng lớn của biển cả lúc trời hửng rạng đông đón bình minh

- Đối với những nhân vật thì không gian này là không gian rất quen thuộc với họ, dường như đây là khoảng không gian mà họ đã rất quen thuộc cho chuyến đi của mình. Thế nhưng vào hôm đó thì sương mù lại dày đặc khiến cho các nhân vật dù dùng ống nhòm cũng không thể nhìn rõ được. -> Khoảng không gian dường như không được theo ý muốn và suy nghĩ của nhân vật.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện được ước mơ đầy cao cả của  Giuyn Véc - nơ và những người cùng thời với ông về sự chinh phục biển cả. Đối với  Giuyn Véc - nơ thì việc chinh phục được những điều bí ẩn của biển cả dưới tận sâu chính là mơ ước lớn của ông cùng những người bạn cùng thời bấy giờ. Đây quả thật là một ước mơ đầy cao cả và vĩ đại của một con người dành cả tình yêu cho biển cả và sự thám hiểm, khám phá.

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thì việc khám phá dưới hai vạn dặm sâu lòng biển đã được thực hiện dễ dàng hơn. Có rất nhiều những thiết bị công nghệ được con người sử dụng để tìm ra sự tươi đẹp ẩn sâu đáy biển khơi. Đó có thể là lặn hoặc sự hỗ trợ của tàu thuyền,.....


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh của chiếc tàu ngầm được nhà văn sáng tạo một cách đầy tinh tế. Tác giả đã dựa vào khả năng liên tưởng và quan sát của bản thân mình để vẽ nên trước mắt người đọc được hình ảnh của một chiếc tàu đầy sự chân thực. Tác giả đã được thế tương quan giữa chiếc tàu và hình ảnh của một chú cá. Đây là một sự liên tưởng đầy thú vị và đặc sắc.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã viết nên tác phẩm của mình khi để người kể trần thuật ở ngôi thứ nhất. Người kể chuyện lại là một nhà khoa học với ước mơ cao cả chinh phục biển cả. Nhà văn để cho một nhà khoa học kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất là rất phù hợp. Đó là do sự tương đồng trong suy nghĩ, ước mơ của tác giả với nhân vật trần thuật. Nhân vật trần thuật là một nhà khoa học thì sẽ có những kiến thức chuyên ngành rõ ràng hơn, có thể truyền tải được những suy nghĩ, tình cảm của tác giả một cách chân thực hơn.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn kể lại những phán đoán của giáo sư về chiếc tàu cũng như vận dụng những hiểu biết của bản thân về truyện khoa học viễn tưởng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những câu văn thể hiện tư duy lo-gic theo đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng:

- Khả năng suy nghĩ của tôi bỗng trở lại ngay, trí nhớ được hồi phục

- Nếu vậy thì tôi phải xếp quái vật này vào loại bò sát như rùa hay cá sấu.

- Cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kì lạ của thiên nhiên, cái đã làm cho cả thế giới bác học bế tắc đã kích động óc tưởng tượng của các thủy thủ…

- Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao?


Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 34, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Đề tài của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển là gì? Hiện nay, đề tài đó có còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chúng ta nữa hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề: Khoa học

- Hiện nay đề tài khoa học đã không còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ con người nữa. Đó có thể là bởi vì sự khám phá của con người dường như đã đạt đến một độ chín nhất định, những danh giới của sự bí ẩn ngày được hé mở, do đó con người không còn cảm thấy hứng thú với những phát hiện mới như thuở ban đầu. Tuy nhiên, dường như vẫn còn có rất nhiều người dành sự quan tâm đặc biệt cho đề tài khô khan nhưng đầy thú vị này.


Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 34, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, con người cần làm gì để vừa chinh phục đại dương vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường biển?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Việc chinh phục đại dương là một việc làm đầy ý nghĩa, con người có thể khám phá ra rất nhiều những điều kì điệu đến từ thế giới dưới mặt nước. Tuy nhiên, vấn đề mà con người cần quan tâm khi khám phá biển cả đó chính là làm thế nào để vừa khám phá được đại dương mà không gây ảnh hưởng đến môi trường. Một số những việc làm như sau:

- Khám phá không đồng nghĩa với phá hủy, khi con người xuống đại dương để tìm kiếm thì không được làm hại đến các sinh vật dưới biển

- Không vất những đồ rác xuống biển khi đang trong quá trình làm việc

- Không sử dụng những chất độc hại để thực hiện mục đích.

-> Ý thức của con người chính là vấn đề trọng tâm.


Viết kết nối với đọc

(trang 34, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.

Lời giải chi tiết:

   Tôi, Công - xây và Nét Len đã bị cuốn vào sâu bên trong chiếc tàu điện ngầm - con cá kình kì lạ mà chúng tôi đã khám phá. Chao ôi, hiện lên trước mắt tôi là hình ảnh của một con tàu khang trang với đầy đủ trang thiết bị cho sự sống. Nơi đây đã thu hút sự chú ý của tôi vì độ tiện nghi của nó, dường như con tàu như một ngôi nhà thu nhỏ trong lòng đại dương, màu sắc thì tươi sáng, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Nó khác hẳn với cái vẻ ngoài đen đen, xấu xí của nó khi mới hiện lên trên mặt nước. Hình ảnh của con tàu mãi in đậm trong kí ức của tôi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Cuộc chạm trán trên đại dương" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

I. Tác giả văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương

- Giuyn Véc-nơ (1828 – 1905) là nhà văn người Pháp, được xem là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng. 

- Ông còn được coi như “nhà tiên tri khoa học" kỳ tài vì đã đề cập đến những cuộc phiêu lưu kì thủ bằng tàu ngầm, máy bay, tàu du hành vũ trụ trước khi con người chế tạo ra những phương tiện này. 

- Những truyện khoa học viễn tưởng nổi tiếng: Hành trình vào Tâm Trái Đất (1864), Từ Trái Đất tới Mặt Trăng (1965), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 30 ngày (1873), Năm 2889 (1889),...


II. Tìm hiểu tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

  • Thể loại:

Cuộc chạm trán trên đại dương thuộc thể loại tiểu thuyết

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Cuốn tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên từ tháng 3 năm 1869 đến tháng 6 năm 1870 trong tạp chí định kỳ Magasin d'Éducation et de Récréation của Pierre-Jules Hetzel.
  • Phương thức biểu đạt :

Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương có phương thức biểu đạt là tự sự

  • Tóm tắt văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương: 

Chuyến thám hiểm khởi hành từ Brooklyn trên tàu hải quân của Hải quân Hoa Kỳ Abraham Lincoln và đi về phía nam quanh Cape Horn đến Thái Bình Dương . Con tàu tìm thấy con quái vật sau một cuộc tìm kiếm dài và sau đó tấn công con quái vật, Ned phóng lao nhọn trúng con cá. Con quái vật quay lại, tấn công tàu Lincoln làm hỏng bánh lái. Aronnax bị rơi xuống biển, Conseil tự nguyện nhảy xuống với chủ của mình. Hai người lênh đênh trên biển, qua tới hôm sau thì gặp Ned đang ở trên lưng con cá. Cả 3 người phát hiện ra rằng "con cá quái vật" là một tàu ngầm rất xa thời đại của nó. Họ nhanh chóng bị bắt và mang vào bên trong tàu, nơi họ gặp người sáng tạo bí ẩn và chỉ huy, thuyền trưởng Nemo.

  • Bố cục bài Cuộc chạm trán trên đại dương: 

Cuộc chạm trán trên đại dương có bố cục gồm 3 phần

Phần 1: Từ đầu đến “nhưng nó vẫn phớt lờ”: Sự xuất hiện của cá thiết kình.

Phần 2: “Có thể hi vọng rằng...” đến “...mất tinh thần khi rơi xuống nước: Cuộc chạm trán trên biển.

Phần 3: Còn lại: Tàu ngầm xuất hiện.

  • Giá trị nội dung: 

Cuốn sách không chỉ thể hiện khát vọng chinh phục đại dương, chinh phục khoa học mà còn giúp khơi gợi ở người đọc những ước mơ khám phá, làm chủ thế giới với muôn điều bí ẩn.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Cũng là trí tưởng tượng, nhưng khác với truyện cổ tích hay thần thoại, tiểu thuyết giả tưởng thường mang đậm chất hiện thực, sống động. 

- Giọng văn kể chuyện hấp dẫn, cách diễn đạt hài hước, dí dỏm.

- Lối viết đơn giản, dễ hiểu.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cuộc chạm trán trên đại dương

  • Nhan đề

Hai vạn dặm dưới đáy biển ghi nhận bầu không khí nóng hổi, sục sôi của một thời kỳ đầy khát vọng chinh phục biển cả của con người. Đối với nhiều người sống cùng thời Jules Verne thì việc đi dưới lòng đại dương là điều không thể, những trang sách hoàn toàn chỉ là điều tưởng tượng, nhưng ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh không gì là không thể và khả năng “đi trước thời đại” của ông.

  • Ngôi kể thứ nhất

+ Góc nhìn “nhân vật tôi” là một góc nhìn khám phá. Điều này rất phù hợp với những truyện du ký, thám hiểm. 

+ Những tình tiết của câu chuyện được triển khai thông qua góc nhìn và suy nghĩ của “tôi” sẽ sáng tỏ dần theo những bước chân của nhân vật gây sự tò mò, hứng thú cho người đọc.

  • Hình ảnh con cá thiết kình

Kích thước:

+ Chiều dài: không quá tám mươi mét.

+ Chiều ngang cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.

Hành động:

+ Từ lỗ mũi vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét.

+ Lượn hình vòng cung để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.

+ Đủng đỉnh tránh con thuyền

→ Cách miêu tả hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Gợi nên hình ảnh một con cá voi khổng lồ giữa lòng đại dương rất sinh động.

  • Hình ảnh chiếc tàu ngầm

Quan sát ban đầu của nhân vật: 

+ Thân rắn như đá, không mềm như da cá voi.

+ Lưng đen bóng, nhẵn thín không có vảy.

+ Được ghép lại bằng thép lá.

Dấu hiệu nhận diện tàu ngầm:

+ Chân vịt bắt đầu quay.

→ Qua cách khắc họa hình ảnh đoàn tàu của Nautilus, người ta nhận thấy rằng chiếc tàu ngầm của ông được dựng nên không hề viển vông vô căn cứ. Mong ước được khám phá thế giới của tác giả cũng chính là mong muốn của con người thời bấy giờ. Và cũng nhờ cuốn tiểu thuyết này mà rất nhiều nhà khoa học thừa nhận nó đã truyền cảm hứng và ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng sáng chế phát minh trong lĩnh vực tàu ngầm như thế nào.


Trước khi đọc

Câu 1. Nếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo sản phẩm khoa học gì cho tương lai?
Ví dụ: Tàu du hành vũ trụ xuyên thời gian.


Câu 2. Các nhà khoa học nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Nhận định đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

Đại dương có nhiều điều bí ẩn, cần được khám phá.


Đọc văn bản

Câu 1. Con cá thiết kình này có gì khác thường?

Cùng với tia sáng đầu tiên của ánh bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt.


Câu 2. Mũi lao đã đâm trúng vật gì?

Mũi lao đâm trúng một vật bằng kim loại.


Câu 3. Điều em đã dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản có phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây không?

Trả lời: Có/không phù hợp tùy theo điều em đã dự đoán.


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc phần (1) của đoạn trích và nêu những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.

- Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt.

- Màu đen, nổi lên khỏi mặt nước độ một mét.

- Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt.

- Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.

- Không dài quá tám mét, chiều ngang hơi khó xác định, cân đối một cách lạ lùng cả về ba chiều.

- Lỗ mũi to, vọt lên hai cột nước cao tới bốn mét.

- Tốc độ nhanh hơn tốc độ của tàu.


Câu 2. Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc hay xa lạ với họ?

Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trong không gian: Biển cả rộng lớn. Không gian này lúc ấy là còn xa lạ với họ.


Câu 3. Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào?

  • Ước mơ: Chinh phục biển cả.
  • Ước mơ đã được hiện thực hóa khi con người phát minh ra tàu ngầm có thể lặn xuống đáy biển.

Câu 4. Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào?

Tác phẩm được sáng tác vào thời điểm khi tàu ngâm đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai.


Câu 5. Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Câu chuyện được kể dưới góc nhìn của một nhà khoa học sẽ trở nên chân thực hơn. Nhân vật này có những hiểu biết nhất định về tàu ngầm nên những sự việc được kể, suy nghĩ và đánh giá sẽ có tính thuyết phục.


Câu 6. Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm.

- “Nếu đây đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển chứ!”

- “Chắc là như vậy! [...] Nhưng tôi đứng trên hòn đảo di động này đã ba tiếng đồng hồ mà chẳng thấy một dấu hiệu nào của sự sống cả.”

- “Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc, phải có thợ… chúng ta đã thoát chết!”

- “Thế là tính mạng chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của những người điều khiển con tàu này!... Như vậy, phải có một lỗ thủng nào đó để lấy không khí vào trong tàu.”


Câu 7. Đề tài của văn bản Hai vạn dặm dưới đáy biển là gì? Hiện nay, đề tài đó còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chúng ta nữa hay không? Vì sao?

- Đề tài: Những phát minh khoa học công nghệ.

- Hiện nay, đề tài này vẫn được quan tâm. Vì con người luôn muốn phát minh ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.


Câu 8. Theo em, con người cần làm gì để vừa chinh phục đại dương vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường biển?

Không xả rác thải ra biển, khai thác tài nguyên một cách hợp lí, đảm bảo chủ quyền biển đảo của mỗi quốc gia…


Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Cuộc chạm trán trên đại dương" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo sản phẩm khoa học gì cho tương lai?

Trả lời:

Nếu một nhà phát minh, em muốn chế tạo ra thuốc làm tăng tuổi thọ. Vì muốn bố mẹ có thể ở bên cạnh em lâu thật lâu, để có thể báo hiếu bố mẹ.


Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các nhà khoa học nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Nhận định đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

Các nhà khoa học nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Nhận định đó gợi cho em đến hình ảnh một đại dương có vô vàn điều thú vị cần được khám phá


* Đọc văn bản

  • Suy đoán: Con cá thiết kình này có gì khác thường?

Trả lời:

Con cá thiết kình này khác thường ở chỗ khi xuất hiện những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của cá thiết kình cũng phụt tắt.

  • Theo dõi: Chú ý chi tiết miêu tả sự xuất hiện của con cá.

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả sự xuất hiện của con cá:

- Có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét.

- Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ!

- Con cá lượn hình vòng cung.

  • Theo dõi: Cuộc đuổi bắt con cá của chiếc tàu chiến.

Trả lời:

- Nét len lên vị trí chiến đấu. Lò hơi hoạt động mạnh, chân vịt bắt đầu quay bốn mươi ba vòng một phút. Đồng hồ chỉ tốc độ mười tám phảy năm hải lí một giờ.

- Cuộc đuổi bắt kéo dài ít nhất bốn mươi lăm phút nhưng tốc độ chiếc tàu không cho phép nó theo kịp con cá.

- Con cá nằm yêm…Thuyền trưởng Phác-ra-guýt quyết định lợi dụng thời cơ thuận tiện này. Ông ta ra lệnh cho tàu chạy từ từ để đối thủ khỏi thức giấc…

- Tàu Lin-côn lặng lẽ tới cách con cá bốn trăm mét. Đến đây, máy ngừng chạy, tàu chỉ chuyển động theo quán tính…

=> Cuộc đuổi bắt cá của chiếc tàu chiến vô cùng cam go, kịch tính.

  • Dự đoán: Mũi lao đã đâm trúng vật gì?

Trả lời:

Mũi lao đã đâm trúng vật bằng kim loại.

  • Hình dung: Hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm.

Trả lời:

- Khoảng 8 mét

- Được bọc thép

- Màu đem bóng.

- Nhẵn nhụi, phẳng lì.

  • Đối chiếu: Điều em đã dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản có phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây không?

Trả lời:

Điều em đã dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản hoàn toàn phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây không


* Sau khi đọc

Nội dung chính Cuộc chạm trán trên đại dương: 

Văn bản đã khắc họa cuộc đuổi bắt cá vô cùng cam go của con tàu chiến, đông thời tác giả đã giúp bạn đọc đi sâu vào thế giới huyền bí của đại dương trong con tàu ngầm của thuyền trưởng Nemo. Qua đó, thể hiện khát vọng và niềm tin mãnh liệt của tác giả rằng ước mơ ngàn năm của con người về khám phá thế giới huyền bí của đại dương sẽ hóa hiện thực.


Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc phần (1) của văn bản và nêu những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.

Trả lời:

- Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt.

- Màu đen, nổi lên mặt nước độ một mét.

- Không dài quá tám mét. Cả ba chiều đều cân đối.

- Lỗ mũi to, vọt lên hai cột nước cao tới bốn mét.

- Tốc độ nhanh hơn tốc độ của tàu


Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc hay xa lạ với họ?

Trả lời:

- Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu ở không gian trên mặt biển, cụ thể là trên một con tàu ngầm.

- Lúc ấy, không gian này xa lạ với họ.


Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hoá như thế nào?

Trả lời:

- Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ khám phá tận sâu dưới đáy biển - nơi còn nhiều bí ẩn của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông.

- Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa: con người có thể lặn sâu xuống dưới biển, đã có những tàu ngầm, con người đã có nhiều hiểu biết về đại dương.


Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện

thực nào?

Trả lời:

Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện

thực, khi đó tàu ngầm đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai.


Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Trả lời:

Việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất sẽ giúp cho câu chuyện được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, kể lại một cách chân thực nhất. Lúc này người đọc sẽ bị cuốn theo sự dẫn dắt cũng như sự khám phá của nhân vật trong cuộc, tạo nên sự bất ngờ, kịch tính với độc giả.


Câu 6 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác – người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm.

Trả lời:

Những câu văn thể hiện tư duy lô-gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác – người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm là:

+ "Nếu đây đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển chứ!"

+ "Chắc là như vậy! [...] Nhưng tôi đứng trên hòn đảo di động này đã ba tiếng đồng hồ mà chẳng thấy một dấu hiệu nào của sự sống cả."

+ "Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng... chúng ta đã thoát chết!"

+ "Thế là tính mạng chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của những người điều khiển con tàu này! Họ cho tàu lặn xuống là chúng tôi toi mạng ngay! Còn nếu họ không làm như vậy thì tôi chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với họ. Nếu họ không chế tạo dưỡng khí bằng phương pháp hóa học thì thỉnh thoảng họ cũng phải cho tàu nổi lên mặt biển để dự trữ không khí mới. Như vậy, phải có một lỗ thủng nào đó để lấy không khí vào trong tàu."


Câu 7 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đề tài của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển là gì? Hiện nay, đề tài đó có còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chúng ta nữa hay không? Vì sao?

Trả lời:

-  Đề tài của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển là khám phá và chinh phục tự nhiên.

- Hiện nay, đề tài đó vẫn được sự quan tâm đặc biệt của chúng ta. Đặc biệt là đpói với những người thích phiêu lưu, chinh phục và khám phá những điều bí ẩn bất tận.


Câu 8 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, con người cần làm gì để vừa chinh phục đại dương vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường biển?

Trả lời:

Theo em, để vừa chinh phục đại dương vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường biển, con người cần có ý thức bảo vệ môi trường biển, không xả các chất xả thải chưa qua xử lí xuống biển, đánh bắt các động vật một cách hợp lí.


* Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.


Viết đoạn văn kể tiếp  về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm (Mẫu 1)

Tôi đã vô cùng sửng sổ khi đi vào bên trong chiếc tàu ngầm. Ở trong tàu không khác gì một chiếc tàu bình thường. Nước không thể xâm nhập vào đây, và tất cả đều cười nói bình thường, không có dấu hiệu gì của việc thiếu không khí. Chúng tôi được dẫn đi gặp thuyền trưởng Nê-mô. Trông ông cao to, lực lưỡng và là người có chiều sâu. Vậy là chúng tôi sống rồi. Như tôi đã nói, chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với những người trên chiếc tàu ngầm này.


Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Cuộc chạm trán trên đại dương" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Nếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo sản phẩm khoa học gì cho tương lai?

Trả lời: Nếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo ra một chiếc máy làm trẻ hóa da, tóc của con người.


Câu hỏi 2: Các nhà khoa học nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Nhận định đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời: Các nhà khoa học nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Nhận định đó gợi cho em suy nghĩ đại dương có rất nhiều điều kỳ thú cần khám phá.


ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Con cá thiết kình này có gì khác thường?

Trả lời: Con cá thiết kình này khác thường ở chỗ khi xuất hiện những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của cá thiết kình cũng phụt tắt.


Câu hỏi 2: Mũi lao đã đâm trúng vật gì?

Trả lời: Mũi lao đã đâm trúng một vật bằng kim loại.


Câu hỏi 3: Hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm.

Trả lời: Hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm: khoảng 8 mét, cân đối, vỏ bằng thép.


Câu hỏi 4: Điều em đã dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản có phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây không?

Trả lời: Điều em đã dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản hoàn toàn phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây.


SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Đọc phần (1) của đoạn trích và nêu những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.

Trả lời: Những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình trong phần (1) của đoạn trích:

  • Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt.
  • Màu đen, nổi lên mặt nước độ một mét.
  • Không dài quá tám mét. Cả ba chiều đều cân đối.
  • Lỗ mũi to, vọt lên hai cột nước cao tới bốn mét.
  • Tốc độ nhanh hơn tốc độ của tàu.

Câu hỏi 2: Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc hay xa lạ với họ? 

Trả lời:

  • Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu ở không gian trên mặt biển, cụ thể là trên một con tàu ngầm.
  • Lúc ấy, không gian này xa lạ với họ.

Câu hỏi 3: Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào?

Trả lời:

  • Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ khám phá tận sâu dưới đáy biển - nơi còn nhiều bí ẩn của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông.
  • Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa: con người có thể lặn sâu xuống dưới biển, đã có những tàu ngầm, con người đã có nhiều hiểu biết về đại dương.

Câu hỏi 4: Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào?

Trả lời: Nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực:

  • Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870.
  • Khi đó, tàu ngầm đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai.

Câu hỏi 5: Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Trả lời:  Tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất:

  • Câu chuyện được kể từ góc độ của một người trong cuộc khiến cho câu chuyện trở nên chân thật hơn giống như cảm nhận của chính người đọc. Người kể chuyện lúc này không phải là người kể chuyện toàn tri, biết tất cả mọi việc. Người đọc được dẫn dắt theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc, cũng khám phá như nhân vật trong cuộc, bất ngờ như nhân vật trong cuộc.
  • Người kể chuyện ngôi thứ nhất là một nhà khoa học sẽ cho người đọc có những suy luận cùng văn bản một cách lô-gíc hơn. Câu chuyện được kể lại từ một nhân vật có hiểu biết, điềm tĩnh, dễ đi vào lòng người đọc hơn so với các nhân vật khác.

Câu hỏi 6: Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm.

Trả lời: Những câu văn thể hiện tư duy lô-gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm: 

  • "Nếu đây đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển chứ!"
  • "Chắc là như vậy! [...] Nhưng tôi đứng trên hòn đảo di động này đã ba tiếng đồng hồ mà chẳng thấy một dấu hiệu nào của sự sống cả."
  • "Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng... chúng ta đã thoát chết!"
  • "Thế là tính mạng chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của những người điều khiển con tàu này! Họ cho tàu lặn xuống là chúng tôi toi mạng ngay! Còn nếu họ không làm như vậy thì tôi chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với họ. Nếu họ không chế tạo dưỡng khí bằng phương pháp hóa học thì thỉnh thoảng họ cũng phải cho tàu nổi lên mặt biển để dự trữ không khí mới. Như vậy, phải có một lỗ thủng nào đó để lấy không khí vào trong tàu."

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật "tôi", Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.

Bài làm:  

Sau khi vào trong chiếc tàu ngầm, tôi đã phải sửng sốt về nó. Ở trong tàu không khác gì một chiếc tàu bình thường. Nước không thể xâm nhập vào đây, và tất cả đều cười nói bình thường, không có dấu hiệu gì của việc thiếu không khí. Chúng tôi được dẫn đi gặp thuyền trưởng Nê-mô. Trông ông cao to, lực lưỡng và là người có chiều sâu. Vậy là chúng tôi sống rồi. Như tôi đã nói, chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với những người trên chiếc tàu ngầm này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Cuộc chạm trán trên đại dương" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Tác giả

- Giuyn Véc-nơ (1828-1905)

- Tác giả nhà văn người Pháp

- Ông được xem là “nhà tiên tri khoa học” kì tài vì đã dề cập đến những cuộc phiêu lưu kì thú bằng tàu ngầm, máy bay, tàu vũ trụ trước khi con người chế tạo ra các phương tiện này

- Tác phẩm chính: Hành trình vào Trái Đất (1864), Từ Trái Đất đến mặt trăng(1865), Hai vạn dặm dưới biển(1870)


II. Tác phẩm Cuộc chạm trán đại dương

  • Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển (1986). Tác giả tin rằng ước mơ chinh phục đại dương của con người sẽ sớm thành hiện thực, và chiếc tàu ngầm của ông hoàn toàn không phải là ý tưởng viễn vông

  • Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả
  • Tóm tắt tác phẩm Cuộc chạm trán đại dương

Câu chuyện kể về hành trình khám phá đại đương của đoàn tàu. Phát hiện ban đầu tưởng là một con cá voi khổng lồ, nhưng sau khi va chạm, đứng trên mình nó mới phát hiện là chiếc tàu ngầm

  • Bố cục tác phẩm Cuộc chạm trán đại dương

- Phần 1: Từ đầu…nhưng nó phớt lờ : đoàn tàu phát hiện con cá

- Phần 2: Tiếp theo….mất tinh thần khi rơi xuống nước: Hành trình chiến đấu với cá voi của đoàn tàu

- Phần 3: Còn lại: phát hiện ra tàu ngầm

  • Giá trị nội dung tác phẩm Cuộc chạm trán đại dương

- Hành trình thám hiểm đại dương của đoàn tàu

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cuộc chạm trán đại dương

- Tình huống truyện độc đáo

- Tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn

- Ngôi kể thứ nhất

- Miêu tả chi tiết đặc sắc

- Hình ảnh mang tính sáng tạo


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cuộc chạm trán đại dương

1. Hình ảnh con cá

- Đoàn thuyền phát hiện con cá voi

- Thời gian xuất hiện 8 giờ sáng

- Không gian

+ Dải sương mù dày đặc

+ Chân trời mở rộng và sáng rõ

Cách chiếc tàu hai hải lý

- Hình ảnh con cá khi xuất hiện

+ Một vật dài màu đen nổi lên mặt nước độ 1 mét

+ Đuôi nó quẫy mạnh làm nước sủi bọt

- Con cá này rất lạ không giống cá bình thường

+ Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ

+Con cá lượn hình vòng cung

- Tác giả nhận định về kích thước thật của con cá

+ Không dài quá tám mươi mét

+Chiều ngang hơi khó xác định, cân đối cả ba chiều

+ Hai lỗ mũi vọt nước cao tới bốn mét

+ Tốc độ mười tám phẩy năm hải lý một giờ

+Con cá cũng bơi tốc độ y vậy

- Con cá không biết mệt mỏi

→  Đoàn tàu phát hiện con cá khác với những con cá bình thường


2. Tình huống phát hiện chiếc tàu ngầm

- Tác giả và Công xây , Nét bị rớt xuống nước khi tàu gặp nạn

+ Tôi kịp bíu lấy thành tàu thì đã bị quăng xuống biển

+ Tôi chạm ngay vào vật rắn

+ Tôi cảm thấy được đưa lên mặt nước, dễ thở hơn

- Nét phát hiện một vùng đảo nhỏ di động

+ cưỡi lên lưng một con cá kình khổng lồ

- Nét bắt đầu nghi ngờ con cá này là con quái vật

+ phát tên không đâm thủng con cá

+ da nó bọc thép

- Nhờ những lời Nét nói, tác giả nhớ lại sự va chạm của mình với con vật

- Bắt đầu  nghi ngờ đó không phải con vật

+ Thân rắn như đá, không mềm như cá voi

+ Cái lưng đen bóng, nhắn thín, phẳng lì, không có vảy, kêu boong boong,ghép lại bằng lá thép

- Từ tất cả dữ liệu thì tác giả khẳng định đây là hiện tượng diệu kì do con người tạo ra

- Chiếc tàu ngầm theo mô tả của tác giả giống một con cá khổng lồ

+ Chân vịt quay, có động cơ, có người lái


Trước khi đọc 

Ngữ văn 7 trang 27 Câu 1: Nếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo sản phẩm khoa học gì cho tương lai?

Phương pháp giải:

Em dựa vào cảm nhận và suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Cuộc cách mạnh công nghiệp trên thế giới ngày càng phát triển với những bước tiến vượt bậc. Có rất nhiều những phát minh để đời, có vai trò lớn đối với đời sống của con người đã ra đời. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều lĩnh vực, rất nhiều sản phẩm chưa được các nhà khoa học phát minh ra. Nếu em được làm một nhà khoa học vĩ đại, em luôn muốn mang đến cho thế giới những sản phẩm tốt và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. Một trong số các sản phẩm trong dự kiến thì  “Ổ khóa thông minh” chính là phát minh em muốn mang tới. Khóa thông minh có thể kết nối với điện thoại của com người. Một ứng dụng cho phép bạn khóa và mở khóa ngôi nhà của mình từ xa. Thậm chí, bạn có thể đặt lịch để khóa cửa vào những thời điểm nhất định.


Ngữ văn 7 trang 27 Câu 2: Các nhà khoa học nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Nhận đinh đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Nhận định đó của những nhà khoa học đã cho em nhận thấy được sự sống đầu tiên trên Trái Đất là được xuất phát từ đại dương. Đại dương chính là khởi nguồn của sự sống, Trái Đất trước đây được chìm trong mực nước biển.


Đọc văn bản 

Ngữ văn 7 trang 27 Câu 1: Con cá thiết kình này có gì khác thường?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để tìm câu trả lời

Trả lời:

Con cá thiết kình tắt phụt đèn, được bọc bằng thép


Ngữ văn 7 trang 30 Câu 2: Mũi lao đã đâm chúng vật gì?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để tìm câu trả lời

Trả lời:

Mũi lao được phi lên không trung, đâm trúng vào một vật kim loại.


Ngữ văn 7 trang 31 Câu 3: Hình dung hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để tìm câu trả lời

Trả lời:

- Thân rắn như đá, không mềm như cá voi

- Cái lưng đen bóng nhẵn thín, phẳng lì, gõ xuống kêu boong boong, được ghép bằng thép lá


Ngữ văn 7 trang 31 Câu 4: Điều em dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản có phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây không?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Trả lời:

Phát hiện của các nhân vật khá nằm ngoài dự đoán của em, con cá có rất nhiều điều lạ lùng theo lời kể của nhân vật trong đoạn (2), thế nhưng tác giả đã đưa người đọc đến một sự đặc biệt về con cá kì lạ đó.


Sau khi đọc 

Ngữ văn 7 trang 33 Câu 1: Đọc phần (1) của văn bản và nêu những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.

Phương pháp giải:

Đọc phần (1) để tìm câu trả lời

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.

- Vật dài màu đen nổi lên trên mặt nước

- Đuôi quẫy mạnh

- Lượn hình vòng cung để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.

- Không dài quá tám mươi mét

- Hai lỗ mũi vọt lên hai cột nước cao đến bốn mét.


Ngữ văn 7 trang 33 Câu 2Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc hay xa lạ với họ?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để tìm câu trả lời

Trả lời:

- Cả ba nhân vật được phiêu lưu đến một không gian rộng lớn của biển cả lúc trời hửng rạng đông đón bình minh

- Đối với những nhân vật thì không gian này là không gian rất quen thuộc với họ, dường như đây là khoảng không gian mà họ đã rất quen thuộc cho chuyến đi của mình. Thế nhưng vào hôm đó thì sương mù lại dày đặc khiến cho các nhân vật dù dùng ống nhòm cũng không thể nhìn rõ được. -> Khoảng không gian dường như không được theo ý muốn và suy nghĩ của nhân vật.


Ngữ văn 7 trang 33 Câu 3: Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản để tìm câu trả lời

Trả lời:

Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện được ước mơ đầy cao cả của  Giuyn Véc - nơ và những người cùng thời với ông về sự chinh phục biển cả. Đối với  Giuyn Véc - nơ thì việc chinh phục được những điều bí ẩn của biển cả dưới tận sâu chính là mơ ước lớn của ông cùng những người bạn cùng thời bấy giờ. Đây quả thật là một ước mơ đầy cao cả và vĩ đại của một con người dành cả tình yêu cho biển cả và sự thám hiểm, khám phá.

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thì việc khám phá dưới hai vạn dặm sâu lòng biển đã được thực hiện dễ dàng hơn. Có rất nhiều những thiết bị công nghệ được con người sử dụng để tìm ra sự tươi đẹp ẩn sâu đáy biển khơi. Đó có thể là lặn hoặc sự hỗ trợ của tàu thuyền,.....


Ngữ văn 7 trang 33 Câu 4: Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Hình ảnh của chiếc tàu ngầm được nhà văn sáng tạo một cách đầy tinh tế. Tác giả đã dựa vào khả năng liên tưởng và quan sát của bản thân mình để vẽ nên trước mắt người đọc được hình ảnh của một chiếc tàu đầy sự chân thực. Tác giả đã được thế tương quan giữa chiếc tàu và hình ảnh của một chú cá. Đây là một sự liên tưởng đầy thú vị và đặc sắc.


Ngữ văn 7 trang 33 Câu 5: Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Tác giả đã viết nên tác phẩm của mình khi để người kể trần thuật ở ngôi thứ nhất. Người kể chuyện lại là một nhà khoa học với ước mơ cao cả chinh phục biển cả. Nhà văn để cho một nhà khoa học kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất là rất phù hợp. Đó là do sự tương đồng trong suy nghĩ, ước mơ của tác giả với nhân vật trần thuật. Nhân vật trần thuật là một nhà khoa học thì sẽ có những kiến thức chuyên ngành rõ ràng hơn, có thể truyền tải được những suy nghĩ, tình cảm của tác giả một cách chân thực hơn.


Ngữ văn 7 trang 33 Câu 6: Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn kể lại những phán đoán của giáo sư về chiếc tàu cũng như vận dụng những hiểu biết của bản thân về truyện khoa học viễn tưởng để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Những câu văn thể hiện tư duy lo-gic theo đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng:

- Khả năng suy nghĩ của tôi bỗng trở lại ngay, trí nhớ được hồi phục

- Nếu vậy thì tôi phải xếp quái vật này vào loại bò sát như rùa hay cá sấu.

- Cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kì lạ của thiên nhiên, cái đã làm cho cả thế giới bác học bế tắc đã kích động óc tưởng tượng của các thủy thủ…

- Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao?


Ngữ văn 7 trang 34 Câu 7: Đề tài của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển là gì? Hiện nay, đề tài đó có còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chúng ta nữa hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Trả lời:

- Chủ đề: Khoa học

- Hiện nay đề tài khoa học đã không còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ con người nữa. Đó có thể là bởi vì sự khám phá của con người dường như đã đạt đến một độ chín nhất định, những danh giới của sự bí ẩn ngày được hé mở, do đó con người không còn cảm thấy hứng thú với những phát hiện mới như thuở ban đầu. Tuy nhiên, dường như vẫn còn có rất nhiều người dành sự quan tâm đặc biệt cho đề tài khô khan nhưng đầy thú vị này.


Ngữ văn 7 trang 34 Câu 8: Theo em, con người cần làm gì để vừa chinh phục đại dương vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường biển?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Trả lời:

Việc chinh phục đại dương là một việc làm đầy ý nghĩa, con người có thể khám phá ra rất nhiều những điều kì điệu đến từ thế giới dưới mặt nước. Tuy nhiên, vấn đề mà con người cần quan tâm khi khám phá biển cả đó chính là làm thế nào để vừa khám phá được đại dương mà không gây ảnh hưởng đến môi trường. Một số những việc làm như sau:

- Khám phá không đồng nghĩa với phá hủy, khi con người xuống đại dương để tìm kiếm thì không được làm hại đến các sinh vật dưới biển

- Không vất những đồ rác xuống biển khi đang trong quá trình làm việc

- Không sử dụng những chất độc hại để thực hiện mục đích.

-> Ý thức của con người chính là vấn đề trọng tâm.


Viết kết nối với đọc

Ngữ văn 7 trang 34 Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.

Phương pháp giải:

Các em hãy đọc lại văn bản và tưởng tượng ra câu chuyện.

Trả lời:

   Tôi, Công - xây và Nét Len đã bị cuốn vào sâu bên trong chiếc tàu điện ngầm - con cá kình kì lạ mà chúng tôi đã khám phá. Chao ôi, hiện lên trước mắt tôi là hình ảnh của một con tàu khang trang với đầy đủ trang thiết bị cho sự sống. Nơi đây đã thu hút sự chú ý của tôi vì độ tiện nghi của nó, dường như con tàu như một ngôi nhà thu nhỏ trong lòng đại dương, màu sắc thì tươi sáng, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Nó khác hẳn với cái vẻ ngoài đen đen, xấu xí của nó khi mới hiện lên trên mặt nước. Hình ảnh của con tàu mãi in đậm trong kí ức của tôi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .