Top 6 Bài soạn "Đất nước" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Bài thơ "Đất nước" của tác giả Nguyễn Đình Thi được sáng tác trong khoảng thời gian dài, từ năm 1948 đến 1955. Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi...xem thêm ...
Bài soạn "Đất nước" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Thi
- Tiểu sử
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại.
- Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.
- Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.
- Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
- Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
- Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội. Ông có con trai là nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Chính.
- Phong cách sáng tác
- Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
- Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
- Tác phẩm chính
- Thơ: Người chiến sĩ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 - 1955); Nhớ; Lá đỏ...
- Tiểu thuyết: Xung kích, Vỡ bờ; Thu đông năm nay (1954), Bên bờ sông Lô (1957), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967)
- Phê bình văn học: Tiểu luận Nhận đường.
- Kịch: Con nai đen (1961); Hoa và Ngần (1975); Giấc mơ (1983); Rừng trúc (1978); Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979); Người đàn bà hóa đá (1980); Tiếng sóng (1980); Cái bóng trên tường (1982); Trương Chi (1983); Hòn Cuội (1983 - 1986)
II. Khái quát tác phẩm Đất nước
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ Đất nước - Nguyễn Đình Thi được tác giả ấp ủ, thai nghén trong 8 năm (1948 - 1955), gần như suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp, để đến những ngày chiến thắng kẻ thù, hòa bình lập lại trên miền Bắc nước ta, thì đứa con tinh thần ấy mới ra đời năm 1955.
- Đất nước là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu nhất cho sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Thi. Bài thơ này có những đoạn lấy từ hai bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949), hoàn thành vào năm 1955 và được đưa vào tập Người chiến sĩ (1956).
2. Nội dung chính
Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước. Đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa; về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương; lầm thân đã đứng lên anh dũng chiến đấu và chiến thắng anh hùng.
3. Bố cục
Bố cục bài thơ Đất nước - Nguyễn Đình Thi chia làm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “... Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Cảm xúc của nhà thơ trước sự thay đổi của mùa thu đất nước.
+ Phần 2: Còn lại → Hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến: từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên bất khuất, anh hùng.
4. Giá trị nội dung
- Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn.
- Cảm xúc, suy tư: Đất nước gần gũi, thiêng liêng, trang trọng, vĩ đại và anh hùng.
5. Giá trị nghệ thuật
- Các câu thơ dài, ngắn xen kẽ nhau, nhịp điệu biến đổi linh hoạt.
- Hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao.
- Nhà thơ chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.
Câu 1
Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh nào trong văn bản trên? Hãy ghi lại những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho bạn.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ.
- Chú ý những hình ảnh trong không gian của "những ngày thu đã xa".
- Chia sẻ hình dung của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh trong văn bản:
+ Cái lạnh buổi sớm của Hà Nội
+ Gió heo may khắp các con phố dài
+ Hình ảnh người chiến sĩ ra đi, không ngoảnh lại nhìn người thân, quê nhà nhưng lòng vẫn đau đau về quê hương, xứ sở.
- Những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho en một không gian Hà Nội buổi sớm có chút se se lạnh, bầu trời có chút ảm đạm và hình ảnh tiễn biệt đầy những lưu luyến pha lẫn nỗi buồn.
Câu 2
Hình ảnh "mùa thu nay" khác gì với "những ngày thu đã xa"? Theo bạn, điều gì làm nên sự khác biệt đó?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ.
- Chú ý hai hình ảnh "mùa thu nay" và "những ngày thu đã xa".
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh "mùa thu nay" khác với "những ngày thu đã xa":
+ Chủ thể trữ tình cảm thấy "vui".
+ Không gian cũng trở nên tươi tắn: được miêu tả qua những từ ngữ như "phấp phơi", "áo mới", "trong biếc", "nói cười thiết tha".
- Theo em, điều làm nên sự khác biệt đó chính là sự thành công của kháng chiến, khiến nước Việt Nam giành được độc lập, tự do.
Câu 3
Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng t
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn thơ.
- Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ.
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp cấu trúc (... đây là của chúng ta; Những...).
=> Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định những hình ảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam là của con người Việt Nam.
Câu 4
Đọc lại bốn dòng cuối của đoạn trích và cho biết: tiếng của "những buổi ngày xưa vọng nói về" gửi gắm thông điệp gì đến chúng ta?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bốn dòng thơ cuối.
- Chú ý hình ảnh "những buổi ngày xưa vọng nói về".
Lời giải chi tiết:
Tiếng của "những buổi ngày xưa vọng nói về" gửi gắm đến chúng ta thông điệp hãy nhớ đến sự hi sinh của các thế hệ đi trước. Từ đó, nuôi dưỡng niềm tự hào và lòng biết ơn.
Bài soạn "Đất nước" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2
I. Tác giả văn bản Đất nước
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)
- Quê quán: Hà Nội
- Phong cách nghệ thuật: Thơ văn của Nguyễn Đình Thi hàm súc, giản dị, gần gũi nhưng giàu chất triết lí.
- Tác phẩm chính: Việt Nam quê hương ta, Đất nước, Mặt trận trên cao, Xung kích,....
II. Tìm hiểu tác phẩm Đất nước
- Thể loại: Thơ tự do
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian dài, từ năm 1948 đến 1955.
- Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi đã tham gia chiến dịch, cùng sống, cùng chịu nhiều khói lửa chiến tranh. Trong khoảng thời gian ấy ông sáng tác một vài bài thơ như là “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “Đêm mít tinh”,... Bài thơ “Đất nước” là sự tổng hợp và sáng tạo thêm từ hai bài thơ trên.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
- 3 khổ thơ đầu: Thiên nhiên đất nước tươi đẹp nên thơ trong hoài niệm của nhà thơ.
- 7 khổ thơ tiếp: Đất nước đau thương mà anh hùng trong cuộc kháng chiến trường kỳ.
- Tóm tắt
Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa... Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
- Giá trị nội dung:
- Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ.
- Qua bài thơ tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn.
- Giá trị nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đất nước
- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm
- Sáng mùa thu trong thiên nhiên trong lành của núi rừng Việt Bắc ⇒ tác giả nhớ về mùa thu của Hà Nội năm xưa.
- Một mùa thu đẹp, đặc trưng nhưng cũng rất buồn.
- Những con người ra đi dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến.
- Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc
- Những thay đổi:
+ Tâm trạng con người: hào hứng, sôi nổi khi đứng giữa đất trời tự do.
+ Những hình ảnh, tính từ, điệp từ: khẳng định chủ quyền, sự trù phú, giàu có của đất nước.
+ Sự suy tư, và tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
- Những suy tư và cảm nhận về đất nước
- Đau thương, căm hờn quyết tâm đứng lên chiến đấu:
+ Những hình ảnh tương phản ⇒ sự đau thương của đất nước trong chiến tranh.
+ Những từ ngữ diễn tả tâm trạng ⇒ sự hài hoà giữa cái chung – riêng, tình yêu lứa đôi – tình yêu đất nước.
+ Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng như vật chất.
+ Những con người hiền lành biến tình yêu nước nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng.
- Đất nước anh dũng, kiên cường:
+ Biện pháp đối lập ⇒ sự tàn bạo của giặc và tấm lòng yêu nước của dân ta.
+ Sự thay đổi về cảnh vật ⇒ vừa chiến đấu vừa xây dựng.
+ Sự thay đổi con người ⇒ giản dị mà bất khuất, kiên cường, quật khởi.
- Con người VN đã đứng đúng tư thế hào hùng rũ bỏ vết nhơ nô lệ.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1. Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh nào trong văn bản trên? Hãy ghi lại những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho bạn.
Trả lời:
- Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh trong văn bản:
- Cái lạnh buổi sớm của Hà Nội
- Gió heo may khắp các con phố dài
- Hình ảnh người chiến sĩ ra đi, không ngoảnh lại nhìn người thân, quê nhà nhưng lòng vẫn đau đau về quê hương, xứ sở.
- Những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho tôi là một không gian Hà Nội buổi sớm có chút se lạnh của gió heo, bầu trời có chút ảm đạm và hình ảnh tiễn biệt đầy những lưu luyến pha lẫn nỗi buồn.
Câu 2. Hình ảnh "mùa thu nay" khác gì với "những ngày thu đã xa"? Theo bạn, điều gì làm nên sự khác biệt đó?
Trả lời:
- Hình ảnh "mùa thu nay" khác với "những ngày thu đã xa":
- Chủ thể trữ tình cảm thấy "vui".
- Không gian cũng trở nên tươi tắn: được miêu tả qua những từ ngữ như "phấp phơi", "áo mới", "trong biếc", "nói cười thiết tha".
- Theo tôi, điều làm nên sự khác biệt đó chính là sự thành công của kháng chiến, khiến nước Việt Nam giành được độc lập, tự do.
Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Trả lời:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp ngữ. Cụ thể:
- ... đây là của chúng ta
- Những...
- Hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ: nhấn mạnh, khẳng định những hình ảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam là của con người Việt Nam.
Câu 4. Đọc lại bốn dòng cuối của đoạn trích và cho biết: tiếng của "những buổi ngày xưa vọng nói về" gửi gắm thông điệp gì đến chúng ta?
Trả lời:
Tiếng của "những buổi ngày xưa vọng nói về" gửi gắm đến chúng ta thông điệp phải nhớ đến tiếng nói, hành động, sự hi sinh của các thế hệ đi trước.
Bài soạn "Đất nước" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản nói về thể hiện cái nhìn mới mẻ về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua nhiều phương diện: lịch sử, địa lý, văn hóa,… Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra Đất Nước.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh nào trong văn bản trên? Hãy ghi lại những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho bạn.
Trả lời:
- Không gian của “những ngày thu đã xa” được tái hiện qua những hình ảnh trong văn bản:
+ Cái lạnh buổi sớm của Hà Nội
+ Gió heo may khắp các con phố dài
+ Hình ảnh người chiến sĩ ra đi, không ngoảnh lại nhìn người thân, quê nhà nhưng lòng vẫn đau đau về quê hương, xứ sở.
- Những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho tôi là một không gian Hà Nội buổi sớm có chút se lạnh của gió heo, bầu trời có chút ảm đạm và hình ảnh tiễn biệt đầy những lưu luyến pha lẫn nỗi buồn.
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Hình ảnh "mùa thu nay" khác gì với "những ngày thu đã xa"? Theo bạn, điều gì làm nên sự khác biệt đó?
Trả lời:
- Hình ảnh “mùa thu nay” khác với "những ngày thu đã xa":
+ Chủ thể trữ tình cảm thấy “vui”.
+ Không gian cũng trở nên tươi tắn: được miêu tả qua những từ ngữ như “phấp phơi”, “áo mới”, “trong biếc”, “nói cười thiết tha”.
- Theo tôi, điều làm nên sự khác biệt đó chính là sự thành công của kháng chiến, khiến nước Việt Nam giành được độc lập, tự do.
Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Trả lời:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp ngữ.
Cụ thể:
+ ... đây là của chúng ta
+ Những...
- Hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ: nhấn mạnh, khẳng định những hình ảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam là của con người Việt Nam.
Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Đọc lại bốn dòng cuối của đoạn trích và cho biết: tiếng của "những buổi ngày xưa vọng nói về" gửi gắm thông điệp gì đến chúng ta?
Trả lời:
Tiếng của "những buổi ngày xưa vọng nói về" gửi gắm đến chúng ta thông điệp phải nhớ đến tiếng nói, hành động, sự hi sinh của các thế hệ đi trước.
Bài soạn "Đất nước" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4
* Sau khi đọc
Nội dung chính văn bản Đất nước: Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến trong không gian rộng lớn. Đất nước gần gũi, thiêng liêng, vĩ đại và anh hùng.
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh nào trong văn bản trên? Hãy ghi lại những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho bạn.
Trả lời:
- Không gian của những ngày “thu đã xa” được tái hiện qua các hình ảnh: sáng mát trong, hương cốm mới, những phố dài xao xác hơi mau, người ra đi đầu không ngoảnh lại, thềm năng lá rơi đầu,...
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình ảnh "mùa thu nay" khác gì với "những ngày thu đã xa"? Theo bạn, điều gì làm nên sự khác biệt đó?
Trả lời:
- Hình ảnh mùa thu nay khác mùa thu xưa ở:
+ cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng (trời thu thay áo mới, trong biếc,...);
+ không gian rộng mở, đầy sức sống (núi đồi, gió thổi rừng tre phấp phới,...),
+ tràn ngập âm thanh vui tươi (nói cười thiết tha).
- Nguyên nhân của sự khác biệt đó: có thể là tâm thế của chủ thể trữ tình ở thu nay đã khác thu xưa, địa điểm mà chủ thể đang đứng thu nay và thu xưa cũng khác nhau (đang đứng giữa núi đồi của chiến khu Việt Bắc với tâm trạng vui tươi, phấn chấn, đầy tin tưởng vào nền độc lập của dân tộc).
Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Trả lời:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là phép điệp.
+ điệp từ (đây, là, của, chúng ta)
+ điệp ngữ (của chúng ta)
+ điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng... Những ngả đường...Những dòng sông...).
- Hiệu quả biểu đạt của phép điệp trong đoạn thơ:
+ làm cho câu thơ bay bổng, mượt mà
+ khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước.
Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đọc lại bốn dòng cuối của đoạn trích và cho biết: tiếng của "những buổi ngày xưa vọng nói về" gửi gắm thông điệp gì đến chúng ta?
Trả lời:
- Tiếng vọng của “những buổi ngày xưa” nhằm gửi gắm thông điệp: Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông để bảo vệ độc lập dân tộc.
Bài soạn "Đất nước" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5
Câu 1. Không gian của “những ngày thu đã xa” được tái hiện qua những hình ảnh nào trong văn bản trên? Hãy ghi lại những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho bạn.
- Không gian của “những ngày thu đã xa” được tái hiện qua những hình ảnh: sáng mát trong, hương cốm mới, những phố dài xao xác hơi may, người ra đi đầu không ngoảnh lại, thềm nắng lá rơi đầy.
- Hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra: Bức tranh thiên nhiên mùa thu thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn với những buổi sáng mát trong, gió thổi mang theo hương cốm mới, thời tiết buổi sáng se lạnh, những con phố xao xác lá vàng. Trong khung cảnh thiên nhiên đó, người chiến sĩ đã từ biệt quê hương, để ra đi vào chiến trường. Khung cảnh chia ly đầy buồn bã, lưu luyến nhưng cũng rất cương quyết.
Câu 2. Hình ảnh “mùa thu nay” khác gì với “những ngày thu đã xa”? Theo bạn, điều gì làm nên sự khác biệt đó?
- “Mùa thu nay” có điểm khác: Cảnh sắc thiên nhiên trở nên trong trẻo, tươi sáng hơn (trời thu thay áo mới); không gian rộng mở, đầy sức sống (núi đồi, gió thổi rừng tre phấp phới); tràn ngập âm thanh tươi vui (đứng vui nghe, nói cười thiết tha).
- Điều làm nên sự khác biệt: Nhân vật trữ tình đang đứng ở chiến khu Việt Bắc với tâm trạng vui tươi, phấn khởi khi đất nước được độc lập.
Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
- Điệp ngữ “của chúng ta”, “những” kết hợp với liệt kê “trời xanh”, “núi rừng”, “cánh đồng”, “ngả đường”, “dòng sông”.
- Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam, khẳng định nền độc lập của nước nhà.
Câu 4. Đọc lại bốn dòng cuối của đoạn trích và cho biết: tiếng của “những buổi ngày xưa vọng nói về” gửi gắm thông điệp gì đến chúng ta?
Tiếng của “những buổi ngày xưa vọng nói về” gửi gắm thông điệp: Bài học về lòng biết ơn, trân trọng những thế hệ đi trước đã hy sinh để đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc.
* Tác giả Nguyễn Đình Thi:
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở Hà Nội.
- Ông là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do Đảng cộng sản thành lập từ năm 1943.
- Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Từ 1958 đến 1989, ông là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.
- Nguyễn Đình Thi là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình văn nghệ…
- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm chính: Các tiểu thuyết như Xung kích (1951), Vào lửa (1966); các tập thơ như Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Hắc Hải (1958); các vở kịch như Con nai đen (1961), Rừng trúc (1978); các tập tiểu luận như Mấy vấn đề về văn học (1956)...
Bài soạn "Đất nước" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
I. Tác giả
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)
- Là một trong những nhà thơ đa tài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật và đều có sự đóng góp đáng kể.
- Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi theo xu hướng sáng tạo.
- Cảm xúc đậm nét nhất là về đất nước.
II. Tác phẩm Đất nước
- Thể loại: Thơ tự do
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian dài, từ năm 1948 đến 1955.
- Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi đã tham gia chiến dịch, cùng sống, cùng chịu nhiều khói lửa chiến tranh. Trong khoảng thời gian ấy ông sáng tác một vài bài thơ như là “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “Đêm mít tinh”,... Bài thơ “Đất nước” là sự tổng hợp và sáng tạo thêm từ hai bài thơ trên.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục tác phẩm Đất nước
- 3 khổ thơ đầu: Thiên nhiên đất nước tươi đẹp nên thơ trong hoài niệm của nhà thơ.
- 7 khổ thơ tiếp: Đất nước đau thương mà anh hùng trong cuộc kháng chiến trường kỳ.
- Tóm tắt tác phẩm Đất nước
Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa... Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
- Giá trị nội dung tác phẩm Đất nước
- Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ.
- Qua bài thơ tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn.
- Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đất nước
- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đất nước
- Phần 1
* Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… "lá rơi đầy"):
- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:
+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".
+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".
=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
* Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.
- Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.
- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).
- Mùa thu độc lập, tự chủ: "Trời xanh đây là của chúng ta…"
- Suy tư về hồn thiêng đất nước: "Nước chúng ta… vọng nói về".
=> Niềm tự hào về đất nước.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt…
=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.
- Phần 2
* Đất nước đau thương trong chiến tranh:
- Đất nước chìm trong máu và nước mắt: "những cánh đồng quê chảy máu", "dây thép gai đâm nát trời chiều", "bát cơm chan đầy nước mắt"… "đứa đè cổ đứa lột da".
- Đất nước bật lên nỗi căm hờn: "Từ những năm đau thương chiến đấu… căm hờn".
* Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:
- Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: "Những đêm dài hành quân nung nấu", "Xiềng xích chúng bay không khóa được… lòng dân ta yêu nước thương nhà".
- Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: "Ôm đất nước những người áo vải/ Đã đứng lên thành những anh hùng", "Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa".
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.
=> Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập).
=> Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài.
* Sau khi đọc:
Nội dung chính: Bài thơ là tâm trạng – nỗi luyến nhớ về mùa thu & Hà Nội. Tiếp đến là cảm xúc về mùa thu, suy nghĩ về đất nước, con người Việt Nam. Cuối cùng nhà thơ nhận thức tình yêu quê hương – đất nước, ý thức căm thù và quật khởi quật cường.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo):
Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh nào trong văn bản trên? Hãy ghi lại những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho bạn.
Trả lời:
- Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua các hình ảnh: sáng mát trong, hương cốm mới, những phố dài xao xác hơi may, người ra đi đầu không ngoảnh lại, thềm nắng lá rơi đầy,…
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo):
Hình ảnh "mùa thu nay" khác gì với "những ngày thu đã xa"? Theo bạn, điều gì làm nên sự khác biệt đó?
Trả lời:
- Hình ảnh mùa thu nay khác mùa thu xưa ở: cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, sáng tươi (trời thu thay áo mới, trong biếc,…), không gian rộng mở, đầy sức sống (núi đồi, gió thổi rừng tre phấp phới,…); tràn ngập âm thanh vui tươi (nói cười thiết tha).
- Theo em nguyên nhân của sự khác biệt đó là do: Vì tâm thế của chủ thể trữ tình ở thu này đã khác thu xưa: đang đứng giữa núi đồi của chiến khu Việt Bắc với tâm trạng vui tươi, phấn khởi, tin tưởng vào nền độc lập dân tộc.
Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo):
Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Trả lời:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Phép điệp
- Các dạng của phép điệp trong đoạn thơ là:
+ Điệp từ: đây, là, của, chúng ta
+ Điệp ngữ: của chúng ta
+ Điệp cấu trúc cú pháp:Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta
- Tác dụng: Góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước.
Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Chân trời sáng tạo):
Đọc lại bốn dòng cuối của đoạn trích và cho biết: tiếng của "những buổi ngày xưa vọng nói về" gửi gắm thông điệp gì đến chúng ta?
Trả lời:
- Tiếng vọng của “những buổi ngày xưa” nhằm gửi gắm cho chúng ta thông điệp: Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .