Top 6 Bài soạn "Kể lại một truyện ngụ ngôn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6821

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Kể lại một truyện ngụ ngôn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một truyện ngụ ngôn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Đề bài

(trang 50, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em đã đọc và sưu tầm thêm được nhiều truyện ngụ ngôn. Phần tiếp theo của bài học sẽ giúp em biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn; biết vận dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong nói và nghe.


Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Chọn một truyện mà mình cho là đáng nhớ nhất để kể

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Lời giải chi tiết

Dàn ý:

- Mở đầu: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể

- Phần chính: kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện thứ nhất đến sự kiện cuối cùng); giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tính hài hước ở những thời điểm cần thiết; có thể xen vào lời kể một số từ ngữ, câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật;...

- Kết thúc: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện


Bài tham khảo: Kể lại một truyện ngụ ngôn

Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.


Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.


Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.


Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.


Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.


Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kỳ ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một truyện ngụ ngôn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Câu hỏi trang 50 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Dàn ý:

- Mở đầu: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể

- Phần chính: kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện thứ nhất đến sự kiện cuối cùng); giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tính hài hước ở những thời điểm cần thiết; có thể xen vào lời kể một số từ ngữ, câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật;...

- Kết thúc: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện


Bài tham khảo: Kể lại một truyện ngụ ngôn

Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.


Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.


Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.


Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.


Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.


Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kỳ ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một truyện ngụ ngôn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

1. Hướng dẫn

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

  • Mở đầu: Giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể.
  • Phần chính: Kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện thứ nhất đến sự kiện cuối cùng), giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tinh thần hài hước ở những thời điểm cần thiết, có thể xen vào một số từ ngữ, câu văn miêu tả điệu bộ, dáng vẻ của nhân vật.
  • Kết thúc: Nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện.

- Bước 3: Trình bày

  • Tìm cách mở đầu và kết thúc bài kể sao cho hấp dẫn.
  • Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp với văn nói.
  • Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên.
  • Phân bố thời gian nói hợp lí.

- Bước 4: Trao đổi, đánh giá

  • Người nói: Tập trung ghi nhận những câu hỏi, nhận xét của người nghe và những có phản hồi thỏa đáng, thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người nghe.
  • Người nghe: Nêu một số nhận xét hoặc câu hỏi để gợi nhắc người trình bày bổ sung những chi tiết còn thiếu hoặc chưa rõ.

2. Thực hành

Họ hàng nhà ếch chúng tôi đến bây giờ vẫn còn nhớ mãi câu chuyện đáng xấu hổ về tổ tiên của mình. Theo lời kể của bố mẹ tôi, ngày xưa có một lão ếch sống trong một cái giếng sâu. Cái giếng nhỏ bé nên chỉ đủ chỗ cho những con vật nhỏ bé sinh sống.


Xung quanh giếng chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc. Hàng ngày, khi lão cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh lão nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Những lúc như vậy, lão cảm thấy thích chí lắm. Lão tự cho mình là mạnh mẽ nhất trong đáy giếng này. Lão còn bắt mọi người xung quanh gọi mình là chúa tể. Và mỗi khi ngước nhìn lên cao, lão lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.


Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt máy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, rồi dần dần nước trong giếng dềnh lên. Lão ếch theo dòng nước thoát ra khỏi đáy giếng nhỏ bé. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Lão quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, lão cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Khi ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà lão bị một bác trâu đi ngang qua. Nhìn thấy lão, bác bảo:

- Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!

Lão ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, lão bị bác giẫm chết lúc nào không hay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một truyện ngụ ngôn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

* Hướng dẫn: 

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Truyện ngụ ngôn của Việt Nam và của các dân tộc khác trên thế giới rất phong phú, em hãy chọn một chuyện đáng nhớ nhất để kể. 


Chó và người đầu bếp

Một người nhà giàu mở tiệc lớn, anh ta mời nhiều bạn bè và những người quen biết. Nhân dịp này con chó của anh ta cũng tự cho mình quyền được mời một con chó lạ là bạn nó, bảo với nó rằng: 

– “Chủ tớ đãi tiệc, chắc chắn là sẽ có nhiều thức ăn thừa, đến ăn với tớ nhé. ”. 

Con chó được mời liền đến đúng hẹn, xem thấy thức ăn bày biện thừa mứa thì rất khoái, nói rằng: 

- “Ôi sung sướng làm sao khi mình đã đến đây! Đâu phải lúc nào mình cũng được như thế này. Mình sẽ ăn cho đã cho no cả hôm nay và ngày mai”. 

Trong khi nó hân hoan và vẫy đuôi tỏ vẻ vui mừng với bạn thì người đầu bếp trông thấy liền tóm lấy bốn cẳng nó ném ra ngoài cửa sổ. Nó rơi đánh bịch một cái xuống đất và khệnh khạng chạy đi, tru lên đau đớn. Tiếng kêu của nó chẳng mấy chốc làm mấy con chó chạy rong trên đường chú ý, chạy lại hỏi thăm là nó đã ăn tiệc có thích không. Nó trả lời: 

"Sao, à nói thật với bạn, tôi uống rượu nhiều quá nên chẳng nhớ gì cả. Tôi chẳng biết lúc mình ra khỏi nhà như thế nào nữa. 


Suy bụng ta ra bụng người

Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo: 

– Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ!

Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng: 

– Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào!

Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay. 


Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Để tìm ý cho bài kể chuyện, em hãy trả lời một số câu hỏi: 

- Nhân vật, sự kiện chính và diễn biến của sự kiện ấy, bài học rút ra trong truyện, tình chất hài hước được toát ra từ tình huống?

- Truyện nên được kể theo trình tự nào? Trong khi kể có thể sử dụng hình ảnh minh họa ra sao, giọng điệu và sự biểu cảm thế nào thì sinh động, tự nhiên?


Bước 3: Luyện tập và trình bày

Khi thực hiện bài kể chuyện cần lưu ý: 

- Tìm cách mở đầu và kết thúc bài sao cho hấp dẫn

- Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói

- Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên. 

- Phân bổ thời gian hợp lí


Bước 4: Trao đổi và đánh giá

- Lắng nghe và phản hồi các ý kiến đóng góp

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một truyện ngụ ngôn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Các bước Kể lại một truyện ngụ ngôn:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Gợi ý các truyện ngụ ngôn:

- Một trong bốn truyện ngụ ngôn vừa học (Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con)

- Một số truyện ngụ ngôn của Việt Nam (Treo biển, Thả mồi bắt bóng, Đẽo cày giữa đường...)

- Một số truyện ngụ ngôn của Ê-dốp (Cây sồi và cây sậy, Thỏ và rùa, Cáo và mèo...)

- Một số truyện ngụ ngôn của La Phông-ten (Ve và kiến, Con cáo và chùm nho...)


Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

  • Các câu hỏi hướng dẫn tìm ý:

- Nhân vật, sự kiện chính của câu chuyện là gì? Nêu diễn biến của sự kiện chính.

- Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện là gì?

- Tính chất hài hước, phê phán toát ra từ tình huống, nhân vật, hành động, lời người kể chuyện, lời nhân vật nào?

- Có thể vận dụng yếu tố hài hước khi kể chuyện như thế nào để mang lại sự thú vị cho người nghe?

  • Gợi ý bố cục dàn ý:

- Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể

- Thân bài:

  • Kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện đầu tiên đến sự kiện cuối cùng)
  • Giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tính hài hước ở các thời điểm cần thiết
  • Có thể xen vào một số câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật

- Kết bài: Nêu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện vừa kể


Bước 3: Trình bày

Các lưu ý khi trình bày:

- Tìm cách mở bài và kết thúc sao cho câu chuyện thật hấp dẫn

- Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói

- Nói to, rõ, hào hứng, tự nhiên

- Phân bố thời gian nói hợp lí


Bước 4: Trao đổi đánh giá

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Kể lại một truyện ngụ ngôn" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn

  • Yêu cầu chung

– Dùng ngôi thứ nhất để kể.

– Sử dụng một trong những cách sau để bài nói thêm hấp dẫn:

+ Sử dụng hình ảnh: vẽ bức tranh liên quan đến câu chuyện hoặc tóm tắt truyện bằng sơ đồ tư duy…

+ Sử dụng âm thanh: dùng nhạc nền hoặc video clip minh hoạ cho bài nói.

+ Sử dụng đồ vật, mô hình: cầm một đồ vật hoặc mô hình liên quan đến nội dung câu chuyện của em trong khi kể.

  • Các bước tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị (Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói)

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Bước 4: Trao đổi, đánh giá


II. Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe

Các cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe.

– Tô đậm yếu tố, tính chất hài hước một cách bất ngờ trong câu chuyện được kể.

– Sử dụng hình thức chế, nhại (chế, nhại từ ngữ, câu nói của một nhân vật mà sự phê phán hướng đến trong câu chuyện một cách nhã nhặn).

– Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh.


III. Một số bài tham khảo

Kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

Mỗi năm đến dịp Tết, gia đình chúng tôi lại về quê nội. Vui nhất là được bà nội dẫn lên chùa thắp hương đầu năm mới và cầu xin tài lộc cho cả nhà, được bà cho đi xem quẻ đầu năm. Hình ảnh ông thầy bói trong bộ áo dài khăn đóng màu đen lại làm tôi nhớ đến câu chuyện Thầy bói xem voi mà mình đã được học.

Chuyện kể rằng, ở làng nọ có năm ông thầy bói mù. Thầy thì đông, người xem lại ít nên các thầy chẳng có dịp được hành nghề, rảnh rỗi quá các thầy ngồi buôn chuyện với nhau cho đỡ buồn. Một hôm nhân buổi hàng họ ế ẩm, các thầy rủ nhau về sớm. Đi đường thầy nào cũng phàn nàn, từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa biết hình thù con voi nó thế nào. Về tới gốc đa đầu làng, đang ngồi tán gẫu, bỗng các thầy nghe người đi chợ về kháo nhau có con voi đi qua. Băn khoăn một lúc, các thầy bàn nhau góp tiền chi viên quản tượng để được một lần xem con voi nó thế nào.

Đoạn voi đứng lại, năm thầy dáo dác tới gần. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy lại sờ chân, thầy lại sờ đuôi. Được một lúc, năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi nhanh nhảu nói trước:

– Ôi giời ! Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.

– Thầy nói sai bét rồi, thầy sờ ngà lên tiếng.

– Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai đứng ngay cạnh vội tiếp lời.

– Các thầy nói thế nào ấy chứ, tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc.

– Các thầy nói đều không đúng cả! – Thầy sờ chân đứng chống gậy vuốt râu.

– Tôi thấy nó sùng sững như cái cột đình.

– Thôi các thầy đừng cãi nhau nữa! – Thầy sờ đuôi vội can.

– Thực tế nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Cuộc cãi vã của năm ông thầy bói trở nên ồn ào. Cuộc đấu khẩu thành cuộc xô xát. Màn hài kịch trở thành màn bi – hài kịch. Năm lão thầy bói đã “đánh nhau toạc đầu, chảy máu” làm cho thiên hạ được một bữa ôm bụng mà cười!

Từ câu chuyện cười thầy bói xem voi mà nhân dân ta có câu tục ngữ: Thầy bói nói mò. Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mù mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan. Truyện Thầy bói xem voi còn mang tính ngụ ngôn sâu sắc. Nhân dân nêu lên bài học về cách nhìn và cách đánh giá sự vật, hiện tượng, không được chủ quan, phiến diện, phải có quan điểm toàn diện. Trong học tập và cuộc sống hàng ngày, bài học ấy rất cần thiết đối với mỗi người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .