Top 6 Bài soạn "Ông Một" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6696

Đoạn trích "Ông Một" nằm trong phần đầu của "Phía Tây Trường Sơn" của tác giả Vũ Hùng. Truyện kể về ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Ông Một" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Tác giả

  • Tiểu sử

- Nhà văn Vũ Hùng (1931) tại làng Láng, Cầu Giấy, Hà Nội

- Là cựu học sinh trường Bưởi (Chu Văn An) và Đại học Bách khoa Hà Nội

  • Sự nghiệp

- Ông nhập ngũ năm 1950, phụ trách Đài trưởng Đài Vô tuyến điện của Trung đoàn

- Ông từng là phóng viên Khoa học kỹ thuật của báo Quân đội nhân dân, biên tập viên của Nhà xuất bản Ngoại văn và nhà xuất bản Văn học.

- Vũ Hùng nguyên là Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế - Bộ Văn hóa.

- Năm 1989 ông định cư tại Pháp và tháng 5/2014, ông trở về Việt Nam sinh sống

- Phong cách sáng tác: các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, quãng thời gian quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Mùa săn trên núi, Sống giữa bầy voi, Giữ lấy bầu mật, Sao sao, Chú ngựa đồng cỏ, Người quản tượng và con voi chiến sĩ, Bầy voi đen, Con voi xa đàn, Con culi của tôi, Vườn chim…


Tác phẩm

  • Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Vũ Hùng, tập truyện gồm bốn truyện: Sao sao, Các bạn của Đam Đam, Phía Tây Trường Sơn, Ngày hè

- Phía Tây Trường Sơn kể về chuyến đi của ba chiến sĩ trẻ ở Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam đến vùng Nam Lào vào năm 1947. Thời điểm đó, bộ đội Lào tặng cho bộ đội Việt Nam ba con voi để vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên dãy Trường Sơn.

- Tóm tắt tác phẩm Phía Tây Trường Sơn: Ba chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức được giao nhiệm vụ vượt dãy Trường Sơn, đến bản Bun Mi, làng Vông Xay để học làm quản tượng rồi dong voi về. Trong chuyến đi kéo dài hơn một năm, họ được khám phá thế giới tự nhiên, học hỏi được nhiều điều mới lạ và thú vị về loài voi, những con vật thông minh, dũng cảm, trung thnafh và rất tình nghĩa với con người. Đồng thời, họ được trải nghiệm những phong tục tập quán, văn hóa của “đất nước” triệu voi như tục phóng sinh, ăn Tết, té nước, lễ chào đón một em bé ra đời, cách săn voi,... Chuyến đi đã để lại cho họ nhiều bài học về cách sống hài hòa với thiên nhiên, về thái độ trân trọng sự sống của muôn loài

- Đoạn trích trong SGK nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến  chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng.


Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến "quắp những cây gỗ mang về"): Tình cảm quấn quýt, cảm động giữa người quản tượng và con voi.

- Phần 2 (Còn lại): Con voi gắn bó, nhớ thương ông quản tượng.


Thể loại: truyện ngắn


Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm


Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Đoạn trích trên giúp người đọc hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên

Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ trong sáng, bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường

- Lối viết hấp dẫn, thú vị


Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:

- người quản tượng chăm sóc con voi, vỗ cho nó ăn để nó lấy sức về rừng

- hàng năm voi đều quay trở về làng để thăm người quản tượng

- mỗi lần nó về thăm làng, người quản tượng lại dẫn nó đi tắm và luôn trồng sẵn một nương mía để thết đãi nó một bữa no nê

- lần trở về làng khi biết người quản tượng đã mất, nó chạy vào nhà, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra

- chạy khắp làng tìm chủ

- sau khi người quản tượng mất, trở về làng, nó lặng lẽ đảo qua nhà người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi

=> Đó là tình cảm gắn bó, yêu mến, thủy chung như người thân trong gia đình


Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Người quản tượng và dân làng đã cư xử với con voi ra sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Người quản tượng và dân làng đã cư xử với con voi như con em trong nhà:

- họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng, vào những ngày ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người, lũ trẻ kéo đến xúm xít ở dưới chân voi, còn các bô lão đem đến cho nó đủ thứ quà,...

- khi voi từ rừng xa trở về, ông mừng như trẻ lại, ông hớn hở đưa nó lên nương mía trồng riêng để thết đãi nó những bữa no nê…

=> Người quản tượng và dân làng đã xem con voi như người thân của họ, hiểu tâm tình của voi, tôn trọng, yêu quý voi. Họ trông mong, chờ đợi con voi về thăm làng, háo hức, tưng bừng chào đón con voi như đón người thân đi xa trở về


Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa con người vối thiên nhiên

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích trên giúp em hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Ông Một" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

I. Giới thiệu tác giả Vũ Hùng

Nhà văn Vũ Hùng sinh năm 1931 tại làng Láng, Cầu Giấy, Hà Nội, là cựu học sinh trường Bưởi (Chu Văn An) và Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông nhập ngũ năm 1950, phụ trách Đài trưởng Đài Vô tuyến điện của Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Ông từng là phóng viên Khoa học kỹ thuật của báo Quân đội nhân dân, biên tập viên của Nhà xuất bản Ngoại văn và nhà xuất bản Văn học. Vũ Hùng nguyên là Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế - Bộ Văn hóa. Năm 1989 ông định cư tại Pháp và tháng 5/2014, ông trở về Việt Nam sinh sống.

Các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, quãng thời gian quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn.

Trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình, ông đã viết hơn 30 cuốn sách cho thiếu nhi, trong đó nhiều cuốn được ông tự mình chuyển ngữ sang tiếng Anh, tiếng Pháp. Ông cũng đã hai lần được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng cho cuốn “Sao Sao” (1982) và cuốn “Sống giữa bầy voi” (1986). 12 tập truyện viết cho thiếu nhi của ông (trong bộ 18 tập vừa được tôn vinh tại Lễ trao giải của Hội Nhà văn Việt Nam đầu năm 2018) từng nhận giải Vàng sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam năm 2016.


II. Khái quát tác phẩm Ông Một 

1. Hoàn cảnh sáng tác 

- Trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Vũ Hùng, tập truyện gồm bốn truyện: Sao sao, Các bạn của Đam Đam, Phía Tây Trường Sơn, Ngày hè

- Phía Tây Trường Sơn kể về chuyến đi của ba chiến sĩ trẻ ở Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam đến vùng Nam Lào vào năm 1947. Thời điểm đó, bộ đội Lào tặng cho bộ đội Việt Nam ba con voi để vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên dãy Trường Sơn.

- Tóm tắt tác phẩm Phía Tây Trường Sơn: Ba chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức được giao nhiệm vụ vượt dãy Trường Sơn, đến bản Bun Mi, làng Vông Xay để học làm quản tượng rồi dong voi về. Trong chuyến đi kéo dài hơn một năm, họ được khám phá thế giới tự nhiên, học hỏi được nhiều điều mới lạ và thú vị về loài voi, những con vật thông minh, dũng cảm, trung thnafh và rất tình nghĩa với con người. Đồng thời, họ được trải nghiệm những phong tục tập quán, văn hóa của “đất nước” triệu voi như tục phóng sinh, ăn Tết, té nước, lễ chào đón một em bé ra đời, cách săn voi,... Chuyến đi đã để lại cho họ nhiều bài học về cách sống hài hòa với thiên nhiên, về thái độ trân trọng sự sống của muôn loài

- Đoạn trích trong SGK nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến  chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng.


2. Thể loại: Truyện ngắn  

Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó.


3. Giá trị nội dung

Đoạn trích trên giúp người đọc hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên


4. Đặc sắc nghệ thuật 

- Ngôn từ trong sáng, bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường

- Lối viết hấp dẫn, thú vị


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức truyện ngắn Ông Một

Câu hỏi 1: Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?

Lời giải:

Các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với:

⁎ Đề đốc Lê Trực:

- Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ

- Nó nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng

- Nó giúp người quản tượng làm rẫy, nhưng chỉ khuây khỏa lúc làm việc, rồi sau đó lại đứng buồn thiu

- Có bận nó bỏ ăn, không động đến một ngọn mía, sợi cỏ

⁎ Người quản tượng:

- Hằng năm, khi thu sang, con voi lại xuống làng thăm người quản tượng

- Con voi theo quản tượng về nhà cũ, quỳ xuống giữa sân

- Con voi lưu lại nhà quản tượng vài hôm, giúp ông đủ việc: cuốn các ống bắng ra sông lấy nước và không cần người đưa dắt, lên nương lấy vòi quắp những cây gỗ mang về

- Suốt mười năm, năm nào con voi cũng về thăm người quản tượng

- Khi người quản tượng qua đời, con voi tự rảo bước về nhà, quỳ giữa sân, rống gọi rền rĩ mãi để tìm người quản tượng

- Con voi chạy lồng vào nhà, làm sập khung cửa và đổ gãy đồ đạc, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng, rồi buồn bã đi ra, chạy khắp làng tìm chủ

- Các bô lão mang mía đến nhưng con voi không ăn mà cứ lồng chạy như voi hoang

- Sau khi người quản tượng qua đời, mấy năm con voi mới xuống bản một lần, nó trở nên lặng lẽ, đảo qua nhà cũ của người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi vừa hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi


Câu hỏi 2: Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên?

Lời giải:

Qua đoạn trích, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.


Câu hỏi 3: Người quản tượng và dân làng đã cư xử ra sao với con voi?

Lời giải:

Người quản tượng cử xử với voi:

+ Ông để nó nghỉ hết vụ hè, vỗ cho nó ăn, ngày nào cũng ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo.

+ Ông coi con voi như con em trong nhà.

+ Khi thu sang, ông biết voi nhớ rừng nên ông quyết định thả cho nó đi. Mặc dù vậy, hàng năm khi thu sang, voi lại về thăm ông, ông như trẻ lại, hớn hở đưa nó lên nương và thiết đãi nó những bữa no nê.

Dân làng đối với chú voi:

+ Dân làng gọi con voi bằng cái tên đầy thân thuộc "Ông Một".

+ Mỗi khi voi về, họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng.

+ Khi người quản tượng qua đời, dân làng vẫn quan tâm đến nó, "các bô lão mang mía đến cho nó".


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính:

Văn bản Ông Một nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp Con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng.


Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đê đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?

Trả lời:

- Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với Đê đốc Lê Trực: 

+ Khi rời xa căn cứ, rời xa Đê đốc: nó ủ rũ, gầy rạc đi, đứng buồn thiu, bỏ ăn, không đụng đến một ngọn mía, một sợi cỏ…

- Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với người quản tượng: 

+ Khi còn chung sống: giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ

+ Khi rời làng vào rừng: hàng năm, khi sang thu nó lại xuống làng; nó rống gọi rộn ràng từ xa; con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ ở giữa sân; lưu lại nhà vài hôm và giúp đủ việc cho người quản tượng…

+ Khi biết người quản tượng mất: nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi rền rĩ mãi…; con voi lồng chạy vào nhà; nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đu ra; chạy khắp làng tìm chủ; không ăn mía và lồng chạy như voi hoang…

+ Sau khi người quan tượng mất: mấy năm con voi mới xuống làng một lần; nó lặng lẽ, tha thẩn đi trong sân; vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi…

→ Tất cả những chi tiết ấy đã thể hiện tình cảm vô cùng chân thành và sâu sắc của con voi dành cho hai người chủ nhân của mình: đó là tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó như giữa những người thân dành cho nhau. 


Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Người quản tưởng và dân làng đã cư xử ra sao với con voi?

Trả lời:

- Khi còn sống chung: Người quản tượng rất quan tâm, chăm chút cho con voi: hiểu lòng con voi buồn vì điều gì; quyết định thả nó về rừng; chăm cho nó ăn để có sức khoẻ về rừng

- Khi con voi về rừng:

+ Dâng làng: háo hức chào đón con voi mỗi khi nó về thăm làng: đón nó tận đầu làng; xúm xít kéo đến thăm và cho nó quà…

+ Người quản tượng: Thấy con voi về thăm như trẻ lại; dẫn nó đi tắm; thiết đãi nó cả nương mía…

→ Cả người quản tượng và dân làng đều yêu quý, quan tâm và chăm lo cho con voi như người thân của mình.


Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên?

Trả lời:

- Thông quan mối quan hệ và những tình cảm tốt đẹp, sự gần gũi, thân thiết và gắn bó giữa con voi với hai người chủ và cả dân làng, em nhận ra mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là một mối quan hệ gần gũi, thân thiết và gắn bó vô cùng. Con người với tự nhiên hoàn toàn có thể trở thành bạn bè, người thân và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ông Một" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Trải nghiệm cùng văn bản

- Văn bản Ông một được trích từ “Phía Tây Trường Sơn”, in trong tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” - Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2020).

- Phía Tây Trường Sơn kể về chuyến đi của ba chiến sĩ trẻ ở Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam đến vùng Nam Lào vào năm 1947. Thời điểm đó bộ đội Lào tặng cho bộ đội Việt Nam ba con voi để vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên dãy Trường Sơn. Ba chiến sĩ được giao nhiệm vụ vượt Trường Sơn đến bản Bun Mi, làng Vông Xay để học làm quản tượng rồi dong voi về. Chuyến đi đã để cho họ nhiều bài học về cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thái độ trân trọng muôn loài.

- Đoạn trích “Ông Một” nằm ở phần đầu của tác phẩm. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi nó là Ông Một) của Đề đốc Lê Trực - một lãnh tụ quan trọng trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe về người quản tượng và con voi.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?

- Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực:

  • Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ.
  • Nó nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng.
  • Có bận bỏ ăn, không đụng đến một sợi mía, ngọn cỏ.

- Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối người quản tượng:

  • Giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ.
  • Hằng năm khi sang thu, nó trở về làng thăm người quản tượng. Con voi sẽ ở lại nhà người quản tượng vài hôm, giúp ông đủ việc.
  • Khi người quản tượng qua đời, con voi xuống làng không thấy ông ra đón, liền rảo bước về nhà, quỳ giữa sân, rống gọi.
  • Khi biết mọi tiếng rống vô ích, nó chạy vào nhà, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã ra đi, chạy khắp làng tìm chủ.
  • Sau này, mấy năm con voi mới trở lại, lặng lẽ đảo qua nhà cũ của người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi.

- Tình cảm yêu mến, gắn bó và thủy chung như người một nhà.


Câu 2. Người quản tượng và dân làng đã cư xử ra sao với con voi?

- Người quản tượng:

  • Người quản tượng hiểu được lòng con voi, quyết định sẽ thả nó về rừng.
  • Ngày nào ông cũng cho con voi ăn hai vác mía to, hai thùng cháo.
  • Ông coi con voi như anh em trong nhà, giục giã nó cố ăn để có sức trở về rừng.
  • Khi thấy con voi héo hon như chiếc lá giá, ông đã thả nó về rừng.
  • Khi con voi trở về, ông dẫn nó đi tắm rồi hớn hở đưa nó lên nương, thiết đãi nó những bữa no nê.

- Dân làng:

  • Nô nức cùng người quản tượng đi đón con voi, gọi nó là “Ông Một”.
  • Lũ trẻ kéo đến xúm xít ở dưới chân voi, còn các bô lão đem đến cho nó đủ thứ quà..

=> Tình cảm yêu mến, trân trọng.


Câu 3. Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên?

Đoạn trích trên giúp em hiểu được mối quan hệ gắn bó mật thiết, tựa như người thân trong gia đình giữa con người với thế giới tự nhiên. Bởi vậy, con người cần biết trân trọng và bảo vệ tự nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ông Một" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?

Trả lời:

Các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:

- "Nó voi nhớ ông Đê Đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng": trở nên ủ rũ, buồn thiu, gầy rạc đi, bỏ ăn.

- Mặc dù được người quản tượng thả về rừng, hàng năm khi sang thu, nó đều xuống làng thăm ông, quỳ ở trước sân.

- Nó luyến chủ trở về, nó giúp người quản tượng nhiều việc: cuốn các ống bắng ra sông lấy nước, lên nương lấy vòi quắp những câu gỗ mang về.

- Khi người quản tượng không còn nữa, "nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi". Khi biết gọi vô ích, nó lồng chạy vào nhà, "nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra, chạy khắp làng tìm chủ", :lồng chạy như voi hoang".

- Từ đó, voi mấy năm lại xuống một lần, "nó trở nên lặng lẽ, đảo qua nhà cũ của người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi".

=> Qua đây, con voi luôn dành tình cảm yêu thương, sự gắn kết đặc biệt đối với Đê Đốc và người quản tượng. Nó hiểu được sự quan tâm của con người dành cho nó, vì vậy biết cách trả ơn qua những hành động của nó. 


Câu hỏi 2: Người quản tượng và dân làng đã cư xử ra sao với con voi?

Trả lời:

- Cách người quản tượng đã cư xử với con voi:

+ Ông để nó nghỉ hết vụ hè, vỗ cho nó ăn, ngày nào cũng ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo.

+ Ông coi con voi như con em trong nhà.

+ Khi thu sang, ông biết voi nhớ rừng nên ông quyết định thả cho nó đi. Mặc dù vậy, hàng năm khi thu sang, voi lại về thăm ông, ông như trẻ lại, hớn hở đưa nó lên nương và thiết đãi nó những bữa no nê.

- Cách dân làng đã cư xử với con voi:

+ Dân làng gọi con voi bằng cái tên đầy thân thuộc "Ông Một".

+ Mỗi khi voi về, họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng.

+ Khi người quản tượng qua đời, dân làng vẫn quan tâm đến nó, "các bô lão mang mía đến cho nó".


Câu hỏi 3: Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên?

Trả lời: 

Qua đoạn trích, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ông Một" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Ông Một

- Vũ Hùng sinh năm 1931

- Quê quán: Làng Láng, Cầu Giấy

- Cuốn sách đầu tay của Vũ Hùng là cuốn Mùa săn trên núi ra đời năm 1961.   Trong suốt sự nghiệp, ông đã viết hơn 40 cuốn sách cho thiếu nhi, trong đó nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.

-  Ông hai lần được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng: cuốn Sao Sao (1982) và cuốn Sống giữa bầy voi (1986).


II. Tìm hiểu tác phẩm Ông Một

  • Thể loại:

Ông Một thuộc thể loại truyện ngắn

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Ông Một được trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi.

  • Phương thức biểu đạt:

Văn bản Ông Một có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm

  • Người kể chuyện:

Văn bản Ông Một được kể theo ngôi thứ ba

  • Tóm tắt văn bản Ông Một:

Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức nghe về câu chuyện cảm động giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã vì nhớ đề đốc, nhớ căn nhưng nó vẫn chăm chỉ giúp người quản tượng làm việc. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm khi sang thu, con voi lại về làng, ông quản tượng mở tiệc đón voi. Được mười năm, ông quản tượng qua đời, khi con voi về nó rống gọi, nó buồn bã, rền rĩ bỏ đi…

  • Bố cục bài Ông Một:

Ông Một có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến quắp những cây gỗ mang về: Tình cảm quấn quýt, cảm động giữa người quản tượng và con voi.

- Phần 2: Còn lại: Con voi gắn bó, nhớ thương ông quản tượng.

  • Giá trị nội dung: 

- Văn bản Ông Một đã cho ta thấy tình cảm yêu thương, gắn bó nghĩa tình giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và ông quản tượng. Qua đó, văn bản đề cao tình cảm giữa con người với thế giới tự nhiên.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Ngôi kể thứ 3 khiến câu chuyện trở nên khách quan

- Nhân hóa khiến con voi biết buồn bã, tâm trạng như con người


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ông Một

Tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:

  • Với Đề đốc Lê Trực:

- Con voi trở nên “ủ rũ” từ ngày rời căn cứ vì: con voi nhớ căn cứ, nhớ ông Đề đốc.

- Nó vẫn làm việc chăm chỉ rồi “buồn thiu”

- Nó bỏ ăn: không đụng một “ngọn mía”, “sợi cỏ”

  • Với người quản tượng:

 Khi con voi về làng, không thấy người quản tượng (vì ông đã mất): 

+ dân làng mang mía cho ăn nhưng nó không ăn mà cứ “lồng chạy”

+ nó “rống gọi”, nó “buồn bã”, “rền rĩ bỏ đi”…

→ Con voi rất trung thành, sống tình nghĩa. Qua đó, thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa thế giới tự nhiên và con người


Tình cảm của người quản tượng dành cho con voi:

- Thay ông Đề đốc chăm sóc cho con voi

- Coi voi như con em mình, vỗ cho nó ăn: “hai vác mía to”, “hai thùng cháo”

- Quyết định thả voi về rừng vì muốn nó tự do

- Khi nó về làng, luôn ân cần, thiết đãi nó no nê

→ Tình cảm mà ông quản tượng dành cho voi không đơn thuần là tình cảm giữa người và vật nữa mà là tình cảm dành cho con em mình.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản tái hiện tình cảm của một chú voi đã từng chiến đấu và người quản tượng.


Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đê đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?

Trả lời:

Các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:

- Ngày nào ông cũng cho nó ăn hai vác mía to, hai thùng cháo.

- Người quản tượng biết gió thu làm voi nhớ rừng nên ông quyết định thả nó về rừng.

- Hàng năm voi đều quay trở về làng để thăm người quản tượng.

- Người dân cùng quản tượng nô nức ra đón nó từ ở đầu làng.

- Mỗi lần nó về thăm làng, người quản tượng lại dẫn nó đi tắm và luôn trồng sẵn một nương mía để thết đãi nó một bữa no nê.

- Lần trở về làng khi biết người quản tượng đã mất, nó chạy vào nhà, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra.

- Sau khi người quản tượng mất, trở về làng, nó lặng lẽ đảo qua nhà người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi.

→ Đó là tình cảm keo sơn gắn bó như anh em một nhà giữa dân làng và con voi.


Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Người quản tưởng và dân làng đã cư xử ra sao với con voi?

Trả lời:

Người quản tượng và dân làng coi nó như con em trong nhà:

- Luôn chăm nom cho nó từ cái ăn.

- Họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng, vào những ngày ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người, lũ trẻ kéo đến xúm xít ở dưới chân voi, còn các bô lão đem đến cho nó đủ thứ quà,...

- Khi voi từ rừng xa trở về, ông mừng như trẻ lại, ông hớn hở đưa nó lên nương mía trồng riêng để thết đãi nó những bữa no nê…

→ Người quản tượng và dân làng đã xem con voi như người thân của mình. Vì vậy, họ quan tâm, chăm nom cho nó như con em trong gia đình.


Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên luôn gắn bó keo sơn bền chặt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ông Một" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Tác giả

- Nhà văn Vũ Hùng sinh năm 1931

- Quê quán: Hà Nội

- Tác phẩm chính: Mùa săn trên núi ra đời năm 1961, Sao Sao (1982) và cuốn sông giữa bầy voi (1986)


II. Tác phẩm Ông một

  • Thể loại: truyện thiếu nhi
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi

  • Phương thức biểu đạt : tự sự, biểu cảm
  • Người kể chuyện: ngôi thứ ba
  • Tóm tắt tác phẩm Ông một

- Tác phẩm kể về tình cảm gắn bó giữa người quản tượng, ông Đề Đốc , và dân làng. Họ là những người yêu thương động vật lo lắng cho con vật. Voi luôn nhớ ơn người chủ cũ đã thả mình về làng hằng năm đều về thăm và nhận được sự chào đón nồng hậu của mọi người

  • Bố cục tác phẩm Ông một

- Phần 1 Từ đầu….đón em trở lại: người quản tượng lo lắng cho voi

- Phần 2 Tiếp theo ….thả cho nó đi : voi được thả về rừng

- Phần 3 Còn lại: tình cảm voi dành cho chủ cũ

  • Giá trị nội dung tác phẩm Ông một

- Ca người tình cảm, sự gắn bó của con người và động vật

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ông một

- Tình huống truyện độc đáo, mang nhiều ý nghĩa

- Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc

- Từ ngữ giản dị, nhiều tình cảm


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ông một

  • Tình cảm của voi với Đề Đốc và người quản tượng

- Tình cảm của voi với Đề Đốc quyến luyến, nhớ nhung

+ Voi rời căn cứ ủ rũ

+ Nhớ Đề Đốc nhớ chiến trận

+ Nó bỏ ăn không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ

- Đối với người quản tượng thì đó là tình cảm gắn bó

+ Nó là nguồn an ủi ông lúc xa cơ

+ Sống với nó lâu

+ Không muốn rời xa

- Người quản tượng luôn lo lắng, quan tâm voi

+ Mình sống tù túng đủ rồi

+ Còn nó, nó phải được tự do

+ Động viên voi ráng ăn để về với rừng già

+ Người quản tượng đã thả nó về rừng

  • Mối quan hệ con người với tự nhiên

- Quan hệ gần gũi, gắn bó, yêu thương động vật

+ Cả làng gọi voi bằng “Ông Một”

+ Nô nức, vui mừng khi thấy voi về làng

+ Lũ trẻ xúm xít dưới chân voi

+ Các bô lão đến bao nhiêu là thứ quà

+ Người quản tượng dẫn voi đi tắm

+ Trồng sẵn mía, sẵn thết đãi voi no nê

- Loài vật cũng biết cảm nhận, nhận thức được tình cảm của con người

+ Hằng năm voi xuống làng

+ Quỳ giữa sân

+ Giúp chủ cũ làm việc

- Voi lưu luyến người quản tượng, đau buồn khi chủ mất

+ Khi về làng không thấy chủ cũ ra đón

+ Hít hơi cái giường cũ

+ Các bô lão mang mía đến voi không ăn

+ Mấy năm về thăm nhà chủ một lần

+ Tha thẩn đi trong sân như tiếc thương chủ cũ

→ Động vật cũng có tình cảm giống như người,khi ta đối tốt với vật thì vật luôn nhớ ơn đó. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là quan hệ gắn kết, yêu thương không thể tách rời.


Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?

Lời giải 

Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực: “Nó nhớ ông đề đốc”.

Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với người quan tượng:

- Hàng năm khi snag thu, con voi uống làng.

- Con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ ở giữa sân. Con voi luyến chủ trở về.

- Nó giúp ông đủ việc: cuốn các ống bắng ra sông lấy nước và không cần người đưa dắt, lên nương lấy vòi quắp những cây gỗ mang về…

- Không thấy người quản tượng ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi… Con voi lồng chạy vào nhà… Nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra, chạy khắp làng tìm chủ.

- Mấy năm con voi mới lại xuống làng một lần. Nó trở nên lặng lẽ, đảo qua nhà cũ của người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi.

Đó là tình cảm thương nhớ của con voi dành cho ông đề đốc và ông quản tượng. Mặc dù khi ông quản tượng đã mất, con voi vẫn thường xuyên đến thăm nhà quản tượng. Từ đó, có thể thấy, con voi là người trọng tình nghĩa, có lòng biết ơn tới người đã chăm sóc mình.


Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Người quản tượng và dân làng đã cư xử ra sao với con voi?

Lời giải 

Người quản tượng và dân làng cư xử với con voi:

- Người quản tượng hiểu lòng con voi.

- Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo. Ông coi con voi như con em tỏng nhà, giục giã nó ăn cho có sức để trở về rừng xanh.

- Khi biết con voi nhớ rừng, ông quyết định thả cho voi đi.

- Dân làng nô nức cùng người quản tượng ra đón ở tận đầu làng khi thấy sang thu, voi xuống làng.

- Quản tượng dẫn voi đi tắm rồi hớn hở đưa nó lên nương thiết đãi nó nương mía no nê.

- Lũ trẻ kéo đến xúm xít dưới chân voi, các bô lão đem đến cho voi đủ thứ quà.

- Khi quản tượng mất, voi xuống làng, các bô lão vẫn mang mía đến cho nó.


Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên?

Lời giải 

Thông qua đoạn trích, em hiểu về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ khăng khít. Voi trở thành người thân trong gia đình với ông quản tượng, đồng thời, nó cũng trở thành người bạn trong dân làng. Mọi người đều quen với việc hằng năm voi xuống làng, ai nấu đều háo hức. Dân làng và ông quản tượng chăm sóc voi, ngược lại, voi cũng giúp họ làm nương. Không có sự xa cách giữa con người với loài vật, thay vào đó, là tình cảm gắn bó sâu nặng đến thân quen.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .