Top 6 Bài soạn "Lời má năm xưa" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6372

"Lời má năm xưa" là văn bản trích "Tương hợp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái", in trong "Thương những ngày…", Trần Bảo Định, tập truyện, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời má năm xưa" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Nội dung chính:

Văn bản nói về lòng yêu thương loài vật của con người. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính


Câu 1 trang 71 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát của văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Chú ý những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm của nhân vật tôi.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”:

+ Hối hận, bối rối.

+ Tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”.

+ Không thể nào quên câu nói của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.

+ Không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mối khi nhớ lại chuyện cũ.

- Nội dung bao quát của văn bản: Lời má dặn dò năm xưa và cảm xúc của nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”.


Câu 2 trang 71 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai là người thực sự đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Chú ý chi tiết chim thằng chài được cứu sống.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, trong câu chuyện trên, người thực sự đã cứu sống chim thằng chài là má của nhân vật tôi.

- Bởi chỉ sau khi nghe câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã thức tỉnh nhân vật tôi. Sau đó là một loạt hành động của nhân vật tôi chăm sóc và cứu sống chim thằng chài.


Câu 3 trang 71 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Việc lặp lại câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Chú ý câu hỏi của người má.

Lời giải chi tiết:

- Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản.

- Việc lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi.


Câu 4 trang 71 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?

Phương pháp giải:

- Nêu lên suy nghĩ của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó. Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời má năm xưa" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

* Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát của văn bản.

Trả lời:

Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:

''Tôi hối hận và bối rối''

''Tôi tần ngần nhìn bầu trời xanh ..''

''Tôi không thể nào quên câu nói của má''

''Tận đáy lòng, tôi không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối''

Nội dung bao quát ; nói về lòng yêu thương loài vật của con người. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính


Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai là người thực sự đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời:

Người thực sự cứu chim thằng chài chính là người má, dựa vào câu văn ''Tôi bị má đánh đòn khi bắn thằng chài rới bên sông....Má bảo tôi ra bến vớt nó lên''


Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Việc lặp lại câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Câu hỏi như một lời răn dạy và trách móc với người con phải biết sống yêu thương muôn loài, hãy đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu.

- Sống cần có lòng thương cảm, thấu hiểu.


Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?

Trả lời:

Giữa con người và thiên nhiên, loài vật có mối quan hệ có thể tác động lên nhau. Ở đây chính là cái cảm xúc. Cảm xúc của con người sẽ quyết định cái nhìn, hành động của họ đối với thiên nhiên, loài vật. Con vật cũng vậy, cảm xúc của chúng sẽ được quyết định từ hành động của con người. Ví dụ như là việc con chim thằng chài “vươn vai, hót mấy tiếng như muốn cảm ơn tôi”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời má năm xưa" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Lời má năm xưa - Trần Bảo Định

  • Xuất xứ

- Văn bản trích Tương hợp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái, in trong Thương những ngày…, Trần Bảo Định, tập truyện, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, trang 170 - 172

  • Nội dung chính

- Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này.

  • Giá trị nội dung

- Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện- Cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá)- Khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình- Cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

  • Giá trị nghệ thuật

- Văn bản sử dụng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm- Ngôn từ thuần Việt dễ hiểu, mộc mạc, giản dị, phong phú- Giọng văn phù hợp để diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi”


Câu 1. Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát toàn văn bản.

- Từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”: Tôi hối hận và bối rối; Gần bảy mươi năm, từ lúc tôi dùng ná thun bằng chài rớt bến sông, tôi không thể nào quên câu hỏi của má…; Đồng thời, tận đáy lòng, tôi cũng không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mỗi khi nhớ lại câu chuyện cũ.

- Nội dung bao quát toàn văn bản: Lòng yêu thương loài vật của con người.


Câu 2. Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai thực sự là người đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Người đã cứu sống chim thằng chài là: nhân vật người má. Chính câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con” đã khiến “tôi” thức tỉnh và hối hận.


Câu 3. Việc lặp lại câu nói của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?

Câu nói của người má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con” là lời răn dạy, nhắc nhở nhân vật “tôi” phải biết yêu thương mọi vật. Việc lặp lại câu nói trên nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, cũng như bài học không thể quên của nhân vật “tôi”.


Câu 4. Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?

Con người và thiên nhiên, loài vật có mối quan hệ vô cùng gắn bó, ảnh hưởng lẫn nhau. Bởi vậy, chúng ta cần biết trân trọng, bảo vệ thiên nhiên và loài vật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời má năm xưa" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Câu 1 trang 71 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát của văn bản.

Lời giải 

Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:

- ''Tôi hối hận và bối rối''

- ''Tôi tần ngần nhìn bầu trời xanh ..''

- ''Tôi không thể nào quên câu nói của má''

- ''Tận đáy lòng, tôi không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối''

Nội dung bao quát ; nói về lòng yêu thương loài vật của con người. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính


Câu 2 trang 71 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai là người thực sự đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Lời giải

- Theo em, trong câu chuyện trên, người thực sự đã cứu sống chim thằng chài là má của nhân vật tôi.

- Bởi chỉ sau khi nghe câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã thức tỉnh nhân vật tôi. Sau đó là một loạt hành động của nhân vật tôi chăm sóc và cứu sống chim thằng chài.


Câu 3 trang 71 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Việc lặp lại câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?

Lời giải 

-Đây vừa như lời trách móc vừa như một lời dạy bảo: tại sao con lại làm thế với con chim ? Nó không có tội gì, không làm gì đến con. Con phải hiểu rõ . Người má như muốn dạy nhân vật chính sự thấu hiểu, lòng thương cảm đối với loài vạt như con chim thằng chài


Câu 4 trang 71 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?

Lời giải

     Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó. Ở đây chính là cái cảm xúc. Cảm xúc của con người sẽ quyết định cái nhìn, hành động của họ đối với thiên nhiên, loài vật. Con vật cũng vậy, cảm xúc của chúng sẽ được quyết định từ hành động của con người. Ví dụ như là việc con chim thằng chài ''vươn vai, hót mấy tiếng như muốn cảm ơn tôi''. Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời má năm xưa" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Lời má năm xưa

- Trần Bảo Định

- Quê quán: Tây Nguyên

- Phong cách nghệ thuật: Giản dị, gần gũi, đậm tính Nam Bộ

- Tác phẩm chính: Lời má năm xưa


II. Tìm hiểu tác phẩm Lời má năm xưa

  1. Thể loại: tản văn
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong tập truyện Thương những ngày
  3. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp trữ tình
  4. Bố cục:

- Từ đầu ... rình theo cuộc: Kí ức của tác giả về đám trẻ trong làng

- Tiếp theo ... nhơ tâm: Kí ức của tác giả về tuổi thơ của mình

- Còn lại: Những suy nghĩ về thực tại

  1. Giá trị nội dung:

- Dòng kí ức của tác giả về một tuôi thơ êm đềm

  1. trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời má năm xưa

  • Kí ức của tác giả về đám trẻ trong làng

- Kí ức về những câu vè gắn cới tuổi thơ của tấc cả những đứa trẻ trong làng

- Những suy nghĩ về cách những đứa trẻ trong xóm rình bắt chim

=> Tuổi thơ của những đứa trẻ trong xóm êm đềm thơ mộng với những câu vè và những trò chơi gắn liền với thiên nhiên

  • Kí ức của tác giả về tuổi thơ của mình

- Lời của người mẹ khi tác giả bắt chài rớt rơi bên sông

- Những suy ngẫm của tác về về lời của mẹ

+ Hối hận và bối rối

+ Quyết tâm đem chài rớt về sinh sống

- Chời rớt khỏe mạnh lại và tâm trạng của đứa trẻ năm nào bỗng trở nên tinh khôi, vui vẻ.

=> Những trò chơi của những đứa trẻ nghịch ngợm vô tình làm tổn thương những loài vật nhỏ bé. Người mẹ đã phát hiện ra điều này và nhắc nhở đứa con. Lời của người mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ của đứa trẻ

  • Những suy nghĩ về thực tại

- Nhà văn nhớ lại lời người mẹ năm xưa và coi đó là bài học tuổi thơ của mình.


Câu 1 trang 71 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

 - Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”:

+ Hối hận, bối rối.

+ Tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”.

+ Không thể nào quên câu nói của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.

+ Không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mối khi nhớ lại chuyện cũ.

- Nội dung bao quát của văn bản: Lời má dặn dò năm xưa và cảm xúc của nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”.


Câu 2 trang 71 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

- Theo em, trong câu chuyện trên, người thực sự đã cứu sống chim thằng chài là má của nhân vật tôi.

- Bởi chỉ sau khi nghe câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã thức tỉnh nhân vật tôi. Sau đó là một loạt hành động của nhân vật tôi chăm sóc và cứu sống chim thằng chài.


Câu 3 trang 71 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

- Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản.

- Việc lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi.


Câu 4 trang 71 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Trả lời:

     Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó. Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Lời má năm xưa" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Giới thiệu tác giả Trần Bảo Định

Sinh năm 1944 tại An Vĩnh Ngãi, Long An, học tại trường Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Đà Lạt.

Đã xuất bản nhiều tập thơ như Ngao du sơn thủy, Thầy tôi, Mẹ. Tiếng lòng, Vợ tôi, Làng tôi… và hai tập truyện "Kiếp Ba khía", "Đời Bọ hung" xuất bản năm 2014, 2015.


II. Khái quát tác phẩm Lời má năm xưa 

1. Xuất xứ

- Văn bản trích Tương hợp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái, in trong Thương những ngày…, Trần Bảo Định, tập truyện, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, trang 170 - 172.


2. Nội dung chính

Gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này.

Văn bản nói về lòng yêu thương loài vật của con người. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính.


3. Giá trị nội dung

- Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện.

- Cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá).

- Khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình.

- Cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường.


4. Giá trị nghệ thuật

- Văn bản sử dụng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm.

- Ngôn từ thuần Việt dễ hiểu, mộc mạc, giản dị, phong phú.

- Giọng văn phù hợp để diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi”.


5. Tác phẩm Lời má năm xưa

Ở quê tôi, trai gái đều thuộc lòng câu hò:

Chim thằng chài! có ngày mắc bẫy

Em cho anh hay anh hãy tránh xa

Mẹ cha không thể chịu hoà

Em đâu dám cãi để mà theo anh!

Mái không ấp trứng, không nuôi con. Con chào đời, tự thích nghi môi trường và rèn kĩ năng sống. Lúc trưởng thành, chúng nhìn nhau, tụt quần bảo vệ nhau và cứ thế tiếp tục trong cõi trần gian. Thằng chài chia sẻ con mỗi nếu bạn tình hoặc đồng loại thiếu cái ăn. Nó nhường mặt nước ao hồ, sông rạch nhiều tôm cá cho những thằng chài già yếu bệnh tật.

Vậy mà, hồi nhỏ đám trẻ tụi tôi khoái rình bắn thằng chài đậu rình cá trên đầu bập dừa nước bằng cái ná thun, đạn đất sét vo tròn. Thiệt là, chỉm ình cá, người rình chim... Có sự từ cái rình theo cuộc!

Tôi bị má đánh đòn khi bắn thằng chài rớt bến sông. “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”. Má bảo tôi ra bến vớt nó lên. Tôi rửa mặt và làm theo lời má. Thằng chài rót khi nãy đã được hai thằng chài khác dùng mỏ quặp qua bên kia mé rạch. Nó gãy cánh không chết, nằm sải lai. Tôi đem nó về nhà nuôi và trị thương. Đút cá nó không ăn, đút thứ gì cũng chẳng thèm. Tôi hối hận và bối rối. Mấy hôm, vết thương lành, thằng chài ốm nhom chỉ chóp cánh, không thể bay vì đuối sức. Tôi mang nó ra vườn để dưới gốc mận gần cầu nước.

Trời tỉnh mơ, buổi sáng nhà quê dịu và mát. Bầy thằng chài bu quanh bạn đút môi, thấy nó ăn tôi bắt thèm theo. Nó vươn đôi cánh như vươn vai, hót mấy tiếng chắc là cảm ơn và chào tôi.

Gió rung nắng, hương hoa mận bay khắp vườn. Tôi tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú điện nhơn tâm” 

Gần bảy mươi năm, từ lúc tôi dùng ná thun bắn thằng chài rớt bến sông; tôi không thể nào quên câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”. Đồng thời, tận đáy lòng, tôi cũng không thể rút ra được sự hối hận và bối rối mỗi khi nhớ lại câu chuyện cũ.

(Trích Tương hợp Phật tính dân sính và môi trường sinh thư, in trong Thương những ngày...,

Trần Bảo Định, tập truyện, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2020, tr. 170 - 172.

Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt)


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Lời má năm xưa

Câu 1: Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát của văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Chú ý những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm của nhân vật tôi.

Lời giải:

- Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”:

+ Hối hận, bối rối.

+ Tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”.

+ Không thể nào quên câu nói của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.

+ Không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mối khi nhớ lại chuyện cũ.

- Nội dung bao quát của văn bản: Lời má dặn dò năm xưa và cảm xúc của nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”.


Câu 2: Từ nội dung '' câu chuyện cũ'' của nhân vật ''tôi'', bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

Lời giải:

Giữa con người và thiên nhiên , loài vật có mối quan hệ có thể tác động lên nhau. Ở đây chính là cái cảm xúc. Cảm xúc của con người sẽ quyết định cái nhìn, hành động của họ đối với thiên nhiên, loài vật. Con vật cũng vậy, cảm xúc của chúng sẽ được quyết định từ hành động của con người. Ví dụ như là việc con chim thằng chài ''vươn vai, hót mấy tiếng như muốn cảm ơn tôi''


Câu 3: Việc lặp lại câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Chú ý câu hỏi của người má.

Lời giải:

- Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản.

- Việc lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi.


Câu 4: Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai thực sự là người đã cứu sống chim thằng chài? Dụa vào đâu để khăng định như vậy?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

Lời giải:

Người thực sự cứu chim thằng chài chính là người má: ''Tôi bị má đánh đòn khi bắn thằng chài rới bên sông....Má bảo tôi ra bến vớt nó lên''

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .