Top 6 Bài soạn "Lời trái tim" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
"Lời trái tim" thuộc thể loại tiểu thuyết được trích trong tác phẩm "Nhà giả kim" của tác giả Paulo Coelho. Văn bản nói về cuộc hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé...xem thêm ...
Bài soạn "Lời trái tim" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
Nội dung chính
Văn bản nói về hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé chăn cừu để đến các kim tự tháp Ai Cập - nơi được cho là chứa kho báu. Qua cuộc nói chuyện với nhà giả kim về tình trạng trái tim mình, San-ti-a-gô biết được vì sao cần lắng nghe tiếng nói của trái tim.
Câu 1 (Trang 104, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Theo nhà luyện kim đan, vì sao cậu bé chăn cừu cần lắng nghe tiếng nói trái tim mình?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và tìm chi tiết cho thấy lí do cậu bé chăn cừu cần lắng nghe tiếng nói trái tim mình.
Lời giải chi tiết:
Theo nhà luyện kim đan, cậu bé chăn cừu cần lắng nghe tiếng nói trái tim mình vì:
+ Trái tim cậu ở đâu thì kho báu cậu tìm cũng ở đó.
+ Cậu không bao giờ bắt nó im lặng được.
Câu 2 (Trang 104, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu làm gì để không bị trái tim đánh bất ngờ?
Phương pháp giải:
Câu 2 (Trang 104, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu làm gì để không bị trái tim đánh bất ngờ?
Lời giải chi tiết:
Nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu nên “hiểu rõ trái tim mình, lắng nghe nó nói, mơ ước gì” để không bị trái tim đánh bất ngờ.
Câu 3 (Trang 104, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Em có đồng tình với ý kiến của nhà luyện kim đan: “Sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ” không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc và suy nghĩ về ý kiến của nhà luyện kim và nêu ý kiến của em rồi giải thích lý do.
Lời giải chi tiết:
Em có đồng tình với ý kiến của nhà luyện kim đan: “Sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ”. Vì:
- Nỗi sợ về tinh thần còn kinh khủng hơn nỗi đau về thể xác rất nhiều lần, vì vết thương về thể xác sẽ lành lại nhưng nỗi đau về tinh thần sẽ cứ giằng xé chúng ta mãi, khiến ta phải suy nghĩ, trăn trở thậm chí ám ảnh về nó.
- Và quả thực để thực hiện ước mơ, sự cố gắng, nỗ lực chưa bao giờ không có ý nghĩa. Làm được điều mình muốn, tạo ra ý nghĩa cho cuộc đời thì trái tim sẽ không có gì phải chịu đau khổ cả.
Câu 4 (Trang 104, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đoạn trích trên có nhiều lời thoại nói về sự cần thiết của việc lắng nghe tiếng nói trái tim. Lời thoại nào em yêu thích nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, chọn ra lời thoại em yêu thích nhất và giải thích lý do.
Lời giải chi tiết:
Lời thoại em yêu thích nhất khi nói về sự cần thiết của việc lắng nghe tiếng nói trái tim là “Cậu không bao giờ bắt nó im được”. Quả thật trái tim đập là một điều tất yếu để duy trì sự sống, chúng ta không thể bắt trái tim ngừng đập. Nhưng chính sự hoạt động ấy của trái tim sẽ cho ta biết được nhiều điều. Trái tim sẽ đập nhanh trước những sự việc quan trọng, trước những rung cảm mãnh liệt; nó sẽ chậm đi khi ta bình yên, không có mối bận tâm quá nhiều. Như vậy, trái tim luôn luôn đập không ngừng nghỉ cũng chính là sự nhắc nhở chúng ta hãy luôn lắng nghe trái tim mình.
Bài soạn "Lời trái tim" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2
I. Giới thiệu tác giả Paulo Coelho
Paulo Coelho sinh tại Rio de Janeiro (Brasil). Ông học đại học trường luật, nhưng đã bỏ học năm 1970 để du lịch qua México, Peru, Bolivia và Chile, cũng như châu Âu và Bắc Phi. Hai năm sau, ông trở về Brasil và bắt đầu soạn lời nhạc pop. Ông cộng tác với những nhạc sĩ pop như Raul Seixas. Năm 1974, ông bị bắt giam một thời gian ngắn vì những hoạt động chống lại chế độ độc tài thời đó ở Brazil.
Sách của ông đã bán ra hơn 86 triệu bản trên 150 nước và được dịch ra 56 thứ tiếng. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng của nhiều nước, trong đó tác phẩm Veronika quyết chết (Veronika decide morrer) được đề cử cho Giải Văn chương Dublin IMPAC Quốc tế.
Tác phẩm của Paulo Coelho được xếp vào danh sách những sách bán chạy nhất ở nhiều nước, bao gồm Brasil, Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Ý, Israel và Hy Lạp. Ông được xem là tác giả viết tiếng Bồ Đào Nha bán chạy nhất mọi thời đại.
Ông và vợ Christina định cư tại Rio de Janeiro (Brasil) và Tarbes (Pháp).
Một số tác phẩm tiêu biểu: Nhà giả kim, O Zahie - Nỗi ám ảnh, Qủy dữ và nàng Prym, Phù thủy phố Portobello, Veronika quyết chết,...
II. Khái quát tác phẩm Lời trái tim
1. Hoàn cảnh sáng tác
Lời của trái tim được trích trong tác phẩm Nhà giả kim
Vài nét về tác phẩm Nhà giả kim: Kể về hành trình đi tìm kho báu của cậu bé chăn cừu, tên là San-ti-a-gô. Cậu sống đời tự do, chu du khắp miền Nam Tây Ban Nha. Một lần, trên đường tới một thành phố nhỏ, cậu có giấc mơ kì lạ lặp lại hai lần là phải đến kim tự tháp Ai Cập để tìm kho báu. Sau hành trình gian nan, cậu nhập vào đoàn lữ hành đến sa mạc, nơi gần các kim tự tháp. Tại một ốc đảo, cậu đã gặp được nhà giả kim. Sau đó, cậu cùng nhà giả kim rời ốc đảo để lên đường tới kim tự tháp. Đến kim tự tháp, cậu bị tên cướp lấy sạch số vàng mà nhà giả kim đã chia cho cậu, một tên trong số đó nói rằng ngay tại chỗ này, hắn cũng có một giấc mơ về kho báu tại một nhà thờ ở Tây Ban Nha vào hai năm trước. Cuối cùng, San-ti-a-gô đã lấy được kho báu tại nơi cậu khởi đầu cuộc hành trình.
Nhan đề do nhóm biên soạn đặt.
2. Thể loại
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định
3. Bố cục
Lời trái tim có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “với nhau một lời nào”: Hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé Santiago và nhà giả kim
- Phần 2: Cuộc trò chuyện giữa Santiago và nhà giả kim về trái tim
4. Tóm tắt
Santiago và nhà giả kim tiếp tục đi trong sa mạc. Trong khi đi, cậu bé thử lắng nghe trái tim mình. Quả tim cậu không phải lúc nào cũng ngoan nhưng nó không bao giờ câm nín. Khi họ dừng chân nghỉ ngơi, Santiago bất chợt hỏi nhà giả kim rằng: tại sao phải lắng nghe trái tim mình. Nhà giả kim giải thích là trái tim cậu bé ở đâu thì kho báu cậu tìm sẽ ở đó. Ba ngày tiếp theo, khi gặp một số chiến binh, trái tim của Santiago bắt đầu lo sợ, nó sợ sẽ chết trong sa mạc. Có lúc trái tim của Santiago lại hài lòng vì tìm thấy tình yêu và tiền vàng. Nhà giả kim khuyên Santiago nên hiểu rõ trái tim mình vì nếu hiểu rõ thì sẽ không xảy ra điều gì bất trắc, cần biết rõ nó mơ ước gì để ứng xử.
5. Giá trị nội dung
Văn bản nói về hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé chăn cừu để đến các kim tự tháp Ai Cập - nơi được cho là chứa kho báu. Qua cuộc nói chuyện với nhà giả kim về tình trạng trái tim mình, San-ti-a-gô biết được vì sao cần lắng nghe tiếng nói của trái tim.
6. Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôn từ giản dị, gần gũi
- Nghệ thuật kể chuyện nhẹ nhàng, hấp dẫn
- Cách truyền tải thông điệp khéo léo
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Ý nghĩa của việc lắng nghe trái tim.
Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo nhà luyện kim đan, vì sao cậu bé chăn cừu cần lắng nghe tiếng nói trái tim mình?
Trả lời:
Bới vì khi trái tim cậu ở đâu thì kho báu cậu tìm cũng sẽ ở đó.
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu làm gì để không bị trái tim đánh bất ngờ?
Trả lời:
Nhà luyện kim khuyên cậu bé chăm cừu cần hiểu trái tim mình để tránh cú đánh bất ngờ, lắng nghe nó nói.
Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em có đồng ý với ý kiến của nhà luyện kim đan: “Sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ” không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý, vì khi thực hiện được giấc mơ khao khát thì những trái tim sẽ được tiếp thêm sức mạnh và hạnh phúc.
Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đoạn trích nên có nhiều lời thoại nói về sự cần thiết của việc lắng nghe tiếng nói trái tim. Lời thoại nào em yêu thích nhất? Vì sao?
Trả lời:
Lời thoại em yêu thích nhất là “Bởi vì trái tim cậu ở đâu thì kho báu cậu tìm cũng ở đó” Vì nó nói lên ý nghĩa của việc đặt trái tim ở công việc mình đã làm, khi mình có đam mê kiên trì theo đuổi thì ắt sẽ thành công.
Bài soạn "Lời trái tim" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Khuyên cậu bé chăn cừu cần hiểu rõ trái tim mình, lắng nghe lời trái tim nói như vậy sẽ không xảy ra điều già bất trắc, bởi cậu biết rõ nó mơ ước gì và biết phải ứng xử như thế nào.
Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Vì cậu không bao giờ bắt trái tim của cậu im lặng được, ngay cả khi cậu làm nhưng không thèm nghe nó thì nó vẫn luôn ở trong người cậu, và nhắc cậu những điều cậu nghĩ vê cuộc đời và thế giới.
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Khuyên cậu bé chăn cừu cần hiểu rõ trái tim mình, lắng nghe lời trái tim nói như vậy sẽ không xảy ra điều già bất trắc, bởi cậu biết rõ nó mơ ước gì và biết phải ứng xử như thế nào.
Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
- Em đồng tình với ý kiến trên.
- Lý do: Khi ta sống và nỗ lực theo những hoài bão, khát vọng thì cuộc sống sẽ vô cùng ý nghĩa, tràn đầy hạnh phúc cho dù có gặp phải những chông gai, thử thách.
Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Lời thoại em yêu thích: "Bởi vì trái tim cậu ở đâu thì kho báu cậu tìm cũng ở đó".
Đây là câu mà em tâm đắc nhất trong lời thoại này vì chỉ cần trái tim tìm được điều mình yêu thích, mong muốn, đó đã chính là kho báu, là thành công lớn trong cuộc đời mỗi con người khi mà khao khát đạt được.
Bài soạn "Lời trái tim" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4
I. Tác giả văn bản Lời trái tim
- Paulo Coelho sinh ngày 24-8-1947
- Quê quán: Brazil
- Cuộc đời:
+ Cũng như bao đứa trẻ cùng thời khác, ông học tiểu học, trung học rồi trung học phổ thông tại quê hương.
+ Với sự cố gắng và nỗ lực của mình, Paulo Coelho đã đỗ vào trường luật
+ Tuy nhiên đến năm 1970, ông quyết định bỏ học để đi du lịch qua mexico, Peru, Bolivia, Chile, một số nước ở châu Âu và Bắc Phi.
+ Sau thời gian này, ông trở về Brazil và bắt đầu với công việc soạn lời nhạc cho nhạc Pop.
+ Đến năm 1974, do những hành động chống lại chế độ độc tài ở Brazil, ông đã bị bắt giam trong thời gian ngắn.
+ Hiện ông đang là một tiểu thuyết gia nổi tiếng
- Tác phẩm chính: Nhà giả kim, Ngoại tình, Phù thủy phố Portobello, …
II. Tìm hiểu tác phẩm Lời trái tim
- Thể loại:
Lời trái tim thuộc thể loại tiểu thuyết
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Văn bản Lời trái tim được trích trong tác phẩm Nhà giả kim của tác giả Paulo Coelho
- Phương thức biểu đạt:
Lời trái tim có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm
- Người kể chuyện:
Lời trái tim được kể theo ngôi thứ ba
- Tóm tắt văn bản Lời trái tim:
Santiago và nhà giả kim tiếp tục đi trong sa mạc. Trong khi đi, cậu bé thử lắng nghe trái tim mình. Quả tim cậu không phải lúc nào cũng ngoan nhưng nó không bao giờ câm nín. Khi họ dừng chân nghỉ ngơi, Santiago bất chợt hỏi nhà giả kim rằng: tại sao phải lắng nghe trái tim mình. Nhà giả kim giải thích là trái tim cậu bé ở đâu thì kho báu cậu tìm sẽ ở đó. Ba ngày tiếp theo, khi gặp một số chiến binh, trái tim của Santiago bắt đầu lo sợ, nó sợ sẽ chết trong sa mạc. Có lúc trái tim của Santiago lại hài lòng vì tìm thấy tình yêu và tiền vàng. Nhà giả kim khuyên Santiago nên hiểu rõ trái tim mình vì nếu hiểu rõ thì sẽ không xảy ra điều gì bất trắc, cần biết rõ nó mơ ước gì để ứng xử.
- Bố cục bài Lời trái tim:
Lời trái tim có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “với nhau một lời nào”: Hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé Santiago và nhà giả kim
- Phần 2: Cuộc trò chuyện giữa Santiago và nhà giả kim về trái tim
- Giá trị nội dung:
- Văn bản nói về cuộc hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé chăn cừu Santiago đến kim tự tháp Ai Cập để tìm kho báu. Qua cuộc nói chuyện với nhà giả kim, Santiago biết được vì sao cần lắng nghe trái tim mình
- Giá trị nghệ thuật:
- Câu chuyện có yếu tố cổ tích, giản dị, giàu chất thơ
- Truyện có những minh triết huyền bí của phương Đông.
- Tác phẩm mang tính “thần thoại”, “tôn giáo” và “triết lý”
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời trái tim
- Hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé Santiago và nhà giả kim
- Santiago và nhà giả kim tiếp tục đi trong sa mạc.
- Trong khi đi, cậu bé thử lắng nghe trái tim mình.
- Cậu bé nhận ra:
+ Quả tim cậu không phải lúc nào cũng ngoan nhưng nó không bao giờ câm nín.
+ Trước kia, trái tim Santiago chỉ “muốn được đi”, giờ nó “chỉ muốn mau đến đích”
+ Có lúc trái tim “kể hàng giờ về nỗi nhớ”
+ Có lúc trái tim lại “xúc động” trước cảnh mặt trời mọc trên sa mạc
+ Trái tim cậu “đập nhanh” khi nghĩ về kho báu
+ Nó không bao giờ “câm nín”
→ Khi lắng nghe trái tim mình, cậu bé Santiago thấy nó có những cung bậc cảm xúc đa dạng: buồn, vui, hân hoan, thương nhớ nhưng không bao giờ trái tim “câm nín” cả
- Cuộc trò chuyện giữa Santiago và nhà giả kim về trái tim
- Santiago bất chợt hỏi nhà giả kim rằng: tại sao phải lắng nghe trái tim mình.
- Nhà giả kim giải thích là trái tim cậu bé ở đâu thì kho báu cậu tìm sẽ ở đó.
- Ba ngày tiếp theo, khi gặp một số chiến binh, trái tim của Santiago bắt đầu lo sợ, nó sợ sẽ “chết trong sa mạc”.
- Có lúc trái tim của Santiago lại hài lòng vì tìm thấy “tình yêu” và tiền vàng.
- Nhà giả kim khuyên Santiago nên hiểu rõ trái tim mình vì nếu hiểu rõ thì sẽ không xảy ra điều gì bất trắc, cần biết rõ nó mơ ước gì để ứng xử.
- Khi cậu bé nói trái tim cậu “sợ sẽ phải đau khổ” thì nhà giả kim đã nói rằng: “sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ”
- Nhận xét:
+ Câu chuyện của Santiago là một minh chứng lâu dài cho sức mạnh biến đổi của ước mơ và tầm quan trọng của việc lắng nghe trái tim của chúng ta.
+ Cuộc hành trình của Santiago nhắc nhở độc giả về sự khôn ngoan cần thiết của việc lắng nghe trái tim mình, nhận ra cơ hội và học cách đọc những điềm báo trên đường đời, và quan trọng nhất là theo đuổi ước mơ của chúng ta.
+ Cuộc tìm kiếm kho báu của Santiago đã khiến anh ta tự đào sâu hơn bên trong bản thân và cuối cùng tận hưởng cuộc hành trình chứ không chỉ là đích đến.
→ Chúng ta nên lắng nghe trái tim mình, luôn luôn sống có ước mơ và cố gắng để thực hiện ước mơ, lí tưởng cao đẹp của mình.
Câu 1. Theo nhà luyện kim đan, vì sao cậu bé chăn cừu lắng nghe tiếng nói trái tim mình?
Nguyên nhân:
- Trái tim cậu ở đâu thì kho báu cậu tìm cũng ở đó.
- Chẳng bao giờ bắt nó im lặng được.
Câu 2. Nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu làm gì để không bị trái tim đánh bất ngờ?
Hiểu rõ trái tim mình, lắng nghe nó nói.
Câu 3. Em có đồng tình với ý kiến của nhà luyện kim đan: “Sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ” không? Vì sao?
- Ý kiến: Đồng tình
- Nguyên nhân: Khi con người có giấc mơ, cố gắng để thực hiện giấc mơ thì sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Câu 4. Đoạn trích trên có nhiều lời thoại nói về sự cần thiết của việc lắng nghe tiếng nói trái tim. Lời thoại nào em yêu thích nhất? Vì sao?
- Lời thoại yêu thích nhất: Nhưng nếu cậu hiểu rõ trái tim mình thì sẽ không xảy ra điều gì bất trắc đâu, vì cậu biết rõ nó ước mơ gì và biết phải ứng xử thế nào.
- Nguyên nhân: Lời thoại này đã giúp em nhận ra ý nghĩa của việc thấu hiểu trái tim của mình.
* Đôi nét về tác phẩm:
Lời trái tim trích trong Nhà giả kim của Pao-lo Cau-e-lô. Tác phẩm kể về hành trình của cậu bé chăn cừu tên là San-ti-a-go. Cậu sống đời tự do, chu du khắp miền Nam Tây Ba Nha. Một lần, trên đường tới một thành phố nhỏ, cậu có giấc mơ kì lạ lặp lại hai lần là phải đến kim tự tháp ở Ai Cập để tìm kho báu. Sau hành trình gian nan, cậu nhập vào đoàn lữ hành đến sa mạc, nơi có kim tự tháp. Tại một ốc đảo, cậu gặp được nhà giả kim. Cậu cùng nhà giả kim đến ốc đảo. Đến kim tự tháp, cậu bị các tên cướp cướp sạch số vàng mà nhà giả kim đã chia cho. Một tên trong số đó nói rằng hắn cũng có giấc mơ về kho báu tại nhà thờ ở Tây Ba Nha hai năm trước. Cuối cùng, San-ti-a-go lấy được kho báu tại nơi cậu khởi đầu cuộc hành trình. Đoạn trích Lời trái tim nói về hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé chăn cừu để đến kim tự tháp ở Ai Cập - nơi được cho là chứa kho báu. Qua cuộc nói chuyện với nhà giả kim, cậu hiểu được vì sao phải lắng nghe trái tim mình.
Bài soạn "Lời trái tim" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính Lời trái tim: Đoạn trích nói về hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé chăn cừu và nhờ cuộc nói chuyện với nhà giả kim, cậu hiểu được tại sao phải lắng nghe tiếng nói của trái tim.
Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo nhà luyện kim đan, vì sao cậu bé chăn cừu cần lắng nghe tiếng nói trái tim mình?
Trả lời:
Theo nhà luyện kim đan, cậu bé chăn cừu cần lắng nghe tiếng nói trái tim mình vì theo ông, trái tim cậu bé ở đâu thì kho báu cậu cần tìm sẽ ở đó. Trái tim sẽ điều khiển suy nghĩ, thậm chí là cuộc đời của cậu bé vì vậy không còn cách nào khác là lắng nghe nó.
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu làm gì để không bị trái tim đánh bất ngờ?
Trả lời:
Nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu hãy cố gắng hiểu rõ trái tim mình, bởi chỉ khi hiểu rõ nó cậu mới biết mơ ước của bản thân và phải biết cahcs ứng xử như thế nào cho đúng. Trốn tránh nó không phải là một việc xấu nhưng lắng nghe nó lại là một việc tốt. Như vậy sẽ không bị trái tim đánh bất ngờ.
Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em có đồng ý với ý kiến của nhà luyện kim đan: “Sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ” không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng tình với ý kiến của nhà luyện kim đan “Sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện ước mơ”. Bởi con người khi sợ hãi một cái gì đó sẽ thường trở lên yếu đuối và dễ bị đánh bại. Ước mơ luôn là mục tiêu, động lực để con người ta tiến lên phía trước. Vậy nên trên con đường thực hiện nó, đau khổ không đáng sợ bằng việc chúng ta sợ hãi trước những điều chưa xảy ra, nó sẽ khiến ta không dám tiến lên phía trước. Sao ta có thể thực hiện được điều gì khi nó chưa bắt đầu mà chúng ta đã sợ? Vậy nên, trên con đường tiến đến ước mơ, hãy coi những đau khổ là bước đệm để tiến lên thay vì biến nó thành vật cản bước chúng ta.
Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đoạn trích nên có nhiều lời thoại nói về sự cần thiết của việc lắng nghe tiếng nói trái tim. Lời thoại nào em yêu thích nhất? Vì sao?
Trả lời:
Lời thoại em yêu thích nhất là “Không ai trốn tránh được trái tim mình; thành ra nên lắng nghe nó nói là hay hơn cả.” Đúng vậy, dù cho mọi thứ xung quanh bạn có thay đổi, trái tim của bạn vẫn sẽ vậy, trung thành với bạn và lắng nghe cơ thể bạn. Nó là nơi nói lên ước muốn sâu thẳm nhất trong con người bạn. Điều đó nghĩa là khi bạn không muốn lắng nghe nó, tức là bạn đang muốn trốn tránh mong muốn của chính bản thân mình. Thế nhưng làm những điều mình muốn chẳng bao giờ là thừa cả. Vì vậy, thay vì trốn tránh nó, hãy lắng nghe trái tim của mình và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Bài soạn "Lời trái tim" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
I. Tác giả
- Paulo Coelho sinh năm 1947 là tiểu thuyết gia nổi tiếng Brazil
- Tác phẩm chính Ngọn núi thứ 5 (1996), Cẩm nang của chiến binh ánh sáng (1997)..
II. Tác phẩm Lời Trái Tim
- Thể loại: tiểu thuyết
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm được trích từ tác phẩm Nhà giả kim
- Phương thức biểu đạt: tự sự
- Tóm tắt Lời Trái Tim
- Tác phẩm kể về hành trình đi tìm kiếm kho báu trên sa mạc, và tình trạng trái tim của cậu bé San ti - a - gô và những lời trái tim cậu muốn nói
- Bố cục tác phẩm Lời Trái Tim
- Phần 1: từ đầu…cậu tìm cũng ở đó : hành trình 2 ngày kế tiếp trên sa mạc
- Phần 2: Còn lại: Trái tim cậu bé sợ đau khổ tiêu
- Giá trị nội dung tác phẩm Lời Trái Tim
- Những lời nói xuất phát trừ trái tim, hãy lắng nghe và cảm nhận nó
- Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lời Trái Tim
- Cách tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo
- Mang giá trị nhân văn sâu sắc
- Cốt truyện mang tính nhân văn sâu sắc
- Cách kể chuyện lôi cuốn
- Thành công trong xây dựng tâm lý nhân vật
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời Trái Tim
- Lời nói trái tim của cậu bé chăn cừu
- Trái tim cậu luôn thay đổi cảm xúc
+ Không phải lúc nào cũng ngoan
+Trái tim cậu lúc kể lể hàng giờ liền về nỗi nhớ nhung của nó
+ Xúc động trước cảnh mặt trời mọc
+ Tim cậu đập mạnh khi nghe tìm kho báu
+ Đập chậm hẳn đi khi cậu ngước nhìn bầu trời
+ Khi hai người gặp chiến binh trên sa mạc có vũ khí
+ Tim của nhân vật “tôi” bắt đầu sợ
+ Trái tim kia lại bảo nó hài lòng lắm khi thấy tình yêu , đồng tiền vàng
+ Trái tim dừng lại không muốn đi tiếp
+ Trái tim sợ đau khổ
→ Trái tim cậu bé luôn thay đổi trược mọi vấn đề
- Thông điệp từ tác phẩm
- Trái tim mình luôn có những lý lẽ
+ Những thông điệp ,gửi gắm
- Hãy lắng nghe những lời mà trái tim mình muốn nói
+ Thực hiện nó luôn luôn đúng
- Chưa có trái tim nào đau khổ khi thực hiện ước mơ.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu hỏi 1: Theo nhà luyện kim đan, vì sao cậu bé chăn cừu lắng nghe tiếng nói trái tim mình?
Câu trả lời:
Theo nhà luyện kim đan, cậu bé chăn cừu lắng nghe tiếng nói trái tim mình vì cậu không bao giờ bắt trái tim của cậu im lặng được, ngay cả khi cậu làm nhưng không thèm nghe nó thì nó vẫn luôn ở trong người cậu, và nhắc cậu những điều cậu nghĩ vê cuộc đời và thế giới.
Câu hỏi 2: Nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu làm gì để không bị trái tim đánh bất ngờ?
Câu trả lời:
Để không bị trái tim đánh bất ngờ, nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu cần hiểu rõ trái tim mình, như vậy sẽ không xảy ra điều già bất trắc, bởi cậu biết rõ nó mơ ước gì và biết phải ứng xử như thế nào. Cậu nên lắng nghe trái tim mình nói.
Câu hỏi 3: Em có đồng tình với ý kiến của nhà luyện kim đan: "Sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ" không? Vì sao?
Câu trả lời:
Em đồng tình với ý kiến của nhà luyện kim đan: "Sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ" bởi khi ta cố gắng thực hiện giấc mơ của mình, mỗi ngày sẽ đều chan hòa niềm vui. Khi ta sống và nỗ lực theo những hoài bão, khát vọng thì cuộc sống sẽ vô cùng ý nghĩa, tràn đầy hạnh phúc cho dù có gặp phải những chông gai, thử thách.
Câu hỏi 4: Đoạn trích trên có nhiều lời thoại nói về sự cần thiết của việc lắng nghe tiếng nói trái tim. Lời thoại nào em yêu thích nhất? Vì sao?
Câu trả lời:
"Bởi vì trái tim cậu ở đâu thì kho báu cậu tìm cũng ở đó". Đây là câu mà em tâm đắc nhất trong lời thoại này vì khó báu sẽ chính là những thành công lớn trong cuộc đời mỗi con người khi mà khao khát đạt được.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .