Top 6 Bài soạn "Một đời như kẻ tìm đường" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) hay nhất

"Một đời như kẻ tìm đường" được trích từ cuốn sách cùng tên của tác giả Phan Văn Trường. Cuốn sách là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú của một người đã đi...xem thêm ...
Bài soạn "Một đời như kẻ tìm đường" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
Nội dung chính
Văn bản đem đến thông điệp mỗi người hãy dũng cảm lựa chọn con đường cuộc đời cho chính mình.
Tóm tắt
Trong cuộc đời của mỗi người đều có rất nhiều sự lựa chọn và lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời của người viết xảy ra năm anh mười bốn tuổi. Sự lựa chọn đầu tiên ấy là lựa chọn chương trình học ở trường cùng với ngành nghề trong tương lai. Với người viết, trong những khúc quanh của cuộc đời, nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn hoặc không biết lựa chọn nhưng chúng ta bắt buộc phải đưa ra lựa chọn để có thể đi tiếp. Đôi khi sự lựa chọn đi liền với những điều kì lạ, số phận đưa chúng ta đến với lộ trình không mong muốn. Trong tương lai, những mong muốn, ước mơ và nghề nghiệp của người viết đều do số phận an bài, nó khác so với những thứ anh lựa chọn. Dù số phận đã đưa ta đến với những lựa chọn khác nhưng sự thành công và hạnh phúc là do chính bản thân quyết định, nó phụ thuộc vào tâm trạng của bản thân, vào những gì mà ta đã gặt hái được trên đường đi. Người viết đã có một cuộc đời thành công và hạnh phúc, anh thỏa mãn với những gì mình học được và những gì mình đang có.
Trước khi đọc
Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai? Làm thế nào để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời?
Phương pháp giải:
Nhớ lại những lựa chọn mà mình đã chọn cùng với sự hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay dù đúng hay sai đều sẽ ảnh hưởng và thay đổi tương lai và ảnh hưởng đó có thể tốt cũng có thể xấu đối với chúng ta, có thể mang đến sự may mắn nhưng cũng có thể là sự đen đủi trong cuộc sống tương lai.
- Để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời thì chúng ta cần rèn luyện kiến thức, rèn luyện bản thân phải biết đối mặt với những khó khăn, dù lựa chọn có sai thì chúng ta vẫn có khả năng thay đổi nó, biến thất bại thành thành công.
Trong khi đọc Câu 1
Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa nhan đề và nội dung đoạn đầu để dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Nội dung sẽ được trình bày trong văn bản có thể là về khó khăn của nhân vật khi phải lựa chọn những con đường cho tương lai.
Trong khi đọc Câu 2
Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và chú ý các chi tiết viết về những tình huống lựa chọn để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Người viết đã nêu ra những tình huống lựa chọn là:
- Tình huống lựa chọn ngoại ngữ thịnh hành và chương trình học cổ điển hoặc hiện đại. Cha mẹ nhân vật có ý hướng anh vào chương trình cổ điển còn nhân vật tôi sau khi nghe nhạc Mỹ thì nghiêng hẳn về phía hiện đại.
- Tình huống lựa chọn ngành nghề, công việc trong tương lai. Cha anh muốn anh theo ngành kiến trúc, mẹ thì thích bác sĩ và cuối cùng cả hai hướng nhân vật tôi theo nghề công chức – một sự lựa chọn an toàn.
Trong khi đọc Câu 3
Chú ý những suy ngẫm, đúc rút của người viết.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn trang 109 để nêu ra những suy ngẫm, đúc rút của người viết.
Lời giải chi tiết:
Những suy ngẫm, đúc rút của người viết là cuộc đời luôn có nhiều ngã rẽ, khúc quanh phải lựa chọn, dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải đưa ra một lựa chọn hoặc đôi khi không có quyền được chọn. Mỗi lựa chọn, mỗi lộ trình sẽ đẩy chúng ta đến với sự thay đổi có thể tốt hoặc có thể xấu.
Trong khi đọc Câu 4
Chú ý cách lý giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn cuối trang 109, tập trung vào các chi tiết về lựa chọn và số phận.
Lời giải chi tiết:
Giữa lựa chọn và số phận chỉ cách nhau bởi một vách ngăn mỏng manh, số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta và cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta. Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.
Trong khi đọc Câu 5
Chú ý những đúc rút, suy ngẫm của người viết.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung đoạn văn đầu trang 110 để chỉ ra những đúc rút, suy ngẫm của người viết.
Lời giải chi tiết:
Những đúc rút, suy ngẫm của người viết là cuộc đời là một hành trình dài vô tận, đường đi có thể là sự thành công hoặc thất bại, hạnh phúc hay khổ đâu là tùy vào tâm trạng của chúng ta, vào những thứ chúng ta gặt hái được trên đường đi.
Trong khi đọc Câu 6
Chú ý giọng điệu của người viết.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn cuối trang 110 và tập trung vào giọng điệu của người viết.
Lời giải chi tiết:
Người viết có giọng điệu vui tươi, hạnh phúc, có tâm trạng nhẹ nhõm và hài lòng với cuộc đời của mình, với những việc mình đã làm.
Sau khi đọc Câu 1
Theo bạn, mục đích của bài viết này là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.
- Dựa vào nội dung chính của văn bản để chỉ mục đích của bài viết.
Lời giải chi tiết:
Mục đích của bài viết là muốn truyền tải đến người đọc rằng trong cuộc đời có nhiều lúc chúng ta phải lựa chọn, lựa chọn đó có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta hoặc là thành công, hạnh phúc hoặc thất bại, đau khổ và điều đó tùy vào chính tâm trạng của chúng ta.
Sau khi đọc Câu 2
Xác định quan điểm chính của tác giả trong bài viết này. Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.
- Dựa vào nội dung bài viết để xác định quan điểm chính và các lí lẽ, bằng chứng được triển khai.
Lời giải chi tiết:
- Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này là cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn dù những lựa chọn đó chưa chắc đã là cuộc đời tương lai của chúng ta.
- Những lí lẽ, bằng chứng được triển khai là:
+ Đầu tiên là câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời của người viết năm mười bốn tuổi, lựa chọn môn học, chương trình học và ngành nghề tương lai.
+ Những lựa chọn bất đắc dĩ mà người viết phải chọn như không chọn Pháp nhưng phải đi Pháp, tốt nghiệp kĩ sư dù chưa bao giờ nghĩ tới, cũng chưa bao giờ mơ tới quyền lực nhưng lại có những vị trí quyền lực.
+ Số phận và lựa chọn của người viết: làm kĩ sư cầu đường nhưng chưa bao giờ thiết kế đường, chưa bao giờ học kinh tế nhưng đã làm tư vấn về kinh tế và đã dạy kinh tế trong trường đại học, …
+ Những con đường mà chúng ta chọn rồi cũng sẽ là thành công và hạnh phúc vì thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào con đường đã chọn mà vào tâm trạng của chính chúng ta, vào thành quả mà chúng ta gặt hái được.
Sau khi đọc Câu 3
Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.
- Dựa vào kiến thức đã học về các yếu tố tự sự, miêu tả để phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Các yếu tố tự sự, miêu tả là:
+ Yếu tố tự sự là ở đoạn văn kể lại câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên của người viết năm mười bốn tuổi, ở chi tiết về các tình huống lựa chọn được đưa ra trong quá trình bàn bạc với bố mẹ.
+ Yếu tố biểu cảm là ở những đoạn văn viết về suy ngẫm, đúc rút của người viết, những cảm xúc hạnh phúc, thỏa mãn của người viết khi nói về cuộc đời của mình.
- Tác dụng của các yếu tố tự sự, biểu cảm là giúp cho bài viết thêm hấp dẫn hơn, giàu tính hình ảnh; người đọc có thể dễ dàng hòa vào suy nghĩ của người viết, cảm nhận được rõ hơn cảm xúc của người viết.
Sau khi đọc Câu 4
Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra rằng chẳng có đường để tìm.” Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.
- Dựa vào ý nghĩa nhan đề và nội dung đoạn văn viết về những suy ngẫm, đúc rút của người viết để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Trong bài viết, tác giả nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra rằng chẳng có đường để tìm.”, điều này không thể hiện sự mâu thuẫn với nhan đề Một đời như kẻ tìm đường.
- Theo tác giả, việc tìm đường là một việc có rất nhiều ý nghĩa, tìm đường cũng như tìm về ý nghĩa của cuộc sống, tìm về quan điểm sống. Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng sẽ đi tìm đường như tìm về chính bản thân mình và dù cho không tìm được đường thì chúng ta vẫn có thể tìm được ý nghĩa trong cuộc đời mình.
Sau khi đọc Câu 5
Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Một đời như kẻ tìm đường.
- Dựa vào nội dung các đoạn viết về suy ngẫm, đúc rút của người viết và chỉ ra luận điểm mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự nêu ra một luận điểm mình tâm đắc nhất và giải thích lý do. Gợi ý:
- Luận điểm mà tôi thấy tâm đắc là về những sự kì lạ trong cuộc đời người viết, phải đưa ra một quyết định những rồi như thể chẳng liên quan đến mình; tìm cách giải quyết, tìm hướng đi nhưng số phận đưa anh đến một lối đi khác.
- Lí do luận điểm ấy thuyết phục tôi vì tôi cảm thấy cuộc đời tôi lúc này cũng giống vậy, những thứ tôi lựa chọn dường như chẳng liên quan đến tôi và khi tôi tìm đường đi cho mình thì số phận đã chỉ đường cho tôi. Tôi không thích môn văn nhưng lại vào lớp chuyên văn, tôi muốn thi tiếng anh nhưng không đỗ tiếng anh.
Sau khi đọc Câu 6
Từ bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, bạn suy nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống?
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường.
- Từ nội dung của hai văn bản, nêu suy nghĩ của bản thân về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
Theo tôi, những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định không mong muốn, đôi khi bản thân như người vô hình trong sự lựa chọn ấy. Mỗi người luôn phải đưa ra những sự lựa chọn dẫn lối tương lai, đôi khi sự lựa chọn ấy chưa chắc đã là tương lai của bạn, số phận có thể sẽ đưa bạn đến với lối đi khác trong cuộc đời.
Kết nối đọc - viết
Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.
Phương pháp giải:
- Xác định quan điểm của bản thân về quan điểm thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên.
- Triển khai và sắp xếp các luận điểm, lí lẽ cho quan điểm của bản thân và viết đoạn văn theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Có người đã từng nói với tôi rằng: Bạn không thể quyết định việc mình sinh ra ở đâu nhưng bạn hoàn toàn có thể quyết định mình sống như thế nào. Đúng như ý nghĩa của câu nói trên, tương lai của bản thân sẽ do chính mình tự quyết định, tương lai thành công và hạnh phúc hay thất bại và đau khổ không phải dựa vào may rủi mà nó phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Trong cuộc sống hiện tại và tương lai, chúng ta luôn phải đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, phải đưa ra những lựa chọn dù muốn hay không và những lựa chọn đó sẽ chính là bước đi tiếp theo của chúng ta. Để thành công trong cuộc sống, để tương lai tốt đẹp cần phải có trí tuệ sáng suốt để phân đoán, suy luận; có kĩ năng làm việc; có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao để vượt qua mọi trở ngại, khó khăn; có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao mới tạo được niềm tin với người khác; có kĩ năng giao tiếp để nắm bắt cơ hội, để hợp tác chia sẻ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay; có cơ sở vật chất ban đầu và có sự may mắn. Không biết đã bao nhiêu lần chúng ta buông tay từ bỏ khi mà chỉ cần một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là chúng ta sẽ đạt được thành công. Câu chuyện về một người thợ đã mua lại một mảnh đất hoang với giá cao vì ông tin rằng dưới lòng đất có một mỏ kim cương quý giá, ông đã bỏ nhiều công sức, tiền của và nhiều năm để đào bới mảnh đất nhưng không thu được gì. Vì quá chán nản, ông ấy đã bán lại khu đất cho một người khác mà không ngờ rằng chỉ 2 tháng sau đó, người chủ mới khu đất đã tìm thấy một mỏ kim cương khổng lồ nằm sâu trong đất. Chúng ta đôi khi cũng giống như người thợ trong câu chuyện vậy, chúng ta thiếu đi sự kiên nhẫn, thiếu nghị lực để rồi bỏ lỡ mất thành công ngay trước mắt và đổ lỗi cho sự may rủi. Sự may rủi không phải là cái quyết định thành công và hạnh phúc của chúng ta mà chính bản thân chúng ta mới là yếu tố quyết định thành công và hạnh phúc. Trong hành trình tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc, kết quả chỉ đến với những ai biết kiên nhẫn, biết lắng nghe, biết nỗ lực và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu bạn không phạm sai lầm, nghĩa là bạn còn chưa cố gắng đủ.

Bài soạn "Một đời như kẻ tìm đường" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
Trước khi đọc
Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai? Làm thế nào để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời?
- Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai.
- Để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời cần suy nghĩ kĩ lưỡng, tham khảo ý kiến từ người có kinh nghiệm, tránh quyết định một cách vội vàng.
Đọc văn bản
Câu 1. Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.
Dự đoán: Lựa chọn trong cuộc sống.
Câu 2. Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?
Chọn một trong hai ngoại ngữ và chọn giữa hai chương trình học cổ điển hay hiện đại.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Theo bạn, mục đích của bài viết này là gì?
Mục đích: Tự chiêm nghiệm và đúc rút những bài học cuộc đời từ trải nghiệm của mình; Chia sẻ thông điệp về cuộc sống, kêu gọi một lối sống tích cực, trên tinh thần cống hiến.
Câu 2. Xác định quan điểm chính của tác giả trong bài viết này. Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
* Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này: Chẳng có đường để tìm. Làm gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều.
* Hệ thống lí lẽ, dẫn chứng:
- Lí lẽ:
- Cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh… tương lai của chúng ta.
- Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào cũng có khả năng hạnh phúc… những nẻo đường đã đi qua.
- Bằng chứng:
- Tốt nghiệp kĩ sư nhưng chưa bao giờ mơ làm kĩ sư.
- Chưa bao giờ mơ đến quyền lực, nhưng cuộc đời nghề nghiệp đưa vào những vị trí quyền lực trên cả năm châu.
- Tốt nghiệp kĩ sư cầu đường nhưng chưa từng làm một cây cầu, một con đường.
- Tư vấn về kinh tế và dạy kinh tế trong trường đại học, nhưng chưa bao giờ học kinh tế.
- Làm chuyên gia quy hoạch vùng và chỉnh trang lãnh thổ, một môn hoàn toàn xa lạ.
- Làm nghề buôn bán những nhà máy điện khổng lồ tuy chưa bao giờ học về điện lực.
- Đã lãnh đạo doanh nghiệp đường sắt, mê-trô và cao tốc trong khi trước đó chưa có chút ý niệm gì về kĩ nghệ giao thông.
- Chủ trì một tập đoàn làm nghề lọc nước và phân phối nước lọc cho các đô thị từ nước sống, trong khi chưa bao giờ bước chân vào môn hóa.
- Sinh ra làm người Vệt nhưng suốt cuộc đời nghề nghiệp lại tại vị ở nước ngoài.
- Nắm vững tiếng Pháp thì cuộc đời lại đưa đẩy sang làm việc ở xứ nói tiếng Anh, thậm chí tiếng Bồ Đào Nha.
Câu 3. Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.
- Các yếu tố tự sự được thể hiện qua việc kể lại những sự việc đã xảy ra trong cuộc đời của tác giả: “năm mười bốn tuổi”, “tôi sang Pháp năm mười bảy tuổi”, “suốt cuộc đời tìm đường”...
- Các yếu tố biểu cảm được thể hiện trong đoạn phân tích, ngẫm nghĩ của tác giả, ví dụ “tôi đã tìm thấy tình yêu khi trao trọn trái tim”, “tôi đã tìm được quyền thế bằng cách”...
=> Tác dụng: Tạo ra một câu chuyện sống động, giúp tô đậm những trải nghiệm phong phú mà tác giả từng trải qua, gia tăng sức thuyết phục luận điểm. Khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc, truyền tới người đọc cảm hứng sống mạnh mẽ, niềm tin vào bản thân, vào những giá trị tốt đẹp…
Câu 4. Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?
- Nhan đề của bài viết là “Một đời như kẻ tìm đường”. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Điều này không mâu thuẫn với nhau.
- Tìm đường là một việc làm có ý nghĩa, ý nghĩa ở quá trình tìm kiếm hay chính là tìm định hướng cho cuộc sống.
Câu 5. Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?
- Gợi ý: Cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn dù những lựa chọn đó chưa chắc đã là cuộc đời tương lai của chúng ta.
- Nguyên nhân: Luận điểm đúng đắn, thuyết phục, được chứng minh trong thực tế cuộc sống và bản thân đã trải qua.
Câu 6. Từ bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, bạn suy nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống?
Những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến tương lai của họ. Chúng ta cần suy nghĩ kĩ lưỡng để đưa ra những lựa chọn đúng đắn, phù hợp để không phải thấy hối hận hay tiếc nuối.
Kết nối đọc - viết
Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.

Bài soạn "Một đời như kẻ tìm đường" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
I. Tác giả
- Phan Văn Trường sinh ngày 27 tháng 07 năm 1946. Nguyên quán: Làng Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
- Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế. Ông được Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur) năm 2007.
II. Tác phẩm văn bản Một đời như kẻ tìm đường
Thể loại: Văn bản nghị luận
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Một đời như kẻ tìm đường được trích từ cuốn sách cùng tên của tác giả Phan Văn Trường. Cuốn sách là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú của một người đã đi khắp thế giới, trải qua rất nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu cả văn hóa phương Đông và phương Tây và đặc biệt luôn có tinh thần tận hiến. Cuốn sách cũng là lời nhắn nhủ tha thiết và đầy tin yêu của ông dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tóm tắt văn bản Một đời như kẻ tìm đường
Văn bản nói về những lựa chọn và quyết định của tác giả cũng như làm thế nào để đưa ra được những lựa chọn đúng đắn
Bố cục văn bản Một đời như kẻ tìm đường
- Đoạn 1: Từ đầu đến “tiếp tục bước đi”: Cuộc đời tác giả đã có nhiều khúc quanh, không giống với định hướng ban đầu.
- Đoạn 2: Còn lại: Tác giả đã luôn phải tự tìm đường nhưng chưa bao giờ tìm thấy
Giá trị nội dung văn bản Một đời như kẻ tìm đường
- Văn bản gửi gắm những trải nghiệm của bản thân tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.
Giá trị nghệ thuật văn bản Một đời như kẻ tìm đường
- Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Một đời như kẻ tìm đường
- Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường.
→ Việc tìm đường đã cho tác giả hiểu ra được giá trị cốt lõi của cuộc sống không phải nằm ở con đường mà là ở tận hiến.
- Các yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn bản
- Tác giả kể lại những lựa chọn đầu tiên thì thời niên thiếu của mình: chọn ngoại ngữ và chương trình học.
- Tác giả kể lại những khúc quanh của cuộc đời.
→ Tác dụng: giúp củng cố cho các lí lẽ trong văn bản, giúp văn bản trở nên gần gũi như lời tự bạch và có sức thuyết phục cao.
* Yếu tố biểu cảm trong văn bản:
- Thể hiện cảm xúc vè những thứ có mang chữ "cổ": "Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ "cổ" thì lại thấy chối tai."
- Thể hiện tình cảm với những gì thuộc "hiện đại": "Chỉ có chút ngôn ngữ cơ thể thế thôi đã làm trái tim của tôi nghiêng hẳn sang phía hiện đại."
- Thể hiện khát khao tiến về phía trước: "Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai còn mù mờ. Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi."
→ Tác dụng: Khơi gợi cảm xúc của người đọc, tăng sức thuyết phục của văn bản.
- Ý nghĩa thông điệp
- Những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và các sự kiện tiếp theo của họ.
- Những lựa chọn đó sẽ quyêt định con người ta phải đưa ra những lựa chọn ở các thời điểm tiếp theo.
- khi đã đưa ra một lựa chọn nào đó thì sẽ khó lòng quay lại và chọn lại từ đầu. - Chỉ cần sống hết mình, tận hiến thì sẽ tìm ra được các giá trị cốt lõi, đích thực.
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
- Mỗi lựa chọn của chúng ta trong hôm nay đều có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai, bởi nó sẽ dẫn đến những hướng đi khác nhau trên đường đời.
- Để đưa ra lựa chọn đúng trong cuộc đời, chúng ta cần xác định được mục tiêu của bản thân, năng lực của bản thân để từ đó xác định con đường phù hợp với chính mình.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.
- Nội dung tác phẩm kể về lựa chọn của nhân vật “tôi”.
2. Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?
- Tình huống lựa chọn ngoại ngữ thịnh hành và chương trình học cổ điển hoặc hiện đại. Cha mẹ nhân vật có ý hướng anh vào chương trình cổ điển còn nhân vật tôi sau khi nghe nhạc Mỹ thì nghiêng hẳn về phía hiện đại.
- Tình huống lựa chọn ngành nghề, công việc trong tương lai. Cha anh muốn anh theo ngành kiến trúc, mẹ thì thích bác sĩ và cuối cùng cả hai hướng nhân vật tôi theo nghề công chức – một sự lựa chọn an toàn.
3. Chú ý những suy ngẫm, đúc rút của người viết.
- Cuộc đời chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn. Chọn hướng đi, chọn phương án, chọn kẻ đồng hành, chọn những trang bị, chọn thời điểm hành động. Rất nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn hoặc không biết lựa chọn. Nhưng rồi cuối cùng chúng ta cũng bắt buộc phải bước tiếp....Cuộc đời dù tiến hay lùi vẫn phải tiếp tục bước đi.
4. Chú ý cách lí giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận.
Giữa lựa chọn và số phận chỉ cách nhau bởi một vách ngăn mỏng manh, số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta và cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta. Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.
5. Chú ý những đúc rút, suy ngẫm của người viết.
- Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tùy thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã qua.
- Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn có.
6. Chú ý giọng điệu của người viết.
- Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản “Một đời như kẻ tìm đường” của Phan Văn Trường đã gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải bước tiếp và đưa ra sự lựa chọn của mình và bất kì con đường nào cũng có lối ra, đi đường nào cũng có thể thành công bởi hạnh phúc nằm ngay trên chính con đường mà ta đã chọn.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Tự chiêm nghiệm và đúc rút bài học cuộc đời từ trải nghiệm của mình.
- Chia sẻ những thông điệp cuộc sống, kêu gọi một lối sống tích cực trên tinh thần cống hiến.
Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Quan điểm chính của tác giả: Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm
- Lí lẽ
+ Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn.
+ Cuộc đời dù tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.
+ Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.
+ Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm.
- Bằng chứng: câu chuyện lựa chọn ngành học của tác giả với ba mẹ, là những trải nghiệm nghề nghiệp của chính tác giả.
Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
PTBĐ
Chi tiết
Tác dụng
Tự sự
kể về câu chuyện lựa chọn ngành học của mình cùng bố mẹ (Năm mười bốn tuổi....hoạt động xã hội nhiều hơn)
việc kể lại trải nghiệm của bản thân là một dẫn chứng cụ thể, xác đáng, giúp văn bản thêm tính chân thực, đáng tin cậy, từ đó tăng tính thuyết phục đối với bạn đọc.
Biểu cảm
bày tỏ những suy nghĩ cá nhân về hành trình cuộc đời của mình. (Cá nhân tôi trong suốt bấy nhiêu năm toàn gặp những tình huống lạ kì. / Suốt cuộc đời tôi đã mấy mò, giống như người khiếm thị lại phải đi trong cảnh sương mù.../ Suốy cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy sức mạnh của mình trong những thử thách vô cùng gian nan...)
giúp tác giả có thể nhấn mạnh những thông điệp muốn truyền tải, tạo được mối liên kết gần gũi giữa người viết và người đọc, từ đó tạo được sự tin tưởng và thuyết phục từ bạn đọc.
Câu 4 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Tác giả đặt tên nhan đề là “Một đời như kẻ tìm đường” nhưng lại viết“cả cuộc đời tìm đường đi rồi mãi từ lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm” vì chỉ khi đã trải qua những thăm trầm của cuộc đời, tích luỹ được những trải nghiệm cuộc sống, con người mới nhận ra, đường là do chính bản thân mình tạo ra. Sẽ không có một con đường đúng đắn nào được định sẵn để chúng ta lựa chọn, mà nó nằm ở những giá trị chúng ta gieo ngay trên hành trình đi qua. Vì vậy, tác giả không tự mâu thuẫn với chính mình mà tác giả nhận ra: tìm đường là một việc ý nghĩa – đó là biết cho đi, gieo thành công và hạnh phúc trên hành trình cuộc đời mình.
Câu 5 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Luận điểm khiến tôi tâm đắc nhất là: “Cuộc đời dù tiến hay lũi, vẫn phải tiếp tục bước đi”. Đúng vậy, cuộc đời là một cuộc hành trình, vì vậy, chúng ta không thể mãi đứng lại một chỗ. Dù lựa chọn con đường nào, chúng ta cũng phải bước tiếp bởi bất kì con đường nào chỉ cần chúng ta bước đi bằng cả tinh thần, nhiệt huyết, trách nhiệm, chắc chắn sẽ gặt hái được hạnh phúc và thành công.
Câu 6 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một hướng đi riêng, có một sự lựa chọn riêng. Không ai có thể bắt chúng ta đi theo con đường của họ hay bắt ta dừng lại trên con đường của chính mình. Hướng đi trong cuộc sống mỗi người phụ thuộc vào ý chí, năng lực và mục tiêu của bản thân người đó, vì vậy, chúng ta hãy cứ đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với chính mình, tin tưởng vào con đường đã chọn và luôn cố gắng tạo ra thật nhiều giá trị tốt đẹp trên hành trình của mình.
* Kết nối đọc – viết (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2- Kết nối tri thức):
Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn ( khoảng 150) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.
Đoạn văn tham khảo:
Thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta nhưng cũng có thể phụ thuộc vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời. Tuy nhiên, may rủi không phải lúc nào cũng xuất hiện, điều quyết định đến số phận con người chính là ở lựa chọn của chính chúng ta. Nếu ta lựa chọn một hướng đi phù hợp với bản thân, ta sẽ nhanh chóng gặt hái được thành công và hạnh phúc. Ngược lại, nếu ta đưa ra những quyết định sai lầm, nhanh chóng nản lòng, chán nản với lựa chọn của mình thì sẽ chỉ nhận lại những thất bại. Thế nhưng, dù con đường bạn lựa chọn là đúng hay sai, chúng ta hoàn toàn có thể tự mình thay đổi, bởi thành công, hạnh phúc không phải đích đến mà chính là những giá trị chúng ta gieo trồng ngay trên hành trình cuộc đời mình.

Bài soạn "Một đời như kẻ tìm đường" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai? Làm thế nào để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời?
Trả lời:
Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng tới những sự kiện tiếp theo của cuộc đời chúng ta, đối khi nó ảnh hưởng tới cả số phận con người. Để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời, ta cần phải xác định được những ưu nhược điểm và sự phù hợp của nó với bản thân mình.
ĐỌC
Câu 1: Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.
Trả lời:
– Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản: Nói về những lựa chọn và quyết định của tác giả cũng như làm thế nào để đưa ra được những lựa chọn đúng đắn
Câu 2: Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?
Trả lời:
– Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn: lựa chọn ngôn ngữ và chương trình học.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Theo bạn, mục đích của bài viết này là gì?
Hướng dẫn trả lời Bài: Một đời như kẻ tìm đường – Ngữ Văn 10 tập 2 [ kết nối tri thức ]
Theo tôi, mục đích của bài viết này là kể lại trải nghiệm tìm đường, đưa ra các lựa chọn của tác giả, từ đó tác giả gửi gắm thông điệp tới người đọc về cách tìm đường, cách lựa chọn hay bao quát hơn là cách sống.
Câu 2: Xác định quan điểm chính của tác giả trong bài viết này. Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
Hướng dẫn trả lời Bài: Một đời như kẻ tìm đường – Ngữ Văn 10 tập 2 [ kết nối tri thức ]
– Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này: Chẳng có đường để tìm. Làm gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều.
– Quan điểm ấy được triển khai qua hệ thông lí lẽ và bằng chứng:
Lí lẽ:
+ Cuộc đời tác giả đã có nhiều khúc quanh, không giống với định hướng ban đầu, cũng không lường trước được.
+ Tác giả đã luôn phải tự tìm đường nhưng chưa bao giờ tìm thấy và cuối cùng hiểu ra được những giá trị cốt lõi của cuộc sống.
Bằng chứng:
+ Tốt nghiệp kĩ sư cầu đường nhưng chưa từng làm một cây cầu, một con đường.
+ Chưa từng học kinh tế nhưng đã làm tư vấn về kinh tế và dạy kinh tế trong trường đại học.
+ Làm chuyên gia quy hoạch vùng à chỉnh trang lãnh thổ, một môn hoàn toàn xa lạ.
+ Làm nghề buôn bán những nhà máy điện khổng lồ tuy chưa bao giờ học vê điện lực.
+ Đã lãnh đạo doanh nghiệp đường sắt, mê-trô và cao tốc trong khi trước đó chưa có chút ý niệm gì về kĩ nghệ giao thông.
+ Chủ trì một tập đoàn làm nghề lọc nước và phân phối nước lọc cho các đô thị từ nước sống, trong khi chưa bao giờ bước chân vào môn hóa.
+ Sinh ra làm người Vệt nhưng suốt cuộc đời nghề nghiệp lại tại vị ở nước ngoài.
+ Nắm vững tiếng Pháp thì cuộc đời lại đưa đẩy sang làm việc ở xứ nói tiếng Anh, thậm chí tiếng Bồ Đào Nha.
Câu 3: Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản
Hướng dẫn trả lời Bài: Một đời như kẻ tìm đường – Ngữ Văn 10 tập 2 [ kết nối tri thức ]
– Tác giả kể lại những lựa chọn đầu tiên thì thời niên thiếu của mình: chọn ngoại ngữ và chương trình học.
– Tác giả kể lại những khúc quanh của cuộc đời.
→ Tác dụng: giúp củng cố cho các lí lẽ trong văn bản, giúp văn bản trở nên gần gũi như lời tự bạch và có sức thuyết phục cao.
* Yếu tố biểu cảm trong văn bản:
– Thể hiện cảm xúc vè những thứ có mang chữ “cổ”: “Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ “cổ” thì lại thấy chối tai.”
– Thể hiện tình cảm với những gì thuộc “hiện đại”: “Chỉ có chút ngôn ngữ cơ thể thế thôi đã làm trái tim của tôi nghiêng hẳn sang phía hiện đại.”
– Thể hiện khát khao tiến về phía trước: “Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai còn mù mờ. Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.”
=> Tác dụng: Khơi gợi cảm xúc của người đọc, tăng sức thuyết phục của văn bản.
Câu 4: Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?
Hướng dẫn trả lời Bài: Một đời như kẻ tìm đường – Ngữ Văn 10 tập 2 [ kết nối tri thức ]
Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Tác giả không hề mâu thuẫn với chính mình. Vì việc tìm đường đã cho tác giả hiểu ra được giá trị cốt lõi của cuộc sống không phải nằm ở con đường mà là ở tận hiến.
Câu 5: Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?
Hướng dẫn trả lời Bài: Một đời như kẻ tìm đường – Ngữ Văn 10 tập 2 [ kết nối tri thức ]
– Một luận điểm trong bài viết mà tôi thấy tâm đắc: “Làm việc gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều.”
– Lí do khiến tôi thấy luận điểm ấy thuyết phục vì có những khi đưa ra một lựa chọn, ta vẫn sẽ mãi băn khoăn là liệu lựa chọn đó có đúng không hay ta sẽ cảm thấy nuối tiếc vì đã không chọn những lựa chọn khác. Chính điều này làm cho ta không thể sống hết mình, trọn vẹn. Vậy thì, chỉ cần tận hiến, sống hết mình với từng khoảnh khắc thì “làm việc gì cũng được, đi đâu cũng đặng”.
Câu 6: Từ bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, bạn suy nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống?
Hướng dẫn trả lời Bài: Một đời như kẻ tìm đường – Ngữ Văn 10 tập 2 [ kết nối tri thức ]
Từ bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, tôi nghĩ những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và các sự kiện tiếp theo của họ. Những lựa chọn đó sẽ quyêt định con người ta phải đưa ra những lựa chọn ở các thời điêm tiếp theo. Và khi đã đưa ra một lựa chọn nào đó thì sẽ khó lòng quay lại và chọn lại từ đầu. Tuy nhiên, tôi hiểu được đôi khi không phải quá băn khoăn về các lựa chọn mà chỉ cần sống hết mình, tận hiến thì sẽ tìm ra được các giá trị cốt lõi, đích thực.
KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT
Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.
Hướng dẫn trả lời Bài: Một đời như kẻ tìm đường – Ngữ Văn 10 tập 2 [ kết nối tri thức ]
Con người luôn hướng đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Với tôi, thành công chưa chắc khiến con người hạnh phúc nhưng hạnh phúc lại chính là một thành công. Nhiều người cho rằng phải nỗ lực thật nhiều mới có được thành công và hạnh phúc, nhiều người khác lại chỉ dựa vào may rủi. Tôi vẫn luôn quan niệm may mắn là phúc phần, là phước báo của con người. Nhưng không thể chỉ dựa vào cái phúc phần, phước báo ấy. Để có thành công và hạnh phúc bền vững, con người cần phải có một thái độ sống tích cực, và không ngừng hướng về phía trước. Mà để có được thái độ sống đó, buộc chúng ta phải có những lựa chọn.

Bài soạn "Một đời như kẻ tìm đường" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
I. Tác giả văn bản Một đời như kẻ tìm đường
- Phan Văn Trường sinh ngày 27 tháng 07 năm 1946. Nguyên quán: Làng Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
- Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế. Ông được Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur) năm 2007.
II. Tìm hiểu tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Một đời như kẻ tìm đường được trích từ cuốn sách cùng tên của tác giả Phan Văn Trường. Cuốn sách là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú của một người đã đi khắp thế giới, trải qua rất nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu cả văn hóa phương Đông và phương Tây và đặc biệt luôn có tinh thần tận hiến. Cuốn sách cũng là lời nhắn nhủ tha thiết và đầy tin yêu của ông dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Tóm tắt:
- Văn bản “Một đời như kẻ tìm đường” của Phan Văn Trường đã gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải bước tiếp và đưa ra sự lựa chọn của mình và bất kì con đường nào cũng có lối ra, đi đường nào cũng có thể thành công bởi hạnh phúc nằm ngay trên chính con đường mà ta đã chọn.
Bố cục
Chia văn bản làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “khó đưa ra hơn rất nhiều”: Những quyết định đầu tiên trong cuộc đời nhân vật “tôi”
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nẻo đường đã đi qua”: Hành trình dài vô tận trong mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận.
- Đoạn 3: Còn lại: Dù lựa chọn con đường nào cũng nên hết lòng, hết sức.
Giá trị nội dung:
- Văn bản gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.
Giá trị nghệ thuật:
- Lời kể chân thực sinh động, chân thật
- Các lí lẽ dẫn chứng đưa ra đầy tính thuyết phục.
- Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường
Mục đích văn bản
- Mục đích của bài viết nhằm gửi gắm đến bạn đọc thông điệp hãy trân trọng những giá trị mà chúng ta đạt được trên hành trình cuộc đời: mỗi người đều đang là một kẻ tìm đường, tìm kiếm thành công và hạnh phúc. Tuy nhiên, thành công và hạnh phúc không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi mà nằm ở những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã qua.
Quan điểm chính của tác giả
- Quan điểm chính của tác giả: Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm
- Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ chặt chẽ khi tác giả chia sẻ về những lựa chọn của con người trên đường đời:
+ Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn.
+ Cuộc đời dù tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.
+ Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.
+ Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm.
- Hệ thông bằng chứng chân thực, xác đáng: đó là câu chuyện lựa chọn ngành học của tác giả với ba mẹ, là những trải nghiệm nghề nghiệp của chính tác giả.
Bài học, thông điệp rút ra
- Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tùy thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã qua.
- Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn có.
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai? Làm thể nào để đưa ra lựa chọn đúng trong cuộc đời?
Trả lời:
- Mỗi lựa chọn của chúng ta hôm nay có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai. Hạnh phúc ngọt ngào hay sự đau khổ, thành công hay thất bại đều nằm trong những quyết định của ta.
- Thật khó để có thể đưa ra một sự lựa chọn đúng hoàn toàn bởi cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, có thể ẩn chứa trong đó vô vàn khó khăn thử thách. Để đưa ra một lựa chọn đúng trong cuộc đời phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng hơn cả đó chính là đam mê, là sự yêu thích của mình đối với lựa chọn đó.
* Đọc văn bản
Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.
- Văn bản đề cập đến việc lựa chọn con đường đi cho bản thân mình.
Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?
- Tình huống lựa chọn:
+ Chọn một trong hai ngoại ngữ, chọn chương trình học: cổ điển hay hiện đại.
+ Chọn nghề cho bản thân.
+ Chọn hướng đi, chọn phương án.
+ Chọn kẻ đồng hành.
+ Chọn trang bị, chọn thời điểm hành động.
Chú ý những suy ngẫm, đúc rút của người viết.
- Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc nào chúng ta cũng bắt buộc phải lựa chọn. Rất nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn hoặc không biết lựa chọn. Nhưng rồi cuối cùng ta vẫn phải bước tiếp.
Chú ý cách lí giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận.
- Để lí giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận, tác giả đã đưa ra các minh chứng cụ thể:
+ Tôi sang Pháp lúc mười bảy tuổi, chẳng chọn đi mà cũng chẳng chọn Pháp.
+ Tốt nghiệp kĩ sư, mà chưa bao giờ mơ mình làm kĩ sư.
+ Không mơ quyền lực, cuộc đời đẩy tôi vào vị trí quyền lực trên cả năm châu.
+ Là kĩ sư cầu đường nhưng không xây cầu hay dựng đường cho ai.
+ Tư vấn kinh tê, dạy kinh tế trong khi chưa học về kinh tế.
+ Làm chuyên gia quy hoạch vùng và chỉnh trang lãnh thổ dù xa lạ.
+ Buôn bán máy điện nhưng chưa bao giời học về điện lực.
+ Làm lãnh đạo đường sắt, ô tô khi chưa có ý niệm gì về kĩ nghệ giao thông.
+ Chủ trì tập đoàn làm nghề lọc nước nhưng chưa bao giờ bước chân vào môn hoá.
+ Sinh ra làm người Việt nhưng cuộc đời nghề nghiệp lại ở nước ngoài.
Chú ý những đúc rút, suy ngẫm của người viết.
- Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.
Chú ý giọng điệu của người viết.
- Giọng điệu say mê, vui sướng khi đã tìm thấy con đường cho chính bản thân mình.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Một đời như kẻ tìm đường
Văn bản Một đời như kẻ tìm đường là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú của một người đã đi khắp thế giới, kinh qua rất nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu cả văn hoá phương Đông và phương Tây và đặc biệt luôn có tinh thần tận hiến. Thông qua văn bản là lời nhắn nhủ tha thiết và đầy tin yêu của Phan Văn Trường dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo bạn, mục đích của bài viết là gì?
Trả lời:
Mục đích của bài viết:
- Để tác giả tự nhìn nhận, suy ngẫm về những lựa chọn của bản thân trong quá khứ.
- Để lại bài học, thông điệp cho người đọc đặc biệt là thế hệ trẻ: Dù bạn lựa chọn thế nào đi chăng nữa, chỉ cần có đam mê, ý chí và quyết tâm thì đều sẽ đạt được hạnh phúc ngọt ngào.
Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định quan điểm chính của tác giả trong bài viết này. Quan điểm ấy đã được khai triển qua hệ thống lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
Trả lời:
- Quan điểm chính của tác giả: Cả cuộc đời đi tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm.
- Quan điểm ấy được triển khai bằng lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. Tác giả đã đưa ra minh chính là những sự lựa chọn của bản thân trước mỗi giai đoạn, thời điểm khác nhau trong cuộc đời để rồi cuối cùng nhận ra hạnh phúc không phải ở sự lựa chọn, mà ở chính mình.
Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.
Trả lời:
- Yếu tố tự sự, biểu cảm được kết hợp xen kẽ, lồng ghép vào nhau trong bài viết.
- Yếu tố tự sự thể hiện ở việc tác giả kể lại những sự lựa chọn khác nhau trong cuộc đời mình, trải qua nhiều công việc , nhiều vị trí và sự trải nghiệm phong phú.
- Yếu tố biểu cảm được thể hiện ở cảm xúc khác nhau sau khi đưa ra những sự lựa chọn đó, để rồi cuối cùng tác giả đã tìm thấy sự hạnh phúc của đời mình.
Câu 4 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhan đề của bài viết là một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: “Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm”. Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?
Trả lời:
- Tác gia không tự mâu thuẫn với chính mình. Bởi vì cuộc đời là một hành trình vô tận, chỉ có trải qua nhiều trải nghiệm, tích luỹ cho mình được vốn sống phong phú con người ta mới nhận ra được hạnh phúc đích thực mà mình mong muốn là gì.
- Việc tìm đường là một việc vô cùng ý nghĩa, nó giúp bản thân con người nhận ra được giá trị và đam mê của bản thân, biết cách làm cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Câu 5 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lý do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?
Trả lời:
- Tôi tâm đắc nhất với câu: “Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt được hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của ta, cũng như giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua”.
- Bởi vì: Dù con đường đó trải đầy hoa hồng hay lắm thử thách chông gai thì chỉ cần có ý chí, nghị lực và lòng đam mê thì chúng ta đều có thể đạt được hạnh phúc và thành công.
Câu 6 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Từ bài thơ con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, bạn nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống.
Trả lời:
- Cuộc đời có rất nhiều sự lựa chọn, nhưng đáng tiếc là ta không thể chọn được nhiều. Chọn như thế nào? chọn cái gì? ... đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, bởi nếu chọn sai, cuộc đời của bạn sẽ rẽ sang trang khác ngay lập tức. Thành công hay thất bại - hạnh phúc hay khổ đau đều do sự lựa chọn của bạn mà nên.
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.
Đoạn văn tham khảo
Mẫu 1
Thành công là vươn tới ước mơ, đạt được hững gì mình mong muốn trong công việc và đời sống. Hạnh phúc là trạng thái thỏa mãn của cảm xúc khi đực yêu thương hay đạt được một mong muốn nào đó. Mỗi người có một cách nghĩ khác nhau nhưng có thể hiểu đó là một trong những cảm giác tuyệt vời nhất mà con người trải nghiệm trong cuộc đời. Thành công là một phần trong những đích đến của một cuộc sống hạnh phúc. Ngược lại, sống hạnh phúc giúp chúng ta dễ thành công hơn. Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc mà chính hạnh phúc mới là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Thành công có giúp chúng ta hạnh phúc bởi sự thành công đáp ứng đực những mong cầu mà con người khao khát. Có thành công, ta có thể tự do làm những điều mình thích nhưng không thể đánh đồng thành công và hạnh phúc là một được… Thực tế có những người thành công, nổi tiếng mà vẫn đau khổ, thậm chí trầm cảm, muốn tìm đến cái chết… Họ có thành công nhưng chưa hẳn đã hạnh phúc. Bởi thế, hãy học cách sống hạnh phúc ở ngay trong cuộc đời trần thế và do chính con người tạo dựng, mỗi người đều có khả năng đem lại hạnh phúc cho bản thân mình và cho những người xung quanh mình. Hạnh phúc quyết định sự thành công của con người và cũng là giá trị quan trọng nhất cần phải có được trong cuộc sống mỗi con người. Có nhiều người rất thành công, cuộc sống giàu sang nhưng không có hạnh phúc.
Mẫu 2:
Thành công là sự hoàn thành, đạt được mục tiêu, chiếm lĩnh được một giá trị nào đó trong công việc và trong đời sống. Với nhiều người, đó là thước đo giá trị vật chất, là kết quả nhìn nhận, đánh giá về một việc làm. Hạnh phúc là sự hài lòng hay thỏa mãn một nhu cầu nào đó trong cuộc sống của mình. Giữa thành công và hạnh phúc có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết. Thành công có giúp chúng ta hạnh phúc. Thành công được xem là đường dẫn đưa ta đến hạnh phúc. Thành công cũng là một phần trong những đích đến của một cuộc sống hạnh phúc. Ngược lại, sống hạnh phúc giúp chúng ta dễ thành công hơn. Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc mà chính hạnh phúc mới là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công. Khi bạn có thái độ sống tích cực, tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống và công việc, thì con đường đến thành công sẽ là con đường hạnh phúc. Hạnh phúc quyết định sự thành công của con người và cũng là giá trị quan trọng nhất cần phải có được trong cuộc sống mỗi con người. Có nhiều người rất thành công, cuộc sống giàu sang nhưng không có hạnh phúc. Ngược lại, có nhiều người tuy không có thành công gì lớn lao nhưng luôn cảm thấy hạnh phúc bởi họ biết chấp nhận cuộc sống của mình, tôn trọng và giữ gìn những giá trị đang có. Được sống trong hạnh phúc mới chính là cái đích cuối cùng của mọi nỗ lực mà con người đang tiến hành trong công việc và cuộc sống của chính mình. Trong hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc chỉ đến với những ai biết kiên nhẫn, biết lắng nghe, biết nỗ lực và dũng cảm đương đầu với thử thách.

Bài soạn "Một đời như kẻ tìm đường" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
I. Tác giả văn bản Một đời như kẻ tìm đường
- Phan Văn Trường sinh ngày 27 tháng 07 năm 1946. Nguyên quán: Làng Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
- Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế. Ông được Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur) năm 2007.
II. Tìm hiểu tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Một đời như kẻ tìm đường được trích từ cuốn sách cùng tên của tác giả Phan Văn Trường. Cuốn sách là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú của một người đã đi khắp thế giới, trải qua rất nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu cả văn hóa phương Đông và phương Tây và đặc biệt luôn có tinh thần tận hiến. Cuốn sách cũng là lời nhắn nhủ tha thiết và đầy tin yêu của ông dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Tóm tắt:
- Văn bản “Một đời như kẻ tìm đường” của Phan Văn Trường đã gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải bước tiếp và đưa ra sự lựa chọn của mình và bất kì con đường nào cũng có lối ra, đi đường nào cũng có thể thành công bởi hạnh phúc nằm ngay trên chính con đường mà ta đã chọn.
- Bố cục
Chia văn bản làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “khó đưa ra hơn rất nhiều”: Những quyết định đầu tiên trong cuộc đời nhân vật “tôi”
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nẻo đường đã đi qua”: Hành trình dài vô tận trong mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận.
- Đoạn 3: Còn lại: Dù lựa chọn con đường nào cũng nên hết lòng, hết sức.
- Giá trị nội dung:
- Văn bản gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.
- Giá trị nghệ thuật:
- Lời kể chân thực sinh động, chân thật
- Các lí lẽ dẫn chứng đưa ra đầy tính thuyết phục.
- Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình.
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):
- Mỗi lựa chọn của chúng ta trong hôm nay đều có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai, bởi nó sẽ dẫn đến những hướng đi khác nhau trên đường đời.
- Để đưa ra lựa chọn đúng trong cuộc đời, chúng ta cần xác định được mục tiêu của bản thân, năng lực của bản thân để từ đó xác định con đường phù hợp với chính mình.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.
- Nội dung tác phẩm kể về lựa chọn của nhân vật “tôi”.
2. Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?
- Tình huống lựa chọn ngoại ngữ thịnh hành và chương trình học cổ điển hoặc hiện đại. Cha mẹ nhân vật có ý hướng anh vào chương trình cổ điển còn nhân vật tôi sau khi nghe nhạc Mỹ thì nghiêng hẳn về phía hiện đại.
- Tình huống lựa chọn ngành nghề, công việc trong tương lai. Cha anh muốn anh theo ngành kiến trúc, mẹ thì thích bác sĩ và cuối cùng cả hai hướng nhân vật tôi theo nghề công chức – một sự lựa chọn an toàn.
3. Chú ý những suy ngẫm, đúc rút của người viết.
- Cuộc đời chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn. Chọn hướng đi, chọn phương án, chọn kẻ đồng hành, chọn những trang bị, chọn thời điểm hành động. Rất nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn hoặc không biết lựa chọn. Nhưng rồi cuối cùng chúng ta cũng bắt buộc phải bước tiếp....Cuộc đời dù tiến hay lùi vẫn phải tiếp tục bước đi.
4. Chú ý cách lí giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận.
Giữa lựa chọn và số phận chỉ cách nhau bởi một vách ngăn mỏng manh, số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta và cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta. Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.
5. Chú ý những đúc rút, suy ngẫm của người viết.
- Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tùy thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã qua.
- Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn có.
6. Chú ý giọng điệu của người viết.
- Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản “Một đời như kẻ tìm đường” của Phan Văn Trường đã gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải bước tiếp và đưa ra sự lựa chọn của mình và bất kì con đường nào cũng có lối ra, đi đường nào cũng có thể thành công bởi hạnh phúc nằm ngay trên chính con đường mà ta đã chọn.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Tự chiêm nghiệm và đúc rút bài học cuộc đời từ trải nghiệm của mình.
- Chia sẻ những thông điệp cuộc sống, kêu gọi một lối sống tích cực trên tinh thần cống hiến.
Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Quan điểm chính của tác giả: Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm
- Lí lẽ
+ Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn.
+ Cuộc đời dù tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.
+ Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.
+ Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm.
- Bằng chứng: câu chuyện lựa chọn ngành học của tác giả với ba mẹ, là những trải nghiệm nghề nghiệp của chính tác giả.
Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
PTBĐ
Chi tiết
Tác dụng
Tự sự
kể về câu chuyện lựa chọn ngành học của mình cùng bố mẹ (Năm mười bốn tuổi....hoạt động xã hội nhiều hơn)
việc kể lại trải nghiệm của bản thân là một dẫn chứng cụ thể, xác đáng, giúp văn bản thêm tính chân thực, đáng tin cậy, từ đó tăng tính thuyết phục đối với bạn đọc.
Biểu cảm
bày tỏ những suy nghĩ cá nhân về hành trình cuộc đời của mình. (Cá nhân tôi trong suốt bấy nhiêu năm toàn gặp những tình huống lạ kì. / Suốt cuộc đời tôi đã mấy mò, giống như người khiếm thị lại phải đi trong cảnh sương mù.../ Suốy cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy sức mạnh của mình trong những thử thách vô cùng gian nan...)
giúp tác giả có thể nhấn mạnh những thông điệp muốn truyền tải, tạo được mối liên kết gần gũi giữa người viết và người đọc, từ đó tạo được sự tin tưởng và thuyết phục từ bạn đọc.
Câu 4 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Tác giả đặt tên nhan đề là “Một đời như kẻ tìm đường” nhưng lại viết“cả cuộc đời tìm đường đi rồi mãi từ lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm” vì chỉ khi đã trải qua những thăm trầm của cuộc đời, tích luỹ được những trải nghiệm cuộc sống, con người mới nhận ra, đường là do chính bản thân mình tạo ra. Sẽ không có một con đường đúng đắn nào được định sẵn để chúng ta lựa chọn, mà nó nằm ở những giá trị chúng ta gieo ngay trên hành trình đi qua. Vì vậy, tác giả không tự mâu thuẫn với chính mình mà tác giả nhận ra: tìm đường là một việc ý nghĩa – đó là biết cho đi, gieo thành công và hạnh phúc trên hành trình cuộc đời mình.
Câu 5 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Luận điểm khiến tôi tâm đắc nhất là: “Cuộc đời dù tiến hay lũi, vẫn phải tiếp tục bước đi”. Đúng vậy, cuộc đời là một cuộc hành trình, vì vậy, chúng ta không thể mãi đứng lại một chỗ. Dù lựa chọn con đường nào, chúng ta cũng phải bước tiếp bởi bất kì con đường nào chỉ cần chúng ta bước đi bằng cả tinh thần, nhiệt huyết, trách nhiệm, chắc chắn sẽ gặt hái được hạnh phúc và thành công.
Câu 6 (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một hướng đi riêng, có một sự lựa chọn riêng. Không ai có thể bắt chúng ta đi theo con đường của họ hay bắt ta dừng lại trên con đường của chính mình. Hướng đi trong cuộc sống mỗi người phụ thuộc vào ý chí, năng lực và mục tiêu của bản thân người đó, vì vậy, chúng ta hãy cứ đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với chính mình, tin tưởng vào con đường đã chọn và luôn cố gắng tạo ra thật nhiều giá trị tốt đẹp trên hành trình của mình.
* Kết nối đọc – viết (trang 110 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2- Kết nối tri thức):
Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn ( khoảng 150) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.
Đoạn văn tham khảo:
Thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta nhưng cũng có thể phụ thuộc vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời. Tuy nhiên, may rủi không phải lúc nào cũng xuất hiện, điều quyết định đến số phận con người chính là ở lựa chọn của chính chúng ta. Nếu ta lựa chọn một hướng đi phù hợp với bản thân, ta sẽ nhanh chóng gặt hái được thành công và hạnh phúc. Ngược lại, nếu ta đưa ra những quyết định sai lầm, nhanh chóng nản lòng, chán nản với lựa chọn của mình thì sẽ chỉ nhận lại những thất bại. Thế nhưng, dù con đường bạn lựa chọn là đúng hay sai, chúng ta hoàn toàn có thể tự mình thay đổi, bởi thành công, hạnh phúc không phải đích đến mà chính là những giá trị chúng ta gieo trồng ngay trên hành trình cuộc đời mình.

Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .