Top 6 Bài soạn "Một năm ở Tiểu học" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

684

"Một năm ở Tiểu học" thuộc thể loại hồi kí của tác giả Nguyễn Hiến Lê trích chương IV trong Hồi kí Nguyễn Hiến Lê xuất bản năm 1993. Hồi kí mang đến những kỉ...xem thêm ...

Top 0
(có 3 lượt vote)

Bài soạn "Một năm ở Tiểu học" số 1

Tóm tắt

Mẹ nhân vật tôi là một người không biết chữ, đi cả ngày nên không kiểm soát được việc học. Nhân vật tôi là một người không siêng học, đi học đều nhưng đi sớm về trễ vì mải chơi với bạn. Chơi đến khi 9, 10 giờ tối mới về. Trong các ngày nghỉ thì họ chỉ có mặt lúc bữa cơm còn đâu lại chơi với trẻ trong xóm. Bà hiền từ không mắng mỏ nhưng mẹ thì lại nghiêm khắc hơn, quát tháo, bắt phải về liền, có khi quất nữa. Mùa đông thì nhân vật tôi ở nhà đọc sách cho mọi người cùng nghe.


Bố cục

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...cho cả bọn nghe): Kí ức chơi đùa với bọn trẻ trong xóm

- Phần 2 (Còn lại): Kí ức với gia đình.


Nội dung chính

“Một năm ở tiểu học” thay vì kể về chuyện học hành thì nhân vật tôi hồi tưởng lại thuở vui chơi trong tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù có thể điều đó khiến việc học đã bỏ phí nhiều nhưng với nhân vật tôi nó cũng có những lợi ích nhất định về thể chất và tính tình.


Một năm ở Tiểu học

* Hướng dẫn đọc

Em hãy đối chiếu với đặc điểm của thể loại hồi kí trong mục Tri thức đọc hiểu và hoàn tất các câu sau:

Câu 1. “Một năm ở Tiểu học” kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người….

Câu 2. Đó là những sự việc có thật diễn ra tại… gắn với quãng đời… của…

Câu 3. Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi…., là… trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.

Câu 4. Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với…. và…


*Hướng dẫn trả lời

Câu 1. Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.

Câu 2. Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời học sinh của nhân vật “tôi”.

Câu 3. Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất , là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.

Câu 4. Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một năm ở Tiểu học" số 2

1. Tác giả, tác phẩm

  • Tác giả

- Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984) quê ở Quảng Oai, Sơn Tây.

- Ông là một học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam.

  • Tác phẩm
  • Văn bản “Một năm ở tiểu học” trích trong chương IV, Hồi ký Nguyễn Hiến Lê.
  • Tên văn bản do người biên soạn đặt.

2. Đọc hiểu văn bản

  • Hoàn cảnh gia đình của nhân vật tôi.

- Khi cha mất: không ai nhắc nhở học hành, không ai kiềm chế.

- Mẹ ngày nào cũng đi từ sáng sớm, tối mịt mới về nhà và không biết chữ nên không thể kiểm soát sự học. Chi trả tiền học, tiền bút, mực, sách vở cho hai anh em. Gặp chúng tôi lê la ở ngoài ngõ với trẻ hàng xóm thì quát tháo, bắt về liền, có khi quất nữa.

- Bà: hiền từ, không quát mắng bao giờ, cứ đến bữa cơm lại đi gọi hai anh em “tôi” về.

=> Hoàn cảnh gia đình thiếu đi người cha, mẹ và bà luôn chăm chỉ, hiền từ vất vả nuôi nấng các con, các cháu.

  • Tuổi thơ của nhân vật tôi

- Không siêng năng học tập: Bỏ bê tận một niên khóa. Vẫn đi học đều, không trốn nhưng thường đi sớm về trễ vì đi chơi cùng bạn.

- Những trò chơi vào mùa hè:

  • Thơ thẩn trên bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế cùng bạn sau giờ học.
  • Tối thì cùng em trai rủ ra chơi ở cột đồng hồ. Trẻ con bu quanh ngọn đèn, chạy nhảy, bắt cào cào, bươm bướm, dế, cả cà cuống.
  • Chơi chán lại ra bờ sông, bến tàu, leo lên những đống hàng hóng gió, nhìn tàu và thuyền đậu san sát. Nói chuyện láp, chơi hú tìm, đuổi bắt.
  • Đêm đêm nghe tiếng rao bánh giò mới về.
  • Các ngày nghỉ, chỉ ở nhà đúng bữa cơm còn lại thì ra ngõ hoặc đường Bờ Sông chơi với trẻ con trong xóm. Có đứa biết đọc chữ Quốc ngữ, lâu lâu chán chơi, lấy truyện ra ngồi đọc.

- Mùa đông: Không ra đường được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong, nhà ngoài nghe; hết một cuốn cầm hai xu chạy vù lại hiệu Cát Thành đầu phố Hàng Gai đổi cuốn khác.

- Khi trưởng thành nghĩ lại:

  • Việc học: Đã bỏ phí nhiều, cảm thấy đáng tiếc.
  • Về thể chất, tính tình: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị, tự nhiên hơn, hiểu biết trẻ bình dân hơn, cảm thấy bản thân được lợi hơn.

3. Hướng dẫn đọc

Em hãy đối chiếu với đặc điểm của thể loại hồi kí trong mục “Tri thức đọc hiểu” và hoàn tất các câu sau:

(1) Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người tham dự.

(2) Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời học sinh của tác giả .

(3) Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.

(4) Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tảbiểu cảm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một năm ở Tiểu học" số 3

Em hãy đối chiếu với đặc điểm của thể loại hồi kí trong mục Tri thức đọc hiểu và hoàn tất các câu sau:

  1. Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người….
  2. Đó là những sự việc có thật diễn ra tại… gắn với quãng đời… của…
  3. Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi…., là… trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.
  4. Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với…. và…

Lời giải

  1. Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.
  2. Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời học sinh của nhân vật “tôi”.
  3. Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất , là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.
  4. Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

Viết ngắn

Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hoặc một con vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ.

Lời giải

Đoạn văn tham khảo:

Trong gia đình em, chú chó là người bạn thân thiết và gần gũi nhất với em. Em đặt tên chú là Bobby. Chú có hình dáng nhỏ nhé, bộ lông màu xám, đôi tai dài và chiếc đuôi luôn ngoe nguẩy. Món ăn ưa thích của Bobby là khoai tây chiên. Mỗi khi em mua tặng đồ ăn là chú lại sủa lên thích thú, dùng hai chân nhảy lên lòng em như nói lời cảm ơn . Bobby thường thích cùng em đi dạo trong công viên mỗi buổi chiều, chú tung tăng đi lại và thỉnh thoảng dừng lại để trêu đùa những chú chó khác trong công viên. Mỗi khi em đi học về, Bobby đều chạy ra tận cửa để đón và reo lên mừng rỡ. Chú đã chia sẻ cùng em mọi chuyện trong cuộc sống. Em rất yêu chú chó nhỏ của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một năm ở Tiểu học" số 4

A. Soạn bài Một năm ở Tiểu học ngắn gọn:

Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 123 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể chuyện.


Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời thơ ấu của nhân vật “tôi”.


Câu 3 (trang 123 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là nhân vật chính trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.


Câu 4 (trang 123 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Một năm ở Tiểu học:

I. Tác giả

  • Cuộc đời

- Nguyễn Văn Hiến (1912 - 1984)

- Quê quán: Làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội). 

- Ông là nhà học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam.

- Xuất thân từ gia đình Nho học.

  • Sự nghiệp văn học

Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: 

- Hương sắc trong vườn văn (2 quyển) - 1962

- Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 quyển) - 1955

- Cổ văn Trung Quốc - 1966

- Chiến Quốc sách – 1968,…


II. Tác phẩm

  1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Trích trong chương IV, Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, 1993.

  1. Thể loại: Hồi kí
  2. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “ở trước bụng”): Hoàn cảnh gia đình nhân vật.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến “đổi cuốn khác”): Tuổi thơ vui chơi của nhân vật “tôi”.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Suy ngẫm của nhân vật về những điều đã trải qua.

  • Tóm tắt:

Chuyện kể về quãng thời gian học tiểu học của nhân vật tôi. Năm đó cha mất, mẹ lại không biết chữ nên không ai kiểm soát, đốc thúc việc học hành của nhân vật tôi cả. Vì thế ngoài giờ đi học nhân vật tôi thường la cà đi chơi cùng với lũ trẻ trong xóm đến bữa cơm mới về. Có lần, bị mẹ bắt được mẹ quất rất đau. Mùa đông, khi không đi chơi được thì tôi ở trong nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong nhà ngoài nghe. Bây giờ, nghĩ lại thấy năm học đó bỏ phí thật nhiều thứ nhưng cũng có chút ích lợi là chạy nhảy nhanh nhẹn, tự nhiên và hiểu biết trẻ bình dân nhiều hơn.

  • Giá trị nội dung:

Một năm ở tiểu học thay vì kể về chuyện học hành thì nhân vật tôi hồi tưởng lại thuở vui chơi trong tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù có thể điều đó khiến việc học đã bỏ phí nhiều nhưng với nhân vật tôi nó cũng có những lợi ích nhất định về thể chất và tính tình.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Hồi kí kết hợp biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, liệt kê.

- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một năm ở Tiểu học" số 5

I. Tác giả

- Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984) là học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Quê quán: làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội).

- Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi.

- Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông.

- Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.

- Tác phẩm chính gồm nhiều thể loại văn học tiểu thuyết, triết học, lịch sử, giáo dục – khoa học, chính trị – kinh tế, gương danh nhân, khảo luận – tùy bút – du kí, tự luyện – học làm người,…


II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

  1. Thể loại: Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ được sắp xếp theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn của tác giả.
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích chương IV trong Hồi kí Nguyễn Hiến Lê xuất bản năm 1993.
  3. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
  4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất – Nguyễn Hiến Lê
  5. Tóm tắt: Mẹ nhân vật tôi là một người không biết chữ, đi cả ngày nên không kiểm soát được việc học. Nhân vật tôi là một người không siêng học, đi học đều nhưng đi sớm về trễ vì mải chơi với bạn. Chơi đến khi 9, 10 giờ tối mới về. Trong các ngày nghỉ thì họ chỉ có mặt lúc bữa cơm còn đâu lại chơi với trẻ trong xóm. Bà hiền từ không mắng mỏ nhưng mẹ thì lại nghiêm khắc hơn, quát tháo, bắt phải về liền, có khi quất nữa. Mùa đông thì nhân vật tôi ở nhà đọc sách cho mọi người cùng nghe.
  6. Bố cục (2 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...cho cả bọn nghe): Kí ức chơi đùa với bọn trẻ trong xóm

- Phần 2 (Còn lại): Kí ức với gia đình.

  • Giá trị nội dung: Hồi kí mang đến những kỉ niệm thời thơ ấu đẹp đẽ trong những ngày tháng đi học tiểu học của nhân vật tôi. Chủ yếu là những buổi đi chơi với bạn bè trong xóm và những giờ đọc sách ở gia đình.
  • Giá trị nghệ thuật:

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

  • Kí ức chơi đùa với bọn trẻ trong xóm

- Đi sớm về trễ vì mải cùng bạn thơ thẩn bờ đê tìm cỏ gà, bắt dế.

- Tối tối, hai anh em ru nhau chơi ở cột đồng hồ.

- Lũ trẻ cùng bu lại chạy nhảy trên một cái nền tròn rộng, bắt cào cào, bươm bướm, dế, cà cuống.

- Chơi chán, ra bờ sông hóng gió, nhìn tàu thuyền đậu san sát, nói chuyện hoặc chơi hú tìm, đuổi bắt đến khi 9, 10 giờ tối mới về.

  • Kí ức với gia đình

- Cha mất, mẹ đi từ sáng đến tối, chỉ cặm cụi đi làm kiếm tiền nuôi gia đình.

- Mẹ không biết chữ nên không thể kiểm soát sự học của bọn trẻ.

- Nếu lê la ngoài ngõ chơi quá lâu:

+ Bà hiền từ không mắng, đến giờ thì đi gọi về.

+ Mẹ về sớm thấy sẽ quát tháo, bắt về liền, có khi quất nữa.

- Mùa đông thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà nghe, hết thì cầm xu đi đổi cuốn khác.


Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải chi tiết:

Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể chuyện.


Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải chi tiết:

Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời thơ ấu của nhân vật “tôi”.


Câu 3 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải chi tiết:

Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất, là nhân vật chính trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.


Câu 4 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải chi tiết:

Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Một năm ở Tiểu học" số 6

Lý thuyết:

Tác giả

  • Tiểu sử 

- Nguyễn Văn Hiến (1912 - 1984)

- Quê quán: Làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội). 

- Ông là nhà học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam.

- Xuất thân từ gia đình Nho học.

  • Sự nghiệp sáng tác

Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: 

- Hương sắc trong vườn văn (2 quyển) - 1962

- Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 quyển) - 1955

- Cổ văn Trung Quốc - 1966

- Chiến Quốc sách – 1968,…


Tác phẩm

  • Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Trích trong chương IV, Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, 1993.

Bố cục 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “ở trước bụng”): Hoàn cảnh gia đình nhân vật.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến “đổi cuốn khác”): Tuổi thơ vui chơi của nhân vật “tôi”.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Suy ngẫm của nhân vật về những điều đã trải qua.

  • Thể loại: Hồi kí.
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự.
  • Giá trị nội dung và nghệ thuật
  • Giá trị nội dung

Một năm ở tiểu học thay vì kể về chuyện học hành thì nhân vật tôi hồi tưởng lại thuở vui chơi trong tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù có thể điều đó khiến việc học đã bỏ phí nhiều nhưng với nhân vật tôi nó cũng có những lợi ích nhất định về thể chất và tính tình.

  • Giá trị nghệ thuật

- Hồi kí kết hợp biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, liệt kê.

- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.


Em hãy đối chiếu với đặc điểm của thể loại hồi kí trong mục Tri thức đọc hiểu và hoàn tất các câu sau:

Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người….

Trả lời:

  Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.


Đó là những sự việc có thật diễn ra tại… gắn với quãng đời… của…

Trả lời:

  Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời học sinh của nhân vật “tôi”.


Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi…., là… trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.

Trả lời:

  Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất,hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.


Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với…. và…

Trả lời:

  Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tảbiểu cảm.

Viết ngắn

Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hoặc một con vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

   Trong gia đình em, chú chó là người bạn thân thiết và gần gũi nhất với em. Em đặt tên chú là Bobby. Chú có hình dáng nhỏ nhé, bộ lông màu xám, đôi tai dài và chiếc đuôi luôn ngoe nguẩy. Món ăn ưa thích của Bobby là khoai tây chiên. Mỗi khi em mua tặng đồ ăn là chú lại sủa lên thích thú, dùng hai chân nhảy lên lòng em như nói lời cảm ơn . Bobby thường thích cùng em đi dạo trong công viên mỗi buổi chiều, chú tung tăng đi lại và thỉnh thoảng dừng lại để trêu đùa những chú chó khác trong công viên. Mỗi khi em đi học về, Bobby đều chạy ra tận cửa để đón và reo lên mừng rỡ. Chú đã chia sẻ cùng em mọi chuyện trong cuộc sống. Em rất yêu chú chó nhỏ của mình.

  •  Đoạn văn sử dụng phép nhân hoá: chú chó, trêu đùa những chú chó khác.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .