Top 6 Bài soạn "Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Thảo luận nhóm là quá trình bàn bạc, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm về một vấn đề cụ thể, nhằm thu thập những ý kiến trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá,...xem thêm ...
Bài soạn "Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất" số 1
1. Hướng dẫn chuẩn bị
* Chủ đề thảo luận:
- Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?
- Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.
- Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.
- Học môn Ngữ Văn thế nào cho hiệu quả?
- Bạn có thể làm gì để xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học.
Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập nhóm và phân bố công việc: Một nhóm gồm 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư ký ghi chép ý kiến của các thành viên trong nhóm.
- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận:
- Sau khi chia nhóm, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung theo sự phân công.
- Nên tìm tài liệu từ một nguồn đáng tin cậy, nghiên cứu tước và chuẩn bị theo ý kiến của mình.
- Thống nhất mục tiêu và thời gian của buổi thảo luận:
- Mục đích của buổi thảo luận là gì?
- Thời gian thảo luận dự kiến là bao nhiêu?
- Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến thảo luận trong bao lâu?
Bước 2: Thảo luận
- Trình bày ý kiến: Trong bước này, nhóm trưởng cần dẫn dắt để các thành viên trình bày ý kiến. Thư ký ghi chép, tổng hợp các ý kiến.
- Phản hồi ý kiến:
- Để làm rõ thêm các ý kiến cũng như sàng lọc các ý kiến chưa hợp lí, ta cần dành thời gian để phản hồi bằng cách nêu câu hỏi, đưa lí lẽ dẫn chứng để phản hồi những ý kiến chưa hợp lý.
- Để phản hồi ý kiến của các bạn trong nhóm, trước hết cần lắng nghe và ghi chép cẩn thận ý kiến của bạn, những điều em muốn trao đổi với bạn và những điều bạn muốn trao đổi với em.
- Thống nhất giải pháp: Thư kí tóm tắt ngắn gọn những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận, các thành viên trong nhóm quyết định giải pháp nào là tối ưu.
2. Thực hành nói và nghe
(1) Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi xin phép được trình bày về vấn đề… (nội dung vấn đề)
(2) Nội dung vấn đề: Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?
- Sách là một dạng văn bản được in ra thành quyển, trong cuốn sách đó có chứa đựng những thông tin chính cần đề cập tới, đó là những kiến thức đã được đúc kết qua nghiên cứu, kinh nghiệm, của nhiều tác giả hoặc ý kiến cá nhân tác giả.
- Sách có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người:
- Cung cấp tri thức cho con người trên mọi lĩnh vực.
- Giáo dục phẩm chất, đạo đức để con người hoàn thiện bản thân.
- Giúp con người vươn tới ước mơ, trau dồi tình cảm vốn có…
- Để hình thành thói quen đọc sách:
- Tạo niềm say mê, sự thoải mái khi đọc sách.
- Thiết lập một thời gian đọc sách cho mình.
- Lập danh sách những cuốn sách cần đọc.
- Lựa chọn những không gian đọc sách yên tĩnh, phù hợp.
- Coi những cuốn sách như một người bạn.
(3) Kết thúc vấn đề: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Bài soạn "Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất" số 2
Chủ đề thảo luận
Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau?
Hướng dẫn thảo luận
Bước 1: Chuẩn bị.
Sau khi thành lập nhóm và phân công công việc, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung thảo luận theo phân công của nhóm trưởng. Các em có thể sử dụng bảng sau để chuẩn bị ý kiến của mình:
Để đảm bảo buổi thảo luận diễn ra thành công, nhóm cần thống nhất:
- Mục đích của buổi thảo luận.
- Thời gian thảo luận của nhóm.
- Dự kiến thời gian cho mỗi thành viên trình bày ý kiến.
Ngoài các dẫn chứng từ thực tế cuộc sống và trải nghiệm của cá nhân, vác em có thể tham khảo từ các bài thơ, truyện đã học để có thêm lý lẽ và dẫn chứng cho ý kiến của mình.
Bước 2: Thảo luận.
Nhóm trưởng điều khiển buổi thảo luận sao cho từng thành viên đều có cơ hội phát biểu. Thư ký ghi chép nội dung cuộc thảo luận. Các thành viên lắng nghe, ghi chép ý kiến của bạn và dự kiến các phản hồi của mình theo gợi ý sau:
Cuối buổi thảo luận, thư ký đọc tóm tắt những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận để nhóm quyết định giải pháp tối ưu.
* Gợi ý một số phương pháp để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn:
- Đối với người lớn:
+ Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo: từ hành động, lời nói…
+ Cha mẹ cần trở thành người bạn của con cái: Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc.
- Đối với con cái:
+ Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ.
+ Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn.
- Giữa các thành viên khác:
+ Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau…
+ Con cháu biết kính trọng, yêu thương và quan tâm trò chuyện với ông bà…
Bài soạn "Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất" số 3
A. Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất ngắn gọn:
Câu hỏi (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Chủ đề thảo luận:
- Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?
- Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.
- Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.
- Học môn Ngữ văn thế nào cho hiệu quả?
- Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học?
Các em tham khảo các bước dưới đây và chọn một đề tài trong các đề tài trên để thực hiện bài nói.
Trả lời:
- Thành lập nhóm và phân công công việc.
- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận.
- Thống nhất thời gian, địa điểm và mục tiêu buổi thảo luận.
Bước 2: Thảo luận
- Trình bày ý kiến
- Phản hồi các ý kiến
- Thống nhất giải pháp
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất:
- Khi thực hiện bài nói cần đảm bảo những nội dung sau:
+ Cần chuẩn bị đầy đủ, phân công công việc nhóm chi tiết
+ Thống nhất được mục tiêu và thời gian của buổi thảo luận
+ Khi thảo luận cần trình bày đầy đủ các ý, phản hồi các ý kiến và thống nhất được giải pháp phù hợp
Bài soạn "Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất" số 4
Chủ đề thảo luận: Em có thể tham gia thảo luận tìm ra giải pháp thống nhất đối với một trong các chủ đề sau:
- Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách
- Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập
- Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp
- Học môn Ngữ văn thế nào cho hiệu quả?
- Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học?
Hướng dẫn:
Ví dụ Thảo luận: Học môn Ngữ văn thế nào cho hiệu quả?
+ Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập nhóm và phân công công việc
- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận: Học môn Ngữ văn thế nào cho hiệu quả?
- Thống nhất thời gian, địa điểm và mục tiêu của buổi thảo luận
+ Bước 2: Thảo luận:
- Trình bày ý kiến:
- Nắm vững nội dung của mỗi tác phẩm văn học.
- Tạo một thói quen đọc thật nhiều. Không những đọc các tác phẩm văn học nhiều lần mà còn phải đọc các bài văn mẫu để chọn lọc những ý hay, ngôn từ hay dùng cho bài viết của mình thêm phần sinh động hơn
- Trao đổi kiến thức với bạn bè và giáo viên. Nhờ sự hỗ trợ của giáo viên khi còn vướng mắc.
- Phản hồi bổ sung thêm ý kiến
- Thống nhất giải pháp
Bài soạn "Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất" số 5
Trình bày các bước thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có một giải pháp thống nhất. Chuẩn bị ý kiến và tham gia buổi thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần tìm giải pháp thống nhất cho một trong các đề tài dưới đây
Bài làm:
Câu 1
1. Trình bày các bước thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có một giải pháp thống nhất.
Hướng dẫn giải:
Thảo luận
Nêu ý kiến và tổng hợp
Lời giải:
1. Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có một giải pháp thống nhất chia làm 3 bước lớn:
* Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập nhóm và phân công công việc: Một nhóm nhỏ nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng phân công công việc, theo dõi tiến độ chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.
- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận: Sau khi chia nhóm, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung theo sự phân công của từng nhóm trưởng nhóm nhỏ.
- Thống nhất thời gian, địa điểm và mục tiêu của buổi thảo luận: Cần trả lời các câu hỏi để tìm ra mục đích của buổi thảo luận, thời gian dự kiến, dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến
* Bước 2: Thảo luận
- Trình bày ý kiến: nhóm trưởng dẫn dắt để các thành viên trình bày ý kiến. Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiến.
- Phản hồi các ý kiến: làm rõ thêm các ý kiến cũng như sàng lọc các ý kiến chưa hợp lý. Các thành viên tham gia phản hồi bằng cách nêu câu hỏi, đưa ra lý lẽ, dẫn chứng đề phản đối những ý kiến chưa hợp lý. Các thành viên lắng nghe, ghi chép cận thận các ý kiến và trao đổi với nhau, đưa ra ý kiến hợp lý nhất.
* Bước 3: Thống nhất ý kiến
- Thống nhất giải pháp: tóm tắt các ý kiến trình bày trong buổi thảo luận, thống nhất đưa ra ý kiến tối ưu nhất.
- Tránh đưa ra các ý kiến mới, tập trung vào các ý kiến đã được thảo luận và thống nhất các ý với nhau.
Câu 2
2. Chuẩn bị ý kiến và tham gia buổi thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần tìm giải pháp thống nhất cho một trong các đề tài dưới đây:
- Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?
- Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.
- Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.
- Học môn Ngữ văn thế nào cho hiệu quả?
- Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học?
Hướng dẫn giải:
Thảo luận
Nêu ý kiến và tổng hợp
Lời giải:
Các em có thể tham khảo các ý kiến dưới đây để chuẩn bị cho buổi thảo luận nhóm
* Các cách để hình thành thói quen đọc sách:
- Mạnh dạn bỏ qua những phần cảm thấy chán.
- Tự đặt ra mục tiêu đọc sách trong một ngày.
- Mua trước và để dành sách ở nhà để có thể lựa chọn nhiều sách hơn.
- Chia sẻ những gì bản thân đã đọc với người khác.
- Chia sẻ những cuốn sách hay cho các thành viên trong nhóm
* Một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.
- Tạo lịch trình học nhóm để giúp đỡ các bạn học yếu kém hơn.
- Chia sẻ các cách để tự học tại nhà.
- Hướng dẫn các bạn trong nhóm khi có những bài tập khó.
- Chia sẻ các cách làm bài hiệu quả.
* Phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp:
- Lập ra thời gian biểu để cân bằng việc học, chơi tại nhà.
- Chia sẻ cách học bài dễ nhớ, hiệu quả.
- Cùng các bạn trong lớp ôn bài trước khi vào buổi học.
* Học môn Ngữ văn hiệu quả:
- Đọc nhiều sách, báo, truyện để trau dồi kĩ năng đọc, hiểu.
- Soạn bài trước khi đến lớp.
- Tập viết nhiều bài như nhật kí,… để trau dồi kĩ năng viết.
- Tham khảo các bài văn mẫu để học hỏi cách viết văn hay.
* Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học:
- Có tác phong, kỉ luật tốt trong trường.
- Đối xử tốt với bạn bè và những người xung quanh.
- Ăn mặc chỉnh tề, nề nếp khi đến lớp.
- Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
Bài soạn "Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất" số 6
1. Gợi ý thảo luận chủ đề
- Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách.
- Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.
- Nêu những hiệu quả phương pháp để hoàn thành bài học, làm bài trước khi đến lớp.
- Học môn Ngữ văn như thế nào cho hiệu quả?
- Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học?
2. To active group thảo luận có hiệu quả cần:
* Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập nhóm và công việc phân tích: Một nhóm nhỏ, bao gồm khoảng 6 thành viên. Trưởng nhóm chịu trách nhiệm công việc, chuẩn bị theo dõi và thảo luận hướng dẫn. Thư kí chép chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.
- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận: Sau khi chia nhóm, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung theo sự phân công. Em tìm tư liệu và nghiên cứu trước vấn đề từ một số nguồn đáng tin cậy và chuẩn bị cho ý kiến của mình theo gợi ý sau:
Ý kiến của tôi
Lí do
* Bước 2: Thảo luận
- Trình bày ý kiến: Trong bước này, trưởng nhóm cần dẫn dắt các thành viên trình bày ý kiến. Chép ký thư, tổng hợp các ý kiến.
- Ý kiến phản hồi:
+ Để làm rõ thêm các ý kiến cũng như sàng lọc các ý kiến chưa hợp lí, ta cần dành thời gian để phản hồi bằng cách nêu câu hỏi, đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để phản hồi những ý kiến chưa hợp lí.
+ Để phản hồi được ý kiến của các bạn khác trong nhóm, trước hết, em nên lắng nghe và ghi chép cẩn thận ý kiến của bạn, những điều em muốn trao đổi với bạn và những điều bạn muốn trao đổi với em.
- Thống nhất giải pháp: Trong bước này, thư kí sẽ tóm tắt ngắn gọn những ý kiến được trình bày trong buổi thảo luận, các thành viên trong nhóm quyết định giải pháp nào là tối ưu. Giải pháp tối ưu không nhất thiết phải là một ý kiến, đó có thể là sự kết hợp của nhiều ý kiến khác nhau. Nên tránh đề xuất những ý kiến mới và tránh quay trở lại những ý kiến đã được thảo luận.
3. Thực hành
Bài tập: Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành bài học, làm bài trước khi đến lớp.
Phương pháp hiệu quả để hoàn thành bài học, làm bài trước khi đến lớp
Có thể hiện cụ thể thời gian, rõ ràng trong từng ngày; đặc biệt cần chủ động học bài và làm bài ngay sau khi học xong, tránh để lâu sẽ quên kiến thức.
Tra cứu chủ đề, tìm kiếm thêm kiến thức thông qua mạng xã hội; hay dưới sự giúp đỡ của thầy cô, bố mẹ, bạn bè ...
Sơ đồ hóa bài học kiến thức dưới dạng tư duy sơ đồ, cây sơ đồ ...
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .