Top 6 Bài soạn "Nhớ đồng" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Nhớ đồng" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học...xem thêm ...
Bài soạn "Nhớ đồng" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?
Trả lời:
- Vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của vùng đất Tây Bắc và sự thân thiện, hiếu khách của con người nơi đây đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm.
* Trải nghiệm cùng văn bản
Suy luận: Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
- Cảm xúc của tác giả ở khổ này là nỗi nhớ thương, dựa vào điệp từ “đâu” được lặp đi lặp lại 4 lần.
Suy luận: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
- Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của tác giả đối với mảnh đất và con người nơi đây.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của tác giả. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.
Trả lời:
- Thể thơ 7 chữ
- Trong khổ thơ thứ 2 tác giả sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 cùng cách gieo vần “ui”: mùi – vui-bùi.
Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.
Trả lời:
- “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quanh bên trong một tiếng hò”
→ Lặp đi lặp lại 2 lần, có tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Điệp từ “đâu”
→ Lặp đi lặp lại 11 lần, có tác dụng:
+ Gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài.
+ Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.
+ Khiến toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.
Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
- Cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ:
Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “rất thiệt thà): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngoài
+ Phần 2 (tiếp đến “bát ngát trời): Nhớ chính bản thân khi chưa bị giam nơi ngục tù
+ Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại
- Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:
Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.
=> Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.
Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng.
- Căn cứ vào tiếng hò trong bài thơ để xác định.
→ Tiếng hò được lặp lại nhiều lần: Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.
Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?
Trả lời:
- Chủ đề của bài thơ: Lẽ sống, lí tưởng và tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.
- Hình thức nghệ thuật: thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?
Trả lời:
- Qua bài thơ Nhớ đồng tác giả muốn gửi đến thông điệp: Phải luôn biết yêu thương, trân quý những gì đang có, yêu thương cuộc sống, con người và tất cả cảnh vật xung quanh ta. Yêu quê hương và biết ơn những bậc cha anh đã hi sinh vất vả để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống tươi đẹp.
Câu 7 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?
Trả lời:
- Bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng:
Những hình ảnh tưởng tượng đó giúp ta nhìn nhận rõ nét hơn vẻ đẹp của cảnh vật và con người nơi đây đồng thời khi đọc văn bản chúng ta sẽ dễ dàng tiếp nhận và xác định thông tin văn bản, hình dung được tâm tư tình cảm của tác giả khi truyền tải thông qua các hình ảnh đó.
Bài soạn "Nhớ đồng" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2
Chuẩn bị đọc
Câu hỏi trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?
Trả lời:
Quê hương chính là nơi để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em bởi nơi đó có những cảnh vật, con người mà em yêu quý.
Trải nghiệm cùng VB
Câu 1 trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
Trả lời:
Khổ thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, nhớ cuộc sống tự do, yêu quê hương đất nước và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Tác giả đã sử dụng điệp từ “đâu” để nhắc nhớ tới những hình ảnh quen thuộc của quê hương
Câu 2 trang 16 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
Trả lời:
Việc lặp lại hai dòng thơ giúp tạo ra tính sáng tạo cho văn bản, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh cảm xúc nhớ nhung da diết của tác giả mà không làm đứt mạch cảm xúc của bài thơ
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.
Trả lời:
- Thể thơ: 7 chữ
- Tác giả gieo vần chân “ui” đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ kết hợp với nhịp thơ 4/3 tạo ra nhịp điệu cho các câu thơ, giúp câu thơ trở nên da diết, nhẹ nhàng, thấm đậm nỗi nhớ
Câu 2 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó
Trả lời:
Những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”. Biện pháp điệp như trở hồn người đọc nhớ đến những trưa đồng quê, nhớ những thứ thân thuộc, tình thương mến dạt dào, những người nông dân hiền như đất, quanh năm dãi nắng dầm sương, vất vả sớm trưa. Cuộc sống cơ cực không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ. Năm từ “ đâu” xuất hiện trong mười câu thơ, giống như một sự tiếc nuối của tác giả những năm tháng xưa cũ,hiện tại đâu còn, chỉ là nhắc nhớ lại vậy thôi. ở đây bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu lặng lẽ soi bóng xuống dòng Hương Giang hững hờ.
Câu 3 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
- Phần 1 (Từ đầu đến “thiệt thà”): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Phần 2 (Tiếp theo đến “ngát trời”): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
- Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.
=> Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện: Nhớ đồng đã thể hiện nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ, tiếp đó là sự nhớ thương cuộc sống và cao hơn là nỗi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.
Câu 4 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
Trả lời:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ, nhớ quê hương, nhớ cuộc sống tự do, khát vọng của thi sĩ muốn thoát ra bên ngoài bởi đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc đại chiến lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ. Thực dân Pháp quay trở lại đàn áp ở Đông Dương. Cuối tháng 4 năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Bài thơ “Nhớ đồng” được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Bài thơ thuộc phần “Xiềng xích” của tập “Từ ấy”.
Câu 5 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?
Trả lời:
- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
- Hình thức nghệ thuật được thể hiện: Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc. Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng. Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.
Câu 6 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?
Trả lời:
Thông điệp tác giả gửi gắm: Cống hiến và thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương.
Câu 7 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gọi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?
Trả lời:
Cảnh sắc được gợi tả trong Nhớ đồng hiện lên thật dung dị, thân thương, một chốn thôn quê yên ả. Nơi ấy gợi cảm giác thanh bình. Con người là chủ thể với nét chân quê, gần gũi, mến thương. Họ là những con người yêu lao động, thiết tha cuộc sống.
Tác dụng: Những hình ảnh này giúp người đọc hiểu đúng nội dung tác phẩm, nắm được mạch cảm xúc, tư tưởng người viết và hiểu thêm về con người của nhà thơ Tố Hữu.
Bài soạn "Nhớ đồng" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
Câu 1
- Thể thơ: 7 chữ
- Tác giả gieo vần chân “ui” đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ kết hợp với nhịp thơ 4/3 tạo ra nhịp điệu cho các câu thơ, giúp câu thơ trở nên da diết, nhẹ nhàng, thấm đậm nỗi nhớ
Câu 2
- “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quanh bên trong một tiếng hò”
→ Lặp đi lặp lại 2 lần, có tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Điệp từ “đâu”
→ Lặp đi lặp lại 11 lần, có tác dụng:
+ Gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài.
+ Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.
+ Khiến toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.
Câu 3
- Cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ:
Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “rất thiệt thà): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngoài
+ Phần 2 (tiếp đến “bát ngát trời): Nhớ chính bản thân khi chưa bị giam nơi ngục tù
+ Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại
- Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:
Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.
=> Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.
Câu 4
- Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng.
- Căn cứ vào tiếng hò trong bài thơ để xác định.
→ Tiếng hò được lặp lại nhiều lần: Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.
Câu 5
- Chủ đề của bài thơ: Lẽ sống, lí tưởng và tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.
- Hình thức nghệ thuật: thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
Câu 6
- Qua bài thơ Nhớ đồng tác giả muốn gửi đến thông điệp: Phải luôn biết yêu thương, trân quý những gì đang có, yêu thương cuộc sống, con người và tất cả cảnh vật xung quanh ta. Yêu quê hương và biết ơn những bậc cha anh đã hi sinh vất vả để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống tươi đẹp.
Câu 7
Đồng quê hiện lên rất đậm nét qua nỗi nhớ của tác giả. Đó là những cảnh sắc như đồng ruộng với những cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi; xóm nhà chìm lặng, con đường mòn mỏi theo năm tháng. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Là những bóng dáng người lao động lam lũ, nhọc nhằn, và nhất là bóng dáng người mẹ già đơn chiếc – những kiếp người muôn đời gắn bó với đất đai. Họ chất phác và bền bỉ như đất đai. Không gian sau nỗi nhớ thật bình dị thân thuộc, khắc khoải một tâm trạng kiếm tìm, nuối tiếc, trân trọng những vẻ đẹp của nhà thơ. Làng quê hiện về trong kí ức với hương của đất, bóng mát lũy tre làng, sắc xanh nao lòng của mạ và vị ngọt bùi khoai sắn gợi một cảm giác thật bình yên, đáng yêu đáng quí.
Những hình ảnh đó giúp ta hình dung được nỗi nhớ của tác giả cũng như thể hiện được bức tranh sinh động về cảnh vật qua nỗi nhớ mà tác giả đã thể hiện giúp ta hiểu sâu sắc hơn về nội dung của bài.
Bài soạn "Nhớ đồng" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4
Chuẩn bị đọc
(trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?
Phương pháp giải:
Huy động kiến thức, đưa ra đánh giá của bản thân về những điều đã được trải nghiệm trong cuộc sống
Lời giải chi tiết:
Quê hương chính là nơi để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em bởi nơi đó có những cảnh vật, con người mà em yêu quý.
Trải nghiệm cùng VB 1
Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, nhớ cuộc sống tự do, yêu quê hương đất nước và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Tác giả đã sử dụng điệp từ “đâu” để nhắc nhớ tới những hình ảnh quen thuộc của quê hương
Trải nghiệm cùng VB 2
Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Việc lặp lại hai dòng thơ giúp tạo ra tính sáng tạo cho văn bản, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh cảm xúc nhớ nhung da diết của tác giả mà không làm đứt mạch cảm xúc của bài thơ
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Thể thơ: 7 chữ
- Tác giả gieo vần chân “ui” đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ kết hợp với nhịp thơ 4/3 tạo ra nhịp điệu cho các câu thơ, giúp câu thơ trở nên da diết, nhẹ nhàng, thấm đậm nỗi nhớ
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó
Phương pháp giải:
Vận dụng kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng phân tích
Lời giải chi tiết:
Những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”. Biện pháp điệp như trở hồn người đọc nhớ đến những trưa đồng quê, nhớ những thứ thân thuộc, tình thương mến dạt dào, những người nông dân hiền như đất, quanh năm dãi nắng dầm sương, vất vả sớm trưa. Cuộc sống cơ cực không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ. Năm từ “ đâu” xuất hiện trong mười câu thơ, giống như một sự tiếc nuối của tác giả những năm tháng xưa cũ,hiện tại đâu còn, chỉ là nhắc nhớ lại vậy thôi. ở đây bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu lặng lẽ soi bóng xuống dòng Hương Giang hững hờ.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Phần 1 (Từ đầu đến “thiệt thà”): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Phần 2 (Tiếp theo đến “ngát trời”): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
- Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.
=> Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện: Nhớ đồng đã thể hiện nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ, tiếp đó là sự nhớ thương cuộc sống và cao hơn là nỗi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ, nhớ quê hương, nhớ cuộc sống tự do, khát vọng của thi sĩ muốn thoát ra bên ngoài bởi đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc đại chiến lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ. Thực dân Pháp quay trở lại đàn áp ở Đông Dương. Cuối tháng 4 năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Bài thơ “Nhớ đồng” được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Bài thơ thuộc phần “Xiềng xích” của tập “Từ ấy”.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
- Hình thức nghệ thuật được thể hiện: Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc. Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng. Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Thông điệp tác giả gửi gắm: Cống hiến và thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương.
Suy ngẫm và phản hồi 7
Câu 7 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gọi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức tập làm văn
Lời giải chi tiết:
Cảnh sắc được gợi tả trong Nhớ đồng hiện lên thật dung dị, thân thương, một chốn thôn quê yên ả. Nơi ấy gợi cảm giác thanh bình. Con người là chủ thể với nét chân quê, gần gũi, mến thương. Họ là những con người yêu lao động, thiết tha cuộc sống.
Tác dụng: Những hình ảnh này giúp người đọc hiểu đúng nội dung tác phẩm, nắm được mạch cảm xúc, tư tưởng người viết và hiểu thêm về con người của nhà thơ Tố Hữu.
Bài soạn "Nhớ đồng" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5
Đọc hiểu văn bản:
Nhớ đồng
(Tố Hữu)
* Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của tác giả. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
Hoàn cảnh sáng tác:
Đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc đại chiến lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ, thực dân Pháp quay lại đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Cuối tháng 4 năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Nhớ đồng được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Bài thơ này thuộc phần Xiềng xích của tập Từ ấy. Bài thơ đề tặng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967), tên thật là Nguyễn Vịnh.
I. Chuẩn bị đọc.
Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?
Trả lời:
– Quê hương chính là nơi để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em bởi nơi đó có những cảnh vật, con người mà em yêu quý.
II. Trải nghiệm cùng văn bản.
Câu 1. Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
Trả lời:
– Khổ thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, nhớ cuộc sống tự do, yêu quê hương đất nước và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Tác giả đã sử dụng điệp từ “đâu” để nhắc nhớ tới những hình ảnh quen thuộc của quê hương.
Câu 2. Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
Trả lời:
– Việc lặp lại hai dòng thơ giúp tạo ra tính sáng tạo cho văn bản, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh cảm xúc nhớ nhung da diết của tác giả mà không làm đứt mạch cảm xúc của bài thơ
III. Suy ngẫm và phản hồi.
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.
Trả lời:
– Thể thơ: 7 chữ.
– Tác giả gieo vần chân “ui” đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ kết hợp với nhịp thơ 4/3 tạo ra nhịp điệu cho các câu thơ, giúp câu thơ trở nên da diết, nhẹ nhàng, thấm đậm nỗi nhớ.
Câu 2. Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.
Trả lời:
– Những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ: “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ”, “Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh” và điệp từ “đâu”. Biện pháp điệp như trở hồn người đọc nhớ đến những trưa đồng quê, nhớ những thứ thân thuộc, tình thương mến dạt dào, những người nông dân hiền như đất, quanh năm dãi nắng dầm sương, vất vả sớm trưa. Cuộc sống cơ cực không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ.
– Năm từ “đâu” xuất hiện trong mười câu thơ gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài, Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù. Phép lặp từ khiến toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù. Ở đây bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu lặng lẽ soi bóng xuống dòng Hương Giang hững hờ.
Câu 3. Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
– Phần 1 (Từ đầu đến “thiệt thà”): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
– Phần 2 (Tiếp theo đến “ngát trời”): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
– Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.
→ Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện: Nhớ đồng đã thể hiện nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ, tiếp đó là sự nhớ thương cuộc sống và cao hơn là nỗi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại. Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.
Câu 4. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
Trả lời:
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ, nhớ quê hương, nhớ cuộc sống tự do, khát vọng của thi sĩ muốn thoát ra bên ngoài bởi đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc đại chiến lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ. Thực dân Pháp quay trở lại đàn áp ở Đông Dương. Cuối tháng 4 năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Bài thơ “Nhớ đồng” được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Bài thơ thuộc phần “Xiềng xích” của tập thơ “Từ ấy”.
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?
Trả lời:
– Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
– Hình thức nghệ thuật được thể hiện: Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc. Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng. Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.
Câu 6. Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?
Trả lời:
– Thông điệp tác giả gửi gắm: Cống hiến và thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương.
Câu 7. Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gọi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?
Trả lời:
– Cảnh sắc được gợi tả trong Nhớ đồng hiện lên thật dung dị, thân thương, một chốn thôn quê yên ả. Nơi ấy gợi cảm giác thanh bình. Con người là chủ thể với nét chân quê, gần gũi, mến thương. Họ là những con người yêu lao động, thiết tha cuộc sống.
– Tác dụng: Những hình ảnh này giúp người đọc hiểu đúng nội dung tác phẩm, nắm được mạch cảm xúc, tư tưởng người viết và hiểu thêm về con người của nhà thơ Tố Hữu.
Bài soạn "Nhớ đồng" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
Đề bài: Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ “Nhớ đồng” ?
Bài tham khảo 1:
Đó là tâm trạng hoàn toàn hợp lý, khi con người bị bủa vây bởi nỗi cô đơn, sự vắng lặng thì càng khắc khoải nhớ về người thân yêu, đặc biệt là người mẹ như muốn tìm một chốn chở che, để được vỗ về yêu thương. Thú vị hơn là trong khổ thơ này, ta gặp nỗi niềm từng cất lên trong Thơ Mới “Chao ôi mong nhớ, ôi mong nhớ – Một cánh chim thu lạc cuối ngàn” (Chế Lan Viên). Quả thật, thơ Tố Hữu “thoát thai từ Thơ Mới” nhưng tinh thần thì hoàn toàn khác. Nỗi nhớ sau tiếng than “chao ôi…” của nhà thơ là “mẹ già xa đơn chiếc” rất cụ thể, rất đời thường và tạo cảm giác gần gũi thân thiết chứ không phải là một bóng hình tan biến vụt bay vào hư vô như câu thơ của họ Chế! Mẹ ở đây còn là quê hương, là những gì thiêng liêng nhất, sâu thẳm nhất bền chặt nhất của đời người. Câu thơ còn làm ta hiểu sâu sắc về tâm hồn người cộng sản. Để rồi từ mẹ quê, nhà thơ lại nhớ về những người “chất phác”, “thật thà” mang theo hồn quê, tình quê hương đất nước. Những hình ảnh thật cảm động ấy không còn thuộc về thế giới ngoại cảnh mà đã thật sự thành máu thịt, tâm hồn nhà thơ, Để rồi, chính những tình cảm ấy những con người ấy đem lại cho nhà thơ nguồn sức mạnh, sự tỉnh táo nhìn lại chính mình, khẳng định một sự chọn lựa dứt khoát và đúng đắn. Bài thơ Nhớ đồng mang theo âm hưởng của một điệp khúc tâm trạng da diết nhớ thương con người và cuộc sống, làm nên những cung bậc trạng thái tình cảm của nhân vật trữ tình phong phú đa dạng. Thực chất của “nhớ đồng” là nhớ những mối dây liên hệ với cuộc đời, là lời tự nhắc nhở động viên mình của nhà thơ, trong hoàn cảnh lao tù. Giọng thơ khắc khoải, thấm đượm những ân tình sâu nặng của con người hiểu rõ và yêu mến đất nước, nhân dân, khao khát tự do. Chính cuộc sống giản dị, con người chất phác đã đem lại cho nhà thơ sức mạnh tinh thần, lạc quan trước hoàn cảnh, vững vàng trong thử thách đầu đời. Cái đáng quý nhất là chất trẻ trung, tươi mới của hồn thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn cách mạng, lí trí và tình cảm hòa quyện giúp ta hiểu thêm vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, tiêu biểu cho tinh thần của những chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi.
Bài tham khảo 2:
Nhớ đồng là một tâm trạng khá chân thực và trọn vẹn với những diễn biến tự nhiên, liền mạch. Nỗi nhớ bắt đầu dâng lên khi nghe thấy tiếng hò. Tiếng hò gợi dậy tất cả những gì của thế giới đồng quê bên ngoài. Đầu tiên là nhớ những cảnh sắc, rồi nhớ đến những bóng dáng con người: từ những người lao khổ trên đồng đến hình bóng thân yêu nhất là người mẹ già nua đơn chiếc. Rồi nhớ về chính mình những ngày chưa bị giam cầm, tóc đang được tung hoành trong bầu trời tự do bát ngát. Cuối cùng khi trở lại với thực tại bị giam cầm, trong lòng tác giả trĩu nặng một nỗi nhớ triền miên.
Nỗi nhớ bắt đầu từ hiện tại đi ngược về quá khứ rồi cuối cùng lại trở về hiện tại; từ thực tại giam cầm ngược về thuở tự do rồi lại trở về với thực tế giam cầm. Nó không chỉ có nhớ nhung mà còn tràn ngập xót thương, không chỉ có buồn rầu thương nhớ cuộc đời mà còn cháy bỏng niềm khao khát tự do. Và quan trọng hơn, bên dưới tâm trạng ây là một nỗi bất bình, phẫn uất với thực tại.
Bài thơ mang tên Nhớ đồng nhưng cảm xúc và hình ảnh không dừng lại ở nỗi nhớ đồng, mà đó còn là sự nhớ thương cuộc sống, nỗi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.
Bài tham khảo 3:
Nỗi nhớ được đánh thức từ một “tiếng hò đưa hố não nùng“. Tiếng hò gợi dậy thế giới đồng quê bên ngoài từ cảnh sắc đến những dáng hình quen thuộc. Rồi nhớ về những ngày còn được thỏa sức hoạt động cho cách mạng, cuối cùng lại trở lại thực tại đau thương của cảnh nhà tù và khát vọng muốn được tự do, được cống hiến. Cả bài thơ thấm đượm nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi; khiến độc giả thêm cảm phục hình ảnh người chiến sĩ cách mạng – nhà thơ Tố Hữu.
Bài tham khảo 4:
Qua bài thơ "Nhớ đồng" người đọc không chỉ cảm nhận được một tình yêu quê hương tha thiết của Tố Hữu mà còn thấy hiện lên một người chiến sĩ cộng sản yêu lý tưởng cách mạng, yêu đất nước và khát vọng tự do hành động, hy sinh vì Tổ quốc.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .