Top 6 Bài soạn "Đề đền Sầm Nghi Đống" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

62

Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm "Đề đền Sầm Nghi Đống" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo ) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đề đền Sầm Nghi Đống" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 1

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 102 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ như thế nào?

Trả lời:

- Khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ thành kính, trang nghiêm, ăn mặc kín đáo.

* Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận: Em hiểu thế nào về câu thơ cuối?

- Câu thơ châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính:

Bài thơ là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ "bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các "sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.


Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống. Đó là thái độ gì? Dựa vào cước chú, giải thích nguyên nhân của thái độ ấy.

Trả lời:

– Từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống: ghé mắt trông ngang, kìa, cheo leo => Những từ ngữ, hình ảnh này đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng cần có của một ngôi đền, thể hiện thái độ của tác giả là: bất kính, xem thường và giễu cợt đối với kẻ xâm lược thất bại.

- Nguyên nhân của thái độ này: Sầm Nghi Đống là tướng theo Tôn Sĩ Nghị sang chiếm đóng thủ đô Đông Kinh (Thăng Long), giữ chức Thái thú, được giao trấn thủ đồn Ngọc Hồi. Sau khi Vua Quang Trung triệt phá đồn Ngọc Hồi vào tháng Giêng năm 1789, quân Thanh tan tác, Sầm Nghi Đống đành tự vẫn. Sau này, khi việc bang giao trở lại bình thường, Vua Quang Trung cho phép Hoa kiều ở Hà Nội lập đền thờ. Tuy nhiên, theo tác giả bài thơ, viên tướng bại trận này không xứng đáng được thờ trong đền.


Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì trong quan niệm của nhà thơ về “sự anh hùng”

Trả lời:

– Giả định được nêu trong hai câu thơ cuối: Nếu nhà thơ đổi phận làm trai được thì sự nghiệp anh hùng không ít ỏi, thất bại như Sầm Nghi Đống

– Giả định góp phần cho thấy, Hồ Xuân Hương tuy có mặc cảm thân phận nhưng không chịu an phận, có khát vọng lập nên sự nghiệp vẻ vang như đấng nam nhi. Bên cạnh đó, giả định này cũng bộc lộ sự coi thường đối với sự nghiệp của viên tướng bại trận Sầm Nghi Đống.


Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?

Trả lời:

- Thủ pháp trào phúng được sử dụng là thủ pháp nói giễu, thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh như: ghé mắt trông ngang, kìa, cheo leo, đây, há bấy nhiêu…

- Tác dụng: Thủ pháp này góp phần bộc lộ thái độ xem thường, giễu cợt, mỉa mai của tác giả đối với Sầm Nghi Đống, đồng thời, bộc lộ cá tính, bản lĩnh và khát vọng thay đổi thân phận, lập nên sự nghiệp lẫy lừng với thân phận nữ nhi của Hồ Xuân Hương.


Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Chủ đề của bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

Trả lời:

- Chủ đề của VB: Thái độ bất kính, coi thường Sầm Nghi Đống, đồng thời thể hiện khát vọng bình đẳng nam – nữ của Hồ Xuân Hương.

- Căn cứ để xác định chủ đề: thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống thể hiện qua hai câu thơ đầu và giả định của tác giả qua hai câu thơ cuối, thủ pháp nói giễu.


Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 2 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Trả lời:

- Bài thơ gửi đến người đọc thông điệp: Phụ nữ có khả năng làm được nhiều việc không kém nam giới nếu được giải phóng khỏi các quy ước, ràng buộc của xã hội phong kiến, nam – nữ cần được bình đẳng để phụ nữ có cơ hội thể hiện tài năng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đề đền Sầm Nghi Đống" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 2

Chuẩn bị đọc

(trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ lễ phép, tôn trọng, kính nể


Trải nghiệm cùng VB

(trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em hiểu thế nào về câu thơ cuối?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Câu thơ cuối là lời khẳng định cho tầm vóc, tài năng, năng lực của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thái độ coi thường, khinh rẻ cho đấng nam nhi hèn nhát.


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống. Đó là thái độ gì? Dựa vào cước chú, lí giải nguyên nhân của thái độ ấy.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống: Ghé mắt, trông ngang, kìa, đứng cheo leo

Những ai được lập đền, dù là quân giặc, đều được coi là thần, để mọi người đến thắp hương cúng bái, cầu vọng. Nhưng Hồ Xuân Hương thì chỉ ghé mắt trông ngang. “Ghé mắt”, theo Từ điển Tiếng Việt, là nghiêng đầu và đưa mắt nhìn, chỉ thuần túy là động tác, không hàm ý kính trọng. “Ghé mắt trông ngang” chớ không phải trông lên, đã thể hiện một thái độ bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại. “Đền Thái thú đứng cheo leo” hẳn là đền xây trên gò, và người ta không dễ trông ngang. Rõ ràng Hồ Xuân Hương cố tình chọn một cái nhìn coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này. Chữ “cheo leo” là một từ đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ sụp xuống. Chữ “kìa” cũng hàm ý bất kính, bởi nó kèm theo các động tác chỉ trỏ, mà đối với các nơi đền đài linh thiêng người đến viếng không được nói ta, giơ tay chỉ trỏ như đối với đồ vật. Với hai câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền.


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì về nhà thơ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác giả đã nêu ta giả định “Ví đây đổi sự làm trai được” trong hai câu thơ cuối

Giả định đó góp phần bộc lộ: Cái ý nghĩa đối phận làm trai đã thể hiện cái mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến đàn áp đặt vào ý thức nhà thơ. Nhưng mặt khác, nó cũng thể hiện nhu cầu đổi phận, không chịu an phận của bà. Cái cách bà tự xưng là đây để đối lại với Sầm Nghi Đống là đấy, thì dù bà chưa đổi phận được, bà cũng đã rất coi thường vị nam nhi họ Sầm. Câu kết há bấy nhiêu có thể nghĩ rằng Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu.


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Thủ pháp trào phúng được sử dụng trong văn bản: nghệ thuật gây cười

Tác dụng: Khẳng định cá tính mạnh mẽ, tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, thái độ khinh bỉ tướng giặc ngang tàng thua trận, mang danh đấng nam nhi mà nhút nhát, hèn mọn khi tự thắt cổ tự tử. 


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Chủ đề của bài thơ là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Bài thơ là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bứt kinh” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Qua bài thơ chúng ta cần thể hiện thái độ trân trọng, ca ngợi tài năng của người phụ nữ, không nên tôn thờ những con người hèn mòn, bạc nhược.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đề đền Sầm Nghi Đống" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 3

CHUẨN BỊ ĐỌC

Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ như thế nào?

Trả lời:

Khi đến những ngôi đền người ta thường có thái độ tôn trọng, thành kính, lễ phép, trang nghiêm, ăn mặc kín đáo, tâm tư thành khẩn.


TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Suy luận: Em hiểu thế nào về câu thơ cuối?

Trả lời:

Câu thơ cuối châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc với thái độ coi thường, khinh rẻ, qua đó khẳng định tầm vóc, tài năng, năng lực của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.


SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Trả lời các câu hỏi trang 103 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống. Đó là thái độ gì? Dựa vào cước chú, giải thích nguyên nhân của thái độ ấy.

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống: ghé mắt, trông ngang, kìa, cheo leo, ví đây đổi phận làm trai được, anh hùng há bấy nhiêu... Đó là thái độ châm biếm, xem thường, giễu cợt, tác giả muốn châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc.

Nguyên nhân của thái độ này: Sầm Nghi Đống là tướng theo Tôn Sĩ Nghị sang chiếm đóng thủ đô Đông Kinh (Thăng Long), giữ chức Thái thú, được giao trấn thủ đồn Ngọc Hồi. Sau khi Vua Quang Trung triệt phá đồn Ngọc Hồi vào tháng Giêng năm 1789, quân Thanh tan tác, Sầm Nghi Đống đành tự vẫn. Sau này, khi việc bang giao trở lại bình thường, Vua Quang Trung cho phép Hoa kiều ở Hà Nội lập đền thờ. Tuy nhiên, theo tác giả bài thơ, viên tướng bại trận này không xứng đáng được thờ trong đền.


Câu 2: Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì trong quan niệm của nhà thơ về “sự anh hùng”

Trả lời:

- Trong hai câu thơ cuối, tác giả đã nêu giả định: Nếu nhà thơ đổi phận làm trai được thì sự nghiệp anh hùng không ít ỏi, thất bại như Sầm Nghi Đống.

- Giả định góp phần cho thấy, Hồ Xuân Hương tuy có mặc cảm thân phận nhưng không chịu an phận, có khát vọng lập nên sự nghiệp vẻ vang như đấng nam nhi. Bên cạnh đó, giả định này cũng bộc lộ sự coi thường đối với sự nghiệp của viên tướng bại trận Sầm Nghi Đống. Câu kết há bấy nhiêu có thể nghĩ rằng Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của Sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu.


Câu 3: Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?

Trả lời:

Thủ pháp trào phúng được sử dụng trong văn bản: nghệ thuật gây cười, nói giễu, thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh như: ghé mắt trông ngang, kìa, cheo leo, đây, há bấy nhiêu… Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần.

=> Tác dụng: Khẳng định cá tính mạnh mẽ, tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, thái độ khinh bỉ, giễu cợt, mỉa mai tên tướng giặc ngang tàng thua trận, mang danh đấng nam nhi mà nhút nhát, hèn mọn. Đồng thời cũng bộc lộ khát vọng thay đổi thân phận, lập nên sự nghiệp lẫy lừng với thân phận nữ nhi của Hồ Xuân Hương.


Câu 4: Chủ đề của bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ là khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.

Một số căn cứ:

- Thái độ "bất kính" của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống thể hiện qua hai câu thơ đầu

- Giả định của tác giả qua hai câu thơ cuối, thủ pháp nói giễu, thách thức “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh.

=> Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.


Câu 5: Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Trả lời:

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua bài thơ này là: Phụ nữ có khả năng làm được nhiều việc không kém nam giới nếu được giải phóng khỏi các quy ước, ràng buộc của xã hội phong kiến, nam - nữ cần được bình đẳng để phụ nữ có cơ hội thể hiện tài năng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đề đền Sầm Nghi Đống" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 4

Chuẩn bị đọc

Theo em, khi đến những ngôi đền người ta thường có những thái độ như thế nào?

Gợi ý:

Thái độ: thành kính, tôn trọng


Trải nghiệm cùng văn bản

Em hiểu thế nào về câu thơ cuối?

Gợi ý:

Câu thơ “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” là một câu hỏi tu từ, mỉa mai châm biếm cái chết nhục nhã, hèn nhát của Sầm Nghi Đồng.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống. Đó là thái độ gì? Dựa vào cước chú, giải thích nguyên thân của thái độ ấy.

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống là ghé mắt trông ngang, kìa, cheo leo. Những từ ngữ, hình ảnh này đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng cần có của một ngôi đền, thể hiện thái độ của tác giả là bất kính, xem thường và giễu cợt với kẻ xâm lược thất bại.

- Nguyên nhân: Sầm Nghi Đống là tướng giặc, theo Tôn Sĩ Nghị sang xâm lược, chiếm đóng kinh thành Thăng Long, giữ chức thái thú, được giao chấn thủ đồn Ngọc Hồi. Sau khi vua Quang Trung triệt phá đồn Ngọc Hồi (tháng Giêng năm 1978), Sầm Nghi Đống tự vẫn. Sau này, khi việc bang giao trở lại bình thường, vua Quang Trung cho phép Hoa kiều ở Hà Nội lập đền thờ. Tuy nhiên, theo tác giả bài thơ, viên tướng bại trận này không xứng đáng được thờ trong đền.


Câu 2. Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì trong quan niệm của nhà thơ về “sự anh hùng”.

- Giả định: nếu nhà thơ đổi phận làm trai thì sự nghiệp anh hùng không ít ỏi, thất bại như Sầm Nghi Đống.

- Giải định góp phần cho thấy, Hồ Xuân Hương tuy có mặc cảm thân phận nhưng không chịu an phận, có khát vọng lập nên sự nghiệp vẻ vang như đấng nam nhi. Bên cạnh đó, giả định này cũng bộc lộ sự coi thường, đối với sự nghiệp của viên tướng Sầm Nghi Đống.


Câu 3. Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?

Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần.

Đền Thái thú đứng "cheo leo" , đây là từ láy đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ ụp xuống. Câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền và thể hiện thái độ coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này.


Câu 4. Chủ đề của bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

Chủ đề bài thơ là khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.

Thái độ “bất kính’ của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.


Câu 5. Thông qua lời bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Bài thơ là một khái vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bất kính’ của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG TÁC PHẨM 

Câu hỏi 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Đề đền Sầm Nghi Đống

Bài giải:

- Giá trị nội dung: Bài thơ không những chỉ thể hiện một cách nhìn khinh rẻ một viên tướng xâm lược, mà còn nói lên một khát vọng của bản thân mình và phụ nữ nói chung về sự bình đẳng nam nữ.

- Giá trị nghệ thuật: Đề đền Sầm Nghi Đống là một bài thơ độc dáo không chỉ vì giá trị tư tưởng và cách đặt vấn dề táo bạo của nó, mà còn vì một nghệ thuật thơ xuất sắc… Bài thơ đúng là của “bà chúa thơ Nôm”. Cách sử dụng từ thuần Việt, sắc sảo, sinh động, có sức gợi tả sâu sắc, kết cấu chặt chẽ, đầy kịch tính, gây nhiều hứng thú cho người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đề đền Sầm Nghi Đống" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống

- Hồ Xuân Hương (?-?)

- Sống khoảng cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX

- Quê quán: Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An.

- Là người nổi tiếng với những sáng tác thơ bằng chữ Nôm. Tổng cộng 50 bài.

- Chủ đề: Bênh vực, đề cao phụ nữ và để kích thói đạo đức giả của quan lại vua chúa.

= > Được ví là Bà chúa thơ Nôm.


II. Tìm hiểu tác phẩm Đề đền Sầm Nghi Đốn

Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Đồn Khương Thượng bị tiêu diệt, tướng giặc Sầm Nghi Đống thất trận, khiếp đảm đã thắt cổ chết thảm hại, Hàng vạn giặc bị giết: “Một trận rồng lửa giặc tan tành” (Ngô Ngọc Du). Mấy chục năm sau, Hồ Xuân Hương đi qua ngôi đền tên tướng giặc Sầm Nghi Đống do Hoa kiều dựng lên, tức cảnh làm bài thơ này.

Phương thức biểu đạt:

Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

Bố cục bài Đề đền Sầm Nghi Đống

Bố cục:2 phần

- Phần 1 (2 câu đầu): Thái độ của tác giả với ngôi đền quan Thái thú

- Phần 2 (2 câu cuối): Khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng của tác giả

Giá trị nội dung:

- Khẳng định tài năng của người phụ nữ.

-Đả kích đền 1 vị thần xâm lược bại trận-bất tài vô dụng.

Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hoá cao độ từ giọng điệu, ngôn từ đến ý thơ. Cách nhìn, cách tả, cách so sánh và suy nghĩ cho thấy một lối nói trào phúng, sắc nhọn. Bài thơ đa nghĩa, hóm hỉnh, sâu sắc.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đề đền Sầm Nghi Đống

Đặc trưng của thể loại thơ trào phúng trong bài thơ

- Bố cục, mạch cảm xúc:

+ Hai câu thơ đầu: Thái độ của nhà thơ khi ghé thăm đền thờ Sầm Nghi Đống → Chế giễu, dè bỉu, coi thường

+ Hai câu cuối: Khẳng định vai trò của người phụ nữ → Thể hiện sự tự hào, và một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.

- Các hình ảnh, từ ngữ, đặc sắc: ghé mắt, kìa, đứng cheo leo. Cách xưng hô: Đây: Thể hiện sự tự tôn, ý thức về giá trị bản thân.

- Thủ pháp trào phúng: Cách nói giễu nhại để gây ra tạo ra tiếng cười.

- Tiếng cười trào phúng: (cười người): Thái độ xem thường, giễu cợt, mỉa mai đối với Sầm Nghi Đống, đồng thời bộ lộ cá tính, bản lính khát vọng muốn thai đổi thân phận, lập nên sự nghiệp lẫy lừng vẻ vang cho phận nữ nhi của Hồ Xuân Hương.


Thái độ của tác giả

2.1 Hai câu thơ đầu: Thái độ của nhà thơ khi ghé thăm đền thờ Sầm Nghi Đống

- Từ ngữ, hình ảnh: ghé mắt, kìa, đứng cheo leo à động từ, đại từ, từ láy gợi hình.

Thái độ: Ngạo mạn, nhìn nghiêng-liếc qua, tay chỏ

- Ngắt nhịp: 1/3/3 + “kìa”: Thái độ ngạc nhiên

- Hình tượng đền độc đáo: hiện lên sự thảm hại của tên tên bại trận dưới con mắt nữ sĩ họ Hồ.

→Thái độ giễu cợt, coi thường, dẻ bỉu tên tướng bại trận Sầm Nghi Đống.


2.2 Hai câu cuối: Khẳng định vai trò của người phụ nữ

- Cách xưng hô: “Đây” Ngang hàng với đấy – Sầm Nghi Đống à Ý thức rõ về giá trị của mình, thái độ mỉa mai, xem thường tên tướng giặc.

- Từ ngữ hình ảnh thơ đặc sắc: “Đổi phận làm trai được”, “há bấy nhiêu”: Lời khẳng định, tuyên bố tài năng của người phụ nữ không hề thua kém đấng nam nhi.

→ Âm hưởng bài thơ là khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đề đền Sầm Nghi Đống" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 6

Phân tích bài thơ:


Đề thơ là một phong tục của Trung Quốc xưa, đến đời Đường đã rất thịnh hành. Khách du sơn ngoạn thủy, thăm thú thắng cảnh đền đài, hứng làm thơ, vung bút đề thơ để lưu bút tích và bày tỏ cảm xúc, chí khí của mình. Ta đã biết tương truyền bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Liệu để ở lầu Hoàng Hạc đã làm thơ tiên Lý Bạch bối rối. Hoặc Đề Đô thánh nam trang của Thôi Hộ đề trên cánh của một trang văn vắng bóng người đẹp. Ở nước ta, tục này cũng thịnh hành, trên nhiều hang động đẹp đều lưu bút tích thi nhân.


Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ phóng khoáng, thích thăm thú, du ngoạn, cũng thường vung bút đề thơ. Đây là trường hợp hiếm có đối với một người phụ nữ trong xa hội phong kiến. Bài thơ đề nơi nào phải đúng với tình cảm, sự tích nơi đó, xem như cảm nghĩ về nơi được đề.


Sầm Nghi Đống là thái thú đất Diễn Châu, Trung Quốc, tùy tướng của Tôn Sĩ Nghị trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1789. Ông được giao giữ đồn Khương Thượng, Đống Đa. Khi bị quân Tây Sơn đánh, ông không chống cự được nên đã thắt cổ tự tử. Để giữ mối quan hệ bang giao hai nước, Quang Trung cho người Hoa lập miếu thờ Sầm Nghi Đống tại phía sau phố Hàng Buồm ngày nay. Theo sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thì ghi chú có hơi khác: Đống được giao trấn thủ Ngọc Hồi, đồn Ngọc Hồi thất thủ, Đống tự tử. Về sau có đền thờ ở gò láng Ngọc Hồi. Nhân một dịp đi qua, Hồ Xuân Hương đã làm bài thơ này.


Mở đầu bài thơ, Hồ Xuân Hương đã biểu thị một cái nhìn thiếu trân trọng đối với ngôi đền:

Ghé mát trong ngang thấy bảng treo

Kìa đền thái thú đứng cheo leo


Những ai được lập đền, dù là quân giặc, đều được coi là thần, đề mọi người đến thắp hương cúng bái, cầu vọng. Nhưng Hồ Xuân Hương thì chỉ ghé mắt trông ngang. Ghé mắt, theo Từ điển Tiếng Việt, là nghiêng đầu và đưa mắt nhìn, chỉ thuần tuý là động tác, không hàm ý kính trọng. Ghé mắt trông ngang chớ không phải trông lên, đã thể hiện một thái độ bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại. Đền Thái thú đứng cheo leo hẳn là đền xây trên gò, và người ta không dễ trông ngang.


Rõ ràng Hồ Xuân Hương cố tình chọn một cái nhìn coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này. Chữ cheo leo là một từ đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ ụp xuống. Chữ kìa cũng hàm ý bất kính, bởi nó kèm theo các động tác chỉ trỏ, mà đối với các nơi đền đài linh thiêng người đến viếng không được nói to, giơ tay chỉ trỏ như đối với đồ vật. Với hai câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền.

Hồ Xuân Hương không chỉ nhìn ngang chỉ trỏ trước một ngôi đền, bà lại còn tự ví mình, so sánh mình với người được thờ nữa:


Ví đây đổi phận làm trai được

Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu


Cái ý nghĩa đổi phận làm trai đã thể hiện cái mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến đã áp đặt vào ý thức nhà thơ. Nhưng mặt khác, nó cũng thế hiện nhu cầu đổi phận, không chịu an phận của bà. Cái cách bà tự xưng là đây để đổi lại với Sầm Nghi Đống là đấy, thì dù bà chưa đổi phận được, bà cũng đã rất coi thường vị nam nhi họ sầm.


Câu kết há bấy nhiêu có thể nghĩ rằng Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu: Sự nghiệp của ông có bấy nhiêu thôi ư, nó quá ít đối với một đấng nam nhi đấy!


Bài thơ là một khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ “bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các "sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .