Top 6 Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

667

Văn bản "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất" được in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (CB), NXB Văn hóa thông tin, 2002, Tục ngữ ca dao...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất" - mẫu 1

I. Tác giả văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Dân gian


II. Tìm hiểu tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Thể loại:

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất thuộc thể loại tục ngữ


Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất được in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (CB), NXB Văn hóa thông tin, 2002, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016


Phương thức biểu đạt: 

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất có phương thức biểu đạt là biểu cảm


4. Tóm tắt văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất. Chúng ta cần ghi nhớ sự quan trọng của đất, của phân bón khi trồng lúa, thời tiết, nên gieo mạ, trồng khoai ở ruộng nào, … để lao động sản xuất thu được kết quả tốt.


Bố cục bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất có bố cục gồm 6 phần:

- Phần 1: Câu tục ngữ số 1

- Phần 2: Câu tục ngữ số 2

- Phần 3: Câu tục ngữ số 3

- Phần 4: Câu tục ngữ số 4

- Phần 5: Câu tục ngữ số 5

- Phần 6: Câu tục ngữ số 6


Giá trị nội dung: 

- Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất


Giá trị nghệ thuật: 

- Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Câu tục ngữ số 1:

“Tấc đất tấc vàng”

- Giải thích:

+ “tấc” là đơn vị đo lường người xưa thường sử dụng.

+ “đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất

+ “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao.

→ So sánh “tấc đất” với “tấc vàng” để thấy được tầm quan trọng của đất đai. 

Từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.


Câu tục ngữ số 2:

“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”

- Nghĩa đen: 

+ Con người được mọi người cho là đẹp khi trên mình khoác vào chiếc áo được may từ tấm lụa đắt tiền, sang trọng. 

+ “Lúa tốt vì phân”, nhờ có phân bón mà lúa mới tốt. Trồng lúa thì không thể thiếu phân bón, phân bón góp một phần lớn giúp cho việc thu hoạch mùa màng bội thu.

- Nghĩa bóng: 

+ Câu tục ngữ tuy muốn nói về cái đẹp ngoại hình của con người nhưng lại chú trọng việc đề cao cách ăn mặc. 

+ Cách ăn mặc tạo nên vẻ đẹp bề ngoài hào nhoáng hay trang nghiêm, hoặc giản dị nhưng tựu chung lại đều nói về cái đẹp ngoại hình.

→ Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp…Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết là rất quan trọng.


Câu tục ngữ số 3:

“Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”

- Giải thích: 

+ Nhai kĩ no lâu: Nhai kĩ thì thức ăn sẽ tạo thành các viên nhỏ, làm tăng lượng thức ăn đưa xuống dạ dày nên no lâu. 

+ Cày sâu tốt lúa:Cày sâu thì đất được xới kĩ, tốt cho lúa

→ Câu tục ngữ trên đúc kết kinh nghiệm là: Trong cuộc sống này, con người dù làm việc gì, cũng phải làm thật cẩn thận, làm kỹ càng để công việc thu lại được tốt đẹp. Và làm gì ta cũng phải nghĩ đến hậu quả, để từ đó suy xét mà làm cho tốt. 


Câu tục ngữ số 4:

“Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”

- Giải thích:

+ Ruộng lạ: ruộng trồng đổi vụ, vụ này trồng lúa thì vụ sau trồng khoai và ngược lại 

+ Ruộng quen: ruộng không đổi vụ, quanh năm chỉ để gieo mạ

→ Câu tục ngữ trên chỉ một kinh nghiệm trồng trọt: khoai trồng ruộng lạ mới tốt, nhưng mạ thì phải gieo ở ruộng quen mới tốt. Nếu gieo cây đúng mùa vụ, biết đặc tính của cây thì năng suất của nó tốt hơn, người nông dân sẽ có mùa màng bội thu .

Câu tục ngữ số 5:

“ Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất”

- Giải thích:

+ “mưa tháng Ba hoa đất”: thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu

+ “Mưa tháng Tư hư đất” : đến tháng tư cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

→ Câu tục ngữ này là kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại: Tháng ba nắng hạn, nếu có mưa sẽ làm cho ruộng đồng được tươi tốt mùa màng bội thu. Còn tháng 4 là thời kỳ thu hoạch nếu mưa nhiều quá sẽ làm cho cây cối ngập úng chết hết.


Câu tục ngữ số 6:

“Lúa chiêm nép ở đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”

- Giải thích: Sấm và những trận mưa đầu mùa hè đem lại cho lúa chiêm nhiều đạm và nước. Vì vậy lúa sẽ tốt lên nhanh chóng, trổ bông đều.

→ Câu tục ngữ này là kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại: Lúa sẽ phát triển tốt nhờ sấm và những trận mưa đầu hè


* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?

Trả lời:

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố:

- Đất đai

- Khí hậu

- Giống cây trồng


* Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận: “Hoa đất” trong câu 5 được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Hoa đất được hiểu là đất tốt tươi, màu mỡ.


Nội dung chính: Đưa ra những kinh nghiệm dân gian trong lao động sản xuất thông qua các câu tục ngữ.


* Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên.

Trả lời:

Dựa vào các đặc điểm của tục ngữ:

- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ)

- Có nhịp điệu, hình ảnh.

- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng.

- Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày. Có nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.


Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5.

Trả lời:

Câu - Số chữ - Số dòng - Số vế

1 - 4 - 1 - 2

2 - 8 - 1 - 2

3 - 8 - 1 - 2

4 - 6 - 1 - 2

5 - 10 - 1 - 2


Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.

Trả lời:

Câu - Cặp vần

2 Lụa - lúa

3 Lâu - sâu

4 Lạ - mạ

6 Hư - hoa

6N ép - lên

Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ là giúp câu có nhịp điệu, liền mạch hơn.


Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 có gì khác biệt so với các câu 2,3,4,5 ?

Trả lời:

Hai câu tục ngữ số 1 và số 6 không có sự đối xứng rõ ràng giữa các vế so với các câu 2,3,4,5.


Câu 5 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này?

Trả lời:

Ngày xưa, một năm nhân dân ta chỉ làm hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa (vụ mười) . Tháng ba nắng hạn, ruộng đồng khô cạn, khi lúa đang trổ đòng đòng. Mưa tháng ba đối với nhà nông là ‘cơn mưa vàng’ làm cho lúa tốt bời bời, bội thu. Trái lại, trong tháng tư, lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch, nếu mưa nhiều sẽ gây nhiều thiệt hại lớn cho nhà nông


Câu 6 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.

Trả lời:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6: nhân hóa.

Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó: câu tục ngữ hay, sinh động và dễ hình dung hơn với người đọc. Kinh nghiệm được truyền tải sáng tạo, lúa chiêm khi sấm sẽ trổ đòng rất nhanh.


Câu 7 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì đối với lao động sản xuất?

Trả lời:

Các câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm trong lao động sản xuất, từ đó giúp người dân có thể sản xuất hiệu quả hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất" - mẫu 2

Nội dung chính

Những câu tục ngữ về lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

Chuẩn bị đọc

(Trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức bản thân, trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố: thời tiết, khí hậu, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ,...


Trải nghiệm cùng VB

(trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2

 “Hoa đất” trong câu 5 được hiểu như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc câu 5, giải thích từ “hoa đất”

Lời giải chi tiết:

“Hoa đất” trong câu 5 được hiểu: “Hoa đất” chính là những gì tinh túy, đẹp đẽ, quý giá nhất được kết tinh từ trời đất, mạch nguồn của sự sống.


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn và hiểu biết bản thân, tìm đặc điểm của tục ngữ.

Lời giải chi tiết:

Các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên là:

- Nội dung: Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất.

- Hình thức:

+ Câu ngắn gọn, hàm súc, cô đọng.

+ Có nhịp điệu, hình ảnh

+ Có hiệp vần trong các câu.

+ Mang tính đa nghĩa.


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5.

Phương pháp giải:

Đọc lại các câu tục ngữ và xác định theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Câu - Số chữ - Số dòng - Số vế

1 - 4 - 1 - 2

2 - 8 - 1 - 2

3 - 8 - 1 - 2

4 - 6 - 1 - 2

5 - 10 - 1 - 2


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm các cặp vần, sau đó nhận xét tác dụng của vần.

Lời giải chi tiết:

Câu Cặp vần

Loại vần

Lụa – lúa

Vần sát

Lâu – sâu

Vần cách

Lạ - mạ

Vần sát

Tư – hư

Vần sát

Bờ - cờ

Vần cách

=> Tác dụng: Giúp cho các câu tục ngữ, có vần có nhịp điệu, hòa hòa về âm thanh hơn. Khi đọc sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, hợp lý.


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4: (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và  6 có gì khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5?

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào sự quan sát của bản thân.

Đồng thời nhớ lại đặc điểm của thơ lục bát để từ đó rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và  6 khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5 là:

Số lượng chữ ở câu tục ngữ số 1 rất ít, chỉ gồm bốn chữ còn câu tục ngữ số 6 là câu lục bát, nhiều hơn so với những câu còn lại.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm là: Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ, tháng 3 thường trời sẽ rất khô hạn, hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng. Như vật, theo quan niệm dân gian, mưa tháng Ba tốt cho mùa màng còn mưa tháng Tư thì ngược lại.


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định biện pháp tu từ thường được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.

Phương pháp giải:

Đọc câu tục ngữ số 6, xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ Nhân hóa: “nép”, “phất cờ”

- Tác dụng: Nhân hóa sự vật “lúa chiêm” cũng có những hành động, cử chỉ giống con người. Khiến cho câu thơ, hình ảnh thơ trở nên gần gũi, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Khiến cho sự vật trở nên thân thuộc, gần gũi với con người hơn.


Suy ngẫm và phản hồi 7

Câu 7 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì?  Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Các câu tục ngữ cùng nói về nội dung: những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Các câu tục ngữ trên có ý nghĩa đối với lao động sản xuất:

- Giải thích hiện tượng và dự báo về những kinh nghiệm, bài học quý báu trong quá trình lao động sản xuất. Từ đó người nông dân làm việc hiệu quả tạo nên sản phẩm chất lượng, mang đến nguồn kinh tế ổn định cho gia đình.

- Giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất" - mẫu 3

I. Tác giả

- Tác giả dân gian


II. Tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Thể loại: tục ngữ

Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính chủ biên


Phương pháp biểu đạt: nghị luận


Tóm tắt Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

- Các câu tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết từ dân gian về nghề trồng trọt của người nông dân


Bố cục tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

- Phần 1: câu 1: tầm quan trọng của đất

- Phần 2: câu 2, câu 3 :kinh nghiệm trồng lúa

- Phần 3: câu 3: kinh nghiệm trồng khoai

- Phần 4: câu 4: kinh nghiệm mùa vụ

- Phần 5: còn lại: kinh nghiệm trồng lúa


Giá trị nội dung tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

- Kinh nghiệm dân gian về trồng trọt


Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Hình thức và nội dung đối xứng với nhau


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

  • Câu tục ngữ số 1

- Tấc đất, tấc vàng

- Tấc” là đơn vị đo lường của ông bà ta khoảng bằng 1 gam tay

+ “đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất

+ “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao.

→ Tấc đất, tấc vàng nói về sự quý hiếm của đất đai. Từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

  • Câu tục ngữ số 2

- Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân

+ Lụa là một mảnh vải đẹp khi mặc lên tôn lên vẻ đẹp của con người

+ Phân là thức ăn của cây lúa có chưa nhiều dưỡng chất để cây phát triển, sinh trưởng tốt

→ Phân được so sánh với lụa để cho thấy mức độ cần thiết, không thể thiếu

  • Câu tục ngữ số 3

- Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

+ Nhai kỹ thì có thể hút được nhiều dinh dưỡng từ thức ăn

+ Những dưỡng chất này nuôi cơ thể, ruột hấp thụ được nhiều

+ Cày sâu, bừa kỹ thì đất sẽ tươi xốp, nhiều dưỡng chất nuôi lúa

  • Câu tục ngữ số 4

- Khoai ruộng lạ,mạ ruộng quen na

- Ruộng lạ là chỉ việc luân canh

+ Khoai trồng ruộng lạ thì mới tốt

+ Còn lúa muốn tươi tốt phải trồng ruộng quen

  • Câu tục ngữ số 5

- Mưa tháng tư hư đất, mưa tháng ba hoa đất

- Mưa tháng ba nhiều, lớn làm hư đất hoa màu bị thiệt hại

- Mưa tháng 4 làm cho cây cối tươi tốt, nảy nở

  • Câu tục ngữ số 6

- Lúa chiêm núp ở đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm,phất cờ mà lên

- Lúa chiêm là vụ lúa vào tháng 5

- Sấm và mưa đầu mùa đem lại đạm và nước cung cấp cho lúa chiêm tươi tốt


Chuẩn bị đọc

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?

Gợi ý:

Những yếu tố như: thời tiết, mùa vụ, giống cây trồng/vật nuôi…


Trải nghiệm cùng văn bản

“Hoa đất” trong câu 5 được hiểu như thế nào?

Gợi ý:

“Hoa đất” có thể được hiểu là đất đai tươi tốt, màu mỡ.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên.

  • Nội dung: Thể hiện những kinh nghiệm về lao động sản xuất.
  • Hình thức: ngắn gọn, hàm súc.

Câu 2. Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5.

Câu - Số chữ - Số dòng - Số vế

1 - 4 - 1 - 2

2 - 8 - 1 - 2

3 - 8 - 1 - 2

4 - 6 - 1 - 2

5 - 10 - 1 - 2


Câu 3. Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.

  • Câu 2: vần lưng (lụa - lúa)
  • Câu 3: vần cách (lâu - sâu)
  • Câu 4: vần lưng (lạ - mạ)
  • Câu 5: vần lưng (Tư - hưa)
  • Câu 6: vần cách (bờ - cờ)

=> Nhận xét: Tạo ra nhịp điệu, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ thuộc dễ nhớ.


Câu 4. Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 có gì khác biệt so với các câu 2, 3, 4, 5?

  • Câu số 1 có bốn chữ, một vế
  • Câu số 6 có mười bốn chữ, ba vế và viết theo thể thơ lục bát.

Câu 5. Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này?

Thông điệp: Vào tháng ba, mưa ít giúp cho đất đai màu mỡ. Đến tháng tư bước vào mùa mưa, mưa nhiều khiến đất đai không tốt. Từ đó, người nông dân cần phải chọn thời gian phù hợp để trồng trọt.


Câu 6. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.

  • Biện pháp tu từ: nhân hóa.
  • Tác dụng: Sự vật trong câu tục ngữ trở nên gần gũi và sinh động hơn, từ đó giúp người đọc hiểu rõ ý nghĩa được gửi gắm.

Câu 7. Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.

Các câu tục ngữ trên đều nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Nhờ các câu tục ngữ này, người nông dân có thể vận dụng vào trong hoạt động sản xuất, có phương án ứng phó kịp thời…

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất" - mẫu 4

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

  1. Tắc đất tấc vàng.
  2. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
  3. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
  4. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. 
  5. Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất. 
  6. Lúa chiêm nép ở đầu bờ, 

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

(In trang Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kinh (CB), NXB Văn hoá Thông tin, 2002;

Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016)


Tóm tắt Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Mẫu 1:

Các câu tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết từ dân gian về nghề trồng trọt của người nông dân. Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất: tầm quan trọng của đất đai, tầm quan trọng của phân bón khi trồng lúa, khuyên ta làm việc gì cũng cần cẩn thận, kinh nghiệm trồng khoai, gieo mạ. Rồi tháng ba nắng hạn, nếu có mưa sẽ làm cho ruộng đồng được tươi tốt mùa màng bội thu, tháng 4 là thời kỳ thu hoạch nếu mưa nhiều quá sẽ làm cho cây cối ngập úng chết hết và đúc kết về sấm và mưa đầu mùa hè giúp lúa phát triển tốt.  Chúng ta cần ghi nhớ sự quan trọng của đất, của phân bón khi trồng lúa, thời tiết, nên gieo mạ, trồng khoai ở ruộng nào, … để lao động sản xuất thu được kết quả tốt.


Mẫu 2:

Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất: tầm quan trọng của đất đai, tầm quan trọng của phân bón khi trồng lúa, khuyên ta làm việc gì cũng cần cẩn thận, kinh nghiệm trồng khoai, gieo mạ. Ý nghĩa Câu số 1 nói về tầm quan trọng của đất đai. Ý nghĩa Câu số 2 khuyên chúng ta về: Trồng lúa thì không thể thiếu phân bón, phân bón góp một phần lớn giúp cho việc thu hoạch mùa màng bội thu. Ý nghĩa Câu số 3 khuyên ta làm thật cẩn thận, làm kỹ càng để công việc thu lại được tốt đẹp. Ý nghĩa Câu số 4 chỉ về kinh nghiệm trồng khoai, gieo mạ. Ý nghĩa Câu số 5 nói về tháng ba nắng hạn, nếu có mưa sẽ làm cho ruộng đồng được tươi tốt mùa màng bội thu. Còn tháng 4 là thời kỳ thu hoạch nếu mưa nhiều quá sẽ làm cho cây cối ngập úng chết hết. Câu số 6 đúc kết: Sấm và những trận mưa đầu mùa hè đem lại cho lúa chiêm nhiều đạm và nước, lúa sẽ tốt lên.


Giá trị nội dung Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Những câu tục ngữ về lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.


Chuẩn bị đọc

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?

Trả lời:

Theo em, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố: chọn giống, các yếu tố ảnh hưởng: thời tiết, ánh sáng, các chất dinh dưỡng,...


Trải nghiệm cùng văn bản

"Hoa đất" trong câu 5 được hiểu như thế nào?

Trả lời: 

"Hoa đất": mưa ở thời điểm này là tốt, rất có ích cho hoa màu.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên.

câu 2. Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5.

Câu 3. Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.

Câu 4. Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 có gì khác biệt so với các câu 2,3,4,5?

Câu 5. Dựa vào các từ ngữ "hoa đất" và "hư đất" trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này?

Câu 6. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.

Câu 7. Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.


Trả lời:

Câu 1. Các câu tục ngữ đều nói về những đúc rút từ thực tế của dân gian trong lao động sản xuất nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một kinh nghiệm.


Câu 2.

Câu - Số chữ - Số dòng - Số vế

1 - 4 - 1 - 2

2 - 8 - 1 - 2

3 - 8 - 1 - 2

4 - 6 - 1 - 2

5 - 10 - 1 - 2


Câu 3. Các cặp vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6 là:

  • Câu tục ngữ 2: vần lưng (lụa - lúa)
  • Câu tục ngữ 3: vần cách (lâu - sâu)
  • Câu tục ngữ 4: vần lưng (lạ - mạ)
  • Câu tục ngữ 5: vần lưng (Tư - hư)
  • Câu tục ngữ 6: vần cách (bờ - cờ)

Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ có nhịp điệu, có hình ảnh.


Câu 4.  Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 khác biệt so với các câu 2,3,4,5 ở điểm:

  • Câu tục ngữ số 1: 1 vế.
  • Câu tục ngữ số 6: 3 vế.

Câu 5. Dựa vào các từ ngữ "hoa đất" và "hư đất" trong câu tục ngữ số 5, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này là: Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ: thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng. Vì vậy, ông cha ta muốn gửi gắm thông điệp rằng nên biết chọn thời gian phù hợp để canh tác.


Câu 6. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 là: Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (lúa chiêm - nép - nghe - phất cờ) có tác dụng làm cho câu tục ngữ  thể hiện được cách nhìn của người xưa trước hiện tượng tự nhiên đầy sinh động.


Câu 7. Ông cha ta đã dựa trên kinh nghiệm quan sát và giải thích hiện tượng tự nhiên để đúc kết nên câu ca dao này, thể hiện cách nhìn của người xưa trước các hiện tượng tự nhiên. Qua đó, khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất" - mẫu 5

Chuẩn bị đọc

(Trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức bản thân, trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:


Trải nghiệm cùng VB

(trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2

 “Hoa đất” trong câu 5 được hiểu như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc câu 5, giải thích từ “hoa đất”

Lời giải chi tiết:

“Hoa đất” trong câu 5 được hiểu: “Hoa đất” chính là những gì tinh túy, đẹp đẽ, quý giá nhất được kết tinh từ trời đất, mạch nguồn của sự sống.


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn và hiểu biết bản thân, tìm đặc điểm của tục ngữ.

Lời giải chi tiết:

Các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên là:

– Nội dung: Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất.

– Hình thức:

+ Câu ngắn gọn, hàm súc, cô đọng.

+ Có nhịp điệu, hình ảnh

+ Có hiệp vần trong các câu.

+ Mang tính đa nghĩa.


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5.

Phương pháp giải:

Đọc lại các câu tục ngữ và xác định theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Câu - Số chữ - Số dòng - Số vế

1 - 4 - 1 - 2

2 - 8 - 1 - 2

3 - 8 - 1 - 2

4 - 6 - 1 - 2

5 - 10 - 1 - 2


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm các cặp vần, sau đó nhận xét tác dụng của vần.

Lời giải chi tiết:

Câu

Cặp vần

Loại vần

  1. Lụa – lúa

Vần sát

3.Lâu – sâu

Vần cách

4.Lạ – mạ

Vần sát

5.Tư – hư

Vần sát

6.Bờ – cờ

Vần cách

=> Tác dụng: Giúp cho các câu tục ngữ, có vần có nhịp điệu, hòa hòa về âm thanh hơn. Khi đọc sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, hợp lý.


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4: (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và  6 có gì khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5?

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào sự quan sát của bản thân.

Đồng thời nhớ lại đặc điểm của thơ lục bát để từ đó rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và  6 khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5 là:

Số lượng chữ ở câu tục ngữ số 1 rất ít, chỉ gồm bốn chữ còn câu tục ngữ số 6 là câu lục bát, nhiều hơn so với những câu còn lại.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm là: Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục ngữ, tháng 3 thường trời sẽ rất khô hạn, hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng. Như vật, theo quan niệm dân gian, mưa tháng Ba tốt cho mùa màng còn mưa tháng Tư thì ngược lại.


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định biện pháp tu từ thường được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.

Phương pháp giải:

Đọc câu tục ngữ số 6, xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

– Biện pháp tu từ Nhân hóa: “nép”, “phất cờ”

– Tác dụng: Nhân hóa sự vật “lúa chiêm” cũng có những hành động, cử chỉ giống con người. Khiến cho câu thơ, hình ảnh thơ trở nên gần gũi, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Khiến cho sự vật trở nên thân thuộc, gần gũi với con người hơn.


Suy ngẫm và phản hồi 7

Câu 7 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì?  Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Các câu tục ngữ cùng nói về nội dung: những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Các câu tục ngữ trên có ý nghĩa đối với lao động sản xuất:

– Giúp dự báo về tình hình thời tiết trong những thời kỳ khác nhau để có phương án xử lý kịp thời.

– Giải thích hiện tượng và dự báo về những kinh nghiệm, bài học quý báu trong quá trình lao động sản xuất. Từ đó người nông dân làm việc hiệu quả tạo nên sản phẩm chất lượng, mang đến nguồn kinh tế ổn định cho gia đình.

– Giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất" - mẫu 6

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Theo em, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố: chọn giống, các yếu tố ảnh hưởng: thời tiết, ánh sáng, các chất dinh dưỡng,...


* Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận: “Hoa đất” trong câu 5 được hiểu như thế nào?

Trả lời: 

"Hoa đất": mưa ở thời điểm này là rất tốt để hoa màu phát triển.


Nội dung chính: Các câu tục ngữ đều nói về những đúc rút từ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, qua đó tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu tục ngữ.


* Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Các câu tục ngữ đều nói về những đúc rút từ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, qua đó tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu tục ngữ.


Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Câu - Số chữ - Số dòng - Số vế

1 - 4 - 1 - 2

2 - 8 - 1 - 2

3 - 8 - 1 - 2

4 - 6 - 1 - 2

5 - 10 - 1 - 2


Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

- Câu tục ngữ 2: vần lưng (lụa - lúa)

- Câu tục ngữ 3: vần cách (lâu - sâu)

- Câu tục ngữ 4: vần lưng (lạ - mạ)

- Câu tục ngữ 5: vần lưng (Tư - hư)

- Câu tục ngữ 6: vần cách (bờ - cờ)

=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ thêm sinh động hơn, giàu nhịp điệu, dễ nhớ, dễ đọc.


Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 khác biệt so với các câu 2,3,4,5 ở điểm:

- Câu tục ngữ số 1: 1 vế.

- Câu tục ngữ số 6: 3 vế.


Câu 5 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Thông điệp gửi gắm qua câu tục ngữ: Cần lựa chọn thời gian phù hợp để trồng trọt, sản xuất, chăn nuôi.

- Tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu.

- Tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.


Câu 6 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (lúa chiêm - nép - nghe - phất cờ) làm cho câu tục ngữ thể hiện được cách nhìn cụ thể, quan sát tinh tế, nhạy bén của người xưa trước hiện tượng thiên nhiên đầy sinh động, thú vị.


Câu 7 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Ý nghĩa:

- Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm về sản xuất, canh tác.

- Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .