Top 6 Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

665

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội thuộc thể loại tục ngữ. Văn bản "Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội" là những câu tục ngữ được...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội" - mẫu 1

Nội dung chính

Đúc kết từ những kinh nghiệm dân gian thành những câu tục ngữ, tục ngữ về con người, xã hội nhằm chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

Câu 1 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1, 6, 8, 9.

Phương pháp giải:

Đọc lại các câu tục ngữ và xác định theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Câu - Số chữ- Số dòng - Số vế

1 - 4 -1 - 1

6 - 8 - 1 - 2

8 - 8 - 1 - 2

9 - 6 - 2 - 2


Câu 2: (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

Phương pháp giải:

Đọc và tìm các cặp vần, sau đó nhận xét tác dụng của vần.

Lời giải chi tiết:

Câu

Cặp vần

Loại vần

3.

thầy - mày

Vần cách

4.

thầy - tày

Vần cách

5.

cả - ngã

Vần cách

7.

non – hòn

Vần cách

8.

bạn – cạn

Vần cách

=> Tác dụng: Giúp cho các câu tục ngữ, có vần có nhịp điệu, tạo sự hài hòa về âm thanh hơn. Khi đọc sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, hợp lý.


Câu 3 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây.

Phương pháp giải:

Dựa vào suy nghĩ của bản thân, em hãy giải nghĩa các cụm từ. Sau đó chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng.

Lời giải chi tiết:

*Giải thích:

- “Ăn quả”: ý chỉ khi mình được ăn quả ngọt trên cây khi nó chín; những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được.

- “nhớ kẻ trồng cây”: nhớ đến công sức người đã trồng cây tạo ra quả cho mình ăn; nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó.

- “sóng cả”: sóng lớn, sóng to.

- “ngã tay chèo”:  là chèo không vững, đuối sức, đuối tay không chống nổi sóng gió. 

- “mài sắt”: mài một thứ được làm bằng sắt hay chính là mài dũa bản thân, vượt qua khó khăn thử thách.

- “nên kim”: mài cục sắt để thành chiếc kim khâu hay chính là những thành quả mà ta nhận được khi vượt qua gian khổ.

=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

* Biện pháp tu từ được sử dụng là: Ẩn dụ


Câu 4 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại) và “lòng”. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp được với nhau. Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”,  “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội" - mẫu 2

Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- In trong Kho tàng tục ngữ Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016.


Thể loại: tục ngữ

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào lời nói, suy nghĩ, và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.


Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Giá trị nội dung, nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

Đúc kết từ những kinh nghiệm dân gian thành những câu tục ngữ, tục ngữ về con người, xã hội nhằm chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

  • Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ bình dị, gần gũi

- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa

- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ

- Nội dung hàm súc, cô đọng


* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính:  Đưa ra những triết lý sống, cách sống để khuyên răn, chỉ bảo con người cách đối nhân xử thế, sống sao cho tốt.

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Câu - Số chữ- Số dòng - Số vế

1 - 4 -1 - 1

6 - 8 - 1 - 2

8 - 8 - 1 - 2

9 - 6 - 2 - 2


Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

- Câu tục ngữ 3: vần cách (thầy - mày)

- Câu tục ngữ 4: vần cách (thầy - tày)

- Câu tục ngữ 5: vần cách (cả - ngã)

- Câu tục ngữ 7: vần cách (non - hòn)

- Câu tục ngữ 8: vần cách (bạn - cạn)

=> Tác dụng: Câu có nhịp điệu, trở nên sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi hơn.


Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

- "ăn quả", "nhớ kẻ trồng cây": nhắc nhở con người sống phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng.

- "sóng cả", "ngã tay chèo": khuyên ta phải quyết tâm  vững vàng, không nản lòng khi gặp khó khăn, quyết tâm gắng sức giành thắng lợi.

- "mài sắt", "nên kim": chỉ cần cố gắng, quyết tâm nhất định sẽ thu thành quả tốt.

Biện pháp tu từ ẩn dụ.


Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Cách diễn đạt đầy thú vị, ngắn gọn, hàm ẩn ý nghĩa sâu xa khiến người đọc phải suy ngẫm về sự đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội" - mẫu 3

* Hướng dẫn đọc 

Nội dung chính: Thể hiện những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. 


Câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1,6,8,9

Trả lời: 

Câu - Số chữ- Số dòng - Số vế

1 - 4 -1 - 1

6 - 8 - 1 - 2

8 - 8 - 1 - 2

9 - 6 - 2 - 2


Câu 2 (trang 37 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên. 

Trả lời: 

Câu

Cặp vần

3

Thầy – mày

4

Thầy – tày 

5

Cả - ngã 

7

Non - hòn

8

Bạn – cạn

Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ là giúp câu có nhịp điệu, liền mạch hơn. 


Câu 3 (trang 37 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây. 

Trả lời: 

“ăn quả”: hưởng thụ thành quả lao động, những cống hiến xã hội. 

“nhớ kẻ trồng cây”: ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình, đã tạo ra thành quả lao động để mình được hưởng thụ. 

“sóng cả”: khó khăn, thử thách lớn. 

“ngã tay chèo”: từ bỏ trước khó khăn. 

“mài sắt”: sự kiên trì, bền bì, cố gắng trong cuộc sống

“nên kim”: thành công. 


Câu 4 (trang 37 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Trả lời: 

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có điều đặc biệt khi nó đặt sự đối lập giữa “mất của” – “mất lòng” để từ đó đề cao tình nghĩa, sự trân trọng nhau trong cuộc sống, giá trị của con người hơn bất kì thứ của cải nào. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội" - mẫu 4

I. Tác giả

- Tác giả dân gian


II. Tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

  • Thể loại: tục ngữ
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong khi tàng tục ngữ Viêt, Nguyễn Xuân Kính( chủ biên)

  • Phương thức biểu đạt: nghị luận
  • Tóm tắt Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

- Những câu tục ngữ kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

  • Giá trị nội dung tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

- Những câu tục ngữ kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

-Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Hình thức và nội dung đối xứng với nhau


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

  • Câu tục ngữ số 1

- Ở hiền gặp lành

+ Ở đời chúng ta sống tốt, giúp đỡ mọi người

+ Sống lương thiện, không lừa gạt

+ Sống có ích cho xã hội

+ Chúng ta sẽ được mọi người yêu quý

+ Gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống

→ Ông bà ta khuyên nhủ con cháu sống tốt thì ắc sẽ được nhiều điều tốt lành đến với mình

  • Câu tục ngữ số 2

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Có 2 nghĩa gốc và nghĩa chuyhuongển

+ Nghĩa gốc nhắc nhở con người khi ăn trái ngọt, nhớ đến người trồng ra cây

+ Nghĩa chuyển nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn

+Luôn khắc ghi, nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

  • Câu tục ngữ số 3

- Không thầy đố mày làm nên

+Thầy là người dạy dỗ , uốn nắn chúng ta thành người

+ Thầy mang đến cho chúng ta rất nhiều kiến thức

+ Người chèo lái luôn kiên nhẫn với học sinh

+Không có thầy thì chúng ta không có định hướng đúng đắn cho cuộc đời mình

+ Không thể trở thành một công dân tốt cho xã hội

+ Xã hội này sẽ không có nhân tài, những người mang kiến thức xây dựng đất nước

→ Người thầy có công ơn vô cùng lớn đối với mỗi người. Thầy là người lặng le , miệt mài để cho ta con chữ thành người

  • Câu tục ngữ số 4

- Học thầy không tày học bạn

- Kiến thức trên thế giới này vô cùng rộng lớn

+Con người không thể nào nắm hết được

- Thầy đóng vai trò là người hứơng dẫn

+ Thầy mang đến cho ta kiến thức

+ Hướng dẫn ta vận dụng

+ Không phải lúc nào thắc mắc ta cũng có thể hỏi thầy

+ Chúng ta có thể học hỏi các bạn bè xung quanh

+ Họ có thể giúp ta cùng nhau tiến bộ

+ Học ở bạn chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn

  • Câu tục ngữ số 5

- Chớ thấy sóng cả, mà ngã tay chèo

- Sóng cả là những ngọn sóng lớn, nguy hiểm

- Nghĩa gốc khuyên chúng ta khi gặp sóng dữ đừng vội bỏ tay chèo đầu hàng với nó

- Nghĩa chuyển sóng là những khó khăn, thử thách của cuộc đời

- Tay chèo là bạn bỏ cuộc, không vượt qua

- Câu này khuyên chúng ta dù cuộc sống có khó khăn đến mấy cũng đừng bỏ cuộc, hãy mạnh mẽ vượt qua

+ Phải giữ tinh thần quyết tâm, sẵn sàng đối mặt để thành công

  • Câu tục ngữ số 6

- Có công mài sắt, có ngày nên kim

- Sắt là một vật lớn, rất khó mài

- Kim là vật nhỏ bé, dùng để may vá quần áo

- Sự đối nghịch giữ 2 vật này cho thấy hành trình từ thanh sắt trở thành cây kim là một hành trình dài , vất vả

- Chúng ta nên cố gắng thực hiện mục tiêu của mình

+ Mặc dù rất khó, nhiều thử thách nhưng nếu kiên trì bạn sẽ có được điều mình muốn

+ Phải nỗ lực không ngừng nghỉ, quyết tâm thực hiện tới cùng để thành công

  • Câu tục ngữ số 7

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Nghĩa gốc: Khi chỉ có một cái cây nhỏ bé thì sẽ dễ bị quật ngã, chẳng làm được điều gì cả

- Nghĩa bóng:

“Một cây”: chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc

“Ba cây”: chỉ một tập thể to lớn

“chụm lại”: sự đoàn kết, hợp nhất một lòng

“núi cao”: đích đến, thành công hay thắng lợi

→ Như vậy, câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.

  • Câu tục ngữ số 8

- Thuận bè,thuận bạn tát cạn biển đông

- Nói về tinh thần đoàn kết

- Một người đơn lẻ không thể làm gì

- Nhưng tất cả bạn bè cùng nha hợp lại đồng lòng thì tát biển đông cũng cạn

- Nhắc nhở trong cuộc sống chúng ta phải có những người bạn

+ Khi gặp một khó khăn, hay muốn làm một việc lớn phải cùng nhau

+ Sát cánh, đồng hành cùng nhau thì việc gì cũng thành công

  • Câu tục ngữ số 9

- Mất của dễ tìm thu

Mất lòng khó kiếm

- Của cải, vật chất khi mất đi thì chỉ cần có sức khỏe con người có thể làm lại

+ Của cải chỉ là vật ngoài thân, dễ kiếm

- Khi bạ làm việc có lỗi với ai đó

+ Làm mất lòng với mọi người

+ Mất niềm tin trong lòng người khác

+ Thì dù bạn có làm gấp trăm, ngàn lần việc tốt thì cũng kho kiếm lại lòng tin đó

+ Khuyên chúng ta làm người phải sống thật tốt.


Câu 1

Xác định số chữ, số dòng, số vé của các câu tục ngữ 1,6,8,9.

Trả lời: 

Câu - Số chữ- Số dòng - Số vế

1 - 4 -1 - 1

6 - 8 - 1 - 2

8 - 8 - 1 - 2

9 - 6 - 2 - 2


Câu 2. Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

- Các cặp vần:

  • Câu 3: vần cách (thầy - tày)
  • Câu 5: vần cách (cả - ngã)
  • Câu 7: vần cách (non - hòn)
  • Câu 8: vần cách (bạn - cạn)

- Tác dụng: Giúp cho các câu tục ngữ có nhịp điệu, trở nên dễ thuộc dễ nhớ.


Câu 3. Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay trèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây.

- Ý nghĩa:

  • “ăn quả”: nghĩa đen là thưởng thức quả ngọt; nghĩa bóng là hưởng thụ thành quả
  • “nhớ kẻ trồng cây”: nghĩa đen là người chăm sóc vun trồng cây cối; nghĩa bóng là biết ơn, trân trọng người đã tạo ra thành quả
  • “sóng cả”: nghĩa đen là sóng to, lớn; nghĩa bóng là khó khăn, thử thách
  • “ngã tay chèo”: nghĩa đen là chèo không vững; nghĩa bóng là nản chí, bỏ cuộc
  • “mài sắt”: nghĩa đen nói về công việc mài sắt; nghĩa bóng nói về việc rèn luyện bản thân
  • “nên kim”: nghĩa đen nói về kết quả thành chiếc kim, nghĩa bóng là làm nên thành công

- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ


Câu 4. Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Gợi ý:

“Mất lòng” là không bằng lòng về một hành vi, thái độ nào đó. n“Kiếm” là động từ, chỉ hành động tìm cho thấy, cho có được. Từ “mất lòng” là từ chỉ thái độ của con người. Còn từ “kiếm” được dùng cho sự vật. Trong câu tục ngữ trên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”, “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Việc kết hợp như vậy sẽ tạo ra sự đăng đối, bất ngờ và thú vị.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội" - mẫu 5

I. Giới thiệu tác giả 

Tác giả dân gian 


II. Khái quát tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Hoàn cảnh sáng tác

In trong Kho tàng tục ngữ Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016.


Thể loại

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào lời nói, suy nghĩ, và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.


Bố cục 

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội có bố cục gồm 9 phần:

- Phần 1: Câu tục ngữ số 1

- Phần 2: Câu tục ngữ số 2

- Phần 3: Câu tục ngữ số 3

- Phần 4: Câu tục ngữ số 4

- Phần 5: Câu tục ngữ số 5

- Phần 6: Câu tục ngữ số 6

- Phần 7: Câu tục ngữ số 7

- Phần 8: Câu tục ngữ số 8

- Phần 9: Câu tục ngữ số 9


Tóm tắt

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về con người, xã hội. Đó là những điều: Sống có đức thì sẽ gặp điều tốt lành, cần biết ơn người đã giúp đỡ ta, cần nhớ ơn thầy cô, học tập bạn bè cũng là điều cần thiết trong cuộc sống, không nản lòng khi gặp khó khăn, cần kiên trì trong cuộc sống.


Giá trị nội dung

Đúc kết từ những kinh nghiệm dân gian thành những câu tục ngữ, tục ngữ về con người, xã hội nhằm chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.


Đặc sắc nghệ thuật 

- Ngôn từ bình dị, gần gũi

- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa

- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ

- Nội dung hàm súc, cô đọng


Tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

  1. Ở hiền gặp lành.
  2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  3. Không thầy đố mày làm nên. 
  4. Học thầy không tày học bạn. 
  5. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

6.Có công mài sắt, có ngày nên kim. 

7.Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 

8.Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông.

9.Mất của dễ tìm 

Mất lòng khó kiếm.

(In trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hoá Thông tin, 2002;

Tục ngữ ca dao dân cũ Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016)


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Câu hỏi 1: Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây. 

Lời giải:

“Ăn quả”: Hưởng thụ thành quả lao động, những cống hiến xã hội. 

“Nhớ kẻ trồng cây”: Ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình, đã tạo ra thành quả lao động để mình được hưởng thụ. 

“Sóng cả”: Khó khăn, thử thách lớn. 

“Ngã tay chèo”: Từ bỏ trước khó khăn. 

“Mài sắt”: Sự kiên trì, bền bì, cố gắng trong cuộc sống

“Nên kim”: Thành công. 


Câu hỏi 2: Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Lời giải:

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại) và “lòng”. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp được với nhau. Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”,  “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.


Câu hỏi 3: Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

Lời giải:

- Câu tục ngữ 3: Vần cách (thầy - mày)

- Câu tục ngữ 4: Vần cách (thầy - tày)

- Câu tục ngữ 5: Vần cách (cả - ngã)

- Câu tục ngữ 7: Vần cách (non - hòn)

- Câu tục ngữ 8: Vần cách (bạn - cạn)

=> Tác dụng: Câu có nhịp điệu, trở nên sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi hơn.


Câu hỏi 4: Xác định số chữ, số dòng, số vé của các câu tục ngữ 1,6,8,9.

Lời giải:

IV. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Câu 1: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì?

A. Là các quy luật của tự nhiên

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.

Đáp án đúng: C.Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.


Câu 2: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào?

A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.

C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án đúng: A.Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.


Câu 3: Đặc điểm nổi bật về hình thức của Tục ngữ về con người và xã hội là gì?

A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh. 

B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ. 

C. Từ và câu có nhiều nghĩa. 

D. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: D. Tất cả đều đúng


Câu 4: Có thể sử dụng câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" trong trường hợp nào

A. Có thể dùng câu tục ngữ khi an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”.

B. Phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người.

C. Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án đúng: D. Tất cả đều đúng.


Câu 5: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “Uống nước nhớ nguồn”?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng

C. Ăn cháo đá bát

D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng

Đáp án đúng: C. Ăn cháo đá bát


Câu 6: Nội dung nào không có trong nghĩa của câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”?

A. Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn

B. Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi

C. Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy

D. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn.

Đáp án đúng: D. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn.


Câu 7: Câu tục ngữ “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” dùng cách diễn đạt nào?

A. Bằng biện pháp so sánh

B. Bằng biện pháp ẩn dụ

C. Bằng biện pháp chơi chữ

D. Bằng biện pháp nhân hoá.

Đáp án đúng: B. Bằng biện pháp ẩn dụ


Câu 8: Câu tục ngữ nào trái nghĩa "Đói ăn vụng, túng làm càn"?

A. Chết vinh còn hơn sống nhục

B. Chết đứng còn hơn sống quỳ

C. Chết trong còn hơn sống ngoài

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án đúng: D. Tất cả đều đúng.


Câu 9: Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”?

A. Phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người

B. An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân ta cho là “của đi thay người”

C. Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân ta: đặt con người lên trên mọi thứ của cải

D. Khuyến khích việc sinh đẻ nhiều con.

Đáp án đúng: D. Khuyến khích việc sinh đẻ nhiều con.


Câu 10: Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụ lại nên hòn núi cao” khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng: A. Đúng


HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu hỏi 1: Xác định số chữ, số dòng, số vé của các câu tục ngữ 1,6,8,9.

Câu trả lời:

Câu Số chữ Số dòng Số vế

1 - 4 -1 - 1

6 - 8 - 1 - 2

8 - 8 - 1 - 2

9 - 6 - 2 - 2


Câu hỏi 2: Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

Câu trả lời:

- Câu tục ngữ 3: vần cách (thầy - mày)

- Câu tục ngữ 4: vần cách (thầy - tày)

- Câu tục ngữ 5: vần cách (cả - ngã)

- Câu tục ngữ 7: vần cách (non - hòn)

- Câu tục ngữ 8: vần cách (bạn - cạn)

=> Tác dụng: giúp câu có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ thuộc.


Câu hỏi 3: Em hiểu các cụm từ "ăn quả", "nhớ kẻ trồng cây", "sóng cả", "ngã tay trèo", "mài sắt", "nên kim" như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây.

Câu trả lời:

Biện pháp tu từ ẩn dụ.


Câu hỏi 4: Cách diễn đạt "mất lòng khó kiếm" trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Câu trả lời:

Cách diễn đạt đầy thú vị, ngắn gọn, xúc tích, bao hàm ý nghĩa sâu xa khiến người đọc phải suy ngẫm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội" - mẫu 6

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

– Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về con người, xã hội.

1.2. Nghệ thuật

– Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc.


Câu 1 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1, 6, 8, 9.

Phương pháp giải:

Đọc lại các câu tục ngữ và xác định theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Câu Số chữ Số dòng Số vế

1 - 4 -1 - 1

6 - 8 - 1 - 2

8 - 8 - 1 - 2

9 - 6 - 2 - 2


Câu 2: (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc và tìm các cặp vần, sau đó nhận xét tác dụng của vần.

Lời giải chi tiết:

Câu

Cặp vần

Loại vần

3.

thầy - mày

Vần cách

4.

thầy - tày

Vần cách

5.

cả - ngã

Vần cách

7.

non – hòn

Vần cách

8.

bạn – cạn

Vần cách

=> Tác dụng: tạo nên sự hài hào về âm thanh cho các câu tục ngữ


Câu 3 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào suy nghĩ của bản thân, em hãy giải nghĩa các cụm từ. Sau đó chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng

Lời giải chi tiết:

*Giải thích:

Cách diễn đạt

Nghĩa bóng

ăn quả

hưởng thành quả

nhớ kẻ trồng cây

biết ơn những người đã tạo ra thành quả

sóng cả

khó khăn, thử thách

ngã tay chèo

buông xuôi, không tiếp tục nữa

mài sắt

kiên trì, nỗ lực

nên kim

đạt được thành quả

=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

* Biện pháp tu từ được sử dụng là: Ẩn dụ


Câu 4 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”,  “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .