Top 6 Bài soạn "Ôn tập trang 79" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Ôn tập trang 79" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...
Bài soạn "Ôn tập trang 79" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
Câu 1
Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):
Hình ảnh (trang 79, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ ba văn bản.
- Lần lượt điền theo từng nội dung trong bảng.
Lời giải chi tiết:
Văn bản
Chủ đề
Hình thức nghệ thuật đặc sắc
Hương Sơn phong cảnh
Tình yêu thiên nhiên, phong cảnh, đất nước.
Điệp từ, từ ngữ biểu cảm, bộc lộ trực tiếp, từ láy.
Thơ duyên
Thiên nhiên, tình yêu.
Hình ảnh trữ tình; từ láy; nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc; lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về “duyên” của con người.
Lời má năm xưa
Sự giao cảm giữa thiên nhiên và con người.
Hình thức kể chuyện hồi tưởng; sử dụng ngôi kể thứ nhất; từ ngữ đặc trưng của vùng miền.
Nắng đã hanh rồi
Thiên nhiên
Cách gieo vần độc đáo; từ ngữ gợi hình.
Câu 2
Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ các văn bản.
- Xác định chủ thể trữ tình ở mỗi văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Bài Hương Sơn phong cảnh: chủ thể trữ tình ẩn danh.
- Bài Thơ duyên và Nắng đã hanh rồi: chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “anh” và “em”.
Câu 3
Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?
Phương pháp giải:
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
Một số lưu ý bản thân rút ra được từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này:
- Cần đọc kĩ các bài thơ từ 2 -3 lần.
- Biết được hoàn cảnh sáng tác và phong cách sáng tác của tác giả.
- Chú ý một số từ ngữ đặc biệt.
- Ý nghĩa, thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
- Xác định chính xác chủ thể trữ tình trong văn bản.
Câu 4
Hãy rút ra những điều cần lưu ý:
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ.
Phương pháp giải:
Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.
+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.
+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.
+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.
+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.
Câu 5
Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã đọc.
Phương pháp giải:
- Lập dàn ý chi tiết.
- Viết bài hoàn chỉnh.
- Kiểm tra lỗi sai (nếu có).
Lời giải chi tiết:
Dàn ý
Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Tình cảm với thiên nhiên trong Vọng Nguyệt (Ngắm Trăng) của Hồ Chí Minh.
Thân bài
Hai câu thơ đầu: Cuộc sống khổ cực, gian lao của bác nơi ngục tù.
- Điệp cấu trúc “không...không” → nhấn mạnh sự thiếu thốn về vật chất trong tù.
- Tình cảm của Bác với thiên nhiên luôn sâu đậm nên đứng trước ánh trăng sáng, bác trở nên “khó hững hờ”.
- Hai hình ảnh đối lập: ánh sáng của trăng và bóng tối nơi ngục tù.
→ Hoàn cảnh ngắm trăng khá đặc biệt, vầng trăng chính là thứ ánh sáng duy nhất mà người khó lòng bỏ qua.
Hai câu thơ cuối: Sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa → vầng trăng trở nên đẹp và có hồn hơn.
- Cuộc vượt ngục tinh thần của Bác.
→ Ánh trăng soi qua khung cửa sổ nơi nhà tù đã trở thành tri âm, tri kỉ của người tù cách mạng.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
Bài viết chi tiết
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió, trăng hoa, tuyết núi sông”.
Thiên nhiên đã trở thành nơi chốn bình yên để tâm hồn thanh khiết của người nghệ sĩ nương náu, không vướng bụi trần. Đối với vị lãnh tụ Hồ Chí Minh – người chiến sĩ cách mạng cộng sản lại đến với thiên nhiên trong hoàn cảnh trớ trêu nhưng vẫn toát lên tình yêu sâu đậm dành cho thiên nhiên.
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Mở đầu thi phẩm là những vần thơ phác họa một cách chân thực cuộc sống trong tù khổ cực và gian lao của Bác. Điệp cấu trúc “không...không...” đã khắc họa cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nơi chốn ngục tù. Thời xưa, rượu và hoa đã trở thành thú vui tao nhã không thể thiếu cho những người lãng tử vì nghệ thuật, trong những buổi ngắm trăng đầy lãng mạn. Hình ảnh trăng lúc này càng trở nên rõ nét và sinh động hơn.
Bác đắm say trước cảnh đẹp đêm trăng. Vầng trăng ấy đã chiếu rọi tâm hồn thi nhân, khúc xạ những cảm xúc, những rung động với hoàn cảnh thực tại khiến bác có chút bối rối. Trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các thi nhân. Từ đó có thể thấy hoàn cảnh ngắm trăng của Bác khá đặc biệt, không được tự do, thoải mái. Tuy nhiên, hình ảnh vầng trăng đã xua đi mọi khó khăn đó. Ánh sáng của vầng trăng đối lập hoàn toàn với góc tối nơi ngục tù. Đó chính là ánh sáng duy nhất của người chiến sĩ cách mạng nên “khó hững hờ”. Hai câu thơ kết, tác giả cho người đọc thấy rõ sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Tuy có sự đối lập những khi tất cả hòa vào làm một lại tạo nên một bức tranh rất đỗi trữ tình và lãng mạn. Hình ảnh thi nhân được khắc họa nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận, khổ đau trước sự gò bó, thiếu thốn nơi nhà tù. Trước hoàn cảnh đó, Bác đã quên đi thế giới hữu hình xung quanh mình để thưởng nguyệt và vẫn giữ một phong thái ung dung, lạc quan, tự tại.
Biện pháp nhân hóa được sử dụng “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”, vầng trăng trở nên tuyệt đẹp và thật có hồn. Ánh trăng “nhòm” qua khung cửa sổ nhà tù tối tăm với những khung sắt han gỉ để trở thành tri âm, tri kỉ của người tù binh, người chiến sĩ cách mạng.
Ngắm trăng chính xác là một bài thơ tiêu biểu trong tập Nhật kí trong tù. Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Trăng hay thiên nhiên nói chung chính là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Bác.
Bài soạn "Ôn tập trang 79" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):
Văn bản
Chủ đề
Hình thức nghệ thuật đặc sắc
Hương Sơn phong cảnh
Thơ duyên
Lời má năm xưa
Nắng đã hanh rồi
Trả lời:
Văn bản
Chủ đề
Hình thức nghệ thuật đặc sắc
Hương Sơn phong cảnh
Thiên nhiên, phong cảnh
Điệp từ, từ ngữ biểu cản. từ láy
Thơ duyên
Thiên nhiên
Hình ảnh trữ tình, liên tưởng, từ láy, nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc
Lời má năm xưa
Hồi ức, tình cảm với thiên nhiên , loài vật
Hình thức kể chuyện, từ ngữ đặc trưng của vùng miền
Nắng đã hanh rồi
Thiên nhiên
Tả cảnh thiên nhiên, cách gieo vần
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.
Trả lời:
Dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ bao gồm chủ thể ẩn và chủ thể xuất hiện trực tiếp:
+ Hương sơn phong cảnh: chủ thể ẩn
+ Thơ duyên, nắng đã hanh rồi: chủ thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng ''anh'' và ''em''
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?
Trả lời:
+ Hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
+ Hiểu được chủ đề cũng như nội dung chính của bài thơ
+ Hiểu được nghệ thuật mà tác giả dùng trong bài
+ Tìm được chủ thể trữ tình của bài thơ
+ Ý nghĩa , cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy rút ra những điều cần lưu ý:
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
Trả lời:
+ Xác định đề tài, mục đích viết
+ Lập dàn ý
+ Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết
+ Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học
+ Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe
+ Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ
+ Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp
Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã học.
Trả lời:
Mùa xuân là một trong những đề tài quen thuộc trong thơ ca và trở thành nguồn cảm hứng bất tận của người nghệ sĩ. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải là một trong số những tác phẩm thể hiện rõ điều này. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tình yêu thiên nhiên của thi nhân khi miêu tả bức tranh mùa xuân xứ Huế với thái độ trân trọng, ngợi ca và tâm hồn giao hòa mãnh liệt với thiên nhiên. Đồng thời, tình yêu đối với thiên nhiên của tác giả còn gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. Qua những vần thơ của nhà thơ Thanh Hải, vẻ của thiên nhiên đất trời đã hiện lên đầy sinh động qua bức tranh mùa xuân xứ Huế:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
Nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng biện pháp đảo ngữ bằng việc đưa động từ "mọc" lên đầu câu thơ để nhấn mạnh sức sống của "bông hoa tím biếc". Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của sự sinh sôi nảy nở, là thời gian cây cối đâm chồi nảy lộc, chim ca véo von. Tác giả đã nắm bắt đặc trưng này để làm nổi bật sức xuân đang tràn trề trên một nhành hoa nhỏ bé giữa dòng sông bao la, rộng lớn, mênh mông sóng nước để tạo nên sự hài hòa, sinh động của cảnh vật. Bức tranh đó cũng đậm sắc màu hội họa bởi hai gam màu: Sắc xanh của dòng nước biếc mùa xuân cùng sắc tím của đóa hoa đang bừng nở. Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thanh âm trong trẻo của tiếng chim chiền chiện. Thi nhân đã sử dụng biện pháp nhân hóa qua từ gọi đáp "Ơi" để đón nhận và lắng nghe tiếng chim đang cao vút ngân trên bầu trời xuân cao rộng, trong xanh bằng tâm hồn giao hòa mạnh mẽ với thiên nhiên. Từ cảm thán "chi" được đặt sau động từ "hót" đã gợi lên chất giọng đầy thân thương, dịu ngọt của xứ Huế - mảnh đất gắn với sự bình dị và ngọt ngào. Như vậy, chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết, tác giả Thanh Hải đã gợi mở trước mắt độc giả bức tranh mùa xuân xứ Huế với vẻ đẹp bình dị, quen thuộc nhưng cũng rất đỗi trong trẻo và tràn đầy sức sống qua những hình ảnh, thi liệu chọn lọc và giàu sức gợi; tạo nên sự hòa hòa, cân xứng giữa màu sắc và thanh âm. Tình yêu đối với thiên nhiên tạo vật của người thi nhân con được thể hiện qua những cảm nhận tinh tế và thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên:
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"
Qua hai câu thơ trên, sự giao hòa mạnh mẽ với vẻ đẹp của thiên nhiên trong tâm hồn của thi nhân đã được làm nổi bật. "Từng giọt" đang rơi xuống "long lanh" có thể là giọt sương mai, giọt mưa xuân còn đọng lại lấp lánh trên cành cây kẽ lá, tạo nên một hình ảnh đầy thi vị. Nhưng khi liên hệ với tiếng chim chiền chiện "Hót chi mà vang trời" thì câu thơ lại tạo ra một mỹ cảm độc đáo và mới lạ trong cách tiếp nhận. Chim chiền chiện là loài chim nhỏ hơn chim sẻ, nhưng tiếng hót của chúng lại có độ vang rất xa, được tạo ra từ việc bay vút lên cao. Như vậy, "từng giọt" đó có thể là tiếng chim chiền chiện vang xa trên bầu trời cao rộng nhưng không hề tan biến mà vẫn đọng lại đâu đó trong không gian, trở thành "từng giọt" âm thanh "long lanh", lấp lánh trong bức tranh mùa xuân. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã được vận dụng một cách sáng tạo để tô điểm cho bức tranh mùa xuân một thanh âm hữu hình mang đường nét, hình khối cụ thể. Dường như tác giả đã mở rộng mọi giác quan để cảm nhận và nắm bắt tất cả vẻ đẹp mà thiên nhiên tạo hóa ban tặng: "Tôi đưa tay tôi hứng". Đại từ "tôi" kết hợp cùng động từ "hứng" đã thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu và muốn lưu giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.
Trong bài thơ, chúng ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên của thi nhân gắn bó với tình yêu quê hương, đất nước trong sự quyện hòa qua ước nguyện hóa thân, cống hiến.
"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Từ vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, mạch cảm xúc của bài thơ đã vận động hướng đến vẻ đẹp của mùa xuân đất nước với cảm hứng ngợi ca, và cuối cùng kết tinh thành ước nguyện cao đẹp. Thi nhân đã sử dụng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, nhỏ bé của thiên nhiên như "con chim hót", "cành hoa", "nốt trầm" cùng biện pháp điệp cấu trúc câu: "Ta làm... Ta làm.... Ta nhập..." để gửi gắm khát vọng muốn tô điểm, làm đẹp cho mùa xuân đất trời, mùa xuân đất nước của bản thân. Từ đó, chúng ta có thể thấy được ước nguyện giản dị, khiêm nhường nhưng hết sức cao đẹp và ngời sáng vẻ đẹp của tinh thần, cống hiến, hi sinh một cách tự nguyện của tác giả.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1980 - thời điểm tác giả Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh. Bởi vậy, tình yêu thiên nhiên của thi nhân còn thể hiện ý nghĩa đặc biệt về niềm lạc quan và sự giao cảm mãnh liệt với cuộc sống cùng khát vọng cao đẹp của tác giả.
Bài soạn "Ôn tập trang 79" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):
ad
Trả lời:
Văn bản
Chủ đề
Hình thức nghệ thuật đặc sắc
Hương Sơn phong cảnh
Miêu tả khung cảnh thiên nhiên vẻ đẹp quê hương đất nước.
Điệp từ, từ ngữ biểu cảm, bộc lộ trực tiếp, từ láy.
Thơ duyên
Sự hòa hợp giữa khung thanh thiên nhiên và tình yêu.
Hình ảnh trữ tình; từ láy; nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc; lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về “duyên” của con người.
Lời má năm xưa
Tình yêu những loại động vật dù là nhỏ bé.
Hình thức kể chuyện hồi tưởng; sử dụng ngôi kể thứ nhất; từ ngữ đặc trưng của vùng miền.
Nắng đã hanh rồi
Vẻ đẹp thiên nhiên, đẹp đẽ.
Cách gieo vần độc đáo; từ ngữ gợi hình.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.
Trả lời:
- Dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình là:
+ Bài Hương Sơn phong cảnh: chủ thể trữ tình ẩn danh.
+ Bài Thơ duyên và Nắng đã hanh rồi: chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “anh” và “em”.
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?
Trả lời:
- Hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
- Hiểu được chủ đề cũng như nội dung chính của bài thơ
- Hiểu được nghệ thuật mà tác giả dùng trong bài
- Tìm được chủ thể trữ tình của bài thơ
- Ý nghĩa , cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm.
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Hãy rút ra những điều cần lưu ý:
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ.
Trả lời:
- Xác định đề tài, mục đích viết
- Lập dàn ý
- Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết
- Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng
Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học
- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe
- Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ
- Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp
Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã đọc.
Bài viết tham khảo
Nguyễn Trãi - một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông luôn sống giao cảm với thơ với cuộc sống thiên nhiên và con người. Chốn quan trường với những toan tính chèn ép đã khiến ông đã quyết định tìm về với thiên nhiên để cho tâm hồn mình thanh tịnh. Trong thời gian ấy ông làm thơ về thiên nhiên nhưng trong những vần thơ thiên nhiên ấy lại có những tâm sự về sự lo lắng cho nhân dân đất nước. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bài thơ như thế. Trong thiên nhiên mùa hè và cảnh sống sinh hoạt của nhân dân Nguyễn Trãi vẫn thể hiện tình yêu nhân dân đất nước của mình. Trước hết là câu thơ đầu thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong những ngày hè, nhưng ngày về cáo quan ở ẩn:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Chúng ta thấy rõ được chữ “rồi” ở đầu câu thể hiện một tâm trạng rảnh rỗi của nhà thơ ở quê. Nó không có sự bon chen đố kỵ, chèn ép của những tinh thần. Tại sao nhà thơ không nói là rỗi mà lại là “rồi”? Có thể nói chữ “rỗi” và chữ “rồi” đều nói lên cùng một tâm trạng nhưng nhà thơ sử dụng từ “rồi” gợi cảm giác xưa cũ hơn. Bởi vì từ “rỗi” là sau này mới có, nó mang tính chất hiện đại. Nhà thơ cáo quan về với thiên nhiên làng cảnh Việt Nam. Những câu thơ tiếp theo nhà thơ vẽ lên một bức tranh cảnh ngày hè vô cùng rực rỡ. Bức tranh ấy không chỉ có thiên nhiên mà còn có cả con người. Trước tiên là bức tranh thiên cảnh ngày hè nơi thôn quê. Có thể nói Nguyễn Trãi giống như một nhà họa sĩ dùng ngôn từ để vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp ấy:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Cây hoa hòe tán rộng tỏa bóng mát khắp đầu tường. Tiếp đó nhà thơ vẽ thêm những bông hoa thạch lựu trước hiên nhà có màu đỏ rực rỡ như ánh nắng chói chang của mùa hạ kia vậy. Nhắc đến quê hương người ta không thể nào quên được hình ảnh những bông hoa sen hồng với hương sắc tuyệt vời. Nhà thơ không nói hẳn là hoa sen mà dùng hai chữ “hồng liên” gợi sự trang trọng cổ kính. Trong bức tranh ấy ta không chỉ thấy màu sắc mùi hương mà ta còn thấy được cả sự sinh trưởng của chúng. Cây hoa hòe “đùn đùn”, cây thạch lựu “phun”, hoa sen “tiễn” mùi hương. Mùa hạ quả đúng là mùa của sinh trưởng cho những loại cây cối. Sức sống ấy mạnh mẽ như các động từ mạnh kia vậy. Hương thơm của hoa sen cũng như bay xa hơn thoảng vào không gian nhiều hơn qua từ “tiễn” ấy. Chữ tiễn ấy không phải là tiễn biệt chia ly mà chứ tiễn như thể hiện cái sự bay xa của hương sen trong cơn gió kia làm cho không gian làng quê ngát hương.
Bức tranh ấy còn có cả những cuộc sống sinh hoạt của con người làng quê. Thật vậy tranh thiên nhiên đã đẹp nhưng nó còn đẹp hơn khi xuất hiện hoạt động sự sống của con người:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Từ láy “lao xao” như thể hiện được hết cái vui tươi của con người lao động trong những buổi chợ. Chợ có đông thì mới có niềm vui như thế, có tiếng động như thế. Cái âm thanh ấy như tác động đến tâm hồn người nghệ sĩ. Chợ cá kia dường như có rất nhiều đồ khiến cho người dân nơi đây náo nức, mua bán. Có thể nói rằng đó chỉ là cuộc sống đời thường thôi nhưng tại sao khi cảm nhận ở đây ta lại thấy nó đẹp đến thế. Có khi nào cái đẹp xuất phát từ những cái quá đỗi bình thường không? Thế rồi âm thanh của những con ve gọi hè. Tiếng ve như dắng dỏi tạo nên thành một dàn đồng ca mùa hạ ngân nga ngày đêm không biết mệt. Trước những thiên nhiên và con người nhà thơ như thể hiện những ước nguyện của mình. Nhà thơ thật thà thể hiện tấm lòng của mình:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Câu thơ thể hiện ước nguyện của nhà thơ mong muốn mượn được chiếc đàn của vua Ngu Thuấn đàn một tiếng cho nhân dân giàu khắp bốn phương. Từ truyền thuyết tiếng đàn của vua Ngu Thuấn nhà thơ thể hiện ước nguyện sự lo lắng cho nhân dân. Mong có thể giúp đỡ cho nhân dân có một cuộc sống đầy đủ yên ổn thái bình.
Như vậy qua đây ta thấy được một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, tất cả nhưng màu sắc đều thể hiện đặc trưng của mùa hè. Có thể nói chắc hẳn nhà thơ phải là một người yêu thiên nhiên nhiều lắm thì mới có thể cảm nhận được cả những bước sinh trưởng của cây cối mùa hè như thế. Đồng thời ta cũng thấy được một tâm hồn trung nghĩa với nhân dân. Mặc dù xa rời quan trường nhưng ông không lúc nào không lo cho nhân dân, mong muốn nhân dân có một cuộc sống an lành bình yên.
Bài soạn "Ôn tập trang 79" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4
Câu 1. Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Văn bản
Chủ đề
Hình thức nghệ thuật đặc sắc
Hương Sơn phong cảnh
Tình yêu thiên nhiên, đất nước
Điệp ngữ, nhân hóa…
Thơ duyên
Tình yêu thiên nhiên, đôi lứa
Sử dụng từ láy, mượn hình ảnh thiên nhiên để nói về con người…
Lời má năm xưa
Sự gắn bó của con người và thiên nhiên
Ngôn ngữ địa phương…
Nắng đã hanh rồi
Vẻ đẹp thiên nhiên trong ngày nắng hanh.
Cách gieo vần độc đáo…
Câu 2. Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.
- Hương Sơn phong cảnh: Chủ thể ẩn
- Thơ duyên, Lời má năm xưa, Nắng đã hanh rồi: Chủ thể xuất hiện trực tiếp
Câu 3. Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?
Khi đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình, cần tìm hiểu và xác định được:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Thể thơ, bố cục của bài thơ.
- Chủ đề, nội dung của bài thơ.
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- Tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm…
Câu 4. Hãy rút ra những điều cần lưu ý khi:
- Viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ.
Gợi ý:
- Viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ: Xác định được bài thơ cần phân tích, đánh giá; Tìm ý và lập dàn ý; Bài viết có bố cục ba phần, phân tích rõ ràng và cụ thể…
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ:
- Xác định đề tài: Đề tài của bài nói là bài thơ mà bạn chọn để giới thiệu.
- Xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập.
- Trình bày ý kiến về bài thơ, trao đổi cụ thể với người nghe…
Câu 5. Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã đọc.
Gợi ý:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc. Các tác phẩm của Người luôn chứa đựng tình yêu thiên nhiên. Điều đó được thể hiện rõ qua bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
Cả hai tác phẩm khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng. Nhưng mỗi bài thơ lại mang một nét độc đáo riêng. Đầu tiên là Cảnh khuya:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Đêm xuống, trăng càng sáng và lan tỏa khắp mọi không gian. Trong rừng vắng lắng, nhân vật trữ tình càng nghe thấy rõ được tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng như âm thanh của tiếng hát sâu lắng. Bác đã vận dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh để diễn tả tiếng suối. Không chỉ dừng lại ở đó, ánh trăng chiến khu cũng được Bác khắc họa sinh động. Hình ảnh trăng trong thơ Bác vốn đã rất quen thuộc:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Ngắm trăng)
Còn trong “Cảnh khuya”, ánh trăng được Bác diễn tả qua câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Cả hai cách hiểu đều cho thấy vẻ đẹp của ánh trăng. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.
Còn với “Rằm tháng giêng”, thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện lên trong đêm trăng mùa xuân tràn đầy sức sống:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,”
(Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất)
Nhưng không phải là một đêm trăng bình thường, mà là đêm rằm tháng giêng. Trăng lúc này đang ở độ đẹp nhất - “nguyệt chính viên” (trăng đúng lúc tròn nhất). Mọi vật tại nơi đây đều nhuốm màu của ánh trăng.
“Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên;”
(Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân)
Bác đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ - từ “xuân” được nhắc lại ba lần nhằm nhấn mạnh vào sức sống và sắc xuân đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Từ “tiếp” gợi ra cho người đọc cảm nhận rằng dường như trời và đất đang giao hòa gặp gỡ nhau bởi sắc xuân rực rỡ. Không gian ấy mở rộng ra cả ba chiều: chiều cao, chiều rộng và chiều sâu làm cho cảnh vật thiên nhiên trở nên rộng lớn hơn chứ không bó hẹp. Sự nối tiếp giữa “sông xuân”, “nước xuân” và “trời xuân” cũng gợi ra vẻ đẹp giao hòa giữa bầu trời và mặt đất đều tràn ngập ánh trăng.
Trong mỗi tác phẩm, Bác lại khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên thật khác. Nhưng thiên nhiên luôn xuất hiện giống như một người bạn tri âm, tri kỉ. Người thi sĩ hiện lên giữa thiên nhiên đã gửi vào thiên nhiên những nỗi niềm, tình yêu sâu sắc.
Cả hai bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của Bác. Qua những bức tranh thiên nhiên nhiên đó, Hồ Chí Minh gửi gắm tâm tư về sự nghiệp cách mạng của đất nước, cũng như tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.
Bài soạn "Ôn tập trang 79" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):
Văn bản
Chủ đề
Hình thức nghệ thuật đặc sắc
Hương Sơn phong cảnh
Thơ duyên
Lời má năm xưa
Nắng đã hanh rồi
Trả lời:
Văn bản
Chủ đề
Hình thức nghệ thuật đặc sắc
Hương Sơn phong cảnh
Tình yêu thiên nhiên, phong cảnh, đất nước.
Điệp từ, từ ngữ biểu cảm, bộc lộ trực tiếp, từ láy.
Thơ duyên
Tình yêu thiên nhiên, tình yêu lứa đôi
Hình ảnh trữ tình; từ láy; nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc; lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về “duyên” của con người.
Lời má năm xưa
Sự giao cảm giữa thiên nhiên và con người.
Hình thức kể chuyện hồi tưởng; sử dụng ngôi kể thứ nhất; từ ngữ đặc trưng của vùng miền.
Nắng đã hanh rồi
Tình yêu thiên nhiên
Cách gieo vần độc đáo; từ ngữ gợi hình.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.
Trả lời:
Văn bản
Chủ thể trữ tình
Hương Sơn phong cảnh
Chủ thể ẩn và chủ thể nhập vai “khách tang hải”
Thơ duyên
Chủ thể ẩn và chủ thể xưng danh rõ ràng
Lời má năm xưa
Chủ thể xưng danh rõ ràng
Nắng đã hanh rồi
Chủ thể xưng danh rõ ràng
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?
Trả lời:
Một số lưu ý bản thân rút ra được từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này:
- Cần đọc kĩ các bài thơ.
- Nắm được tác giả, đặc điểm phong cách của tác giả để hiểu bài thơ hơn.
- Xác định chủ đề của văn bản, các đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.
- Xác định chính xác chủ thể trữ tình trong văn bản.
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy rút ra những điều cần lưu ý:
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
Trả lời:
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.
+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.
+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.
+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.
+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.
Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã học.
Bài viết tham khảo
Huy Cận là một trong số những nhà thơ có nhiều đóng góp cho phong trào thơ Mới. Thơ ông mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của một người dân ý thức sâu sắc về cảnh ngộ của non sông đất nước và số phận con người. Bài thơ Tràng Giang là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông.
Mở đầu bài thơ là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, lời thơ ấy cho chúng ta thấy cảm hứng sáng tác của bài thơ đồng thời dẫn dắt độc giả bước vào không gian thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ. Cảm nhận đầu tiên là thiên nhiên bao la rộng lớn với những con sóng gợn lăn tăn, gối đầu lên nhau "điệp điệp" như không dứt. Điểm vào không gian bao la ấy là con thuyền bé nhỏ lênh đênh "xuôi mái song song" không phương hướng. Đứng trước thiên nhiên bao la, con người cảm thấy cô đơn, trôi dạt thông qua hình ảnh ẩn dụ “củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Con người cô đơn, cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng, cũng hoang vắng đến nao lòng: “lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu…sông dài trời rộng bến cô liêu”. Vẫn là sông nước mênh mông, vẫn là không gian bao la rộng lớn, nhưng chỉ thưa thớt vài cồn cát, hắt hiu vài ngọn gió lạ cùng với vài cánh bèo lặng lờ trôi. Hàng loạt từ láy “mênh mông”, “lặng lẽ” … kết hợp cùng điệp từ “không” và cụm từ “không một chuyến đò”, “không cầu” đã đẩy sự hoang vắng lên đến cực điểm, đưa độc giả đến tận cùng nỗi cô đơn, lạc lõng. Không gian càng rộng lớn bao la bao nhiêu thì con người càng cô đơn lạc long bấy nhiêu. Phải chăng đó là sự đồng điệu, giao cảm tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người.
Ở khổ thơ cuối cùng, đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ: mây trắng chuyển động thành từng lớp, cánh chim nhỏ nhoi chao nghiêng bay về sau một ngày mệt nhọc, không cần chất xúc tác “khói hoàng hôn” nhà thơ cũng nhớ về quê hương, nhớ về cả thời đại. Với thể thơ 7 chữ cùng bút pháp chấm phá tả ít gợi nhiều, người đọc thấy rõ bức tranh thiên nhiên kì vĩ, bao la cùng với đó là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ.
Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Gấp trang thơ lại, người đọc có thể thấy được tâm trạng cô liêu của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận. Đồng thời người đọc cũng thấy được mối giao hòa, gắn bó đồng điệu giữa thiên nhiên và con người. Đúng như cụ Nguyễn Du từng nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Bài soạn "Ôn tập trang 79" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
Câu 1: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau
Trả lời:
Văn bản
Chủ đề
Hình thức nghệ thuật đặc sắc
Hương Sơn phong cảnh
Thiên nhiên, phong cảnh
Điệp từ, từ ngữ biểu cản. từ láy
Thơ duyên
Thiên nhiên
Hình ảnh trữ tình, liên tưởng, từ láy, nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc
Lời má năm xưa
Hồi ức, tình cảm với thiên nhiên , loài vật
Hình thức kể chuyện, từ ngữ đặc trưng của vùng miền
Nắng đã hanh rồi
Thiên nhiên
Tả cảnh thiên nhiên, cách gieo vần
Câu 2: Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này
Trả lời:
- Hương sơn phong cảnh: chủ thể ẩn
- Thơ duyên, nắng đã hanh rồi: chủ thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng ''anh'' và ''em''
Câu 3: Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình ?
Trả lời:
- Hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
- Hiểu được chủ đề cũng như nội dung chính của bài thơ
- Hiểu được nghệ thuật mà tác giả dùng trong bài
- Tìm được chủ thể trữ tình của bài thơ
- Ý nghĩa , cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm
Câu 4: Hãy rút ra những điều cần lưu ý
-Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ
Trả lời:
- Xác định đề tài, mục đích viết
- Lập dàn ý
- Bài viết phải đủ 3 phần mở, thân, kết
- Luận điểm, dẫn chứng phải cụ thể, rõ ràng
-Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học
- Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe
- Khi trình bày cần chú ý giọng đọc, đặc biệt là khi đọc thơ
- Khi trao đổi với người nghe cần tập trung suy nghĩ, đưa rá ý kiến phù hợp
Câu 5: Viết bài văn phân tích,đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã đọc
Trả lời:
Mùa thu, mùa của sự lãng mạn. Nó gợi lên cho con người biết bao nhiêu cảm xúc dâng trào. Chẳng khó có thể lý giải lý do vì sao mà có nhiều bài thơ hay viết về mùa thu đến vậy. Vẻ đẹp của mùa thu chắc hẳn bất cứ ai cũng có thể nhìn ra. Nhưng cái khoảnh khắc sang thu có lẽ phải nhờ đến tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ mới có thể cảm nhận được. Bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh đã chỉ ra cho người đọc cái nhìn đầy tinh tế về sự chuyển giao giữa mùa hạ sang mùa thu.
Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ 5 chữ. Toàn bộ bài cũng chỉ có 3 khổ, ngắn gọn nhưng súc tích. Bài thơ không chỉ vẽ lên được được cảnh đẹp của giây phút chuyển mùa mà còn thể hiện được tâm trạng và cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp thiên nhiên. Mở đầu bài thơ Hữu Thỉnh viết:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Khác với thơ xưa khi miêu tả mùa thu thường nhắc đến màu vàng của lá với hình ảnh lá rụng mùa thu. Ở thơ Hữu Thỉnh, ông cảm nhận mùa thu qua nhiều giác quan khác nhau. Đó là khứu giác, là xúc giác, là thị giác và là tri giác. Mùa thu trong Hữu Thỉnh đến từ mùi hương của những bông hoa ổi và những quả ổi chín vàng ươm. Mùa thu còn đến từ những cơn gió se, không lạnh như gió mùa đông cũng không nóng như gió mùa hè. Nó dịu mát và làm tâm hồn con người thêm thư thái. Mùa thu với đặc trưng sương mù cũng bắt đầu hiện hữu, chúng “chùng chình qua ngõ” và len lỏi khắp mọi ngõ ngách của đường phố. Tất cả những điều ấy khiến cho tác giả đặt ra một câu nghi vấn. Ông không khẳng định mà chỉ nói rằng “hình như thu đã về”. Từ “hình như” gợi lên cho người đọc một sự ngỡ ngàng, một sự bâng khuâng không dám tin rằng đây lại là sự thật. Sau sự cảm nhận của các giác quan thì lúc này, dường như mùa thu đã hiện hữu rõ nét hơn thông qua những hình ảnh cụ thể:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Tác giả Hữu Thỉnh đã rất khéo léo khi sử dụng những tính từ để chỉ sự chảy trôi của dòng sông và của những cánh chim bay. Sông thì “dềnh dàng” bởi mùa thu những cơn gió sẽ khiến cho dòng nước lững lờ trôi. “Dềnh dàng” ý chỉ sự chậm rãi, ung dung, tự tại cũng giống như từ “chùng chình” khi miêu tả sương ở câu thơ trên. Nhưng đối lập với sự chậm rãi ấy lại là sự “vội vã” của những chú chim. Đó là sự nhạy cảm của tác giả khi nhìn cảnh vật xung quanh. Ông hiểu rằng, mùa đông là thời điểm lũ chim sẽ bay về phương nam tránh rét. Vì vậy mà khi trời chuyển sang thu, chúng sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một hành trình dài bay về phương xa. Sự vội vã ở đây cũng là điều rất dễ hiểu. Nhưng hình ảnh đám mây mới là hình ảnh tinh tế nhất. Vì đây là khoảnh khắc sang thu nên tiết trời vẫn còn chút vấn vương của mùa hạ. Điều đó thể hiện qua hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu”. Một nửa của nó vẫn còn đang ở mùa hạ. Dường như giữa hai mùa chỉ cách nhau một ranh giới trên bầu trời. Chỉ cần đám mây kia di chuyển qua vạch ranh giới ấy là mùa thu sẽ chính thức gõ cửa. Khổ thơ cuối cùng, tác giả đã cảm nhận mùa thu bằng lý trí của mình. Ông lồng ghép trong đó những tâm sự của con người trước thời cuộc:
" Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
Mùa thu mới chớm tới, nắng dù vẫn còn nhiều nhưng những cơn mưa đã thưa thớt dần, sấm chớp cũng không còn dữ dội và khiến người ta bất ngờ như những ngày đầu hè nữa. Ở đây, có thể hiểu câu thơ của tác giả theo hai lớp nghĩa, một là đơn thuần tả cảnh thiên nhiên, hai là nói đến cảm xúc của con người. Nếu những hàng cây cổ thụ không còn bất ngờ bởi tiếng sấm thì những con người đã trải qua biết bao biến cố của cuộc đời cũng không e ngại bất cứ một sóng gió nào nữa.
Bằng cách dùng tính từ chỉ con người để nói về cảnh vật, nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình khiến cảnh vật trở nên sống động và có hồn hơn. Câu thơ đọc lên đến đâu là gợi mở cảm xúc cho con người đến đó. Bài thơ cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước khi mùa xuân về.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .