Top 6 Bài soạn "Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong trang 106" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong trang 106" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong...xem thêm ...
Bài soạn "Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong trang 106" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
* Nội dung chính:
- Qua bài thơ, tác giả ca ngợi hành trình âm thầm mà ý nghĩa của bầy ong khi lưu giữ những mùa hoa tàn phai cho đời. Đồng thời ca ngợi quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.
Câu 1: Đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài thơ:
+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.
+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
Ví dụ:
“Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu”
Trời – đời , hoa – xa – ra
+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Ví dụ:
Không gian / là nẻo / đường xa
Thời gian vô tận / mở ra sắc màu”
+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ: Không gian là nẻo đường xa
B- B-B- T-B-B
Thời gian vô tận mở ra sắc màu
B - B- B- T- T- B- T-B
Câu 2: Vẻ đẹp của quê hương, đất nước:
- Vẻ đẹp:
+ Nơi thăm thẳm rừng sâu – Bập bùng hoa chuối, trắng trời hoa ban
+ Nơi bờ biển sóng trào – Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
+ Nơi quần đảo khơi xa – Có loài hoa nở như là không tên
→ Địa điểm khắp mọi miền đất nước, mở ra không gian vô tận.
→ Những loài hoa gắn với đặc trưng từng vùng miền. Những loài hoa có tên và không tên đều góp phần tạo mật ngọt cho đời.
- Nghệ thuật: Đảo ngữ, sử dụng nhiều từ láy, tính từ, điệp từ, điệp cấu trúc, …
Câu 3: Ý nghĩa được gợi lên từ “hành trình của bầy ong”:
- Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, có ích; sống là cống hiến, mang đến “hương thơm mật ngọt” cho đời.
Bài soạn "Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong trang 106" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
A. Soạn bài Hành trình của bầy ong ngắn gọn:
Câu 1 (trang 106 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
- Đặc điểm của thể thơ lục bát:
+ Các câu 6 - 8 nối tiếp nhau.
+ Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. (Ví dụ: Khổ 1: trời - đời, xa, ra)
+ Nhịp: 2/2/2, 2/4, 4/4
Câu 2 (trang 106 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
- Vẻ đẹp:
+ Nơi thăm thẳm rừng sâu – Bập bùng hoa chuối, trắng trời hoa ban
+ Nơi bờ biển sóng trào – Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
+ Nơi quần đảo khơi xa – Có loài hoa nở như là không tên
à Địa điểm khắp mọi miền đất nước, mở ra không gian vô tận.
à Những loài hoa gắn với đặc trưng từng vùng miền. Những loài hoa có tên và không tên đều góp phần tạo mật ngọt cho đời.
- Nghệ thuật: Đảo ngữ, sử dụng nhiều từ láy, tính từ, điệp từ, điệp cấu trúc, …
Câu 3 (trang 106 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
- Ý nghĩa được gợi lên từ “hành trình của bầy ong”: Những phẩm chất đáng quý của loài ong là cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hành trình của bầy ong:
I. Tác giả
- Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948.
- Quê hương: Nam Định.
- Ông là một nhà thơ, nhà văn quân đội.
- Ông từng nhận được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001; Giải thưởng văn học Asean năm 2001.
- Một số tác phẩm: Thơ người ra trận (1971), Cây xanh đất lửa (1973), Áo trận (1976), Mưa trong rừng cháy (1976), Trường ca sư đoàn (1980), Hoa đỏ nguồn sông (1987), Từ hạ vào thu (1992)...
II. Tác phẩm
- Thể loại: Bài thơ “Hành trình của bầy ong” được sáng tác theo thể thơ lục bát.
- Bố cục: Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Thời gian vô tận mở ra sắc màu”: Sự kiên nhẫn của bầy ong trong hành trình vô tận.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm”: Những nẻo đường và miền đất trong cuộc hành trình tìm hoa, hút nhụy của bầy ong.
- Phần 3. Còn lại: Giá trị của sản phẩm mà bầy ong đem đến cho con người trong cuộc hành trình gian khổ của mình.
3. Nội dung chính:
Bài thơ miêu tả sinh động cuộc hành trình của bầy ong đi tìm mật. Dù ở bất cứ nẻo đường xa xôi nào bầy ong cũng sẽ chăm chỉ, miệt mài bay đến làm mật cho đời. Từ đó tác giả ca ngợi phẩm chất chăm chỉ đáng quý của bầy ong.
Bài soạn "Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong trang 106" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
I. Tác giả
- Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948.
- Quê hương: Nam Định.
- Ông là một nhà thơ, nhà văn quân đội.
- Ông từng nhận được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001; Giải thưởng văn học Asean năm 2001.
- Một số tác phẩm: Thơ người ra trận (1971), Cây xanh đất lửa (1973), Áo trận (1976), Mưa trong rừng cháy (1976), Trường ca sư đoàn (1980), Hoa đỏ nguồn sông (1987), Từ hạ vào thu (1992)...
II. Tác phẩm
- Thể thơ
Bài thơ “Hành trình của bầy ong” được sáng tác theo thể thơ lục bát.
- Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Thời gian vô tận mở ra sắc màu”: Sự kiên nhẫn của bầy ong trong hành trình vô tận.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm”: Những nẻo đường và miền đất trong cuộc hành trình tìm hoa, hút nhụy của bầy ong.
- Phần 3. Còn lại: Giá trị của sản phẩm mà bầy ong đem đến cho con người trong cuộc hành trình gian khổ của mình.
Những vấn đề cần chú ý
- Đặc điểm của thể thơ lục bát:
- Các câu 6 - 8 nối tiếp nhau.
- Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. (Ví dụ: Khổ 1: trời - đời, xa, ra)
- Nhịp: 2/2/2, 2/4, 4/4
- Vẻ đẹp của quê hương, đất nước: giản dị, gần gũi.
- Ý nghĩa được gợi lên từ “hành trình của bầy ong”: Những phẩm chất đáng quý của loài ong là cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
III. Đọc hiểu
Sự kiên nhẫn của bầy ong trong hành trình vô tận
- Không gian: nẻo đường xa
- Thời gian: vô tận
- Mục đích: tìm hoa
- Hành trình của bầy ong: với đôi cánh đẫm nắng trời, bay đến trọn đời.
=> Phẩm chất của bầy ong là cần cù, chăm chỉ.
Những nẻo đường và miền đất trong cuộc hành trình tìm hoa, hút nhụy của bầy ong
- Bầy ong tìm hoa nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi có hoa chuối, hoa ban.
- Tìm nơi bờ biển sóng tràn có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
- Ong còn tìm mật nơi quần đảo khơi xa có loài hoa nở như là không tên.
=> Bầy ong chăm chỉ, siêng năng, bay khắp nơi tìm mật. Bất cứ nơi đâu mà bầy ong bay đến cũng tìm được mật hoa, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
Giá trị của sản phẩm mà bầy ong đem đến cho con người trong cuộc hành trình gian khổ của mình
- Bầy ong đã giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn, ong chắt được mật từ trong những cánh hoa ấy, đem lại cho con người mật ngọt.
- Những giọt mật tinh túy ấy như giữ lại những mùa hoa đã tàn phai giúp ích cho đời.
=> Nhà thơ muốn ca ngợi công lao của bầy ong.
Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ Hành trình của loài ong đã giúp người đọc hiểu được những phẩm chất đáng quý của loài ong là cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
- Nghệ thuật: giọng thơ nhẹ nhàng, hình ảnh giản dị…
Bài soạn "Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong trang 106" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
I. Tác Giả
- Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu (1948).
- Bút danh khác : Hà Nam Ninh.
- Quê quán: tỉnh Nam Định.
- Tác phẩm tiêu biểu: "Thơ người ra trận" (thơ in chung - 1975), "Cây xanh đất lửa" (thơ - 1973), "Áo trận" (thơ - 1976), "Mưa trong rừng cháy" (thơ - 1976), "Trường ca sư đoàn" (thơ - 1980),...
II. Tác Phẩm
1.Thể thơ
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.
2. Đặc điểm của thể thơ
- Hình thức: Các cặp câu sáu - tám nối tiếp nhau.
- Vần: Tiếng cuối dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng tám ("xa" - "ra", "sâu" - "màu",...); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo ("màu" - "sâu", "ban" - "tràn",...).
- Thanh điệu: bài ca dao tuân thủ theo đúng quy luật của thể thơ lục bát: tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc.
- Nhịp: bài thơ ngắt nhịp chẵn.
3. Vẻ đẹp của quê hương, đất nước
- Nơi rừng sâu có "bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban".
- Nơi bờ biển có "hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa".
- Nơi quần đảo xa xôi: "Có loài hoa nở như là không tên".
=> Quê hương, đất nước hiện lên chân thực với những hình ảnh, sự vật bình dị mà thân thương.
4. Ý nghĩa được gợi lên từ "hành trình của bầy ong"
- Từ "hành trình của bầy ong", nhà thơ muốn nhắn nhủ tới chúng ta thông điệp:
+ Phải luôn chăm chỉ, cần cù.
+ Hãy xây dựng cho bản thân một lối sống tích cực, sống có ích, biết cống hiến cho xã hội.
Bài soạn "Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong trang 106" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
Đọc lại bài thơ Hành trình của bầy ong trong SGK (tr. 106 - 107) và trả lời các câu hỏi.
Câu 1
Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và cú pháp của bài
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Dựa vào cách sắp xếp các dòng thơ, số tiếng trong các dòng, ta có thể biết được điều đó.
Câu 2
Những chi tiết nào cho thấy bầy ong đã không quản gian khó để đem lại hương sắc, mật ngọt cho cuộc đời?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết cho thấy bầy ong đã không quản gian khó để đem lại hương sắc, mật ngọt cho đời: bay đến trọn đời tìm hoa, không gian là nẻo đường xa, thời gian vô tận, tìm nơi thăm thẳm rừng sâu, tìm nơi bờ biển sóng tròn, tìm nơi quần đảo khơi xa, bầy ong rong ruổi trăm miền,....
Câu 3
Theo em, vì sao tác giả có thể khẳng định "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào"?
Phương pháp giải:
Đọc hiểu câu thơ
Lời giải chi tiết:
Tác giả khẳng định "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” vì đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, cần mẫn cũng tìm được hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời
Câu 4
Qua bài thơ, em cảm nhận được phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
Phương pháp giải:
Đọc và nêu cảm nhận về phẩm chất đáng quý của bầy ong
Lời giải chi tiết:
Qua bài thơ, em cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của bầy ong như: chăm chỉ, cần cù, vượt mọi gian khó để làm việc có ích cho đời.
Câu 5
Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Phương pháp giải:
Đọc và nêu cảm nhận về thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm
Lời giải chi tiết:
Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, có ích; sống là để cống hiến, mang đến "hương thơm mật ngọt” cho đời.
Câu 6
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dựng trong đoạn thơ sau:
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dòng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên...
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thơ và chỉ ra biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: Tìm nơi thăm thẩm rừng sâu, Tìm nơi bờ biển sóng tràn, Tìm nơi quần đảo khơi xa. Với biện pháp tu từ này, nhà thơ đã nhấn mạnh được phẩm chất cần cù, không quản khó khăn, mệt nhọc để tìm ra mật ngọt dâng đời của bầy ong.
Bài soạn "Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong trang 106" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
Bài tập 1 trang 54 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua 4 dòng đầu của bài thơ:
- Số tiếng trong mỗi dòng thơ:
- Vần:
- Nhịp:
- Thanh điệu:
Trả lời:
- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.
- Vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
- Nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
- Thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Bài tập 2 trang 54 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những chi tiết cho thấy bầy ong đã không quản gian khó để đem lại mật ngọt cho đời:
Trả lời:
+ Nơi thăm thẳm rừng sâu – Bập bùng hoa chuối, trắng trời hoa ban
+ Nơi bờ biển sóng trào – Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
+ Nơi quần đảo khơi xa – Có loài hoa nở như là không tên
→ Địa điểm khắp mọi miền đất nước, mở ra không gian vô tận.
→ Những loài hoa gắn với đặc trưng từng vùng miền. Những loài hoa có tên và không tên đều góp phần tạo mật ngọt cho đời.
Bài tập 3 trang 54 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những phẩm chất đáng quý của bầy ong mà em cảm nhận được khi đọc xong bài thơ:
Trả lời:
Phẩm chất của bầy ong là cần cù, chăm chỉ, bay khắp nơi tìm mật. Bất cứ nơi đâu mà bầy ong bay đến cũng tìm được mật hoa, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
Bài tập 4 trang 54 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Thông điệp nhà văn gửi đến người đọc hành trình của bầy ong:
Trả lời:
- Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, có ích; sống là cống hiến, mang đến “hương thơm mật ngọt” cho đời.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .