Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 43" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 43" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 43" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
* Nghĩa của từ ngữ
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
Nghĩa của từ “nhô” :
- Theo từ điển tiếng Việt, “nhô” là một động từ có nghĩa là đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái xung quanh.
- Tìm hiểu nghĩa trong đoạn thơ cụ thể: “mặt trời nhô cao” nghĩa là mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời và có phần đột ngột, vượt lên so với sự vật xung quanh như núi non, cây cối.
+ Động từ “nhô” cũng có tính biểu cảm, gợi lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu của hình ảnh mặt trời, phù hợp với cách nhìn, cách cảm của trẻ thơ.
Trong đoạn thơ trên, từ “lên” không thể thay thế cho từ “nhô”. Vì từ “lên” chỉ có nghĩa là chuyển đến một vị trí cao hơn. Còn “nhô” có ý nghĩa tinh tế như đã phân tích ở trên.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Một số từ ngữ tương tự trong bài thơ như: khao khát, thơ ngây,….
* Biện pháp tu từ
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Hình ảnh thiên nhiên – cây, lá cỏ, cái hoa (vế A) được so sánh với gang tay, sợi tóc, cái cúc (vế B) – những hình ảnh nhỏ xinh gắn với thế giới con người. Tiếng hót của chim – âm thanh được so sánh với nước, mây trời giúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút của tiếng chim.
→ Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ.
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Trong dòng thơ: “Những làn gió thơ ngây”:
Nhà thơ dùng từ “thơ ngây” – thường dùng để nói về đặc điểm của con người, đặc biệt là trẻ em – để nói về gió.
→ Biện pháp tu từ nhân hóa khiến làn gió mang vẻ đáng yêu, hôn nhiên của trẻ thơ.
Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Điệp ngữ trong đoạn thơ là các từ ngữ như: “rất”, “từ cái…”, “từ…”
- Tác dụng: nhằm mục đích liệt kê những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ, nhấn mạnh vẻ đẹp của những hình ảnh ấy.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 43" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
Nghĩa của từ
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu, giải thích nghĩa.
- Thử thay thế từ ngữ và lí giải có nên thay thế hay không.
Lời giải chi tiết:
Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, tìm các từ có thể đảo vị trí nhưng nghĩa vẫn giữ nguyên.
Lời giải chi tiết:
- Các từ trong văn bản có thể đảo trật tự từ để có từ khác đồng nghĩa: thơ ngây, bóng rợp, khao khát.
- Các từ ngoài văn bản có thể đảo trật tự từ: thoi đưa, sụt sùi, mong ước.
Biện pháp tu từ
Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức biện pháp so sánh.
Lời giải chi tiết:
- Những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ:
Cây cao bằng gang tay
Lá có bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
- Tác dụng:
+ Các biện pháp so sánh trên giúp bài thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm, tăng sức diễn đạt cho lời thơ.
+ Làm cho các sự vật trên Trái Đất hiện lên gần gũi, thân yêu, ẩn chứa trong đó tất cả màu sắc và âm thanh của cuộc sống.
Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ Những làn gió thơ ngây. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.
Phương pháp giải:
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.
Lời giải chi tiết:
- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ Những làn gió thơ ngây.
- Tác giả ví làn gió thơ ngây như chính mỗi đứa trẻ. Đó là sự trong lành, mát mẻ của trời đất cũng giống như sự ngây thơ và đáng yêu của trẻ em.
Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vắng.
Phương pháp giải:
Nhớ lại biện pháp điệp ngữ.
Lời giải chi tiết:
- Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ:
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...
- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 43" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
Nghĩa của từ
Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Giải thích nghĩa của từ nhô.
Nhô: đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái xung quanh.
Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên thay thế cho từ nhô được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô.
- Không thể dùng từ “lên” để thay thế cho từ “nhô”.
- Sự tinh tế trong việc sử dụng từ “nhô”: thể hiện sự vươn cao, vượt trội hẳn so với mọi vật xung quanh, nhằm giúp cho trẻ con nhìn rõ.
Câu 2. Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.
- Trong văn bản: ngây thơ
- Ngoài văn bản: sụt sùi, ước mơ, chờ đợi, nhớ nhung, chia sẻ…
Biện pháp tu từ
Câu 3. Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.
- Các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
- Tác dụng: Tác giả đã so sánh sự vật quen thuộc này với sự vật quen thuộc khác. Từ đó cho thấy mọi vật trên trái đất qua đôi con mặt của trẻ đều gần gũi,, đáng yêu và ẩn chứa trong đó tất cả màu sắc và âm thanh của cuộc sống.
Câu 4. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Những làn gió thơ ngây”. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa (thơ ngây).
- Tác dụng: Giúp cho hình ảnh trở nên gần gũi với con người, gió cũng giống như những đứa trẻ đầy trong sáng, hồn nhiên và ngây thơ.
Câu 5. Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ “Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng”.
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng
- Tác dụng: Với việc điệp lại tiếng “từ”, Xuân Quỳnh muốn nhấn mạnh cho tình cảm yêu thương sâu sắc của người mẹ. Trong lời ru của mẹ có đầy đủ hình ảnh, âm thanh, mùi vị bắt nguồn từ những điều thân quen, gần gũi nhất.
* Bài tập ôn luyện thêm:
Giải thích nghĩa của các từ sau: chinh phục, gió nồm, hoài niệm, mạnh mẽ.
Gợi ý:
- chinh phục: dùng sức mạnh để bắt phải phục tùng.
- gió nồm: gió thổi từ phía đông nam ngoài biển vào đất liền nước ta, dịu mát và ẩm ướt, thường có vào mùa hạ.
- hoài niệm: tưởng nhớ về những gì đã qua từ lâu.
- mãnh liệt: mạnh mẽ, dữ dội.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 43" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
I. Tìm hiểu thực hành tiếng việt trang 43 sách Kết nối tri thức để soạn bài thực hành tiếng việt trang 43
Nghĩa của từ
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Giải thích nghĩa của từ nhô
Giải thích nghĩa của từ nhô: là đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trước hoặc ra phía trước so với những cái xung quanh.
Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên thay thế cho từ nhô được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô.
Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên để thay thế cho từ nhô. Tuy nhiên, tác giả dùng từ nhô thể hiện sự tinh tế, sáng tạo. Thể hiện sự vươn cao, vượt trội hẳn, hơn hẳn mọi thứ, mọi vật xung quanh, để người nhìn (trẻ em) thấy được sự vật (ánh sáng, vạn vật) một cách rõ ràng nhất. Mắt trẻ em sáng lắm trong veo và hồn nhiên nhưng chúng chưa thấy được gì đâu. Thế rồi, mặt trời nhô lên cao tròn vành vạnh và soi sáng khắp không gian giúp cho những đôi mắt ấy được thấu tỏ.
2. Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.
- Trong văn bản: ngây thơ
- Ngoài văn bản: sụt sùi, ước mơ, chờ đợi, nhớ nhung, chia sẻ…
Biện pháp tu từ
Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.
- Hình ảnh thiên nhiên – cây, lá cỏ, cái hoa (vế A) được so sánh với gang tay, sợi tóc, cái cúc (vế B) – những hình ảnh nhỏ xinh gắn với thế giới con người. Tiếng hót của chim – âm thanh được so sánh với nước, mây trời giúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút của tiếng chim.
→ Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ.
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Những làn gió thơ ngây”. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa (thơ ngây).
- Tác dụng: Giúp cho hình ảnh trở nên gần gũi với con người, gió cũng giống như những đứa trẻ đầy trong sáng, hồn nhiên và ngây thơ.
Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ “Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng”.
Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ.
II. Bài tập ôn luyện thêm
Giải thích nghĩa của các từ sau: chinh phục, gió nồm, hoài niệm, mạnh mẽ.
Gợi ý:
- chinh phục: dùng sức mạnh để bắt phải phục tùng.
- gió nồm: gió thổi từ phía đông nam ngoài biển vào đất liền nước ta, dịu mát và ẩm ướt, thường có vào mùa hạ.
- hoài niệm: tưởng nhớ về những gì đã qua từ lâu.
- mãnh liệt: mạnh mẽ, dữ dội.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 43" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
I. Nghĩa Của Từ Ngữ:
- Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
"Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ."
a. Giải thích nghĩa của từ "nhô".
b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ "lên" để thay thế cho từ "nhô" được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ "nhô".
Trả lời:
a. Nhô: đưa phần đầu cho nó vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái xung quanh.
b.
- Không thể dùng từ "lên" để thay thế cho từ "nhô".
- Sự tinh tế trong việc sử dụng từ "nhô":
+ Khắc họa hình ảnh mặt trời dần nhô cao trên bầu trời trong xanh, vượt lên so với núi non, cây cối.
+ Gợi lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu của hình ảnh mặt trời -> phù hợp với đôi mắt ngây thơ, trong sáng của trẻ thơ. - Trong bài thơ có các từ như "trụi trần", "bế bồng",.... Trong tiếng Việt cũng có các từ như "trần trụi", "bồng bế". Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.
Trả lời:
- Trong bài thơ có các từ: "khao khát", "thơ ngây", "mênh mông",...
- Các từ bên ngoài văn bản: "đủ đầy", "giận hờn", "đớn đau",...
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43, ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - KNTT
II. Biện Pháp Tu Từ
- Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.
Trả lời:
- Những câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh trong khổ hai:
"Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc"
và:
"Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây"
- Tác dụng của biện pháp so sánh:
+ Khắc họa sinh động hình ảnh, màu sắc của cây cỏ hoa lá cùng âm thanh chim ca hót vang trong trẻo .
+ Giúp thiên nhiên vạn vật trở nên gần gũi, thân thuộc với tâm hồn trẻ thơ.
+ Mỗi sự vật ra đời đều góp phần trong việc nuôi dưỡng, phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ "Những làn gió thơ ngây". Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Trả lời:
- Nhà thơ sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu thơ "Những làn gió thơ ngây".
- Tác dụng:
+ Làm cho làm gió cũng trở nên có hồn, không còn là sự vật vô tri vô giác.
+ Khiến làn gió mang vẻ đáng yêu, trong trẻo và hồn nhiên của trẻ em.
Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ từ "Nhưng còn cần cho trẻ" đến "Từ bãi sông cát vàng".
Trả lời:
- Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:
"Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng..."
-> Điệp từ "từ cái", "rất", "từ".
- Tác dụng của biện pháp điệp ngữ:
+ Liệt kê những hình ảnh phong phú, muôn màu muôn vẻ trong lời hát ru ngọt ngào của mẹ.
+ Góp phần khắc họa tình yêu thương trìu mến của mẹ thông qua những lời ru nhẹ nhàng, thấm đẫm âm hưởng dân gian.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 43" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
NGHĨA CỦA TỪ
Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu hỏi soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 43 tập 1 Kết nối tri thức phần Nghĩa của từ ngắn gọn, đơn giản cho các em học sinh tham khảo.
Câu 1 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
a. Giải thích nghĩa của từ nhô.
b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên thay thế cho từ nhô được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô.
Trả lời:
Giải thích nghĩa của từ "nhô"
Nhô: đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái xung quanh.
b.
- Không thể dùng từ “lên” để thay thế cho từ “nhô”.
- Sự tinh tế trong việc sử dụng từ “nhô”: thể hiện sự vươn cao, vượt trội hẳn so với mọi vật xung quanh, nhằm giúp cho trẻ con nhìn rõ.
Sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô: từ nhô giúp phác họa được hình ảnh mặt trời xuất hiện một cách chậm rãi, từ khi mặt trời bắt đầu mọc - chỉ hiện ra một phần đầu nhỏ từ phía chân trời, sau đó mặt trời dần dần lên cao hơn, đến trên bầu trời mới ngừng lại. Quá trình đó diễn ra chậm rãi, giúp ánh sáng dần dần sáng hơn, chiếu rọi trên mặt đất, đem đến ánh sáng cho trẻ em. Ở đây, từ nhô đã tái hiện lại một cách tinh tế sự di chuyển lên cao từ từ của mặt trời.
Câu 2 trang 44 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.
Trả lời :
Trong văn bản: thơ ngây (ngây thơ), âm thanh (thanh âm), bóng rợp (rợp bóng), khao khát (khát khao)…
Ngoài văn bản: ngất ngây (ngây ngất), mong chờ (chờ mong), yêu thương (thương yêu), bạn bè (bè bạn), cao to (to cao)…
BIỆN PHÁP TU TỪ
Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu hỏi soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức phần Biện pháp tu từ ngắn gọn, đơn giản cho các em học sinh tham khảo.
Câu 3 trang 44 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.
Trả lời :
- Các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
- Tác dụng: Tác giả đã so sánh sự vật quen thuộc này với sự vật quen thuộc khác. Từ đó cho thấy mọi vật trên trái đất qua đôi con mặt của trẻ đều gần gũi,, đáng yêu và ẩn chứa trong đó tất cả màu sắc và âm thanh của cuộc sống.
Câu 4 trang 44 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Những làn gió thơ ngây”. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.
Trả lời :
- Biện pháp tu từ: nhân hóa (thơ ngây).
- Tác dụng: Giúp cho hình ảnh trở nên gần gũi với con người, gió cũng giống như những đứa trẻ đầy trong sáng, hồn nhiên và ngây thơ.
Câu 5 trang 44 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ “Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng”.
Trả lời :
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng
- Tác dụng: Với việc điệp lại tiếng “từ”, Xuân Quỳnh muốn nhấn mạnh cho tình cảm yêu thương sâu sắc của người mẹ. Trong lời ru của mẹ có đầy đủ hình ảnh, âm thanh, mùi vị bắt nguồn từ những điều thân quen, gần gũi nhất.
LUYỆN TẬP MỞ RỘNG
Giải thích nghĩa của các từ sau: chinh phục, gió nồm, hoài niệm, mạnh mẽ.
Gợi ý:
- chinh phục: dùng sức mạnh để bắt phải phục tùng.
- gió nồm: gió thổi từ phía đông nam ngoài biển vào đất liền nước ta, dịu mát và ẩm ướt, thường có vào mùa hạ.
- hoài niệm: tưởng nhớ về những gì đã qua từ lâu.
- mãnh liệt: mạnh mẽ, dữ dội.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .