Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 99" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

624

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 99" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 99" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Biện pháp tu từ

Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Các từ ngữ in đậm trong những câu sau có ý nghĩa hoán dụ. Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó:

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về phép hoán dụ và dựa vào từng câu để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Giải thích ý nghĩa của những từ in đậm:

Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

Phương pháp giải:

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.

Lời giải chi tiết:

a. 

- Phép tu từ so sánh: đời cha ông với đời tôi - con sông với chân trời đã xa. 

- Tác dụng: đã làm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con người như dậy lên sâu đậm, làm cho người đọc nhớ nhung những ngày xưa đã qua giờ chỉ còn giống "con sông" cùng "chân trời". 

b.

- Phép tu từ điệp ngữ “tre”, nhân hóa “chống lại sắt thép của quân thù, xung phong vào xe tăng đại bác”.

- Tác dụng: tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hương, đất nước. Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ.


Nghĩa của từ

Câu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Những dòng thơ Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ý nghĩa ngắn gọn của thành ngữ đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào câu chữ và hiểu biết của em để tìm các thành ngữ.

Lời giải chi tiết:

- Những dòng thơ Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi cho em liên tưởng đến thành ngữ: “Đẽo cày giữa đường”.

- Ý nghĩa: thành ngữ phê phán những người quá nghe theo ý kiến người khác mà không soi xét kĩ lưỡng, dẫn đến các việc làm không thành công.


Câu 4 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, hãy nêu cách hiểu của em về thành ngữ này.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức bản thân để giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Tre - Măng: Loại cây thường được người Việt Nam dùng để làm những vật dụng trong cuộc sống

- Già - Mọc: Ở đây có nghĩa là những cây già sẽ chết để làm chất dinh dưỡng nuôi cây non mọc lên

=> Ý nghĩa thành ngữ tre già măng mọc có nghĩa là: Thế hệ trước sẽ đào tạo thế hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra và sau đó sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế cứ thế mà thế hệ trẻ luôn kế thừa và sẽ phát huy nó. Tre và măng luôn mọc gần nhau vì thế tre già luôn che chở và bảo vệ măng tránh ánh nắng mặt trời để cho măng lớn và phát triển. Hình ảnh tre và măng tựa vào nhau và cứ thế thế hệ này sẽ tiếp nối thế hệ trước để phát huy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 99" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* Biện pháp tu từ 

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Những từ in đậm sử dụng phép hoán dụ, chúng có nghĩa là: 

Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Các biện pháp tu từ được sử dụng là: 

→ Tác dụng: Diễn tả ý từ xưa đến nay, từ thế hệ cha ông đến thế hệ chúng ta, từ quá khứ đến hiện tại là một khoảng cách xa vời vợi. Thế nhưng khoảng cách đó đã được nối liền bởi các truyện cổ dân gian; “đời cha ông với đời tôi” tưởng rất xa mà lại hóa rất gần. 

→ Tác dụng: Tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn đồng thời nhấn mạnh tác dụng và phẩm chất cao quý của cây tre: tre cũng có những hành động và đức tính giống như con người. 


* Nghĩa của từ ngữ  

Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Câu thơ: “Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” gợi liên tưởng đến thành ngữ: “Đẽo cày giữa đường”. 

- Nghĩa của thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” là: Những người không độc lập, không có chính kiến riêng, luôn bị tác động và thay đổi theo ý kiến người khác thì làm việc gì cũng không đạt được kết quả. 


Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Nghĩa của thành ngữ “Tre già măng mọc” là: nói đến sự nối tiếp giữa các thế hệ, thế hệ trước già đi sẽ có thế hệ sau thay thế; thế hệ trước sẽ truyền lại những kinh nghiệm, tri thức, phẩm chất,… đáng quý cho thế hệ sau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 99" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

I. Nhận biết hoán dụ

Đọc hai dòng thơ sau, chú ý nghĩa của áo chàm:

Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu, Việt Bắc)

- Ở đây, áo chàm được dùng với nghĩa hoán dụ, chỉ những người dân Việt Bắc với trang phục đặc trưng là áo chàm.

- Quan hệ giữa trang phục với người mang trang phục đó được coi là quan hệ tương cận (gần nhau). Ngoài ra, quan hệ tương cận có thể là quan hệ toàn thể - bộ phận, vật chứa - vật được chứa, sự vật - chất liệu…


II. Hướng dẫn bài tập trong SGK

Các từ ngữ in đậm trong những câu sau có ý nghĩa hoán dụ. Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó:

Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên chiếc giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Nhắm mắt xuôi tay: ý chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản.

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

- mái nhà tranh: gia đình của con người

- đồng lúa chín: ý chỉ thành quả lao động của người nông dân.

Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

- áo cơm cửa nhà: ý chỉ cuộc sống sung túc ấm no.

Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

Đời cha ông với đời tôi/Như con sông với chân trời đã xa

- Biện pháp tu từ: so sánh.

- Tác dụng: Cho thấy khoảng cách xa xôi của thế hệ cha ông với con cháu.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

- Điệp ngữ: tre

- Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Những dòng thơ “Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ý nghĩa ngắn gọn của từ ngữ đó.

- Thành ngữ: Đẽo cày giữa đường.

- Ý nghĩa: không có chính kiến, làm việc theo ý của người khác nên thường bỏ dở giữa chừng, không có kết quả.

Tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, hãy nêu cách hiểu của em về thành ngữ này.

Ý nghĩa: ví lớp người trước già đi thì có lớp người sau kế tục, thay thế (lớp này kế tiếp lớp khác, không bao giờ hết).


III. Bài tập ôn luyện thêm

  1. Giải thích nghĩa của các từ sau: hoài niệm, thuyền chài, mãnh liệt, nhũn nhặn, chinh phục.
  2. Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:

a.

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người

(Tương tư, Nguyễn Bính)

b.

“Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)

c.

Ông trời
Mặc áo giáp đen

(Mưa, Trần Đăng Khoa)

d.

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(Ca dao)

Gợi ý:

a.

  • hoài niệm: tưởng nhớ về những gì đã qua từ lâu.
  • thuyền chài: thuyền nhỏ dùng để đánh cá chủ yếu bằng chài.
  • mãnh liệt: mạnh mẽ, dữ dội.
  • nhũn nhặn: thái độ khiêm tốn, nhún nhường.
  • chinh phục: dùng sức mạnh để bắt phải phục tùng.

b.

    1. hoán dụ
    2. điệp ngữ
    3. nhân hóa
    4. so sánh
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 99" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

NHẬN BIẾT HOÁN DỤ

Đọc hai dòng thơ sau, chú ý nghĩa của áo chàm:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu, Việt Bắc)

Ở đây "áo chàm" được dùng với nghĩa hoán dụ, chỉ những người dân Việt Bắc với trang phục đặc trưng là áo chàm.

Quan hệ giữa trang phục với người mang trang phụ đó được coi là quan hệ tương cận (gần nhau). Ngoài ra, quan hệ tương cận có thể là quan hệ toàn thể - bộ phận, vật chứa - vật được chứa, sự vật - chất liệu...


BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 1. Các từ ngữ in đậm trong những câu sau có ý nghĩa hoán dụ. Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó:

Trả lời câu 1 trang 99 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Giải thích ý nghĩa của những từ in đậm:

Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

a.

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

b.Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Trả lời câu 2 trang 100 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

NGHĨA CỦA TỪ

Câu 3. Những dòng thờ Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ý nghĩa ngắn gọn của từ ngữ đó.

Trả lời câu 3 trang 100 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Những dòng thờ Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ Đẽo cày giữa đường. Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.


Câu 4. Tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, hãy nêu cách hiểu của em về thành ngữ này.

Trả lời câu 4 trang 100 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tre - Măng: Loại cây thường được dùng người việt nam để làm những vật dụng trong cuộc sống

Già - Mọc:

Ở đây có nghĩa là những cây già sẽ chết để làm chất dinh dưỡng nuôi cây non mọc lên

Ý nghĩa thành ngữ tre già măng mọc có nghĩa là Thế hệ trước sẽ đào tạo thể hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra và sau đó sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế cứ thế mà thế hệ trẻ luôn kế thừa và sẽ phát huy nó. Tre và măng luôn mọc gần nhau vì thế tre già luôn che chở và bảo vệ măng tránh ánh nắng mặt trời để cho măng lớn và phát triển. Hình ảnh tre và măng tựa vào nhau và cứ thế cứ thế thế hệ này sẽ tiếp nối thế hệ trước để phát huy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 99" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn :

Biện pháp tu từ

Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời

Giải thích ý nghĩa của những từ in đậm:

a. Nhắm mắt xuôi tay: lìa đời, chết đi, về cõi vĩnh hằng.

b. Mái nhà tranh, đồng lúa chín: hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

c. Áo cơm cửa nhà: cuộc sống chân chất, giản đơn, giản dị của con người Việt Nam.


Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

a. 

- Phép tu từ so sánh: đời cha ông với đời tôi - con sông với chân trời đã xa. 

à Tác dụng: đã làm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con người như dậy lên sâu đậm.

b.

- Phép tu từ điệp ngữ “tre”, nhân hóa “chống lại sắt thép của quân thù, xung phong vào xe tăng đại bác”.

à Tác dụng: tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hương, đất nước.


Nghĩa của từ

Câu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Những dòng thờ Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi cho em liên tưởng đến thành ngữ: “Đẽo cày giữa đường”.

- Ý nghĩa: thành ngữ phê phán những người quá nghe theo ý kiến người khác mà không soi xét kĩ lưỡng, dẫn đến các việc làm không thành công.


Câu 4 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Tre - Măng: Loại cây thường được dùng người việt nam để làm những vật dụng trong cuộc sống

- Già - Mọc: Ở đây có nghĩa là những cây già sẽ chết để làm chất dinh dưỡng nuôi cây non mọc lên

- Nghĩa của thành ngữ “Tre già măng mọc” là: nói đến sự nối tiếp giữa các thế hệ, thế hệ trước già đi sẽ có thế hệ sau thay thế; thế hệ trước sẽ truyền lại những kinh nghiệm, tri thức, phẩm chất,… đáng quý cho thế hệ sau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 99" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Tri thức Tiếng Việt
1. Hoán dụ là gì?
- Là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ: Đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh.
"Đầu bạc" chỉ người già cả, lớn tuổi; "đầu xanh" chỉ những người trẻ trung.

2. Có những kiểu hoán dụ nào?
Một số loại hoán dụ thường gặp:
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể:
Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả.
Từ "bàn tay" chỉ con người lao động.
- Lấy phương tiện chỉ người dùng phương tiện:
Ví dụ: Tay búa ấy bậc ba.
Từ "tay búa" chỉ người thợ.
- Lấy vật để chỉ người sở hữu:
Ví dụ: Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên.
Các từ "áo nâu", "áo xanh" chỉ người nông dân và người công nhân.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Ví dụ: Cả lớp ùa ra sân.
Từ "cả lớp" mang nghĩa chỉ những học sinh của lớp.
- Lấy cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.
Ví dụ: "Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Cái cụ thể ở đây là "một cây" và "ba cây" cái trừu tượng là chỉ số lượng ít nhiều.
- Lấy tên riêng nhân vật để chỉ tính cách con người:
Ví dụ: Hắn là một kẻ Sở Khanh.
Từ "Sở Khanh" là tên riêng nhưng dùng để chỉ những người bạc tình.

3. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Giống nhau: Đều lấy tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác.
Khác nhau:
- Ẩn dụ: Giữa hai vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức là giống nhau về một phương diện nào đó. Hoán dụ: Giữa hai vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức là đi đôi, gần gũi với nhau.
- Cơ sở của ẩn dụ là dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm. Cơ sở của hoán dụ là dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh.

Câu 1 – trang 99: Giải thích ý nghĩa của những từ ngữ in đậm:
a. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.
Cụm từ nhắm mắt xuôi tay trong câu trên là cách nói để chỉ cái chết.
b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Các cụm từ mái nhà tranh, đồng lúa chín trong câu trên dùng để chỉ quê hương, thôn làng, đồng ruộng nói chung.
c. Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà.
Các từ áo cơm, cửa nhà dùng để nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp nói chung mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng.

Câu 2 – trang 100: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:
a. Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa.
- Biện pháp tu từ: so sánh: Đời cha ông với đời tôi xa nhau như con sông, chân trời.
- Tác dụng: Vừa nhấn mạnh khoảng cách thời gian rất xa giữa các thế hệ cha ông và con cháu của hiện tại, vừa tạo nên tính gợi hình, biểu cảm cho câu thơ.
b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa: "chống lại", "xung phong" – những hành động của con người được dùng để nói về cây tre.
- Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò và phẩm chất cao quý của cây tre: tre cũng có những hành động và đức tính giống con người: dũng cảm, kiên cường, bất khuất. Đồng thời, phép nhân hóa còn làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn.


Câu 3 – trang 100: Những dòng thơ: Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi cho em liên tưởng đến thành ngữ nào? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của thành ngữ đó.
- Những dòng thơ trên khiến ta liên tưởng đến câu thành ngữ: Đẽo cày giữa đường.
- Ý nghĩa của câu thành ngữ "Đẽo cày giữa đường" : dùng để nói về những người không kiên định, không có chính kiến riêng, luôn bị tác động và thay đổi theo ý kiến người khác. Vì vậy, họ làm việc gì cũng khó đạt được kết quả, thậm chí làm hỏng cả những cái ban đầu vốn đã hoàn thiện.

Câu 4 – trang 100: "Tre già măng mọc" là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài "Cây tre Việt Nam", hãy nêu cách hiểu của em về thành ngữ này.
Thành ngữ "Tre già măng mọc": Thể hiện sự tiếp nối của các thế hệ. Thế hệ trước già đi, mất đi, đã có thế hệ sau kế tiếp.

Bài tập vận dụng: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp hương em, trong đoạn văn có sử dụng phép hoán dụ.
"Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày" – quê hương từ bao đời trở thành tiếng gọi thân thương đối với con người. Với tôi, quê hương là nơi tôi sinh ra, nơi có gia đình thân yêu, bạn bè trường lớp. Quê hương trong tôi là cánh đồng lúa xanh thì con gái, là lũy tre làng kẽo kẹt gió đưa, là hàng dừa nghiêng soi bóng nước, là dòng sông tắm mát tuổi thơ... Tôi yêu những chiều hè gió lộng, được thả mình trong tiếng sáo vi vu. Tôi yêu những con đường quê rợp bóng, lũ chúng tôi vui ríu rít tới trường. Tôi yêu cả những bàn tay lam lũ, lấm láp đất bùn cho bông lúa thơm hương...

hoán dụ bàn tay lam lũ: chỉ người nông dân vất vả, nhọc nhằn

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .