Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
SỐ TỪ
Câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Tìm số từ trong các câu sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm và dấu hiệu nhận biết số từ
Lời giải chi tiết:
Số từ trong các câu là:
Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu dưới đây:
Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm số từ chỉ số lượng ước chừng để xác định
Lời giải chi tiết:
- Số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu là:
+ a) mấy
+ b) vài
+ c) một hai
- Tìm và đặt câu với ba số từ chỉ số lượng ước chừng:
mỗi: Mỗi ngày tôi đều tưới cây ngoài vườn.
nhiều: Nhiều bạn đạp xe trên đường dàn hàng, lạng lách, đánh võng rất nguy hiểm
nắm: Mẹ em hay cho gà nắm thóc để ăn
Câu 3 (trang 65, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu.”, từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về số từ và danh từ riêng
Lời giải chi tiết:
Từ Sáu trong câu trên không phải là số từ. Từ này được viết hoa vì nó là danh từ riêng chỉ tên của một người.
Câu 4 (trang 65, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong câu: “Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc.”, có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong mỗi trường hợp
Phương pháp giải:
Em nhớ lại những kiến thức về danh từ chỉ đơn vị để lấy ví dụ. Em thử kết hợp một số từ ở trước và sau số từ và danh từ chỉ đơn vị để tìm ra sự khác biệt
Lời giải chi tiết:
- Những trường hợp tương tự: hai mắt - đôi mắt, hai tay - đôi tay, hai tai - đôi tai, hai cái sừng - đôi sừng, hai chiếc đũa - đôi đũa
- Sự khác nhau giữa nghĩa của cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi:
+ hai là số từ chỉ số lượng, dùng để đếm các sự vật
+ đôi là danh từ chỉ một tập hợp sự vật có hai yếu tố cùng loại, tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về mặt chức năng, công dụng. Có thể tính đếm tập hợp đó bằng số từ và đặt số từ đứng trước danh từ đôi: một đôi, hai đôi, ba đôi,...
Câu 5 (trang 65, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Có những từ vốn chỉ số lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa không xác định. Ví dụ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Từ chín thứ hai là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây lại mang nghĩa biểu trưng là nhiều (nhiều nghề). Hãy tìm một thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm số từ chỉ số lượng ước chừng để tìm ba thành ngữ
Lời giải chi tiết:
- Ba mặt một lời: đối chứng với nhau để tìm ra sự thật
- Mồm năm miệng mười: chỉ những người nói nhiều, nói những lời không cần thiết, vô ích khiến người khác phiền lòng
- Ba chìm bảy nổi: chỉ những số phận, tình cảnh long đong, lận đận
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
* Số từ
Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Số từ trong các câu là:
a) hai bố con
b) một bình tưới
c) ba chục mét
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu là:
a) mấy phút
b) vài ngày
c) một hai hôm
- Ba số từ chỉ số lượng ước chừng là: mớ, dăm bảy, ba bốn
+ Chị ấy mua hộ tôi mớ rau to.
+ Hôm rồi, chú ấy có đưa cho tôi dăm bảy đồng bạc.
+ Đầu xóm, ba bốn cô hàng nước xôn xao về vụ trộm tối qua.
Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Sáu trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu" không phải là số từ mà là danh từ.
- Từ Sáu được viết hoa là bởi đây là danh từ riêng chỉ người.
Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Ví dụ tương tự:
+ Mày mang cho mẹ hai con gà lên thắp hương (đôi gà).
+ Hai con chim xà xuống trước mặt. (đôi chim)
+ Nam và Hưng là hai bạn học sinh nghèo cùng tiến. (đôi bạn nghèo cùng tiến)….
=> Qua các ví dụ chúng ta nhận thấy sự khác biệt ý nghĩa giữa hai và đôi: hai là số từ chỉ số lượng chính xác, thiên về lượng còn đôi là từ chỉ số lượng không chính xác (một đôi, hai đôi…) và thiên về chất, đôi là tập hợp những vật cùng loại, cá thể tương ứng với nhau (có nhiều điểm giống nhau về mặt chức năng, công dụng).
Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Thành ngữ có số từ chỉ số lượng xác định nhưng đây lại biểu trưng cho ý nghĩa rất nhiều:
+ Trăm người bán, vạn người mua.
- Trăm người bán vạn người mua có nghĩa là ám chỉ số lượng cân đối – cân bằng giữa người mua và người bán trong giao thương – mua bán ở những nơi chợ búa. Cũng giống như việc so sánh giữa kẻ tám lạng người nửa cân.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
* Số từ
Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm số từ trong các câu sau:
Trả lời:
Số từ trong các ví dụ trên là:
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu sau:
Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ.
Trả lời:
Số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu trên là:
- Ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác là: những, nắm, ít
Đặt câu:
- Những ngày tới, tôi rất bận.
- Mẹ mang nắm thóc ra sân để cho gà ăn.
- Ít nữa thôi là tôi phải sang Anh du học rồi.
Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu", từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?
Trả lời:
- Từ “Sáu” không phải số từ.
- Từ “Sáu” được viết hoa vì đây là danh từ, tên riêng chỉ người.
Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong câu: “Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc", có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân còn có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi chỉ số lượng trong mỗi trường hợp.
Trả lời:
- Những trường hợp tương tự: Đôi đũa- hai chiếc đũa, đôi mắt- hai cái mắt, đôi hoa tai- hai chiếc hoa tai…
- Sự khác nhau giữa cụm từ có số từ “hai” và cụm từ có danh từ đơn vị “đôi” là:
+ “Hai” là số từ chỉ số lượng, dùng để đếm các sự vật.
+ “Đôi” là danh từ chỉ một tập hợp sự vật có hai yếu tố cùng loại, tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về mặt chức năng, công dụng
Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Có những số từ vốn chỉ số lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa không xác định. Ví dụ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Từ chín thứ hai là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây lại mang nghĩa biểu trưng là nhiều (nhiều nghề). Hãy tìm một thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.
Trả lời:
Thành ngữ có số từ được dùng theo cách tương tự là: Ba mặt một lời
Từ “một” là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây mang nghĩa biểu trưng (sự thật được xác minh).
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
Câu 1. Tìm số từ trong các câu sau:
Gợi ý:
Câu 2. Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu dưới đây:
Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ.
Gợi ý:
- Ba số từ chỉ lượng ước chừng khác: dăm, mươi, chút
- Đặt câu:
- Anh đi dăm hôm rồi sẽ về.
- Từ giờ đến Tết còn mươi mười lăm ngày nữa.
- Bác cho tôi xin chút bánh mì.
Câu 3. Trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu”, từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?
Gợi ý:
Từ Sáu không phải số từ. Từ này được viết hoa vì đây là tên riêng của người.
Câu 4. Trong câu: “Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc”, có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân còn có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong mỗi trường hợp.
Gợi ý:
- Một số trường hợp như: mười và chục,
- Sự khác nhau:
- Hai là số từ, dùng để đếm
- Đôi là danh từ chỉ một tập hợp sự vật có hai yếu tố cùng loại, tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về mặt chức năng, công dụng
Câu 5. Có những số từ vốn chỉ lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa không xác định. Ví dụ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Từ chín thứ hai là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây mang nghĩa biểu trưng là nhiều (nhiều nghề). Hãy tìm một thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy và giải nghĩa của thành ngữ đó.
Gợi ý: Trăm trận trăm thắng (trăm - số nhiều): Ý chỉ đánh trận nào cũng giành chiến thắng.
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
Câu 1 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Tìm số từ trong các câu sau:
Trả lời:
Số từ trong các câu là:
Câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu dưới đây:
Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ
Trả lời:
- Số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu là:
+ a) mấy
+ b) vài
+ c) một hai
- Tìm và đặt câu với ba số từ chỉ số lượng ước chừng:
mỗi: Mỗi ngày tôi đều tưới cây ngoài vườn.
nhiều: Nhiều bạn đạp xe trên đường dàn hàng, lạng lách, đánh võng rất nguy hiểm
nắm: Mẹ em hay cho gà nắm thóc để ăn
Câu 3 trang 65 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu.”, từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?
Trả lời:
Từ Sáu trong câu trên không phải là số từ. Từ này được viết hoa vì nó là danh từ riêng chỉ tên của một người.
Câu 4 trang 65 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Trong câu: “Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc.”, có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong mỗi trường hợp
Trả lời:
- Những trường hợp tương tự: hai mắt - đôi mắt, hai tay - đôi tay, hai tai - đôi tai, hai cái sừng - đôi sừng, hai chiếc đũa - đôi đũa
- Sự khác nhau giữa nghĩa của cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi:
+ hai là số từ chỉ số lượng, dùng để đếm các sự vật
+ đôi là danh từ chỉ một tập hợp sự vật có hai yếu tố cùng loại, tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về mặt chức năng, công dụng. Có thể tính đếm tập hợp đó bằng số từ và đặt số từ đứng trước danh từ đôi: một đôi, hai đôi, ba đôi,...
Câu 5 trang 65 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Có những từ vốn chỉ số lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa không xác định. Ví dụ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Từ chín thứ hai là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây lại mang nghĩa biểu trưng là nhiều (nhiều nghề). Hãy tìm một thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.
Trả lời:
- Ba mặt một lời
- Mồm năm miệng mười
- Ba chìm bảy nổi
Câu 6 (trang 65, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Dựa vào câu “Mỗi bông hoa là một món quá nhỏ.”, hãy đặt ba câu có cấu trúc tương tự (Mỗi … là một …)
Lời giải
- Ba câu có cấu trúc: mỗi ... là một ...
+ Mỗi khách hàng là một người bạn
+ Mỗi quyển sách là một cuộc đời
+ Mỗi người là một đóa hoa
Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
SỐ TỪ
Bài 1: Tìm số từ trong các câu sau:
a. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới.
b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay.
c. Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!
Bài 2: Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu dưới đây:
a. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.
b. Tôi còn về vài ngày nữa là khác.
c. Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi.
Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ.
– Ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác: dăm, ba bốn, chút.
– Đặt câu với ba số từ chỉ số lượng ước chừng vừa tìm được:
+ Cô ấy mới về được dăm hôm.
+ Nó dùng đến ba bốn cây son.
+ Anh ấy chỉ ăn được chút cháo.
Bài 3: Trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu.”, từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?
Trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu.”, từ Sáu không phải số từ. Từ này được viết hoa vì nó là danh từ riêng.
Bài 4: Trong câu: “Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc.”, có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân còn có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong mỗi trường hợp.
– Những trường hợp tương tự: hai mắt – đôi mắt, hai tay – đôi tay, hai tai – đôi tai, hai cái sừng – đôi sừng, hai chiếc đũa – đôi đũa
– Sự khác nhau giữa nghĩa của cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi:
+ hai là số từ chỉ số lượng, dùng để đếm các sự vật
+ đôi là danh từ chỉ một tập hợp sự vật có hai yếu tố cùng loại, tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về mặt chức năng, công dụng
Bài 5: Có những số từ vốn chỉ lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa không xác định. Ví dụ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Từ chín thứ hai là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây mang nghĩa biểu trưng là nhiều (nhiều nghề). Hãy tìm một thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy và giải nghĩa của thành ngữ đó.
– Ba thành ngữ có số từ chỉ số lượng xác định nhưng đây lại biểu trưng cho ý nghĩa rất nhiều:
+ Trăm người bán, vạn người mua.
+ Trăm nghe không bằng một thấy
+ Trăm hay không bằng tay quen
Bài 6. Dựa vào câu “Mỗi bông hoa là một món quà nhỏ,” hãy đặt ba câu có cấu trúc tương tự (Mỗi _ là một ….)
– Mỗi chiếc áo là một tấm lòng yêu thương.
– Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
– Mỗi cuốn sách là một thế giới đầy tri thức
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .