Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 26" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

62

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 26" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 26" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nghĩa của từ

Câu 1. Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

  • biến hóa: thay đổi (thường về hình thức)
  • giáo hóa: dạy dỗ, sửa đổi cho tốt lên
  • công nghiệp hóa: nâng cao tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế….

Câu 2. Hãy đặt câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

- Giải nghĩa:

  • đơn điệu: ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán
  • kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy
  • cốt lõi: điều quan trọng nhất, mang tính quyết định

- Đặt câu:

  • Bộ áo này có họa tiết khá đơn điệu.
  • Hùng rất kiên nhẫn khi gặp phải bài toán khó.
  • Điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống.

Biện pháp tu từ

Câu 3. Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Biện pháp so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh của tiếng bước chân - giống như tiếng nhạc định hướng cho cáo bước ra khỏi hang. Qua đó tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của tình bạn giúp con người cảm nhận được bằng trái tim, vượt qua mọi nỗi sợ hãi.


Câu 4. Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Cảm hóa mình đi”. Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này, cho biết tác dụng của chúng?

  • “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”
  • “Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…
  • “Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…”

=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa được gửi gắm qua những lời thoại. Đó là tình bạn phải được cảm nhận bằng trái tim, trách nhiệm với tình bạn của chính mình.


Từ ghép và từ láy

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Gợi ý:

- Nhân vật Hoàng tử bé:

Sau khi đọc xong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn”, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật hoàng tử bé. Đó là một cậu bé hồn nhiên. Khi đến Trái Đất, cậu đã bị những bông hoa hồng rực rỡ thu hút. Cậu nghĩ đến bông hoa hồng ở hành tình của mình, thấy nó chẳng là gì cả. Đến khi gặp được cáo, nó đã giúp cậu hiểu ra ý nghĩa thật sự của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian cùng với sự kiên nhẫn và dịu dàng để “cảm hóa” được nó. Hoàng tử bé cũng nhận ra trách nhiệm đối với bông hoa của mình - hay chính là trách nhiệm đối với những người bạn.

  • Từ ghép: cậu bé, bông hoa
  • Từ láy: rực rỡ, dịu dàng

- Nhân vật Cáo:

Khi đọc đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” em cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật cáo. Khi vừa đến Trái Đất, hoàng tử bé nhìn thấy một vườn hoa hồng rực rỡ và nhận ra rằng ở hành tinh của mình, cậu chỉ có “một bông hoa tầm thường”. Phát hiện này khiến cậu buồn bã, thất vọng, nằm dài tên cỏ và khóc. Đúng lúc đó thì một con cáo xuất hiện. Nó nói rằng cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu: “Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau, mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán”, bởi vậy mà mong muốn được cảm hóa: “Bạn làm ơn hãy cảm hóa mình đi”. Và rồi cáo đã giúp hoàng tử bé hiểu được thế nào là cảm hóa - hay cũng chính thế nào là tình bạn. Cáo được xây dựng giống như một con người - biết trò chuyện, có cảm xúc và suy nghĩ. Với nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm cho người đọc hiểu được giá trị của tình bạn.

  • Từ ghép: trò chuyện, cuộc sống
  • Từ láy: gửi gắm, rực rỡ

* Bài tập ôn luyện thêm: 

Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ sau: cẩu thả, tuềnh toàng, du khách, triền miên.

Gợi ý:

  • cẩu thả: không cẩn thận, chỉ qua quýt cốt cho xong.
  • tuềnh toàng: đơn sơ, trống trải.
  • du khách: những người đến tham quan, du lịch.
  • triền miên: liên tục và kéo dài dường như không dứt.

Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong các câu sau:

a. 

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(Ca dao)

b.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

d.

Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

(Bầm ơi, Tố Hữu)

Gợi ý:

a.

  • So sánh: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn chảy ra.
  • Tác dụng: khẳng định công lao to lớn của cha mẹ sánh ngang.

b.

  • So sánh: mặt trời - hòn lửa
  • Tác dụng: Tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt, góp phần diễn tả vẻ đẹp của mặt trời lúc xuống biển.

c.

  • So sánh: Cái chàng Dế Choắt - một gã nghiện thuốc phiện.
  • Tác dụng: Góp phần diễn tả đặc điểm ngoại hình của Dế Choắt thêm sinh động.

d.

  • So sánh: Con đi trăm núi ngàn khe - muôn nỗi tái tê lòng bầm
  • Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi đau đớn, khổ cực mà người mẹ phải chịu đựng.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 26" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn:

Nghĩa của từ

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có". Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng theo cách như vậy và giải thích ý nghĩa của những từ đó. 

Trả lời:

Từ có yếu tố hóa được hiểu theo nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có":

- Hóa học: khoa học nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và sự chuyển hoá của các chất.

- Hóa thân: biến thành một người hoặc vật cụ thể khác nào đó


Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Hãy đặt một câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

Trả lời:

Đặt câu:

- Cuộc sống sẽ rất đơn điệu nếu ta không có bạn bè.

- Làm việc gì cũng cần đặt tính kiên nhẫn lên đầu.

- Cốt lõi của tình yêu thương chính là sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ. 


Biện pháp tu từ

Câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Chỉ ra và nêu biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.

Trả lời:

Tác giả so sánh: tiếng bước của Hoàng tử bé như là tiếng nhạc. Tiếng bước chân của Hoàng tử bé sẽ đưa con cáo ra khỏi hang. Điều đó nói lên triết lý giản dị của tình bạn, tình bạn sẽ thấy thật rõ ràng bằng trái tim của mình, cái chủ yếu mà mắt không thể thấy, tai không thể nghe.


Câu 4 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: "cảm hóa nghĩa là gì", "cảm hóa mình đi". Hãy tìm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này và cho biết tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: "cảm hóa nghĩa là gì", "cảm hóa mình đi". Những lời thoại được lặp lại trong văn bản này là:

+ Mình đi tìm con người. Hoàng tử bé nói - "cảm hóa" nghĩa là gì.

+ Không mình đi tìm bạn bè. "Cảm hóa" nghĩa là gì.

+ Bạn làm ơn "cảm hóa" mình đi

+ Nếu muốn có một người bạn, hãy "cảm hóa" mình đi

- Tác giả nhấn mạnh động từ "cảm hóa" rất nhiều lần trong đoạn văn với mục đích nhấn mạnh sự kết nối yêu thương qua lại giữa hai nhân vật, không có hàm nghĩa là ông chủ và kẻ phục tùng.


Từ ghép và từ láy

Câu 5 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Trả lời:

Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánhlung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn. 

Chú thích:

Từ in đậm: từ láy.

Từ gạch chân: từ ghép


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ: Quần áo, thời gian, công sức,…

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Ví dụ: dịu dàng, vui vẻ, lung linh,…

So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

Ví dụ: Nụ cười của mẹ tỏa sáng như ánh mặt trời ban mai.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 26" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

* Nghĩa của từ ngữ

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Một số từ có mô hình cấu tạo như từ “cảm hóa” : tha hóa, xã hội hóa, nhân cách hóa, đồng hóa, hiện đại hóa, trẻ hóa, …

- Giải nghĩa: Ví dụ

+ Tha hóa: biến thành cái khác, mang đăc điểm trái ngược với bản chất vốn có. 

+ Nhân cách hóa: gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người (một biện pháp tu từ) … 

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Nghĩa của các từ: 

+ Đơn điệu: (âm thanh) chỉ có một điệu, một giọng lặp đi lặp lại, gây cảm giác nhàm chán (ví dụ: giọng văn đơn điệu, bản nhạc đơn điệu); ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán (cuộc sống đơn điệu) 

+ Kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy. (thủ thách lòng kiên nhẫn, kiên nhẫn chờ đợi) 

+ Cốt lõi: cái chính và quan trọng nhất. 

- Đặt câu: 

+ Đơn điệu: Cuộc sống của nó thật đơn điệu, hàng ngày chỉ ru rú ở nhà, chỉ ăn với ngủ, chẳng làm được việc gì có ích. 

+ Kiên nhẫn: Mặc dù đã gần tối nhưng Lan vẫn kiên nhẫn đợi Huệ để cùng về nhà. 

+ Cốt lõi: Điều cốt lỗi trong học tập là phải kiên trì, say mê tự học. 


* Biện pháp tu từ

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Biện pháp so sánh trong câu văn số 3: so sánh tiếng bước chân của hoàng tử bé với tiếng nhạc, một thứ âm thanh du dương, mang cảm xúc. Những tiếng bước chân khác làm cáo sợ hãi trốn vào lòng đất. Nhưng khi được hoàng tử bé kết bạn, tiếng bước chân của hoàng tử bé sẽ là một âm thanh gần gũi, quen thuộc, ấm áp với cáo. 

→ Như vậy, nhớ sự gắn bó yêu thương, những điều tưởng như nhạt nhẽo “ai cũng giống ai” sẽ trở nên đặc biệt đầy ý nghĩa.  


Câu 4*. (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Những lời thoại được lặp lại trong văn bản: 

+ Vĩnh biệt 

+ Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần 

+ Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn

+ Bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn

→ Tác dụng: vừa nhấn mạnh nội dung câu nói vừa tạo nhạc tính và chất thơ cho văn bản. 


* Từ ghép và từ láy

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu: 

+ Dung lượng: Khoảng từ 5 – 7 câu. 

+ Nội dung: cảm nhận về nhân vật hoàng tử bé hoặc cáo trong văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn…” 

+ Đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy. 


Đoạn văn tham khảo:

Nhân vật cáo trong văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn…” đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Người đọc cảm nhận được sự thông thái của cáo và hiểu được tình cảm cáo dành cho hoàng tử bé. Trước kia khi chưa được cảm hóa, những tiếng bước chân khác làm cáo sợ hãi trốn vào lòng đất. Nhưng khi được hoàng tử bé kết bạn, tiếng bước chân của hoàng tử bé sẽ là một âm thanh gần gũi, quen thuộc, ấm áp với cáo. Nhờ có những lời khuyên sâu sắc của cáo, hoàng tử bé cũng đã hiểu được những “bí mật” của tình bạn, tình yêu; đã vượt qua nỗi hoang mang, đau khổ, thất vọng và tìm thấy niềm hạnh phúc được dành thời gian và trái tim cho ai đó. “Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn đã khiến bông hồng của bạn trở nên quan trọng đến thế.”… cáo đã tặng cho hoàng tử bé món quà quý giá – những hiểu biết về bản thân, về cuộc sống, về trách nhiệm với những gì mình gắn bó, yêu thương. 

- Từ ghép: cảm hóa, sợ hãi, âm thanh, …

- Từ láy: gần gũi, ấp áp, …

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 26" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Nghĩa của từ

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có". Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng theo cách như vậy và giải thích ý nghĩa của những từ đó. 

Lời giải chi tiết:

Từ có yếu tố hóa được hiểu theo nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có":

- Hóa học: khoa học nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và sự chuyển hoá của các chất.

- Hóa thân: biến thành một người hoặc vật cụ thể khác nào đó


Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hãy đặt một câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu:

- Cuộc sống sẽ rất đơn điệu nếu ta không có bạn bè.

- Làm việc gì cũng cần đặt tính kiên nhẫn lên đầu.

- Cốt lõi của tình yêu thương chính là sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ. 


Biện pháp tu từ

Câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Chỉ ra và nêu biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.

Lời giải chi tiết:

Tác giả so sánh: tiếng bước của Hoàng tử bé như là tiếng nhạc. Tiếng bước chân của Hoàng tử bé sẽ đưa con cáo ra khỏi hang. Điều đó nói lên triết lý giản dị của tình bạn, tình bạn sẽ thấy thật rõ ràng bằng trái tim của mình, cái chủ yếu mà mắt không thể thấy, tai không thể nghe.


Câu 4 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: "cảm hóa nghĩa là gì", "cảm hóa mình đi". Hãy tìm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này và cho biết tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: "cảm hóa nghĩa là gì", "cảm hóa mình đi". Những lời thoại được lặp lại trong văn bản này là:

+ Mình đi tìm con người. Hoàng tử bé nói - "cảm hóa" nghĩa là gì.

+ Không mình đi tìm bạn bè. "Cảm hóa" nghĩa là gì.

+ Bạn làm ơn "cảm hóa" mình đi

+ Nếu muốn có một người bạn, hãy "cảm hóa" mình đi

- Tác giả nhấn mạnh động từ "cảm hóa" rất nhiều lần trong đoạn văn với mục đích nhấn mạnh sự kết nối yêu thương qua lại giữa hai nhân vật, không có hàm nghĩa là ông chủ và kẻ phục tùng. Đó là một câu chuyện đạo đức bao trùm cuốn tiểu thuyết. Tình cảm cần được trải nghiệm hơn là dạy dỗ. Chính hành trình của hoàng tử nhỏ đã khiến cậu khám phá được bản thân cũng như làm cho thế giới xung quanh tốt đẹp hơn.


Từ ghép và từ láy

Câu 5 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Lời giải chi tiết:

     Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻomát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn. 

Chú thích:

Từ in đậm: từ láy.

Từ gạch chân: từ ghép

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 26" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5


GHĨA CỦA TỪ

Câu 1.

Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

Trả lời :

  • biến hóa: thay đổi (thường về hình thức)
  • giáo hóa: dạy dỗ, sửa đổi cho tốt lên
  • công nghiệp hóa: nâng cao tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế….
  • Đồng cảm: là khả năng hiểu, cảm nhận những gì người khác đang trải qua, khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác.
  • Cảm hứng: có cảm xúc và hết sức hứng thú, từ đó tạo điều kiện để óc tưởng tượng được sáng tạo, linh hoạt hơn.

Câu 2.

Hãy đặt câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

Trả lời :

- Giải nghĩa:

  • đơn điệu: ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán
  • kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy
  • cốt lõi: điều quan trọng nhất, mang tính quyết định

- Đặt câu:

+ Đơn điệu

  • Bộ áo này có họa tiết khá đơn điệu.
  • Cuộc sống của tôi thời gian qua hết sức đơn điệu và nhàm chán.

+ Kiên nhẫn

  • Hùng rất kiên nhẫn khi gặp phải bài toán khó.
  • Trên con đường đi tới sự thành công, mỗi một con người cần kiên nhẫn, ý chí, nỗ lực mới gặt hái được thành công.

+ Cốt lõi

  • Điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống.
  • Cốt lõi của tình yêu thương chính là sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ.

II. BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 3.

Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:
Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

Trả lời :

- Biện pháp so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh của tiếng bước chân - giống như tiếng nhạc định hướng cho cáo bước ra khỏi hang. Qua đó tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của tình bạn giúp con người cảm nhận được bằng trái tim, vượt qua mọi nỗi sợ hãi.


Câu 4.

Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Cảm hóa mình đi”. Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này, cho biết tác dụng của chúng?

Trả lời :

“Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”

“Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…

“Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…”

=> Tác giả nhấn mạnh động từ "cảm hóa" rất nhiều lần trong đoạn văn với mục đích nhấn mạnh sự kết nối yêu thương qua lại giữa hai nhân vật, không có hàm nghĩa là "ông chủ""kẻ phục tùng". Đó là một câu chuyện đạo đức bao trùm cuốn tiểu thuyết. Tình cảm cần được trải nghiệm hơn là dạy dỗ. Chính hành trình của hoàng tử nhỏ đã khiến cậu khám phá được bản thân cũng như thế giới xung quanh.


III. TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY

Câu 5.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Trả lời :

Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.


BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT MỞ RỘNG

Câu 1.

Giải thích nghĩa của các từ sau: cẩu thả, tuềnh toàng, du khách, triền miên.

Gợi ý:

  • cẩu thả: không cẩn thận, chỉ qua quýt cốt cho xong.
  • tuềnh toàng: đơn sơ, trống trải.
  • du khách: những người đến tham quan, du lịch.
  • triền miên: liên tục và kéo dài dường như không dứt.

Câu 2.

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(Ca dao)

Gợi ý:

  • So sánh: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước nguồn.
  • Tác dụng: Người nói muốn khẳng định công lao to lớn của cha mẹ sánh ngang với những thứ to lớn, vĩ đại nhất và không bao giờ có thể cạn.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 26" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

ghĩa của từ ngữ
Câu 1 - Sách giáo khoa trang 26
Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có". Một số từ có yếu tố hóa được dùng theo cách như vậy là:
- Tha hóa: trở nên xấu hơn, không còn tốt đẹp như ban đầu.
- Hóa thành: từ cái này biến đổi thành cái khác.
- Đồng hóa: làm cho thành giống như mình.
- Công nghiệp hóa: quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào nông nghiệp và thủ công sang máy móc công nghiệp là chính
- Hiện đại hóa: là quá trình chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại...
=> Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.

Câu 2 - Sách giáo khoa trang 26
Đặt câu với mỗi từ:
Đơn điệu:
- Anh ấy là người đơn điệu nhất mà tôi từng gặp.
- Sự đơn điệu khó có thể thu hút người khác.
- Bản nhạc ấy cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu.
Kiên nhẫn:
- Kiên nhẫn là một đức tính tốt.
- Con người không nên nóng nảy, mà phải thật kiên nhẫn.
- Nếu không kiên nhẫn, anh có thể hành động sai lầm.
Cốt lõi:
- Vấn đề cốt lõi là phải tìm được cách giải quyết khó khăn.
- Cốt lõi con người anh ấy là tốt tính.
- Cốt lõi của vấn đề nằm ở khâu lựa chọn nguyên liệu.

Biện pháp tu từ
Câu 3 - Sách giáo khoa trang 26
- Biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn: " Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc" là:
"bước chân của bạn" như "tiếng nhạc"
- Tác dụng của biện pháp so sánh trên: nhấn mạnh bước chân của bạn cũng dịu dàng, êm ái và hiền hòa, đầy thu hút như tiếng nhạc. Âm nhạc du dương không làm cho ai đó sợ hãi, bước chân của người bạn cũng vậy.
=> So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa chúng.

Câu 4*- Sách giáo khoa trang 26
Những lời thoại được lặp lại trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn là:
- Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần.
- Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần.
=> Tác dụng: nhấn mạnh những điều quan trọng nhất sẽ không thể tồn tại trong những cái nhìn chưa có sự gắn kết, thấu hiểu.
- Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn đã khiến bông hồng của bạn trở nên quan trọng đến thế.
- Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình...
=> Tác dụng: nhấn mạnh tác dụng của sự gần gũi, thấu hiểu qua thời gian sẽ tạo nên những mối quan hệ gắn bó, quan trọng.

Từ ghép và từ láy
Câu 5 - Sách giáo khoa trang 26
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) :
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật hoàng tử bé - sử dụng ít nhất 2 từ ghép và hai từ láy:
Nhân vật hoàng tử bé trong câu chuyện Nếu cậu muốn có một người bạn là một cậu bé trong sáng, dễ thương. Hoàng tử bé mang những nét ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. Tâm hồn cậu ấm áp, thánh thiện. Cậu không coi cáo như một loài vật đáng sợ, mà đối xử rất tốt với cáo, khiến cáo được "cảm hóa". Sau đó, họ đã trở thành những người bạn thân thiết với nhau. Khi chia tay nhau, cáo đã khóc. Còn hoàng tử bé cũng nhận ra ý nghĩa thực sự của tình bạn. Hoàng tử bé là nhân vật mà nhà văn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc về bài học cuộc sống.
(Từ láy: ấm áp, thánh thiện; Từ ghép: dễ thương, trong sáng)

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật cáo - sử dụng ít nhất 2 từ ghép và hai từ láy:
Bên cạnh nhân vật Hoàng tử bé, nhân vật cáo trong câu chuyện Nếu cậu muốn có một người bạn cũng để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó quên. Cáo có những đặc điểm tinh ranh của loài cáo, nhưng cũng rất đáng yêu, thông thái. Cáo hiểu được rằng tình bạn chân thành cần có sự sẻ chia, cảm hóa và bồi đắp theo thời gian. Cáo cũng hiểu rằng khi ta dành cho ai đó tình cảm, sự quan tâm đặc biệt, thì người đó đối với ta sẽ là duy nhất, là vô cùng quan trọng. Sự hiểu biết của cáo về tình bạn, về cảm hóa cũng như bí mật mà cáo nói với Hoàng tử bé đã khiến Hoàng tử bé vỡ lẽ ra nhiều điều. Chẳng những thế, qua nhân vật cáo, tôi cũng học được nhiều bài học sâu sắc về tình bạn, và biết mình phải đối xử với bạn như thế nào thì sẽ nhận được những điều như vậy từ bạn.
(Từ láy: thánh thiện, sâu sắc; Từ ghép: câu chuyện, đáng yêu)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .