Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 51" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) hay nhất

626

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 51" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 51" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trật tự từ trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về nghĩa như thế nào?

a1) Mồng 8 tháng Ba là ngày phụ nữ Quốc tế.

a2) Mồng 8 tháng Ba là ngày Quốc tế phụ nữ.

b1) Đỗ Phủ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng.

b2) Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc.

c1) Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc với những người lính của ông.

c2) Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc của ông với những người lính.

Trả lời:

Câu a1 biểu thị ngày Quốc tế phụ nữ bình thường như những ngày trong tuần còn câu a2 biểu thị đây là một ngày riêng biệt, khác với những ngày khác.

Câu b1 biểu thị Đỗ Phủ là một nhà thơ người Trung Quốc rất nổi tiếng, câu b2 biệu thị đây là nhà thơ nổi tiếng khắp Trung Quốc

Câu c1 có thể hiểu là những người lính của tác giả, còn câu c2 có thể hiểu là bài thơ nói lên sự cảm thông sâu sắc của tác giả củ tác giả.


Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các trường hợp sau:

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cả mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến nổi tiếng.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế xã như răng, mắt

d) Họ úp cái nón lên mặt, năm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Trả lời:

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói đấu tranh quyết liệt cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cả mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như răng, mắt cho các trạm y tế xã.

d) Họ năm xuống, úp cái nón lên mặt ngủ một giấc cho đến chiều.


Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a. 

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

b. 

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

c. 

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Nguyễn Trãi)

d.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương)

Trả lời:

- Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau đã bị đảo ngược trật tự từ.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a. 

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

→ Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ “cái” thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình.

b. 

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

→ Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

c. 

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Nguyễn Trãi)

→ Đảo trật tự cú pháp: lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve → nhấn mạnh những âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, cũng chính là tiếng lòng của tâm hồn Nguyễn Trãi trước cuộc sống no ấm, thịnh vượng của dân chúng.

d.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương)

→ Nhấn mạnh sự nhọc nhằn, vất vả, bươn chải của bà Tú để lo lắng cơm áo, mưu sinh cho cả gia đình.


Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) với câu chủ đề: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu văn mà em đã viết.

Trả lời:

Với tấm lòng của một con người được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ, Nguyễn Khuyến đã làm quan mấy năm dưới triều Nguyễn nên ông đã có trong mình cái nhìn toàn cảnh về thời cuộc bấy giờ. Nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ, tất cả đều hiện ra trước mắt. Vì vậy, ngay cả khi đã về hưu, sống cuộc sống ẩn dật, an nhàn về thể chất nhưng tinh thần, tâm hồn ông vẫn mang nặng một nỗi lòng với quê hương, đất nước mà bốn bề chẳng yên. Ông buồn trước tình cảnh rối loạn của đất nước, thương cho nhân dân biết bao giờ mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nỗi niềm canh cánh đó thể hiện rõ tinh thần yêu nước, thương dân của một vị quan luôn hết lòng vì dân, vì triều đình.

- Câu được gạch chân trên sử dụng biện pháp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, viết đúng phải là: Tất cả đều hiện ra trước mắt nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 51" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

a1. Nhấn mạnh ngày phụ nữ của quốc tế.

a2. Nhấn mạnh ngày Quốc tế của phụ nữ.

b1. Nhấn mạnh địa điểm Trung Quốc có nhà thơ Đỗ Phủ nổi tiếng.

b2. Nhấn mạnh sự nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Phủ.

c1. Nhấn mạnh đối tượng "những người lính".

c2. Nhấn mạnh tác giả.


Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Tìm hiểu “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, bạn đọc không chỉ khám phá cảnh sắc mây trời mà hơn hết, đó là cảm nhận lòng người, tình người. Hình ảnh trung tâm của bài thơ không phải con thuyền hay chiếc lá mà là bóng dáng người câu cá lẻ loi, cô độc. Với các từ láy “lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng”, ta không chỉ tưởng tượng dáng dấp hay trạng thái của sự vật mà còn là tâm trạng cô đơn, nỗi buồn u uất, sự trống vắng trong tâm hồn nhà thơ. Nhưng vì sao tác giả lại có tâm trạng đó? Nguyễn Khuyến là ví dụ điển hình cho người nho sĩ thành công trên con đường học vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến xưa. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao danh vọng cũng là lúc Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà thơ từng tôn thờ giờ đây đã không còn phù hợp. Nguyễn Khuyến luôn thấy mình cô độc, lạc lõng giữa những biến động của thời cuộc. Điều duy nhất ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về quê ở ẩn nhầm giữ tiết tháo, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt đau đớn. Từ đây có thể thấy, bức tranh thu có lẽ chỉ là một phương tiện để thi nhân gửi gắm tấm lòng yêu nước sâu đậm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 51" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

Câu 1. Trật tự trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về nghĩa như thế nào?

a1. Mồng 8 tháng Ba là ngày phụ nữ Quốc tế.

a2. Mồng 8 tháng Ba là ngày Quốc tế phụ nữ.

b1. Đỗ Phủ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng.

b2. Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc.

c1. Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc với những người lính của ông.

c2. Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc của ông với những người lính.

Gợi ý:

a1. Nhấn mạnh phạm vi: quốc tế

a2. Nhấn mạnh đối tượng: phụ nữ

b1. Nhấn mạnh đất nước: Trung Quốc

b2. Nhấn mạnh sự nổi tiếng.

c1. Nhấn mạnh đối tượng: những người lính

c2. Nhấn mạnh đối tượng: của ông

Câu 2. Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các trường hợp sau:

Gợi ý:

a.

  • Lỗi sai: trật tự của cụm từ “quyết liệt đấu tranh”
  • Cách sửa: Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói đấu tranh quyết liệt cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b.

  • Lỗi sai: trật tự của cụm từ “của Nguyễn Khuyến nổi tiếng”
  • Cách sửa: Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

c.

  • Lỗi sai: trật tự của từ “răng, mắt”
  • Cách sửa: Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa răng, mắt cần thiết cho các trạm y tế xã.

d.

  • Lỗi sai: trật từ của các hành động “úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ” không phù hợp.
  • Cách sửa: Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều.

Câu 3. Trật tự trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

b.

Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

c.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

(Nguyễn Trãi)

d.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

(Trần Tế Xương)

Gợi ý:

- Các câu thơ Đường luật trên đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ (vị ngữ đứng trước chủ ngữ)

- Tác dụng:

Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) với câu chủ đề: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn mà em đã viết.

Gợi ý:

Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Trong bài thơ Câu cá mùa thu, bức tranh làng quê vào mùa thu được tác giả khắc họa qua những hình ảnh đặc trưng nhất. Ao thu mang vẻ lạnh lẽo với mặt nước trong veo đến độ có thể phản chiếu được sắc trời xanh ngắt của mùa thu. Một cơn gió khẽ thổi khiến chiếc lá vàng khẽ rơi xuống. Phía trên cao, những đám mây đang lơ lửng, mang vẻ chậm chạp. Không gian vắng lặng, cô quạnh đã góp phần diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh trong lòng nhà thơ. Đó chính là nỗi lòng của một con người luôn lo lắng cho đất nước.

- Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong câu: Trong bài thơ Câu cá mùa thu, bức tranh làng quê vào mùa thu được tác giả khắc họa qua những hình ảnh đặc trưng nhất.

- Việc đưa cụm từ “Trong bài thơ Câu cá mùa thu” lên đầu làm chủ ngữ góp phần nhấn mạnh vào phạm vi phân tích là trong tác phẩm này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 51" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

Câu 1

Trật tự từ trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về ý nghĩa như thế nào?

a1) Mồng 8 tháng Ba là ngày phụ nữa Quốc tế

a2) Mồng 8 tháng Ba là ngày Quốc tế phụ nữ

b1) Đỗ Phủ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng

b2) Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc

c1) Bài thơ đã nói lên sự đồng cảm sâu sắc với những người lính của ông.

c2) Bài thơ đã nói lên sự đồng cảm sâu sắc của ông với những người lính.

Phương pháp giải:

- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài,

- Ôn lại kiến thức về trật tự từ.

- Đọc và hiểu được ý nghãi của mỗi câu, so sánh ý nghĩa.

Lời giải chi tiết:

     Trật tự từ của a1 bị thay đổi làm cho ý nghĩa của nó cũng bị biến đổi theo, a1 ta hiểu ngày này chỉ như những ngày khác trong tuần, trong tháng không só sự đặc biết. Thì a2 đã nhấn mạnh cho ta thấy được sự khác biệt và ý nghĩa ngày mồng 8 tháng 3 là đặc biệt của những người phụ trên thế giới, ngày mà được xã hội quan tâm bù đắp cho những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống, ngày này những người đàn ông sẽ tạng hoa, làm điều bất ngờ để tặng cho người thân của mình như bà, mẹ, vợ,...

B1 trật tự từ đã bổ sung thêm âm tiếng anh để nhấn mạnh và làm rõ tên tác giả và nơi ông sinh ra,

B1 không được bổ sung khiến cho ý nghĩa của câu bị giảm bớt bởi không đảm bảo được sự hòa hợp giữa ngữ âm và lời nói.

C1 Trật tự từ tạo cho người đọc hiểu đây là bài thơ  thể hiện tình cảm với những người lính của tác giả.

C2 biểu thị ý nghĩa, bày tỏ tâm tư tình cảm của nhân vật đối với đồng đội của mình.


Câu 2

Phân tích và sửa lỗi về các trật tự từ trong các trường hợp sau

a.Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

Phương pháp giải:

- Đọc và xác định đúng đề bài.

- Ôn lại kiến thức về trật tự từ.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác với trật tự thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn:

a) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

       (Hồ Xuân Hương)

b) Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

c) Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Nguyễn Trãi)

d) Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Tú Xương)

Phương pháp giải:

- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài

- Ôn lại kiến thức về trật tự từ, thể thơ Đường luật.

Lời giải chi tiết:

a) Miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời. Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ “cái” thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình. Thật cay đắng, xót xa và sự bẽ bàng khôn tả.

b) Trong những câu thơ trên, tác giả đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ. Việc đảo tật tự từ nhằm nhấn mạnh sự nhỏ bé (của những chú tiểu), sự thưa thớt, vắng vẻ, hoan sơ, hoang vu trong một khoảng không gian bao la rộng lớn của cảnh Đèo Ngang.

c) Đảo trật tự cú pháp: lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve => Nhấn mạnh những âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, cũng chính  tiếng lòng của tâm hồn Nguyễn Trãi trước cuộc sống no ấm, thịnh vượng của dân chúng

d) Hai câu thơ đã sử dụng phép đảo ngữ: “lặn lội” và “eo xèo” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự gian khổ của bà Tú, nói lên công việc đầy nhọc nhằn vất vả, qua đó cho thấy hình ảnh người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó.


Câu 4

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 dòng) với câu chủ đề câu chuyện về cuộc đời và số phận con người trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu là câu chuyện buồn và đẹp. Hãy giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đọan văn mà em đã viết.

Phương pháp giải:

- Đọc và xác định đúng yêu cầu đề bài

- Ôn lại kiến thức về trật tự từ

- Đọc lại tác phẩm Người ở bến sông Châu nắm lại nội dung và liên hệ với kiến thức bên ngoài,

Lời giải chi tiết:

Người ở bến sông Châu là truyện ngắn viết về con người sau thời chiến tuy buồn mà đẹp. Buồn vì chiến tranh lấy đi thanh xuân của một cô gái trẻ đẹp, lấy đi những lời hứa hẹn của đôi lứa, lấy đi sức khỏe để lại những hậu quả nhưng lại rất đẹp về lòng vị tha, sự hi sinh. Một năm sau ngày giải phóng, Mây khoác ba lô trở về bến sông Châu với niềm vui đoàn tụ gia đình và gặp lại San – mối tình thề hẹn trước ngày ra trận. Nhưng thật trớ trêu, ngày Mây về lại là ngày cưới của San, đồng thời gia đình cũng đang chuẩn bị làm đám giỗ khi nhận được giấy báo tử của cô tròn một năm trước. Không muốn thêm một người phụ nữ nữa đau khổ, Mây từ chối ý định “làm lại từ đầu” của San. Không chỉ hàng ngày chứng kiến hạnh phúc gia đình mà Thanh - vợ San cố phô bày; sự dằn vặt, dùng dằng của người yêu cũ mà những vết thương, sự ám ảnh chiến tranh, sự hy sinh của đồng đội cũng hiện về đêm đêm ám ảnh Mây trong từng giấc ngủ. Để tránh khó xử cho cả ba người, Mây rời nhà ra bến đò, sống cô độc, cho đến ngày Quang tìm về tận bến sông Châu tìm cô. Người lính trinh sát miền Nam ở chiến trường năm ấy, vì những cơ duyên nơi chiến trận, đã rong ruổi khắp nơi tìm cô y tá ngày nào chỉ với một địa chỉ mơ hồ “ở bến sông Châu”. Quang nguyện ở lại, dùng tấm chân tình, yêu thương, chăm sóc cô suốt cuộc đời này. Nhưng nỗi buồn vẫn tiếp tục tìm đến với Mây, bởi khi cô quyết định lấy Quang cũng là ngày cô biết được sự thật: vết thương thời chiến đã lấy mất đi khả năng làm mẹ. Không muốn Quang phải chịu thiệt thòi, Mây hắt hủi, xa lánh Quang và nói dối rằng, cô vẫn còn yêu San tha thiết. Vào một đêm mưa bão, vợ San đẻ khó và Mây là người cứu cánh đỡ đẻ cho mẹ tròn con vuông. Cũng một đêm mưa gió, cám cảnh phận đời mình, Mây ra bến sông, bỏ làng, thả thuyền trôi theo dòng sông Châu vô định. Và trong mù mịt gió mưa, Quang xuất hiện, băng qua dòng nước lũ để tới được thuyền Mây. Cả hai cùng con thuyền trôi xuôi về dưới hạ nguồn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 51" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trật tự từ trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về nghĩa như thế nào?

a1. Mồng 8 tháng Ba là ngày phụ nữ Quốc tế 

a2. Mồng 8 tháng Ba là ngày Quốc tế phụ nữ 

b1. Gác-xi-a Mác-kết (Garcia Márquez) là nhà văn Cô-lôm-bi-a (Colombia) nổi tiếng.

b2. Gác-xi-a Mác-kết (Garcia Márquez) là nhà văn nổi tiếng Cô-lôm-bi-a 

c1. Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc với những người lính của ông

c2. Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc của ông với những người lính 

Trả lời:

a1. Phụ nữ Quốc tế để chỉ những người phụ nữ nổi bật, đại diện cho những người phụ nữ nói chung, là hình ảnh phụ nữ Quốc tế 

a2. Chỉ một ngày để tôn vinh phụ nữ 

b1. Chỉ quê quán của nhà văn là ở Cô lôm bi a 

b2. Chỉ sự nổi tiếng của nhà văn ở vùng Cô lôm bi a


Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các trường hợp sau:

Trả lời:

→ Sửa lại: Truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh là một tác phẩm văn học mang tính nhân văn sâu sắc

→ Sửa lại: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm là chùm thơ thu nổi tiêng của Nguyễn Khuyến 

→ Sửa lại: Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa răng, mắt cần thiết cho các trạm y tế xã.

→ Sửa lại: Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt ngủ một giấc cho đến chiều.


Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a. 

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

b. 

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

( Bà Huyện Thanh Quan)

c. 

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Nguyễn Trãi)

d.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương)

Trả lời:

- Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau đã bị đảo ngược trật tự từ.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a. 

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

→ Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ “cái” thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình.

b. 

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

( Bà Huyện Thanh Quan)

→ Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

c. 

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Nguyễn Trãi)

→ Đảo trật tự cú pháp: lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve → nhấn mạnh những âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, cũng chính là tiếng lòng của tâm hồn Nguyễn Trãi trước cuộc sống no ấm, thịnh vượng của dân chúng.

d.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương)

→ Nhấn mạnh sự nhọc nhằn, vất vả, bươn chải của bà Tú để lo lắng cơm áo, mưu sinh cho cả gia đình.


Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) với câu chủ đề: “Câu chuyện về cuộc đời và số phận con người trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu là câu chuyện buồn và đẹp”. Giải thích cách sắp xếp trật tự ở một câu trong đoạn văn mà em đã viết.

Trả lời:

Câu chuyện về cuộc đời và số phận con người trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu là câu chuyện buồn và đẹp. Hoàn cảnh đau thương, chia li của chiến tranh đã khiến cho dì Mây và chú San rơi vào bi kịch tình cảm, ngày dì trở về cũng là ngày chú đi lấy vợ, mọi người cứ nghĩ dì Mây đã bỏ mạng ở chiến trường. Dì Mây nhân vật chính trong câu truyện cũng hiện lên với bao đau thương mất mát ngày dì đi trẻ trung, xinh đẹp, nhiệt huyết, ngày trở về đôi chân dì đã không còn lành lặn, mái tóc đen, dày, mượt mà ngày xưa cũng không còn nữa. Như vậy người đọc thấy được những câu chuyện buồn cứ nối tiếp chồng chéo nhau. Nhưng ở Người ở bến sông Châu vẫn ánh lên những điều đẹp đẽ bên cạnh những câu chuyện buồn. Đó là tính cách kiên cường sắt đá của dì Mây, trước đau thương nhưng không hề bị lụy, tuyệt vọng. Đó cũng chính là trái tim nhân hậu và tấm lòng yêu thương con người sâu sắc của dì khi giúp vợ chú San sinh nở, khi nuôi thằng Cún khi thím Ba bị bom đánh chết. Như vậy ta thấy câu chuyện dù buồn, bi kịch nhưng nó vẫn đẹp vì trái tim và lòng nhân hậu của con người.

- Cách sắp xếp trật tự trong câu văn Câu chuyện về cuộc đời và số phận con người trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu là câu chuyện buồn và đẹp. Đây là câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát cho đoạn văn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 51" (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

Câu 1 trang 50 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây

a) 

Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dáng

Sỏi cát bay như lũ chim hoang

                                            (Trần Đăng Khoa)

b)

Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa

Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời

                                           (Trần Đăng Khoa)

c) 

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

                                              (Chế Lan Viên)

d) 

Tình yêu là vũ khí

Giữ đất trời quê hương

                                           (Lò Ngân Sủn)

Lời giải 

Câu 2 trang 51 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

a) Sáng chớm lạnh trong làng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

b) Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

c) Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngát ánh bình minh

d) Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

Lời giải 

Biện pháp hoán dụ: cánh đồng quê chảy máu. Biện pháp nhân hóa: dây thép gai đâm nát trời chiều

Biện pháp hoán dụ giúp bạn đọc hiểu hơn về những đau thương, mất mát to lớn mà ta phải gánh chịu do cuộc chiến tranh gây ra; từ đó gợi lên tinh thần yêu nước, sẵn sàng đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

Biện pháp nhân hóa thể hiện nỗi căm hờn trước tội ác mà quân thù gây ra cho quê hương, cho dân tộc Việt Nam ta.

Biện pháp so sánh: Người lên như nước vỡ bờ

Thể hiện tinh thần, khí thế chiến đấu vô cùng nồng nhiệt của người dân khi đứng trước cảnh nước mất, nhà tan. Đó còn là quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Biện pháp ẩn dụ

Trán cháy rực và bát ngát ánh bình minh thể hiện tinh thần, nhiệt huyết, những văn khoăn, trăn trở của nhân vật. Đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước, sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng, tràn đầy kiêu hãnh, niềm vui, khát vọng.

Biện pháp nhân hóa: khắc họa mùa thu với vẻ đẹp bình dị, đặc trưng nhưng cũng đủ làm xao xuyến lòng người, khiến con người ta thêm yêu, thêm lưu luyến. Đặc biệt, sự cảm nhận của tác giả thật tinh tế và tài hoa khiến cho mùa thu Hà Nội bỗng nhiên biểu hiện bằng hình khối, màu sắc, ánh sáng.


Câu 3 trang 51 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Xác định biện pháp tu từ trong những câu thơ sau và phân tích tác dụng của chúng:

a) 

Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

                                           (Tố Hữu)

b) 

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

                                    (Nguyễn Đình Thi)

c) 

Từ những năm đau thương chiến đấu

Đã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn

                                     (Nguyễn Đình Thi)

d)

Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc

Người xem ngổn ngang cũng rặt linh trọc đầu

                                      (Trần Đăng Khoa)

Lời giải 

a) Ẩn dụ:

+ những bóng thù hắc ám - thế lực giặc ngoại xâm

+ trời thu tháng tám - chiến thắng cách mạng tháng Tám

Tác dụng: thể hiện cảm hứng tự hào của tác giả về những chiến thắng oanh liệt cùng những thành quả trong công cuộc xây dựng đát nước sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

b) Điệp ngữ:

+ Của chúng ta

+ Những

Tác dụng: Nhằm khẳng định rằng những sự vật là của chúng ta, tất cả thuộc quyền sở hữu của chúng ta.

- Nhân hóa:

+ Những buổi ngày xưa vọng nói về

Tác dụng: Nhằm làm nổi bật những buổi nhớ về ngày xưa của tác giả. Qua đó, nhằm nói lên tình yêu thương của tác giả đối với quê hương.

c) Biện pháp tu từ nhân hóa

     Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để thể hiện sự quyết tâm sự thù hận của quê hương với lũ giặc xâm lược. Thể hiện ko chỉ con người căm thù bọn giặc mà những sự vật vô chi vô giác khi có giặc cũng vùng Lên chiến đấu như con người.

d) Nhân hóa

Tác dụng: nhằm làm nổi bật rõ nét về sự thiếu thốn về vật chất và phải đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt.


Câu 4 trang 51 SGK Ngữ văn 10 Tập 1

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi), trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Lời giải 

Đất nước là đề tài lớn, xuyên suốt trong lịch sử văn học mà các nhà thơ luôn tìm đến để khai thác. Nguyễn Đình Thi chính là một gương mặt tiêu biểu cho đề tài này, nổi tiếng vời bài thơ Đất nước. Bài thơ đã nói về một đất nước mỗi lúc lại hiện ra với một vẻ mặt mới lấp lánh, đa dạng và hàm chứa một nội dung cụ thể lịch sử. Các câu thơ trong bài có độ dài, ngắn xen kẽ nhau cùng nhịp điệu biến đổi linh hoạt. Ngoài ra, bài có sự kết hợp với những hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao tạo cho đoạn thơ như một áng văn hay ca ngợi về tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời, nhà thơ chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .