Top 6 Bài soạn "Tình yêu sách" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Tình yêu sách" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...
Bài soạn "Tình yêu sách" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Văn bản là lời tự thuật của nhân vật “tôi” về niềm đam mê đọc sách.
Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên?
Trả lời:
- Tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện qua việc làm mọi cách để được đọc sách: đọc kế sách của các anh lớn, giúp việc cô thủ thư để được đọc sách, mượn sách về nhà đọc suốt đêm.
Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Những hành động nào của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”
Trả lời:
- Cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi” bằng cách cho nhân vật “tôi” được làm thẻ thư viện dù chưa đủ tuổi, cho phép đi mua sách và đem về nhà đọc.
Câu 3 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Chi tiết: “Hình ảnh Giăng Van-giăng, Phăng-tin, Cô-dét, Ga-vơ-rốt cứ lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”?
Trả lời:
- Chi tiết “Hình ảnh Giăng Văn-giăng, Phăng-tin, Cô-đét, Ga-vơ-Tốt cứ lừng lũng đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” thể hiện khả năng tưởng tượng phong phú, sự say mê với sách của nhân vật “tôi”.
Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Chia sẻ với bạn về một cuốn sách hoặc bộ phim đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên hoặc con người.
Trả lời:
-HS viết một lá thư ngắn gửi một người bạn để chia sẻ về một cuốn sách hoặc bộ phim đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên hoặc con người.
- Sau đó, cho HS dẫn các lá thư lên bảng học tập hoặc công bố trong nhóm học tập của lớp trên mạng Internet.
Bài soạn "Tình yêu sách" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2
Câu 1 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích trên, nhân vật “tôi” là một người yêu sách, điều đó được thể hiện qua các chi tiết cậu bé hớn hở chạy tới xem thư viện, dù không được vào nhưng chiều nào cũng tới ngồi ngoài hành lang để được đọc ké sách của các anh chị. Để có thể được ở thư viện, cậu bé cố làm quen với cô thủ thư, giúp cô các công việc ở thư viện. Sách trong thư viện không làm thỏa mãn được cậu. Mỗi khi thấy một quyển sách mới, cậu bé đều phấn khích và ngấu nghiến độc cho xong, mong có thêm sách để đọc
Câu 2 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Những hành động nào của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Những hành động nào của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”:
Cô Uyên là cô thủ thư ở thư viện mới của tỉnh. Ngoài ra, cô cũng là em gái của tác giả Kim Lân. Lúc đầu, cô làm theo quy định và không cho cậu bé vào mượn sách vì chưa đủ tuổi. Thấy được lòng hiếu học và tình yêu với sách của cậu bé, cô liền cho phép cậu đọc sách, cấp thẻ và còn cho cậu bé mượn sách mang về nhà.
Khi đã đọc hầu như hết các quyển sách tại thư viện, cậu bé ra hiệu sách và báo cho cô những quyển sách mới được xuất bản. Cô sẽ mua về, cho phép cậu bé là người đầu tiên đọc sách rồi mang trả lại cô.
Câu 3 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chi tiết: “Hình ảnh Giăng Van-giăng, Phăng-tin, Cô-dét, Ga-vơ-rốt cứ lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc được rất nhiều sách, chi tiết “Hình ảnh Giăng Van-giăng (Jean Valjean), Phăng-tin (Fantine), Cô-dét (Cosette), Ga-vơ-rốt (Gavroche) cứ lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” hiện lên trong đầu của cậu bé. Họ là những nhân vật không có thực trong cuốn sách cậu vừa đọc xong. Tuy nhiên, giờ đây họ lại xuất hiện như những con người đích thực, cho thấy tâm hồn của cậu bé vô cùng rộng mở, nhạy cảm, muốn, luôn hướng đến những điều tốt đẹp. Thông qua những con chữ, cậu có thể liên tưởng được đến những hình ảnh thực tế.
Câu 4 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chia sẻ với bạn về một cuốn sách hoặc bộ phim đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên hoặc con người.
Phương pháp giải:
Vận dụng trải nghiệm cá nhân của bản thân
Lời giải chi tiết:
Một cuốn sách đã làm tôi nhận ra nhiều điều đó là:
“Thật dễ dàng để yêu thương và chấp nhận một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương một ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. Đó là triết lý sâu sắc được truyền tải qua câu chuyện dễ thương về chú hải âu Lucky bé nhỏ, chú mèo Gioóc-ba béo ú trong Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay. Tác phẩm văn học thiếu nhi này sẽ khiến chúng ta mỉm cười và được sưởi ấm trái tim vì những bài học ý nghĩa nhưng cũng rất đáng yêu.
Bài soạn "Tình yêu sách" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Văn bản là lời tự thuật của nhân vật “tôi” về niềm đam mê đọc sách.
Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên?
Trả lời:
Tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện qua việc làm mọi cách để đọc sách: đọc kế sách của các anh lớn, giúp việc cô thủ thư để được đọc sách, mượn sách về nhà đọc suốt đêm.
Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Những hành động nào của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”
Trả lời:
Những hành động của cô Uyên góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”: cho nhân vật “tôi” được làm thẻ thư viện dù chưa đủ tuổi, cho phép đi mua sách và đem về nhà đọc.
Câu 3 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Chi tiết: “Hình ảnh Giăng Van-giăng, Phăng-tin, Cô-dét, Ga-vơ-rốt cứ lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”?
Trả lời:
Chi tiết đó đã thể hiện nhân vật “tôi” có khả năng tưởng tượng phong phú và trái tim đồng cảm với các nhân vật, niềm say mê to lớn với sách.
Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Chia sẻ với bạn về một cuốn sách hoặc bộ phim đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên hoặc con người.
Trả lời:
Bộ phim “Ba chàng ngốc” của điện ảnh Ấn Độ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em về lý tưởng sống của tuổi trẻ, thôi thúc em sống đúng với đam mê và nỗ lực hết mình trên con đường mình chọn.
Bài soạn "Tình yêu sách" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4
Câu 1. Tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên?
Trả lời:
Trong đoạn trích trên, tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện qua các chi tiết cậu bé hớn hở chạy tới xem thư viện, dù không được vào nhưng chiều nào cũng tới ngồi ngoài hành lang để các anh bên trong cho đọc sách ké. Để có thể được ở thư viện, cậu bé cố làm quen với cô thủ thư, giúp cô các công việc ở thư viện. Mỗi khi thấy một quyển sách mới, cậu bé đều phấn khích và ngấu nghiến độc cho xong.
Câu 2. Những hành động nào của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”.
Trả lời:
Cô Uyên là cô thủ thư ở thư viện mới của tỉnh. Ngoài ra, cô cũng là em gái của tác giả Kim Lân. Lúc đầu, cô làm theo quy định và không cho cậu bé vào mượn sách vì chưa đủ tuổi. Thấy được lòng hiếu học và tình yêu với sách của cậu bé, cô liền cho phép cậu đọc sách, cấp thẻ và còn cho cậu bé mượn sách mang về nhà.
Khi đã đọc hầu như hết các quyển sách tại thư viện, cậu bé ra hiệu sách và báo cho cô những quyển sách mới được xuất bản. Cô sẽ mua về, cho phép cậu bé là người đầu tiên đọc sách rồi mang trả lại cô. Những hành động đó của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”.
Câu 3. Chi tiết: “Hình ảnh Giăng Van-giăng (Jean Valjean), Phăng-tin (Fantine), Cô-dét (Cosette), Ga-vơ-rốt (Gavroche) cử lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”?
Trả lời:
Sau khi đọc được rất nhiều sách, chi tiết “Hình ảnh Giăng Van-giăng (Jean Valjean), Phăng-tin (Fantine), Cô-dét (Cosette), Ga-vơ-rốt (Gavroche) cử lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” hiện lên trong đầu của cậu bé. Họ là những nhân vật không có thực trong cuốn sách cậu vừa đọc xong. Tuy nhiên, giờ đây họ lại xuất hiện như những con người đích thực, cho thấy tâm hồn của cậu bé vô cùng rộng mở. Thông qua những con chữ, cậu có thể liên tưởng được đến những hình ảnh thực tế.
Câu 4. Chia sẻ với bạn về một cuốn sách hoặc bộ phim đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên hoặc con người.
Trả lời:
Lịch sử tự nhiên là một cuốn sách vô cùng thú vị về các loài vật trên trái đất hiện tại. Để không gây nhàm chán, các hình ảnh về các loài vật được chụp lại rất chân thực. Cuốn sách này giúp em thấy được tất cả các loại động, thực vật đã từng tồn tại trên trái đất từ rất lâu về trước, kể cả khủng long. Nhờ đó, em có cái nhìn sâu rộng hơn về thiên nhiên và các loài động, thực vật.
Bài soạn "Tình yêu sách" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Trả lời các câu hỏi trang 52,53 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên?
Trả lời:
Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” là một người yêu sách. Tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện qua việc làm mọi cách để được đọc sách: đọc kế sách của các anh lớn, giúp việc cô thủ thư để được đọc sách, mượn sách về nhà đọc suốt đêm. Sách trong thư viện không làm thỏa mãn được cậu. Mỗi khi thấy một quyển sách mới, cậu đều phấn khích và ngấu nghiến đọc cho xong, mong có thêm sách để đọc.
Câu 2: Những hành động nào của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”?
Trả lời:
Những hành động của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi” đó là:
- Cho nhân vật “tôi” được làm thẻ thư viện dù chưa đủ tuổi
- Cho phép cậu đọc sách và mượn sách mang về nhà.
- Khi đã đọc hầu như hết các quyển sách tại thư viện, cậu bé báo cho cô những quyển sách mới được xuất bản. Cô sẽ mua về, cho phép cậu bé là người đầu tiên đọc sách rồi mang trả lại cô.
Câu 3: Chi tiết: “Hình ảnh Giăng Van-giăng, Phăng-tin, Cô-dét, Ga-vơ-rốt cứ lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”?
Trả lời:
Chi tiết “Hình ảnh Giăng Văn-giăng, Phăng-tin, Cô-đét, Ga-vơ-Tốt cứ lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” thể hiện khả năng tưởng tượng phong phú, sự say mê với sách của nhân vật “tôi”, tâm hồn vô cùng rộng mở, chỉ thông qua những con chữ mà có thể liên tưởng được đến những hình ảnh thực tế.
Câu 4: Chia sẻ với bạn về một cuốn sách hoặc bộ phim đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên hoặc con người.
Trả lời:
Một cuốn sách hoặc bộ phim đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên hoặc con người:
- “Thật dễ dàng để yêu thương và chấp nhận một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương một ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. Đó là triết lý sâu sắc được truyền tải qua câu chuyện dễ thương về chú hải âu Lucky bé nhỏ, chú mèo Gioóc-ba béo ú trong Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay. Tác phẩm văn học thiếu nhi này sẽ khiến chúng ta mỉm cười và được sưởi ấm trái tim vì những bài học ý nghĩa nhưng cũng rất đáng yêu."
- "Lịch sử tự nhiên là một cuốn sách vô cùng thú vị về các loài vật trên trái đất hiện tại. Để không gây nhàm chán, các hình ảnh về các loài vật được chụp lại rất chân thực. Cuốn sách này giúp em thấy được tất cả các loại động, thực vật đã từng tồn tại trên trái đất từ rất lâu về trước, kể cả khủng long. Nhờ đó, em có cái nhìn sâu rộng hơn về thiên nhiên và các loài động, thực vật."
Bài soạn "Tình yêu sách" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
I. Tác giả văn bản Tình yêu sách
- Trần Hoài Dương (1943 - 2011) tên khai sinh là Trần Bắc Qùy, quê quán tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
- Là nhà văn cả đời chỉ viết cho thiếu nhi. Nhà văn Trần Hoài Dương có những tác phẩm rất nổi tiếng được lứa tuổi học trò yêu thích như “Cuộc phiêu lưu của những con chữ”, “Một thoáng heo may phương Nam”, “Miền xanh thẳm”, “Nàng công chúa biển”.. Sau khi nhà văn Trần Hoài Dương qua đời, nhiều cuốn sách của ông vẫn liên tục được tái bản để bồi đắp tâm hồn cho trẻ thơ.
- Năm 1060, ông học lớp Báo chí của Ban Tuyên huấn Trung ương khóa 1.
- Trước năm 1975, ông từng là cán bộ biên tập của Tạp chí Cộng sản. Do đam mê sáng tác truyện ngắn, truyện dài, nên đưa đơn xin chuyển công tác báo Văn Nghệ.
- Sau năm 1975, Trần Hoài Dương vào Sài Gòn làm việc ở bộ phận miền Nam của báo Văn Nghệ.
- Đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Cuộc phiêu lưu của những con chữ
- Đạt giải thưởng loại B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001 với tác phẩm Miền xanh thẳm.
- Tác phẩm tiêu biểu: Em bé và bông hồng (tập truyện ngắn, 1963); Đến những nơi xa (tập truyện ngắn, 1968); Cây lá đỏ (tập truyện ngắn, 1971); Cuộc phiêu lưu của những con chữ (tập truyện ngắn, 1975); Con đường nhỏ (tập truyện ngắn, 1976); Hoa của biển (truyện dài, 1976); Người tù vượt ngục và em nhỏ trên đảo (truyện dài, 1979); Lá non (tập truyện ngắn, 1981); …
II. Tìm hiểu tác phẩm Tình yêu sách
- Thể loại: Truyện dài
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Trích Miền xanh thẳm, NXB Kim Đồng, 2017 – tác phẩm đoạt Giải B của Hội Nhà văn năm 2001. Truyện kể về Thiện – một cậu bé nhân hậu, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn và say mê đọc sách. Tuy phải xa nhà để trọ học nhưng em vẫn luôn được sống trong tình thương yêu, đồng cảm, sẻ chia của thầy cô giáo, các anh em kết nghĩa và bạn bè.
Phương thức biểu đạt:
Văn bản có phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Bố cục bài Tình yêu sách
2 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “bao nhiêu là sách. […]”): Niềm đam mê đọc sách của “tôi”
- Phần 2 (còn lại): Tình yêu và sự tò mò đối với bộ sách.
Giá trị nội dung:
- Văn bản là lời tự thuật của nhân vật “tôi” về niềm đam mê đọc sách.
Giá trị nghệ thuật:
-Lập luận chặt chẽ, các câu chuyện đan xen lồng ghép.
- Các dẫn chứng đắt giá góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tình yêu sách
Tình yêu sách của nhân vật tôi và sự giúp sức của cô Uyên
Nội dung
Tình yêu sách của tôi
Sự giúp sức của cô Uyên
Chi tiết
- Hớn hở chạy tới xem thư viện.
- chiều nào cũng ngồi hành lang đọc ké sách của anh chị.
- giúp cô thủ thư mọi công việc.
- thấy sách mới phấn khích, đọc ngấu nghiến.
- luôn mong có thêm sách để đọc.
- cho làm thẻ dù chưa đủ tuổi.
- cho phép đi mua sách.
- cho mang sách về nhà đọc
= > Nhân vật tôi: Niềm đam mê đọc sách bất tận, luôn tìm mọi cách để được đọc sách; khả năng tưởng tượng phong phú, sự say mê với sách của nhân vật “tôi”.
= > Cô Uyên: hiểu chuyện, tạo điều kiện góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách cho nhân vật tôi.
Thông điệp của văn bản
- Sách mang đến cho chúng ta tri thức và bồi dưỡng tâm hồn.
- Cần nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách.
- Luôn tạo mọi điều kiện để các bạn nhỏ được làm quen và đọc sách mỗi ngày.
Câu 1. Tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên?
Tình yêu sách của nhân vật “tôi” được thể hiện qua việc làm mọi cách để được đọc sách: đọc sách của các anh lớn, giúp việc cô thủ thư để được đọc sách, mượn sách về nhà đọc suốt đêm.
Câu 2. Những hành động nào của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”.
Cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu đọc sách của nhân vật “tôi” bằng cách cho nhân vật “tôi” có cơ hội được tiếp xúc với sách - làm thẻ thư viện dù chưa đủ tuổi, cho phép đi mua sách và đem về nhà đọc.
Câu 3. Chi tiết: “Hình ảnh Giăng Van-giăng (Jean Valjean), Phăng-tin (Fantine), Cô-dét (Cosette), Ga-vơ-rốt (Gavroche) cử lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”?
Chi tiết này thể hiện “tôi” có trí tưởng rất phong phú, niềm say mê và ham đọc của “tôi”.
Câu 4. Chia sẻ với bạn về một cuốn sách hoặc bộ phim đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên hoặc con người.
Gợi ý:
- Một số cuốn sách: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Dế Mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi),...
- Bộ phim: Vua sư tử, Cậu bé rừng xanh,...
- Mẫu tham khảo: Cuốn sách yêu thích của tôi là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nhân vật chính trong truyện là cậu bé Thiều. Cậu đang là học sinh. Cậu sống cùng bố mẹ và em trai ở một vùng quê nghèo. Cậu và em trai là Tường thường bày trò nghịch ngợm. Tường là một cậu bé hiền lành, dễ thương và thích đọc sách. Cậu rất yêu thương và ngưỡng mộ anh trai của mình. Câu chuyện là bài học ý nghĩa về tình cảm gia đình.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .