Top 6 Bài soạn "Âm mưu và tình yêu" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6131

Mời các bạn tham khảo một số Bài soạn "Âm mưu và tình yêu" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Âm mưu và tình yêu" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Câu 1. Kẻ hai bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động của các nhân vật góp phần phát triển mâu thuẫn, xung đột kịch trong văn bản. (ảnh minh hoạ)

Trả lời:

Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I - Cảnh 1

Thứ tự hành động

Hành động của Luy-dơ

Hành động của ông bà Min-le

1

Luy- dơ: hỏi thăm xem Van-te có đến không?

- Ông Min-le: Tưởng Luy-dơ đã quên rồi

- Bà Min-le: Hỏi rằng đó là ai?

2

Nói với cha mẹ về suy nghĩ thực của mìnhMin-le cảm thấy thất vọng vì con gái

3

Cãi lại lời cha và nói mình không thể quên được thiếu táSẵn sàng hi sinh vì con nhưng trước quyền thế thì không thể làm gì được

4

Xin cha mẹ được nghĩ đến Van teBà Min-le vội trốn đi khi thấy thiếu tá

Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2

Thứ tự hành động

Hành động của Phéc-đi-năng

Hành động của Tể tướng Van-te và bọn tay chân

1

Phéc-đi-năng: đỡ Luy-dơ dậy và kêu cứu khi nàng ngất xỉuVan-te: bắt Phéc-đi-năng phải tránh ra

Giận giữ ngăn cản không cho binh lính đến gần và xin cha không làm hại  Luy-dơSai binh lính tới bắt Luy-dơ

3

Cầu xin cha và thề độcTự mình giằng lấy Luy-dơ và giao cho binh lính

4

Chỉ trích hành động của tể tướngSai binh lính dẫn lối

5

Nói rằng mình sẽ lên giá cùng Luy-dơKhông quan tâm lời Phéc-đi-năng và lôi Luy-dơ đi

6

Dùng thanh kiếm sĩ quan để xin chaSai binh lính lôi cả hai đi

7

Nói rằng mình sẽ tự đâm Luy-dơKhiêu khích Phéc-đi-năng

8

Xin chúa chứng giám và uy hiếp tể tướngThả Luy-dơ


Câu 2. Theo bạn, chủ đề “Âm mưu và tình yêu” được thể hiện trong Hồi I – Cảnh 1 và Hồi II – Cảnh 2 có gì khác nhau? Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te – Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2 là gì?

Trả lời:

Theo em, chủ đề  “Âm mưu và tình yêu” được thể hiện trong Hồi I – Cảnh 1 đã thể hiện chủ yếu tình yêu da diết của người con gái. Cô gái vẫn giữ trong mình tình yêu dù bị gia đình cấm cản. Còn ở Hồi II thì đã thể hiện chủ yếu tình yêu da diết của người con trai. Chàng đã dám đứng lên đấu tranh cho tình yêu đời mình. 

→ Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te – Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2 là do người cha ngăn cấm tình yêu của người con.


Câu 3. Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng, Tể tướng Phôn Van-te. Cho biết nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này.

Trả lời:

- Nét tính cách nổi bật của nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng:

Thiếu tá Phéc-đi-năng là một chàng trai luôn hết mình vì tình yêu đời mình, dù phải hy sinh cả mạng sống thì vẫn cương quyết bảo vệ nàng. Thậm chí cãi lại và muốn cầm kiếm lên chiến đấu với cha nhưng tất cả đều là vì tình yêu và sự vô lý của cha. Chàng với Luy-đơ đã có mối tình trong trắng, dũng cảm, bất chấp sự cách biệt về địa vị xã hội. 

- Nét tính cách nổi bật của nhân vật Tể tướng Phôn Van-te 

Tể tướng Phôn Van-te là một người cha thất bại, chỉ vì muốn có điều kiện ngày càng leo cao trên bước đường công danh, ông đã muốn con trai lấy phu nhân Minfo, nhân tình đã thất sủng của công tước - người đang trị vì đất nước, bịa đặt, sỉ nhục Luy-đơ cùng gia đình nàng, chia rẽ tình yêu của con trai. 

=> Do đó, có thể thấy nguyên nhân làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này là từ việc người cha ngăn cấm và châm biếm tình yêu của Phéc-đi-năng.


Câu 4. Nhận xét về cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-do.

Trả lời:

Tác giả đã xây dựng nhân vật Luy-dơ thông qua diễn biến tâm lý, ngôn ngữ đối thoại, và cử chỉ hành động, để tạo nên một hình tượng con gái yếu đuối và thuộc phái yếu trong xã hội. Luy-dơ yêu thiếu tá Phéc-đi-năng, con trai của tể tướng Phông Van-te. Ban đầu, khi cha mẹ phát hiện ra tình cảm của mình, Luy-dơ muốn chiến đấu cho tình yêu, nhưng khi bị cấm đoán, cô đã từ bỏ việc đấu tranh và quyết định giữ tình yêu của mình trong lòng mà không cố gắng chiến đấu.

Diễn biến tâm lý và ngôn ngữ đối thoại đã thể hiện rõ sự yếu đuối nhu nhược của Luy-dơ, khiến cô trở thành một con gái không có khả năng chiến đấu và tỏ ra rất yếu đuối trong mắt người đọc.


Câu 5. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và/ Hồi II – Cảnh 2 (cách phân bố lời thoại cho các nhân vật nhiều hay ít, dài hay ngắn, có hợp lí không, vì sao,...).

Trả lời:

- Cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1: Chủ yếu là lời thoại của Luy-dơ và nhạc công Min-le với lối thoại dài và nhiều do phần này, hai nhân vật này là trọng tâm của vở kịch. Do đó, việc sắp xếp lời thoại như vậy là hoàn toàn hợp lý.

- Cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi II – Cảnh 2 thì nhân vật Tể tướng và Phéc-đi-năng có những lời thoại ngắn nhưng lại nhiều và liên tục, xem kẽ giữa những lời thoại của nhân vật khác. Điều đó đã thể hiện được sự hồi hộp và gay cấn của vở kịch.


Câu 6. Trong văn bản trên, nhân vật nào mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

Trả lời:

Trong văn bản trên, nhân vật Phéc-đi-năng mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch. Tình huống truyện đã làm nổi bật được số phận của Phéc-đi-năng - người dù có xuất thân quyền quý nhưng vẫn chịu sự áp đặt của người khác. Vì tình yêu có thể làm mọi điều để bảo vệ nó, dù cho cả cãi lời hay chĩa kiếm vào cha. Nhưng cá lớn nuốt cá bé, dù thế nào thì chàng cũng không thể thắng lại nổi tể tướng.


Câu 7. Nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phần văn bản trên (trích trong Âm mưu và tình yêu) thuộc thể loại bi kịch.

Trả lời:

Một số dấu hiệu giúp em nhận biết phần văn bản trên (trích trong Âm mưu và tình yêu) thuộc thể loại bi kịch là:

- Vở kịch đã phản ánh xung đột giữa những nhân vật tốt đẹp với những xấu xa.

- Văn bản đã cho thấy sự xung đột dữ dội với: giao đãi, phát triển, cao trào, đột biến và mở nút. 

- Tuy nhiên, những người có nhân cách tốt trong thể loại bi kịch luôn không có kết cục tốt đẹp và trong vở kịch này cũng vậy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Âm mưu và tình yêu" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Nội dung chính

Âm mưu và tình yêu là tác phẩm tố cáo chế dộ phong kiến mãnh liệt nhất của Sile. Xung đột của vở kịch được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa tình yêu trong trắng, thắm thiết của một đôi trai tài, gái sắc và những âm mưu xấu xa, đen tối của triều đình phong kiến cùng bọn quan lại.


Câu 1 (trang 133, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Kẻ hai bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động của các nhân vật góp phần phát triển mâu thuẫn xung đột kịch trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định một số hành động của các nhân vật góp phần phát triển mâu thuẫn xung đột kịch trong văn bản và điền vào bảng mà đề bài đã cho.

Lời giải chi tiết:

Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-đơ trong Hồi I - Cảnh 1

Thứ tự hành động

Hành động của Luy-đơ

Hành động của ông bà Min-le

1

Hỏi thăm Van-te có tới không

Bà Min-le hỏi người Luy-đơ nhắc tới là ai.

Min-le buồn bã, tưởng Luy-đơ đã quên được Van-te

2

Bày tỏ tâm tư, suy nghĩ trong lòng của mình

Min-le thất vọng gieo mình xuống ghế

3

Lo lắng không biết Van-te đang ở đâu. Cãi lại lời cha, khẳng định mình không thể quên Van-te

Min-le buồn bã, hai tay ôm mặt, sẵn lòng hi sinh tất cả những ngày sống thừa của mình để ước Luy-đơ chưa gặp Thiếu tá nhưng trước quyền thế không làm gì được.

4

Xin cha mẹ được nghĩ đến Van-te

Bà Min-le vội trốn đi, không dám gặp Thiếu tá khi thấy Thiếu tá tới.

Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2


Thứ tự hành động

Hành động của Phéc-đi-năng

Hành động của Tể tướng Van-te và bọn tay chân

1

Chạy lại đỡ Luy-đơ, vội vàng kêu cứu nàng

Tể tướng Van-te: sai bọn tay sai, bắt Phéc-đi-năng tránh xa Luy-đơ

2

Giận dữ, đứng ngăn giữa Luy-đơ với bọn lính tay sai

Xin cha không làm hại tới Luy-đơ

Đe dọa, sai bọn lính tới bắt Luy-đơ đi

3

Giận dữ, quát tháo bọn lính tay sai và thề độc, đồng thời tiếp tục xin cha

Sôi sục giận dữ, chửi bới bọn lính tay sai và ra lệnh chúng xông lên.

4

Chỉ trích hành động của tể tướng

Bảo binh lính lối đi

5

Nói rằng mình sẽ lên giá cùng Luy-dơ

Không quan tâm và lôi đi

6

Dùng thanh kiếm sĩ quan để xin cha

Bảo binh lính lôi cả hai đi

7

Thà tự đâm lưỡi kiếm qua xác vợ

Khiêu khích Phéc-đi-năng

8

Xin chúa chứng giám và uy hiếp tể tướng

Thả Luy-đơ


Câu 2 (trang 134, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo bạn, chủ đề "Âm mưu và tình yêu" được thể hiện trong Hồi I - Cảnh I và Hồi II- Cảnh 2 có gì khác nhau? Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te -Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2 là gì?

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, đưa ra những điểm khác nhau của chủ đề " Âm mưu và tình yêu" được thể hiện trong Hồi 1 - Cảnh I và Hồi II- Cảnh 2. Sau đó đưa ra lý do dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te -Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2.

Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau giữa chủ đề "Âm mưu và tình yêu" được thể hiện trong Hồi I - Cảnh 1 và Hồi II- Cảnh 2 là: 

- Hồi I - Cảnh 1: chủ đề nổi bật là tình yêu mãnh liệt của Luy-đơ dành cho người mình yêu, nàng sẵn sàng vượt qua mọi định kiến, mọi lời ngăn cấm của cha mẹ. Trước những lời ngăn cản kịch liệt của cha mẹ, nàng chọn cách từ bỏ nhưng vẫn giữ cho mình tình yêu.

- Hồi II - Cảnh 2: Phéc-đi-năng đứng lên đấu tranh vì tình yêu của mình, sẵn sàng chết cùng nhau chứ không chịu thỏa hiệp với cha.

→ Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te - Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2 là: sự ngăn cấm của người cha đối với tình yêu của người con, người cha cho rằng tình yêu này là không cân xứng, không có sự môn đăng hộ đối nên đã phản đối kịch liệt.


Câu 3 (trang 134, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng, Tể tướng Phôn Van-te. Cho biết nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này.

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung và chi tiết trong văn bản để làm rõ nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng, Tể tướng Phôn Van-te. Từ đó chỉ ra nguyên nhân làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này.

Lời giải chi tiết:

Nét tính cách nổi bật của Tể tướng Phôn Van-te: là một người tàn nhẫn, nóng tính, cậy chức cậy quyền khinh thường và ra uy với kẻ có địa vị, chức quyền thấp hơn mình. Hành động và cư xử theo ý mình mà không quan tâm tới người khác.

→ Nguyên nhân làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này là do Tể tướng ngăn cấm và khinh thường tình yêu của người con. Người cha sẵn sàng làm đủ mọi cách để phản đối chuyện tình cảm giữa Phéc-đi-năng và Luy-đơ khiến Phéc-đi-năng giận dữ, sẵn sàng chống trả bằng mọi cách. 


Câu 4 (trang 134, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nhận xét về cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-dơ.

Phương pháp giải:

Thông qua những chi tiết thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-dơ, đưa ra nhận xét của bản thân về cách miêu tả, thể hiện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

 Cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-đơ chính là điểm sáng để phát triển tình huống toàn bộ vở kịch.

Tác giả miêu tả Luy-đơ là người con gái yếu đuối, nhỏ bé, xuất thân từ gia đình của một nhạc công nhưng lại đem lòng yêu chàng thiếu tá Phéc-đi-năng, con trai của Tể tướng Phôn Van-te. Tình yêu của cả hai xuất hiện sự không cân xứng về gia thế, cho nên bị cha mẹ hai bên đều ngăn cấm kịch liệt. Trước sự phản đối ấy, Luy-đơ chỉ còn biết lặng lẽ từ bỏ, nhưng sâu bên trong nàng vẫn luôn giữ tình cảm mình dành cho Phéc-đi năng. Ngược lại, Thiếu tá đã đứng lên, sẵn sàng đối đầu với cha; thậm chí chọn cái chết để bảo vệ tình yêu của họ. 

→ Cách miêu tả diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của nhân vật Luy-đơ hết sức thành công, tác giả đã khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Luy-đơ yếu đuối, nhỏ bé trong tâm trí mỗi người xem, người đọc.


Câu 5 (trang 134, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và/ Hồi II – Cảnh 2 (cách phân bố lời thoại cho các nhân vật nhiều hay ít, dài hay ngắn, có hợp lí không, vì sao,...).

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, đưa ra những nhận xét về cảnh sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và/ Hồi II – Cảnh 2 dựa trên cách phân bố lời thoại cho các nhân vật nhiều hay ít, dài hay ngắn, có hợp kí không, sau đó giải thích.

Lời giải chi tiết:

Cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và/ Hồi II – Cảnh 2: 

- Hồi I - Cảnh I: nhân vật Luy-đơ và nhạc công Min-le có lời thoại nhiều và dài nhất vì đây là hai nhân vật chính trong Hồi I. Việc phân bố lời thoại như vậy là hoàn toàn hợp lí vì thể hiện được vai trò và nội dung truyền tải.

- Hồi II - Cảnh 2: nhân vật Tể tướng và Thiếu tá Phéc-đi-năng xuất hiện nhiều và liên tục nhưng các lời thoại ngắn. Cách phân bố lời thoại này là hoàn toàn hợp lí, những câu thoại ngắn, liên tục giúp diễn tả sự hồi hộp, gay cấn, đẩy mâu thuẫn kịch lên cao trào, tăng tính kích thích cho người xem.


Câu 6 (trang 134, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Trong văn bản trên, nhân vật nào mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản đã đọc, xác định những đặc điểm, hành động của các nhân vật được nhắc tới trong văn bản, từ đó xác định nhân vật nào mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch và giải thích vì sao lại kết luận như vậy.

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản trên, nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng là nhân vật mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch. 

Thông qua tình huống truyện, có thể thấy Phéc-đi-năng là nhân vật với xuất thân quyền quý đã dũng cảm và ngoan cuồng chống lại bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Nhân vật này sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình, thà chết cùng người mình yêu chứ không chịu khuất phục trước sự ngăn cấm của người cha. Qua đây, có thể thấy tình yêu đích thực đã làm nên sức mạnh phi thường của những con người yếu thế.


Câu 7 (trang 134, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phần văn bản trên (trích trong Âm mưu và tình yêu) thuộc thể loại bi kịch.

Phương pháp giải:

Thông qua phần văn bản, nêu một số dấu hiệu giúp bản thân nhận biết văn bản là thể loại bi kịch.

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản trên, những dấu hiệu giúp em nhận biết đây là văn bản thuộc thể loại bi kịch: 

- Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.

→ Trong Âm mưu và tình yêu, bi kịch giữa khát vọng cao đẹp của con người chính là khát vọng được yêu, được bên cạnh người mình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-đơ ><  tình thế bi đát của thực tại: sự ngăn cấm của người cha Tể tưởng vì cho rằng tình yêu của họ là không cân xứng, không môn đăng hộ đối.

- Xung đột bi kịch: Phéc-đi-năng sẵn sàng tự tay giết chết người mình yêu và tự sát hoặc đâm vào tể tướng chỉ để đấu tranh cho tình yêu chân chính của mình. Trước bạo quyền của người cha, Phéc-đi-năng vẫn một mực chống trả, đấu tranh để đòi lại tự do và hạnh phúc của mình. Bạo quyền đã bị đánh gục chỉ bằng một câu nói của Phéc-đi-năng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Âm mưu và tình yêu" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

I. Tác giả văn bản Âm mưu và tình yêu

- Si – le (Sile/ Schiller) tên đầy đủ là Johann Christoph Friedrich Schiller (1759–1805).

- Ông là một nhà thơ, nhà viết bi kịch và triết gia người Đức. Ông được xem như là nhà viết bi kịch có tầm quan trọng nhất và cùng với Goethe, Wieland và Herder là người đại diện quan trọng nhất của phong trào Văn học cổ điển Weimar.

- Ông được mệnh danh là "Shakespeare của văn học Đức". Các khúc ca ballad của ông thuộc vào trong số những bài thơ Đức được yêu thích nhất.

- Phong cách sáng tác:

+ Schiller là người đã đem kịch trường để nâng cao trình độ dân trí, óc thẩm mỹ và nhân sinh quan của dân chúng, cho người Đức có một tinh thần quốc gia mạnh mẽ. Quan niệm của ông là: sự "vĩ đại" của nước Đức không nằm trong "quyền lực chính trị", mà chính là ở "sức mạnh văn hóa".

+ Văn của ông được giới bình dân yêu thích hơn là giới trí thức, bởi ông rất mạnh tay khi đả kích các thói rởm đời, tính chất xấu xa của cả giới quý tộc lẫn trí thức. Ông truyền bá những tư tưởng tự do, dân quyền, khoan dung, khoan dung tôn giáo, khoan dung chính trị. Nhờ vậy, thơ, kịch của ông được giới bình dân thuộc nhiều và truyền tụng đi khắp.

- Tác phẩm tiêu biểu: Lũ cướp, Âm mưu của Fiesco ở Genua (1783), Trinh nữ ở thành phố Orléan, Người thợ lặn (1797) …


II. Tìm hiểu tác phẩm Âm mưu và tình yêu

  1. Thể loại: Bi kịch
  2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- In trong Âm mưu và tình yêu, bản dịch của Nguyễn Đình Thi, NXB Sân khấu, 2006, tr50-55; 137-141; riêng phần văn bản thuộc Hồi II – Cảnh 2 sử dụng văn bản dùng trong Văn học 11, tập hai, Ban Khoa học Xã hội, Phùng Văn Tửu, Đặng Anh Đào, Phạm Vĩnh Cư, Hoàng Ngọc Hiến, Lưu Đức Trung, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 1998, tr23-29)


Phương thức biểu đạt

Văn bản Âm mưu và tình yêu có phương thức biểu đạt là tự sự & biểu cảm.

 

Bố cục bài Âm mưu và tình yêu

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Hồi I – Sự lo lắng của vợ chồng nhạc sĩ Min-le và tâm trạng của Luy-dơ.

+ Phần 2: Hồi II – Âm mưu của tể tướng và sự đau khổ của Phéc-đi-năng.


Tóm tắt Âm mưu và tình yêu

Vở kịch có 5 hồi bằng văn xuôi. Luizơ là con gái nhạc công Mile yêu thiếu tá Fecđinăng là con trai Tể tướng Fôn Vante. Phu nhân Minfo là tình nhân của Công tước nay đã bị Công tước chán bỏ. Tể tướng bắt ép thiếu tá phải kết duyên cùng phu nhân Minfo để lấy lòng Công tước. Fecđinăng gặp Minfo nói cho phu nhân biết là chàng đã có người yêu là nang Luizơ, cô vô cùng xấu hổ. Tể tướng làm nhục Luizơ, gọi nàng là con đĩ, mạt sát ông bà Minle. Tể tướng và thiếu tá đấu khẩu dữ dội. Thiếu tá kiếm tuốt trần, đâm bị thương một số nhân viên pháp đình. Đổng lí Vuôm hiến kế bắt giam ông bà Mile. Muốn cứu bố mẹ, Luizơ phải viết một bức thư tình gửi cho Thị vệ trưởng Fôn Canbơ do chúng đọc. Chúng đưa bức thư tình ấy cho Fecđinăng. Fecđinăng thách Thị vệ trưởng đấu súng làm cho hắn vô cùng sợ hãi. Đau khổ... Fecđinăng pha thuốc độc bắt người yêu cùng mình uống. Uống xong thuốc độc, Luizơ mới nói ra sự thật đau lòng! Cùng lúc ấy, Tể tướng phải nộp mình cho nhân viên pháp đình.


Giá trị nội dung

-  Âm mưu và tình yêu là tác phẩm tố cáo chế dộ phong kiến mãnh liệt nhất của Sile. Xung đột của vở kịch được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa tình yêu trong trắng, thắm thiết của một đôi trai tài, gái sắc và những âm mưu xấu xa, đen tối của triều đình phong kiến cùng bọn quan lại.


Giá trị nghệ thuật

-   Tác giả sử dụng ngôn ngữ với mức độ gay gắt, quyết chiến càng tăng dần tạo sự căng thẳng và mâu thuẫn dâng đến đỉnh cao.

- Nghệ thuật tạo dựng kịch tính được phát huy cao độ qua các bước xây dựng tình huống kịch.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Âm mưu và tình yêu

Mâu thuẫn – xung đột kịch

Xung đột cha – con, bắt nguồn từ bắt nguồn từ một mâu thuẫn sâu xa, lớn lao, toàn diện hơn được khái quát bằng hai từ âm mưu và tình yêu:

Xung đột giữa người cha - viên tể tướng, điển hình của tầng lớp quý tộc phong kiến già cỗi, xấu xa và tàn bạo, luôn có ý thức cao về, địa vị và quyền lực > < người con - Fecđinăng, điển hình cho tầng lớp thanh niên quý tộc và tư sản tiến bộ, giàu lí tưởng, nhiệt tình, trung thực.

= > Đây là là xung đột giữa cái ác và cái thiện, và cao hơn là xung đột giữa ý thức hệ phong kiến lỗi thời, trì trệ với ý thức hệ của các lực lượng tiên tiến trong thế kỉ ánh sáng.

- Diễn biến của xung đột:

+ Cao trào: Fecđinăng đòi giết Luizơ, nhưng tể tướng không sợ mà vẫn thách thức: “Đâm đi, nếu mũi kiếm của mày còn đủ nhọn”

+ Đột biến: Fecđinăng tuyên bố phơi bày bí mật của tể tướng.

+ Mở nút: Tể tướng thôi không hạ lệnh bắt Luizơ: “Buông con bé ấy ra”. Năm bước phát triển của một vở kịch dường như được tập trung trong một đoạn trích ngắn ngủi! Nghệ thuật tạo dựng kịch tính (một trong những đặc điểm thể hiện tài năng xuất sắc của Sile), được phát huy cao độ qua các bước xây dựng tình huống. Đầu tiên là cách bố trí thế và lực của hai bên. Tình huống căng thẳng thể hiện trong số lượng nhân vật cùng một lúc xuất hiện rất đông, dàn thành hai lực lượng đối địch không cân xứng. Nếu bên Âm mưu là cha, là quận công, là các nhân viên pháp đình, là số đông, nhiều tay kiếm, thì bên tình yêu là con, là dân thường và một tay kiếm của Fecđinăng. Sự chênh lệch về thế lực hai phe càng làm tăng sự đối lập gay gắt.

+ Đỉnh điểm của xung đột: Sự căng thẳng của xung đột còn được tạo nên bởi những pha (kết hợp các hành động) khác nhau, tăng dần mức độ quyết chiến. Lúc đầu, Fecđinăng (chắc vì còn do dự trong việc đối đầu với cha) đã chỉ dùng đốc kiếm ngăn cản, tiếp đến, vì mức độ dữ dội của xung đột tăng, chàng quay mũi kiếm đâm bị thương mấy nhân viên pháp đình. Không thể ngăn cản được mức độc tàn bạo và quyết liệt của tể tướng chìa mũi kiếm vào Luizơ, hòng mong cái chết của nàng khiến tể tướng run sợ.


Ngôn ngữ và thái độ của nhân vật trong xung đột kịch

- Ngôn ngữ nhân vật cũng được đẩy tăng dần mức độ căng thẳng

+ Đầu tiên, tể tướng không nói trực tiếp với Fecđinăng mà chỉ ra lệnh ngày càng sôi sục, giận dữ đối với bọn nhân viên pháp đình: “Chúng bây giúp tao một tay. Bắt lấy nó... tao phải nhắc lại lệnh của tao hay sao?... Quân tôi đòi hèn mạt”.

+  Còn Fecđinăng, đối với bọn quan quân rất kiên quyết: “Chớ có đứa nào tìm cách động vào nàng... Thề độc có tử thần cùng tất cả mọi loài ma quỷ, lùi lại!”, nhưng đối với cha lúc đầu còn nhún nhường, van xin... “Xin cha hãy nghĩ đến bạn thân cha, cha ơi, đừng dồn ép con thêm nữa”. Trọng lượng lời van xin tăng dần: “Đừng dồn ép con đến chỗ cùng đường cha ơi!”.

+ Đến lúc tể tướng đối thoại trực tiếp với Fecđinăng: “Tao muốn xem liệu chính tao có phải nếm lưỡi kiếm này không?” thì Fecđinăng cay đắng thốt lên: “Thượng đế đã lầm, đã lẫn, chọn tên đao phủ đê hèn lên làm tể tướng mạt hạng”. Lời nói đối chọi nhau gay gắt: "Lôi nói đi/ Cha vẫn cương quyết ư? Lôi nó đi/ cha vẫn cương quyết ư? Lôi nó đi/ Thà tôi đâm lưỡi kiếm này qua xác vợ tôi còn hơn".

= > Ngôn ngữ nhân vật được đẩy tăng dần mức độ căng thẳng, dẫn đến mâu thuẫn dâng đến đỉnh cao với những lời lặp đi lặp lại, với mức độ gay gắt, quyết chiến càng tăng dần.

- Thái độ của hai nhân vật chính cũng tăng dần mức độ gay gắt:

+ Tể tướng từ đe dọa tới sôi sục giận dữ, cường độ, khiêu khích rồi như bị sét đánh.

+ Fecđinăng từ giận dữ đến van xin, cương quyết rồi ghê gớm.

= > Các pha hành động, ngôn ngữ và thái độ nhân vật được dẫn dắt khéo léo, hợp lôgic, dồn dập, làm xung đột kịch càng ngày càng gay gắt, thúc đẩy hành động và sự kiện, làm cho nhân vật bắt buộc lộ rõ nét tính cách. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Âm mưu và tình yêu" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Câu 1: Kẻ hai bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động của các nhân vật góp phần phát triển mâu thuẫn xung đột kịch trong văn bản.

Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I - Cảnh 1

Thứ tự hành độngHành động của Luy-dơHành đọng của ông bà Min-le1- Luy- dơ:......

- Nhạc công Min-le ......

- Bà Min-le .....

...............

Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2

Thứ tự hành độngHành động của Phéc-đi-năngHành động của Tể tướng Van-te và bọn tay chân1

- Luy-dơ: ....

- Phéc-đi-năng: ....

- Tể tưởng Van-te:...

- Bọn tay chân của Tể tướng: ....

..........=> Xem ảnh minh hoạ


Câu 2: Theo bạn, chủ đề " Âm mưu và tình yêu" được thể hiện trong Hồi I - Cảnh I và Hồi II- Cảnh 2 có gì khác nhau? Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te -Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2 là gì?

Trả lời:

Theo em, chủ đề trong Hồi I thể hiện tình yêu da diết của người con gái dù bị gia đình ngăn cấm, cô gái chịu sự ngăn cản của cha mẹ nên âm thầm chịu đựng từ bỏ nhưng vẫn giữ cho mình vì tình yêu còn Hồi II thì người con trai đã đứng lên đấu tranh cho tình yếu của mình. -> Nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng và xung đột là người cha ngăn cấm tình yêu của người con.


Câu 3: Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng, Tể tướng Phôn Van-te. Cho biết nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này.

Trả lời:

 Nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng trong truyện xuất hiện với việc ngỗ nghịch, cãi lại thậm chí là muốn cầm kiếm lên chiến đấu với cha nhưng tất cả là vì tình yêu của chàng. Tình yêu bị ngăn cấm khiến chàng không còn lựa chọn nào khác mà phải chống lại cha của mình, vì tình yêu mà chàng không tiếc bất cứ giá nào để có thể cứu người yêu của mình. -> Xung đột giữa hai nhân vật xuất phát từ việc người cha ngăn cấm và châm biếm tình yêu của Phéc-đi-năng


Câu 4: Nhận xét về cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-dơ.

Trả lời:

Luy-dơ là con gái nhạc công Min-le, nàng yêu thiếu tá Phéc-đi-năng con trai của tể tướng Phông Van-te. Nàng hết mình vì tình yêu nhưng lại bị làm nhục. Ban đầu khi bị cha mẹ phát hiện, nàng muốn chiến đấu vì tình yêu nhưng trước sự ngăn cấm của bố mẹ thì nàng lại từ bỏ, quyết giữ tình yêu cho riêng mình mà không đấu tranh. -> Tác giả đã xây dựng nhân vật Luy-dơ từ việc thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-dơ cho thấy cô là người yếu đuối thuộc phái yếu trong xã hội. Ngôn ngữ và diễn biến tâm lí thể hiện rõ sự yếu đuối nhu nhược.


Câu 5: Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và/ Hồi II – Cảnh 2 (cách phân bố lời thoại cho các nhân vật nhiều hay ít, dài hay ngắn, có hợp lí không, vì sao,...).

Trả lời:

Cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1: Luy-dơ và nhạc công  Min-le có lời thoại dài do đây là hai nhân vật trọng tâm của vở kịch trong Hồi I do đó mà hoàn toàn hợp lý vì thể hiện được vai trò và nội dung truyền tải. Sang đến Hồi II – Cảnh 2 thì nhân vật Tể tướng và Phéc-đi-năng lời thoại ngắn nhưng lại nhiều và liên tục-> hợp lí thể hiện được sự hồi hộp và gay cấn của vở kịch.


Câu 6:Trong văn bản trên, nhân vật nào mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

Trả lời:

Trong văn bản trên, nhân vật Phéc-đi-năng mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch. Bởi tình huống truyện làm nổi bật lên số phận của Phéc-đi-năng.Phéc-đi-năng, người xuất thân quyền quý đã dũng cảm và ngoan cường chống bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Có lúc ta thấy Phéc-đi-năng rút lưỡi kiến hoặc là đâm chết người yêu và tự sát hoặc là đâm vào tể tướng. Nhưng bạo quyền lại bị đánh gục chỉ bằng một câu nói. Có thể thấy tình yêu đã làm nên sức mạnh phi thường của những con người yếu thế.


Câu 7: Nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phần văn bản trên (trích trong Âm mưu và tình yêu) thuộc thể loại bi kịch.

Trả lời:

Bi kịch: Là kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc đáo, sự thảm bại hay cái chết cùa nhân vật ấy gợi lên nỗi xót xa, thương cảm

-> Văn bản đã cho thấy sự xung đột dữ dội. Chỉ hai hồi kịch ngắn, mà ta thấy được một vở kịch với: giao đãi, phát triển, cao trào, đột biến và mở nút. Nhạc công Min-le xuất thân bình dân và Phéc-đi-năng, người xuất thân quyền quý đã dũng cảm và ngoan cường chống bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Có lúc ta xúc động về lưỡi kiếm của Phéc-đi-năng vang lên hoặc là đâm chết người yêu và tự sát hoặc là đâm vào tể tướng. Nhưng bạo quyền lại bị đánh gục chỉ bằng một câu nói. Có thể thấy tình yêu đã làm nên sức mạnh phi thường


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Âm mưu và tình yêu

Trả lời:

- Giá trị nội dung:

“Âm mưu và tình yêu” của đại văn hào Sinle không những chỉ là tác phẩm nghệ thuật có giá trị chính trị và hiện thực mà còn là một bản tình ca mãnh liệt đầy xúc động.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Tình huống vở kịch hấp dẫn, những tình huống xung đột đầy kịch tính, sự truyền cảm xúc động, những thấp thỏm lo âu bởi tâm trạng, số phận các nhân vật trong vở diễn đã bị xô đẩy vào hoàn cảnh éo le.
  • Ngôn từ trau chuốt

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Âm mưu và tình yêu

Trả lời:

Văn bản là cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng nhạc sĩ Min-le cho thấy xung đột giữa hai ông bà, liên quan đến mối quan hệ giữa Luy-dơ (con gái họ) với Thiếu tá Phéc-đi-năng (con trai Tể tướng).


Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Âm mưu và tình yêu

Trả lời:

Tác giả

- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616), là nhà văn, nhà viết kịch người Anh. Ông được coi là nhà văn vĩ đại và thiên tài nhất nước Anh. Sếch-xpia được sinh ra và lớn lên tại Stratford-upon-Avon đến năm 18 tuổi, ông lấy vợ và có ba người con.

- Đặc điểm nghệ thuật: Các tác phẩm của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, ông viết một cách rất tinh tế của nghệ thuật từ những năm cuối thế kỉ XVI, ông có phong cách nghệ thuật riêng trong sáng tác hài kịch của mình, riêng biệt và không giống với nghệ sĩ khác.

- Tác giả - Tác phẩm: Thề nguyền và vĩnh biệt (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

- Tác phẩm chính:

  • Các tác phẩm hài kịch: All's Well That Ends Well; As You Like It; Cardenio (tên chính thức The History of Cardenio),…
  • Bi kịch: Antony and Cleopatra; Coriolanus (tên chính thức The Tragedy of Coriolanus); Cymbeline (tên chính thức The Tragedy of Cymbeline, King of Britain); Hamlet; King Lear;…

Tác phẩm

- Thể loại: Kịch 

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm

- Tác phẩm “Âm mưu và tình yêu” trích trong vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Âm mưu và tình yêu" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Câu 1. Kẻ hai bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số hành động của các nhân vật góp phần phát triển mâu thuẫn xung đột kịch trong văn bản.

Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I - Cảnh 1

Xung đột giữa các nhân vật

Hành động của Luy-dơ

Luy-dơ – Phéc-đi-năng

Bộc lộ nỗi nhớ và mong mỏi được gặp Phéc-đi-năng.

Luy-dơ – Ông Min-le

Bảo vệ tình yêu của mình với Phéc-đi-năng, cầu mong tha thiết cha hiểu cho lòng mình, có lúc nàng đồng nhất tình yêu với những gì tốt đẹp nhất mà chúa có thể ban tặng.


Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2

Xung đột giữa các nhân vật

Hành động của Phéc-đi-năng

Van-te – Luy-dơ

Lao đến che chở cho Luy-dơ, tỏ sự căm giận với cha mình.

Van-te – Luy-dơ – Phéc-đi-năng

Phéc-đi-năng kháng cự lại lệnh của Tể tướng, đâm bị thương nhân viên pháp đình, tuyên bố kháng cự đến cùng và bằng mọi cách để bảo vệ Luy-dơ; ba lần nêu câu hỏi vừa cầu xin vừa thách thức: “cha vẫn cương quyết không chuyển chăng”.

Van-te – Phéc-đi-năng

Phéc-đi-năng tuyên bố sẽ dùng phương kế của loài quỷ: tố giác bí mật tội ác của Tể tướng cho cả thành phố biết.


Câu 2. Theo bạn, chủ đề “Âm mưu và tình yêu” được thể hiện trong Hồi I - Cảnh 1 và Hồi II- Cảnh 2 có gì khác nhau? Nguyên nhân chính dẫn đến tình huống căng thẳng và xung đột giữa hai cha con Van-te - Phéc-đi-năng trong Hồi II - Cảnh 2 là gì?

- Chủ đề:

  • Trong Hồi I - Cảnh 1: tập trung vào tình yêu
  • Trong hồi II - Cảnh 2: âm mưu hủy họa tình yêu, tình yêu bất khuất trước âm mưu

- Nguyên nhân: Van-ta ngăn cấm tình yêu của Phéc-đi-năng với Luy-dơ, thậm chí là còn nhục mạ Luy-dơ.


Câu 3. Phân tích nét tính cách nổi bật của một trong hai nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng, Tể tướng Phôn Van-te. Cho biết nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này.

- Thiếu tá Phéc-đi-năng: có tình yêu mãnh liệt, chân thành; trong danh dự; có ý chí đấu tranh, quyết liệt bảo vệ tình yêu,...

- Nguyên nhân nào làm nảy sinh và phát triển xung đột bi kịch giữa hai nhân vật này: Phôn Van-te kiên quyết ngăn cấm tình yêu của Phéc-đi-năng với Luy-dơ; Luy-dơ và ông bà Min-len bị nhục mạ, uy hiếp,...


Câu 4. Nhận xét về cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-dơ.

-  Cách miêu tả, thể hiện diễn biến tâm lí, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ hành động của Luy-đơ chính là điểm sáng để phát triển tình huống toàn bộ vở kịch.

- Tác giả miêu tả Luy-đơ là người yếu đuối, nhỏ bé xuất thân từ gia đình nhạc công nhưng đem lòng yêu con trai tể tướng. Tình yêu bị ngăn cấm, Luy-đơ bỏ đi, nhưng con trai tể tướng lại đứng lên sẵn sàng đối đầu, thậm chí là chết. Điều đó đã giúp tác giả khắc họa thành công nhân vật trong tâm trí người đọc, người nghe.


Câu 5. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và/ Hồi II – Cảnh 2 (cách phân bố lời thoại cho các nhân vật nhiều hay ít, dài hay ngắn, có hợp lí không, vì sao,...).

Cách sử dụng ngôn ngữ kịch trong Hồi I – Cảnh 1 và/ Hồi II – Cảnh 2: 

- Hồi I - Cảnh I: nhân vật Luy-đơ và nhạc công Min-le có lời thoại nhiều và dài nhất vì đây là hai nhân vật chính trong Hồi I. Việc phân bố lời thoại như vậy là hoàn toàn hợp lí vì thể hiện được vai trò và nội dung truyền tải.

- Hồi II - Cảnh 2: nhân vật Tể tướng và Thiếu tá Phéc-đi-năng xuất hiện nhiều và liên tục nhưng các lời thoại ngắn. Cách phân bố lời thoại này là hoàn toàn hợp lí, những câu thoại ngắn, liên tục giúp diễn tả sự hồi hộp, gay cấn, đẩy mâu thuẫn kịch lên cao trào, tăng tính kích thích cho người xem.


Câu 6. Trong văn bản trên, nhân vật nào mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

- Trong văn bản trên, nhân vật Thiếu tá Phéc-đi-năng là nhân vật mang đặc điểm rõ nhất của nhân vật bi kịch. 

- Căn cứ vào tình huống truyện, ta thấy Phéc-đi-năng là nhân vật với xuất thân quyền quý đã dũng cảm và ngoan cuồng chống lại bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Nhân vật này sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình, thà chết cùng người mình yêu chứ không chịu khuất phục trước sự ngăn cấm của người cha. Qua đây, có thể thấy tình yêu đích thực đã làm nên sức mạnh phi thường của những con người yếu thế.


Câu 7. Nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phần văn bản trên (trích trong Âm mưu và tình yêu) thuộc thể loại bi kịch.

- Trong văn bản trên, những dấu hiệu giúp em nhận biết đây là văn bản thuộc thể loại bi kịch: 

+ Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.

+ Trong Âm mưu và tình yêu, bi kịch giữa khát vọng cao đẹp của con người chính là khát vọng được yêu, được bên cạnh người mình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-đơ trái ngược với tình thế bi đát của thực tại: sự ngăn cấm của người cha Tể tưởng vì cho rằng tình yêu của họ là không cân xứng, không môn đăng hộ đối.

+ Xung đột bi kịch: Phéc-đi-năng sẵn sàng tự tay giết chết người mình yêu và tự sát hoặc đâm vào tể tướng chỉ để đấu tranh cho tình yêu chân chính của mình. Trước bạo quyền của người cha, Phéc-đi-năng vẫn một mực chống trả, đấu tranh để đòi lại tự do và hạnh phúc của mình. Bạo quyền đã bị đánh gục chỉ bằng một câu nói của Phéc-đi-năng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Âm mưu và tình yêu" (Ngữ văn 11 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Phân tích đoạn trích Ngang trái trong vở kịch Âm mưu và tình yêu của Sile

Friđrich Sile (1759 - 1805) vừa là nhà thơ vừa là tác giả kịch xuất sắc của nền văn học Đức thế kỉ XVIII. Sile được ghi nhận như một tác giả lớn của nền văn học thế giới với các tác phẩm kịch nổi tiếng: Những tên cướp, Âm mưu và tình yêu...

Kịch của Sile là những tác phẩm mẫu mực của thể loại kịch.

Một trong những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch của Sile là nhân vật thường trở thành người phát ngôn trực tiếp cho tư tưởng tác giả, những tư tưởng tiên tiến của thời đại. Lòng nhiệt tình lên án chế độ phong kiến và sự thẳng thắn trong việc phát biểu quan điểm chính trị của mình đã khiến Sile thường để cho các nhân vật chính diện nào cũng thể hiện y chí ngoan cường chống bạo quyền, lòng khao khát hướng tới tự do. Điều ấy làm cho các nhân vật, bất kể xuất thân từ tầng lớp nào, giới tính và trình độ văn hóa như thế nào cùng đều có những phát biểu và hành dộng giống nhau. Đó là loại nhân vật mang đặc điểm “chung", đặc điểm thời đại rõ rệt: tính khái quát cao, con cái “riêng”, cái cá thể hóa, mặt cá tinh mờ nhạt. Khi các nhà nghiên cứu, phê bình nhận xét “xây dựng nhân vật theo kiểu Sile” hay “Sile hóa nhân vật, chính là để nó đặc điểm này.

Mặc dù vậy, các vở kịch của Sile vẫn hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của công chúng trên thế giới hàng trăm năm qua. Bởi khát vọng tự do, ý chí quật cường được hun đúc trong tư tưởng và tâm hồn nhà văn cũng như tài năng nghệ thuật xuất sắc vẫn là những dấu ấn mạnh mẽ, nỏng bỏng và sục sôi nhất trong toàn bộ cuộc đời nghệ thuật của Sile.

Âm mưu và tình yêu là tác phẩm tố cáo chế dộ phong kiến mãnh liệt nhất của Sile. Xung đột của vở kịch được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa tình yêu trong trắng, thắm thiết của một đôi trai tài, gái sắc và những âm mưu xấu xa, đen tối của triều đình phong kiến cùng bọn quan lại chóp bu.

Fecđinăng - con trai tể tướng Fôn Vante yêu Luizơ - con gái nhạc công Mile, một thường dân. Đó là mối tình trong trắng, dũng cảm, bất chấp sự cách biệt về địa vị xã hội. Tình yêu ấy vấp phải bao âm mưu đen tối: âm mưu của tể tướng muốn con trai lấy phu nhân Minfo, nhân tình đã thất sủng của công tước - người đang trị vì đất nước, để có điều kiện ngày càng leo cao trên bước đường công danh, âm mưu của Đổng lí Vuôm bày cho tể tướng, gây mối nghi ngờ cho Fecđinăng là Luizơ có tình ý với một kẻ khác. Fecđinăng đau khổ uống thuốc độc và bắt Luizơ phải uống. Âm mưu đã làm cho tình yêu tan vỡ.


Cảnh “Ngang trái” diễn ra tiếp sau khi tể tướng tới nhà nhạc công Mile, sỉ nhục Luizơ, gọi nàng là con đĩ, hòng làm cho Luizơ vì tự trọng mà từ bỏ tình yêu với Fecđinăng. Trước sự sỉ nhục ghê tởm đó, Luizơ ngất đi và nhạc công Mile tát cho tể tướng một cái sau khi nói những lời: “Thưa ngài, đứa con là máu thịt của kẻ làm cha... Lăng nhục con tức là tát vào mặt cha và một cái tát phải được trả bằng một cái tát”. Tể tướng sai các nhân viên pháp đình lôi Luizơ bêu trên giá nhục hình. Fecđinăng kiên quyết bảo vệ người yêu nhưng tể tướng cũng cương quyết không nhượng bộ. Không còn cách nào khác, Fecđinăng thét lên rằng sẽ phanh phui hết những hành động tàn ác, đê tiện của tể tướng. Tể tướng chịu thua, hạ lệnh thả Luizơ.

Tên của cảnh “Ngang trái" do người soạn sách giáo khoa đặt. Đó là sự ngang trái bởi xung đột cha con, mà một bên đại diện cho những âm mưu xấu xa, đen tối, một bên là đại diện cho tinh thần khẳng khái bảo vệ tình yêu, chống bạo ngược, cường quyền. Tình cha con đã bị mối xung đột gay gắt trên phá vỡ đến mức không thể nào hàn gắn nổi. Đây là một cảnh ngắn, nhưng đã thể hiện đầy đủ năm bước phát triển của một vở kịch và đặc điểm độc đáo của nghệ thuật kịch Sile.

Ngang trái - một vở kịch ngắn
“Ngang trái” là một cảnh đầy kịch tính, vô cung căng thẳng, có đầy đủ các bước phát triển của vở kịch. Phần giới thiệu: Luizơ đang ngất xỉu, tể tướng hạ lệnh bắt nàng. Đây là nguyên nhân dẫn đến xung đột cụ thể cha và con, giữa tể tướng và Fecđinăng, giữa âm mưu đen tối, xấu xa và tình yêu trong sáng, chân thành, thắm thiết trong đoạn trích. Bước phát triển: nhân viên pháp đình xông vào bắt Luizơ nhiều lần, đều bị Fecđinăng chống cự. Fecđinăng van xin nhưng tể tướng không động lòng mà càng giận dữ, kiên quyết. Cao trào: Fecđinăng đòi giết Luizơ, nhưng tể tướng không sợ mà vẫn thách thức: “Đâm đi, nếu mũi kiếm của mày còn đủ nhọn”. Đột biến: Fecđinăng tuyên bố phơi bày bí mật của tể tướng. Mở nút: Tể tướng thôi không hạ lệnh bắt Luizơ: “Buông con bé ấy ra”. Năm bước phát triển của một vở kịch dường như được tập trung trong một đoạn trích ngắn ngủi! Nghệ thuật tạo dựng kịch tính (một trong những đặc điểm thể hiện tài năng xuất sắc của Sile), được phát huy cao độ qua các bước xây dựng tình huống. Đầu tiên là cách bố trí thế và lực của hai bên. Tình huống căng thẳng thể hiện trong số lượng nhân vật cùng một lúc xuất hiện rất đông, dàn thành hai lực lượng đối địch không cân xứng. Nếu bên Âm mưu là cha, là quận công, là các nhân viên pháp đình, là số đông, nhiều tay kiếm, thì bên tình yêu là con, là dân thường và một tay kiếm của Fecđinăng. Sự chênh lệch về thế lực hai phe càng làm tăng sự đối lập gay gắt.

Sự căng thẳng của xung đột còn được tạo nên bởi những pha (kết hợp các hành động) khác nhau, tăng dần mức độ quyết chiến. Lúc đầu, Fecđinăng (chắc vì còn do dự trong việc đối đầu với cha) đã chỉ dùng đốc kiếm ngăn cản, tiếp đến, vì mức độ dữ dội của xung đột tăng, chàng quay mũi kiếm đâm bị thương mấy nhân viên pháp đình. Không thể ngăn cản được mức độc tàn bạo và quyết liệt của tể tướng chìa mũi kiếm vào Luizơ, hòng mong cái chết của nàng khiến tể tướng run sợ. Đây chính là đỉnh điểm của xung đột.

Ngôn ngữ nhân vật cũng được đẩy tăng dần mức độ căng thẳng, dâng đến đỉnh cao với những lời lặp đi lặp lại, với mức độ gay gắt, quyết chiến càng tăng dần. Đầu tiên, tể tướng không nói trực tiếp với Fecđinăng mà chỉ ra lệnh ngày càng sôi sục, giận dữ đối với bọn nhân viên pháp đình: “Chúng bây giúp tao một tay. Bắt lấy nó... tao phải nhắc lại lệnh của tao hay sao?... Quân tôi đòi hèn mạt”. Còn Fecđinăng, đối với bọn quan quân rất kiên quyết: “Chớ có đứa nào tìm cách động vào nàng... Thề độc có tử thần cùng tất cả mọi loài ma quỷ, lùi lại!”, nhưng đối với cha lúc đầu còn nhún nhường, van xin... “Xin cha hãy nghĩ đến bạn thân cha, cha ơi, đừng dồn ép con thêm nữa”. Trọng lượng lời van xin tăng dần: “Đừng dồn ép con đến chỗ cùng đường cha ơi!”. Đến lúc tể tướng đối thoại trực tiếp với Fecđinăng: “Tao muốn xem liệu chính tao có phải nếm lưỡi kiếm này không?” thì Fecđinăng cay đắng thốt lên: “Thượng đế đã lầm, đã lẫn, chọn tên đao phủ đê hèn lên làm tể tướng mạt hạng”. Lời nói đối chọi nhau gay gắt: "Lôi nói đi/ Cha vẫn cương quyết ư? Lôi nó đi/ cha vẫn cương quyết ư? Lôi nó đi/ Thà tôi đâm lưỡi kiếm này qua xác vợ tôi còn hơn". Thái độ của hai nhân vật chính cũng tăng dần mức độ gay gắt. Tể tướng từ đe dọa tới sôi sục giận dữ, cường độ, khiêu khích rồi như bị sét đánh, còn Fecđinăng từ giận dữ đến van xin, cương quyết rồi ghê gớm. Các pha hành động, ngôn ngữ và thái độ nhân vật được dẫn dắt khéo léo, hợp lôgic, dồn dập, làm xung đột kịch càng ngày càng gay gắt, thúc đẩy hành động và sự kiện, làm cho nhân vật bắt buộc lộ rõ nét tính cách. Tất cả diễn tả tài năng nghệ thuật của Sile trong việc xây dựng nghệ thuật kịch.

Xung đột cha - con, xung đột âm mưu và tình yêu.
Xung đột trong “Ngang trái” là xung đột cha - con, bắt nguồn từ một mâu thuẫn sâu xa, lớn lao, toàn diện hơn được khái quát bằng hai từ âm mưu và tình yêu. Xung đột giữa người cha - viên tể tướng, điển hình của tầng lớp quý tộc phong kiến già cỗi, xấu xa và tàn bạo, luôn có ý thức cao về, địa vị và quyền lực và người con - Fecđinăng, điển hình cho tầng lớp thanh niên quý tộc và tư sản tiến bộ, giàu lí tưởng, nhiệt tình, trung thực, là xung đột giữa cái ác và cái thiện, và cao hơn là xung đột giữa ý thức hệ phong kiến lỗi thời, trì trệ với ý thức hệ của các lực lượng tiên tiến trong thế kỉ ánh sáng.

Qua xung đột và hành động kịch, tính cách hai nhân vật chính được thể hiện tập trung. Là một viên quan giữ chức vụ cao nhất trong triều đình, nhưng cuộc đời của tể tướng Fôn Vante đầy rẫy những âm mưu và hành động đen tối. Dưới ngòi bút sắc sảo của Sile, bộ mặt tể tướng hiện lên như một kẻ chuyên quyền, bạo ngược, nham hiểm, không từ thủ đoạn xấu xa, độc ác nào để thực hiện mục đích của mình. Tham vọng quyền lực khiến Fôn Vante không từ âm mưu và tội ác nào. Ông ta đã từng bí mật sát hại người tiền nhiệm để leo lên địa vị tể tướng. Bây giờ, nhằm cung cố địa vị của mình, lấy quyền làm cha, tể tướng tính kế ép Fecđinăng phải lấy phu nhân Minfo, bất chấp tuổi tác và việc không có tình yêu giữa hai người. Và bằng mọi giá, không từ cả mưu ma chước quỷ, tể tướng quyết tâm chia rẽ tình yêu giữa con trai mình - Fecđinăng và cô gái bình dân nghèo, Luizơ. Tới nhà nhạc công Mile, dùng vũ lực và quyền uy, để sỉ nhục Luizơ và ra lệnh bắt nàng, tại đây, tể tướng hiện nguyên hình là một kẻ bạo ngược, cục cằn thô lỗ khi quát mắng Fecđinăng: “Thằng kia, tránh xa con đĩ ấy ra!”, gọi Luizơ là con đĩ và đe dọa bằng lời lẽ ghê rợn: “Ném đá cho nó tỉnh” khinh bỉ, chửi rủa bố Luizơ: “Lão khốn kiếp! Giá treo cổ vẫn còn chỗ cho lão”. Tể tướng sẵn sàng dùng nhục hình đối với dân thường dù họ không có tội. Fecđinăng đã van xin tể tướng với tư cách một người con cầu khẩn một người cha, nhưng tưởng với tư cách một người con cầu khẩn một người cha, nhưng tể tướng không hề có chút rung động, thương tâm, tôn trọng con mình. Để bảo vệ tình yêu của mình và để giữ trọn đạo làm con, Fecđinăng đã nhiều lần nhún nhường nhưng tể tướng chỉ càng lấn tới. Tham vọng quyền lực, thói chuyên quyền độc đoán, ý thức phân biệt đẳng cấp đã giết chết tình cảm cha con trong trái tim tể tướng, khiến ông ta không hề mủi lòng trước sự van xin và không hề chùn tay trước sự quyết liệt của con trai. Nhưng tể tướng lại có một chỗ yếu: rất sợ lộ bộ mặt thâm hiểm của mình. Chính vì thế, ông ta đột ngột như bị sét đánh khi nghe Fecđinăng thề sẽ phanh phui bí mật xấu xa của mình và chịu thua phen này: thả Luizơ.

Fecđinăng là một chàng trai mạnh mẽ, nhiệt tình, cao thượng, có một tình yêu trong trắng, chân thật. Vượt qua hàng rào đẳng cấp và những thành kiến phong kiến hủ lậu, chàng yêu tha thiết Luizơ, cô gái trong trắng như thiên thần. Có nghị lực, trung thực, tâm hồn nhạy cảm, trái tim nồng cháy, Fecđinăng không chấp nhận cuộc hôn nhân do tể tướng sắp đặt với những mục đích thấp hèn. Tình yêu giữa Luizơ và Fecđinăng là một tình yêu trong trắng, tự do, không vụ lợi, một tình yêu tự nhiên, chân thành của hai trái tim trẻ tuổi. Vì vậy Fecđinăng cương quyết bảo vệ tình yêu của mình, bảo vệ người yêu trong bất kì hoàn cảnh nào. Mở đầu trích đoạn “Ngang trái” là cảnh Fecđinăng chạy tới đỡ Luizơ đang bị ngất. Xuyên suốt cảnh là thái độ phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt của Fecđinăng trước lệnh bắt Luizơ của tể tướng và hành động của các nhân viên pháp đình đối với nàng. Chàng đã giận dữ, đứng ngăn giữa Luizơ và bọn chúng, đe dọa và đâm bị thương mấy đứa khi chúng hung dữ xông tới. Tuy nhiên ở địa vị làm con Fecđinăng có những nhún nhường nhất định. Vì bảo vệ người yêu mà phải chống lại cha, sự khó xử của chàng được bộc lộ rất rõ. Đối với cha, Fecđinăng vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh cầu xin, hi vọng được sự cảm thông. Đến khi Fôn Vante cuồng nộ tự giằng lấy Luizơ, Fecđinăng vẫn không dám xông vào, chỉ cay đắng dùng lời lẽ nhận xét tể tướng. Đã ba lần chàng nhắc câu hỏi, câu hỏi chứa đựng sự nhún mình, cầu xin. Chỉ đến khi giành lại được Luizơ từ tay các nhân viên pháp đình, Fecđinăng chĩa mũi kiếm vào nàng và tuyên bố: “Thà tôi đâm lưỡi kiếm này qua xác vợ tôi còn hơn nhìn nàng bị cha sỉ nhục”. Gọi Luizơ là vợ, chàng đã nhận trách nhiệm cao cả là phải bảo vệ nàng trước lũ côn đồ. Song tể tướng không hề xúc động mà còn thách thức chàng. Đến lúc ấy, tuyệt vọng “chàng đành ngước mắt lên trời với thái độ ghê gớm và xin chúa chứng giám: “Tôi đã dùng hết mọi phương tiện của con người, bây giờ chỉ còn cách dùng đến thủ đoạn của loài ma quỷ”. Gọi cách thức mình sẽ làm trong sự tuyệt vọng là thủ đoạn của loài ma quỷ (tố cáo cha mình), Fecđinăng bộc lộ một tâm hồn trong trắng, trung thực biết bao. Tình yêu mãnh liệt, tính cương trực và sự khôn khéo của Fecđinăng đã giúp chàng giải thoát được Luizơ.

Tính cách và phẩm chất của Fecđinăng tạo sức lôi cuốn mãnh liệt, gây nên những xúc cảm cao cả đối với người xem kịch.

Khi vở Âm mưu và tình yêu mới ra đời ở Đức, đã được sự chào đón nồng nhiệt của lớp trẻ, bởi lẽ, hình tượng Pecđinăng đã hiện lên “cao hơn một anh hùng thời đại”, là người phát ngôn cho cuộc nổi loạn của những người con chống lại các ông bố trong trào lưu “Bão táp và xung kích”, cho thế hệ thanh niên đang tuyên chiến với thói hư tật xấu và đạo đức giả của một chế độ cũ đang hấp hối.

Nhân vật của Sile - người phát ngôn cho tinh thần thời đại.
Tư tưởng của Sile chi phối mạnh mẽ cách xây dựng nhân vật. Do nhiệt tình trình bày những tư tưởng tiến bộ của thời đại nên các nhân vật của Sile thường là “người phát ngôn cho tinh thần thời đại”. (Mac). Nhân vật mang tính chung khái quát mà có phần thiếu chiều sâu cá tính như Ăngghen nhận xét: Nhìn vật của Sile chạy theo lí tưởng mà quên mất thực tế. Các nhân vật của Sile về ngôn ngữ, hành động thường được đẩy lên cao độ có lúc phi cá biệt hóa. Lời lẽ của Fecđinăng có chỗ không phải là lời con nói với cha mà là lời lẽ của những con người trung thực, quả cảm, phê phán cường quyền: “Thượng đế đã lầm, chọn tên đao phủ đề hèn lên làm tể tướng mạt hạng. Trong vở kịch còn có một câu khác của Pecđinăng: “Trong trái tim con có một nơi mà tiếng cha không bao giờ vọng đến, con xin cha đừng bước tới chỗ đó!”. Thẳng thắn và bạo liệt, nhưng không phải là lời lẽ của một kẻ làm con! Fecđinăng thường nhân danh tình yêu để đối chọi với âm mưu. Đó là khát vọng tự do, ý chí quật cường của tác giả và thời đại.

Âm mưu và tình yêu là môt tác phẩm mẫu mực về nghệ thuật bi kịch Đức, trong đó “Ngang trái” là một cảnh độc đáo thể hiện tập trung nội dung tư tưởng và đặc thù nghệ thuật của vở kịch. Hành động kịch trong trích đoạn “Ngang trái” được xây dựng chặt chẽ, hợp lôgic, xung đột kịch gay gắt, ngôn ngữ ngắn gọn, sắc sảo, giàu kịch tính. “Tác phẩm thực sự lôi cuốn mạnh mẽ người đọc vì cái sôi sục của thời kì cách mạng lúc đó đang lan tràn)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .