Top 6 Bài soạn "Tôi đã học tập như thế nào?" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

64

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Tôi đã học tập như thế nào?" (Ngữ văn 11- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tôi đã học tập như thế nào?"- mẫu 1

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 84 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bạn đã học tập như thế nào trong những năm ở Tiểu học? Hãy hồi tưởng và chia sẻ với mọi người một kỉ niệm (vui/ buồn) về việc học tập của bạn trong quãng thời gian đó.

Trả lời:

- Trong những năm học Tiểu học, em đã học tập rất nghiêm túc, chăm chỉ để có thể đạt được nhiều điểm cao trong các kì thi.

- Bản thân em đã cố gắng học tập và rèn luyện rất nhiều cho kì thi cuối học kì II, em thường xuyên làm bài tập về nhà học thuộc các đoạn văn, bài thơ… Cuối cùng trong bài kiểm tra em đã đạt điểm 10 phần đọc và viết. Em cảm thấy rất vui mừng và hạnh phúc vì kết quả của mình.


* Trải nghiệm cùng văn bản

Liên hệ: Nếu ở vào tình huống bỗng nhiên được cảm thông, khích lệ như Pê-xcốp, bạn sẽ có cảm xúc giống hay khác với cảm xúc của nhân vật này?

- Em sẽ cảm thấy ấm áp, vui vẻ vì gặp được người hiểu, đồng cảm và không nhìn nhận vào cái sai của mình mà thay vào đó là theo dõi, lắng nghe cả những ưu điểm của bản thân.


Suy luận: Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại không? Những căn cứ nào giúp bạn nhận biết điều đó?

- Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại.

- Suy luận thông qua thoại của giám mục Cri-xan-phơ “...con cũng biết đôi chút chăng, có nghe nói đến không? Có biết thánh thi không? Thế thì tốt! Cả những bài cầu nguyện nữa à? Đấy, thấy chưa! Lại còn sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Chú bé của ta biết nhiều đấy” hay “những vần thơ tuyệt diệu phải không, chú bé?” . Thêm vào đó, qua chi tiết tác giả diễn tả “giám mục nói khi tôi dừng lại vì quên một câu thơ nào đó” …


Theo dõi: Việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” có phải là một dấu chấm mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp không? Vì sao?

- Nó là dấu mốc quan trọng của Pê-xcốp, vì: nhân vật đã khoe với người đọc một cách vô cùng tự hào “một cách có ý thức”, đồng thời, thông qua hoàn cảnh của nhân vật Pê-xcốp, mười tuổi phải “vào đời”, lăn lộn kiếm sống nhưng với ưu điểm học nhanh và ham học của cậu thì cậu đã vượt lên chính mình và biết đọc một cách có ý thức, đó là thành quả hết sức đáng tự hào của cậu. 


Suy luận: Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kế tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng đến ai?

- Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kết tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng người đọc. Bởi vì, qua nội dung đoạn này và đoạn kế tiếp, tác giả đã thoát ra khỏi kí ức để thuật lại, trình bày, chia sẻ về bản thân mình với người đọc.


Suy luận: Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của ai và với mục đích gì?

- Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của bản thân Pê-xcốp.

- Với mục đích: chia sẻ, bộc bạch cảm xúc của mình với người đọc. Đồng thời ngầm đưa ra vai trò của mỗi cuốn sách trong việc hình thành và phát triển tư duy, nhân cách, con người ở mỗi chúng ta vì phần "con thú" biểu thị cho bản năng, sức mạnh và khát vọng sống, trong khi phần "con người" biểu thị cho tình yêu thương, đạo đức và sự cảm thông.


* Suy ngẫm và phản hồi:

Nội dung chính:

Văn bản đề cập đến cậu bé Pê-xcốp mồ côi cha, sau khi chuyển trường và được Đức Giám mục Cri-xan phơ khích lệ cậu bé đã có ý thứ học tập và ham mê đọc sách. Đồng thời văn bản cũng thể hiện vai trò của tình yêu thương, nó giúp con người đi đúng hướng và trở nên tốt đẹp hơn.


Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tóm tắt nội dung của văn bản.

Trả lời:

- Truyện do nhân vật chính thuật lại quá trình học tập của mình ở hai chặng đường đời nối tiếp nhau. Hồi 6 – 7 tuổi, cậu bé Pê-xcốp mồ côi cha, được gửi đến học ở một ngôi trường của nhà thờ. Do chán học, lại bị một số thầy giáo có ác cảm, nên cậu thường bày nhiều trò nghịch ngợm, tinh quái. Đến khi gặp Đức Giám mục Cri-xan phơ, được đức cha khích lệ, cậu mới bắt đầu có ý thức học tập thì lại có tang mẹ, gia cảnh khốn khó. 10 tuổi, cậu phải “vào đời” kiếm sống. Từ đây, nhất là từ năm 14 tuổi, nhờ không ngừng tự học hỏi trong cuộc sống và ham mê đọc sách, Pê-xcốp đã từng bước trưởng thành và về sau trở thành đại văn hào Nga: M. Go-rơ-ki.


Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động như thế nào đến Pê-xcốp? Bạn có nhận xét gì về cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện này?

Trả lời:

- Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pe-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc đến Pe-xcốp. Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh. Tình cảm, trí tuệ và thế giới tinh thần vốn phong phú, trong sáng của cậu bé được Đức Giám mục phát hiện, đánh thức và ghi nhận, biểu dương ngay trong lớp học trước các thầy giáo và bạn học. Pê-xcốp cũng tự phát hiện ra cái phần không phải “con thứ” trong chính mình.

- Cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục với Pê-xcốp cùng các HS trong lớp có mấy điểm đáng lưu ý:

+ Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó.

+ Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa với cả lớp.

+ Tác giả – người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục nhưng vẫn giúp nghe được tiếng nói, tâm tình của Pê-xcốp và các học sinh cùng lớp với cậu bé.

+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hạn tri đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám mục với Pê – xcốp cùng các HS trong lớp đều trở nên thân thiết nổi bật.


Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bạn hiểu thế nào về phần “thú”, phần “người” và cuộc tranh đấu giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản đã có tác dụng gì trong việc thể hiện cuộc đấu tranh ấy?

Trả lời:

- Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, thâm chí man rợ…

- Phần người: phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng. Ở đó có lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những điều gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh: Nhờ học qua trường đời, cuộc sống cẩn lao và qua sách, Pê-xcốp hiểu ra sự đối lập và cuộc đấu tranh không dễ dàng giữa phần “thú” và phần “người”. Cậu luôn khao khát chiến thắng phần con thứ” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

- Con đường ấy được ví với việc bước dần lên những bậc thang như một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một bậc thang nhỏ nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.


Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi”. Những khác biệt như vậy có làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm không? Vì sao?

Trả lời:

Nội dung/ hình thức

Phần trước

Phần sau

Nội dung

Thuật lại theo hồi ức vẽ những ngày tháng cậu bé Pê-xcốp học tập tại ngôi vừa kiếm sống vừa tự học trong sách trường của nhà thờ. Ban đầy cậu bé bày ra bao nhiêu trò tinh quái, man rợ. Chỉ đến khi có Đức Giám mục xuất hiện cậu mới chăm chỉ, chí thú với việc học hành.

Thuật lại những tháng năm Pê xcốp vừa kiếm sống vừa tự học trong sách vở và trong cuộc đời. Trải qua biết bao dằn vặt, băn khoăn, cuối cùng nhờ có sách và những nỗ lực đọc, khám phá của bản thân, Pê -xcốp đã trưởng thành.

Hình thức nghệ thuật

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh:

- Dùng nhiều mẩu chuyện, sự việc kịch tính, bất ngờ.

– Sử dụng đối thoại, thủ pháp đối lập.

- Tác giả vừa hoá thân vào nhân vật cậu bé mang điểm nhìn, giọng điệu của một cậu bé vừa giữ một khoảng cách, một thái độ tự phê phán, tự giễu mình.

Sử dụng nghệ thuật kể chuyện tổng hợp:

- Kết hợp kể chuyện với trữ tình biểu cảm, luận bình (về vai trò, tác dụng của sách, của trải nghiệm cuộc sống).

– Kết hợp độc thoại (tự nói với mình) và trò chuyện với độc giả (“chính các bạn cũng biết...”; “Có thể tôi sẽ không truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy để các bạn thấy...).

– Sử dụng nhiều ẩn dụ, tỉ dụ sâu sắc từ trải nghiệm đời sống, từ đọc sách mà có.

- Về tính thống nhất “chỉnh thể" của tác phẩm, đọc kỉ sẽ thấy sự khác biệt trên không hể phá vỡ tính thống nhất chỉnh thể mà còn cho thấy sự đa dạng của các môi trường hoàn cảnh học tập; thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần “thử” và phần “người” ở các môi trường khác biệt; đặc biệt cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể. Đó cũng là sự linh hoạt, đa dạng trong bút pháp tự truyện của M. Go rơ ki. 


Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt. Giải thích lí do của sự khác biệt ấy.

Trả lời:

Đúng là có một khoảng cách khá xa giữa hai thời điểm:

– Các câu chuyện được kể lại là hồi ức – những sự việc, mẩu chuyện xảy ra đã lâu, vào khoảng từ những năm Pê-xcốp lên 6 – 7 tuổi cho đến khi cậu trở thành một người lao động chín chắn, trưởng thành (ngoài 20 tuổi).

- Thời điểm tác giả M. Go-rơ-ki viết Tôi đã học tập như thế nào là khoảng năm 1917 – 1918. Trước đó, ông đã viết Thời thơ ấu (năm 1913 – 1914), Kiểm sống (năm 1915 – 1916). Tức là truyện Tôi đã học tập như thế nào được viết khi nhà văn đã ở tuổi 45 – 50 (ông sinh năm 1868). Khoảng cách giữa thời điểm xảy ra các sự việc với Pê-xốp ở ngôi trường của nhà thờ (năm 6 – 7 tuổi) và thời điểm nhà văn viết truyện ngắn là gần nửa thế kỉ.

- Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm tất nhiên sẽ khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ). Muốn hiểu đúng cảm hứng, chủ đề, tư tưởng và thông điệp của tác phẩm, không thể không lưu ý đến điều này.

- Quả vậy, trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Chẳng hạn ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách.

- Còn ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gắn chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.


Câu 6 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích một số chi tiết để làm rõ ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống và tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp.

Trả lời:

- Một số chi tiết trong văn bản thể hiện ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống nhân vật Pê-xcốp:

“..cuộc sống địa ngục ấy, sự nhạo báng không ngớt ấy của người đối với người, niềm say mê bệnh tật ấy, niềm say mê làm khổ nhau, thứ khoái lạc của những kẻ nô lệ”

“tất cả những khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa”

“...có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào….”

“...có những người không biết sống một cách vui thú và sung sướng mà không một người nào xung quanh tôi biết sống như vậy”

- Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp:

“...làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng đối với tôi càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa”

“...lôi cuốn tôi đi, đi tìm cái chưa biết, cái làm tôi xúc động tâm tình”

“.. trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống”

“.... đưa tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

→ Có thể thấy, việc tự học qua sách đóng một vai trò vô cùng ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển nhân cách của nhân vật, sách đã làm thay đổi một cậu bé nghịch ngợm, bồng bột, thiếu chín chắn, mải chơi thành một người có ích hơn, sống cảm thông và biết chia sẻ, có những suy nghĩ sâu xa, đứng đắn.


Bài tập sáng tạo (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ về một cuốn sách hoặc một tác phẩm nghệ thuật góp phần thay đổi suy nghĩ của bạn.

Trả lời:

Sách là người bạn cũng như người thầy thân thiết của mỗi chúng ta. Ngay từ khi còn nhỏ em đã được bố mẹ cũng như thầy cô truyền cảm hứng về việc yêu sách và thói quen đọc sách. Chính vì vậy em đã đọc được rất nhiều điều bổ ích, thú vị cũng như những câu chuyện cảm động đến từ những cuốn sách hay. Một trong số các cuốn sách mà em rất thích là cuốn “Hachiko chú chó đợi chờ”. Em được biết cuốn sách này đã được dựng thành phim và nội dung câu chuyện trên phim cũng rất cảm động, để lại cho người xem rất nhiều cảm xúc sâu lắng. Tác giả của cuốn sách là Luis Prats (nằm trong danh mục sách của tổ chức Thư viện Thanh thiếu niên quốc tế). Trang bìa cuốn sách chính là hình vẽ minh họa về chú chó Hachiko, Hachiko là một giống chó akita của Nhật Bản. Với cách trình diễn bằng thuốc nước rất đẹp vững chắc sẽ đọng lại trong người đọc những sắc màu khó phai. Cuốn sách kể về cuộc sống và tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko dành cho người chủ của mình. Giáo sư Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, lúc chủ còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông tới nhà ga tiễn ông đi làm, đều đặn 5 giờ chiều lại tới nhà ga đón ông trở về. Nhưng rồi giáo sư nhắm mắt xuôi tay, Hachiko thì không biết điều đó, chú chó vẫn làm mướn việc của mình, chờ chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng ko thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm. Sự trung thành của chú chó khiến Hachiko trở thành biểu tượng cho lòng trung thành ở tổ quốc Nhật Bản, trở thành chú chó nổi tiếng nhất toàn cầu. Từng câu chuyện của Hachiko khiến con tim em lay động, những hàng nước mắt vẫn ko thể kìm được mỗi lần đọc sách. Em tin dù là người mạnh mẽ tới đâu cũng sẽ phải rung động lúc đọc cuốn sách này. Sau lúc đọc cuốn sách em đã nuôi một chú chó, em rất yêu quý nó và cũng đặt cho nó cái tên Hachiko, tới nay chú chó đã gần 5 tuổi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tôi đã học tập như thế nào?"- mẫu 2

Trước khi đọc

Bạn đã học tập như thế nào trong những năm ở Tiểu học? Hãy hồi tưởng và chia sẻ với mọi người một kỉ niệm (vui/buồn) về việc học tập của bạn trong quãng thời gian đó.

Gợi ý:

  • Học tập chăm chỉ, đạt được kết quả cao.
  • Kỉ niệm: lần đầu tiên bị điểm kém, không học bài bị cô giáo phạt,...

Đọc văn bản

Câu 1. Nếu ở vào tình huống bỗng nhiên được cảm thông, khích lệ như Pê-xcốp, bạn sẽ có cảm xúc giống hay khác với cảm xúc của nhân vật này?

Ý kiến: giống/khác cảm xúc của nhân vật


Câu 2. Việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” có phải là một dấu mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp không? Vì sao?

Việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” là một dấu mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp. Vì việc “đọc một cách có ý thức” giúp cho Pê-xcốp có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết.


Sau khi đọc

Câu 1. Tóm tắt nội dung của văn bản.

Hồi 6 - 7 tuổi, cậu bé Pê-xcốp mồ côi cha, được gửi đến học ở một ngôi trường của nhà thơ. Do chán học, lại bị một số thầy giáo có ác cảm nên cậu thường bày nhiều trò nghịch ngợm, tinh quái. Đến khi gặp Đức Giám mục Gri-xan-phơ, được đức cha khích lệ, câu lại bắt đầu ý thức học tập thì lại phải chịu tang mẹ, gia cảnh trở nên khốn khó. Lên mười tuổi, cậu phải “vào đời” để kiếm sống. Từ đây, nhất là năm 14 tuổi, cậu tự học hỏi từ trong cuộc sống, sách vở. Pê-xcốp từng bước trở thành và trở thành Đại văn hào Nga - M.Go-rơ-ki.


Câu 2. Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động như thế nào đến Pê-xcốp? Bạn có nhận xét gì về cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện này?

Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến Pê-xcốp. Cậu xem ngài là một cứu tinh. Tình cảm, trí tuệ và thế giới tinh thần vốn phong phú, trong sáng của cậu bé được Đức Giám mục phát hiện, đánh thức và ghi nhận, biểu dương ngay trong lớp học, trước các thầy giáo và bạn học. Pê-xcốp đã tự phát hiện phần “thú” trong con người mình.

Cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện này: tạo sự tương phản rõ rệt với những gì xảy ra thường ngày, diễn ra trước đó; nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp, vừa trò chuyện với cả lớp; tác giả - người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục, nhưng vẫn giúp người nghe hiểu được tâm tình, tiếng nói của Pê-xcốp…


Câu 3. Bạn hiểu như thế nào về phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữ hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp ? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản đã có tác dụng gì trong việc thể hiện cuộc đấu tranh ấy?

- Trong quan niệm của Pê-xcốp, phần "thú" và "người" được coi là hai phần bất đồng và đối nghịch nhau trong con người. Phần "thú" đại diện cho bản năng và những giá trị truyền thống, trong khi phần "người" đại diện cho khả năng tự tưởng tượng, sáng tạo và hướng tới những giá trị tốt đẹp của con người.

- Ngôi kể được sử dụng để thể hiện cuộc đấu tranh giữa hai phần này. Người kể chuyện không chỉ tường thuật một câu chuyện, mà còn thể hiện ý kiến của mình về việc đấu tranh giữa "thú" và "người". Điểm nhìn của người kể có tác dụng giúp người đọc thông hiểu được những khó khăn, thử thách và bài học trong cuộc đấu tranh này. Ngoài ra, người kể cũng thể hiện quan điểm và giá trị của mình thông qua việc lựa chọn các chi tiết và tình huống trong câu chuyện.


Câu 4. Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu "Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi". Những khác biệt như vậy có làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm không?

- Khác biệt nội dung trước và sau câu "tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi": Nếu trước đó, tác giả kể lại quá trình việc học đọc của mình, sau khi được Đức Giám mục thuyết phục và cảm hóa thì nội dung trong đoạn văn sẽ có sự thay đổi khi nói về kỹ năng đọc của tác giả được cải thiện hơn, tác giả đã thay đổi về nhận thức, suy nghĩ và hành động sau đó.

- Khác biệt trong hình thức nghệ thuật: Trước câu đó, tác giả có thể dùng phong cách kể chuyện chi tiết, tự thuật về những câu chuyện của mình, trong khi sau câu đó, tác giả lại huóng tới việc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm nhiều hơn.

- Điều này cho thấy rằng sự thay đổi trong nội dung của đoạn văn có thể phụ thuộc vào mục đích và ý đồ của tác giả, tùy vào sự phát triển của chuyện hoặc tình huống được miêu tả trong đoạn văn. Sự khác biệt trong hình thức nghệ thuật cũng có thể làm thay đổi cách tác giả truyền đạt thông điệp của mình đến độc giả.

- Những khác biệt như vậy không làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm mà làm cho tác phẩm có nhiều giá trị hơn, ý nghĩa hơn.


Câu 5. Phân tích một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt. Giải thích lí do đó.

"Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc sống ấy..."

=> Sách mang lại tri thức, mở mang trí tuệ cho Pê-xcốp; sách bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm; giúp cuộc sống Pê-xcốp có ý nghĩa hơn trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội đã tích lũy từ ngàn đời.  Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy mà sách vở chính là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi, học hỏi, làm cơ sở cho mọi sáng tạo giúp Pê-xcốp tích lũy nâng cao vốn hiểu biết học vấn.


Câu 6. Phân tích một số chi tiết để làm rõ ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống và tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp?

"Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc sống ấy..."

=> Sách mang lại tri thức, mở mang trí tuệ cho Pê-xcốp; sách bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm; giúp cuộc sống Pê-xcốp có ý nghĩa hơn trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội đã tích lũy từ ngàn đời.  Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy mà sách vở chính là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi, học hỏi, làm cơ sở cho mọi sáng tạo giúp Pê-xcốp tích lũy nâng cao vốn hiểu biết học vấn.


Bài tập sáng tạo: Hãy viết về một cuốn sách hoặc một tác phẩm nghệ thuật góp phần thay đổi suy nghĩ của bạn trong đoạn văn khoảng 200 chữ.

    “Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình. Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ. “Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc. Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã. “Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Tôi đã học tập như thế nào?

Bài giải:

- Giá trị nội dung:

Văn bản cho ta thấy được tầm quan trọng của việc tự học, việc đọc sách. Có thể thấy, tác giả nhận thức rõ ràng và sâu sắc về vai trò và giá trị của việc đọc sách đối với sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ mỗi người. 

- Giá trị nghệ thuật:

  • Lập luận chặt chẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục.
  • Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt làm nổi bật tâm trạng của nhân vật tôi khi đọc những quyển sách.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tôi đã học tập như thế nào?"- mẫu 3

Nội dung chính

Văn bản nói về hành trình lớn lên và sự thay đổi để dần hoàn thiện hơn của cậu bé A-lếch-xây. Đồng thời, văn bản cho thấy ý nghĩa tuyệt vời của việc đọc sách.


Trước khi đọc

Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn đã học tập như thế nào trong những năm ở Tiểu học? Hãy hồi tưởng và chia sẻ với mọi người một kỉ niệm (vui/ buồn) về việc học tập của bạn trong quãng thời gian đó.

Phương pháp giải:

Hồi tưởng lại ký ức của bản thân về những năm học ở Tiểu học, từ đó chia sẻ với cô và các bạn về quá trình học tập ấy và những kỉ niệm về việc học tập trong quãng thời gian ấy.

Lời giải chi tiết:

Trong những năm ở Tiểu học, tôi nhớ mình đã học tập rất nghiêm túc và cố gắng để đạt được thành tích tốt. Tôi thường xuyên làm bài tập về nhà và học thuộc lòng các bài thơ và đoạn văn. Tuy nhiên, việc học tập cũng có những lần thất bại và những kỉ niệm đáng nhớ. Một trong những kỉ niệm buồn nhất của tôi là khi bị điểm kém trong bài kiểm tra toán vì không chú ý đọc đề. Tôi rất tiếc nuối và hối hận vì mình đã không đạt được kết quả tốt trong bài kiểm tra đó. Một kỉ niệm vui và đáng nhớ hơn là khi tôi được nhận giải thưởng trong một cuộc thi viết văn của trường. Tôi đã dành nhiều thời gian để viết bài và rất vui mừng khi thấy công sức của mình được công nhận và đánh giá cao.


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nếu ở vào tình huống bỗng nhiên được cảm thông, khích lệ như Pê-xcốp, bạn sẽ có cảm xúc giống hay khác với cảm xúc của nhân vật này?

Phương pháp giải:

Liên hệ nội dung từ văn bản với bản thân mình khi được cảm thông, khích lệ để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Nếu ở vào tình huống bỗng nhiên được cảm thông, khích lệ như Pê-xcốp, cảm xúc của em sẽ giống với nhân vật, đó là cảm thấy ấm áp, vui vẻ, coi như mình gặp được cứu tinh bởi gặp người thực sự hiểu, đồng cảm và không nhìn nhận vào cái sai của mình mà thay vào đó là theo dõi, lắng nghe cả những ưu điểm của bản thân em.


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 86, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại không? Những căn cứ nào giúp bạn nhận biết điều đó.

Phương pháp giải:

Theo dõi nội dung diễn biến phần văn bản, dựa vào những hành động, chi tiết nổi bật từ đó đưa ra suy luận của bản thân về việc Pê-xcốp đáp lại các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện và căn cứ vào đâu lại đưa ra suy luận đó.

Lời giải chi tiết:

- Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại.

- Tuy không được thể hiện trong văn bản qua hành động hay thoại của nhân vật Pê-xcốp nhưng người đọc có thể suy luận ra thông qua thoại của giám mục Cri-xan-phơ “...con cũng biết đôi chút chăng, có nghe nói đến không? Có biết thánh thi không? Thế thì tốt! Cả những bài cầu nguyện nữa à? Đấy, thấy chưa! Lại còn sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Chú bé của ta biết nhiều đấy” hay “những vần thơ tuyệt diệu phải không, chú bé?” . Thêm vào đó, qua chi tiết tác giả diễn tả “giám mục nói khi tôi dừng lại vì quên một câu thơ nào đó”.......


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 87, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” có phải là dấu mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp không? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Theo dõi, khai thác nội dung, diễn biến của văn bản để tìm ra câu trả lời cho việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” có phải là dấu mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp không.

Lời giải chi tiết:

Việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” là dấu mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp. Vì: nhân vật đã khoe với người đọc một cách vô cùng tự hào “một cách có ý thức”, đồng thời, thông qua hoàn cảnh của nhân vật  Pê-xcốp, mười tuổi phải “vào đời”, lăn lộn kiếm sống nhưng với ưu điểm học nhanh và ham học của cậu thì cậu đã vượt lên chính mình và biết đọc một cách có ý thức. Đó là thành quả hết sức đáng tự hào của cậu nên đó cũng được coi là dấu mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp.


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 88, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kết tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng đến ai?

Phương pháp giải:

Đọc nội dung đoạn văn bản này và đoạn kết tiếp để xác định cụm từ “các bạn” mà người kể chuyện sử dụng hướng đến ai.

Lời giải chi tiết:

Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kết tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng người đọc. Bởi vì, qua nội dung đoạn này và đoạn kế tiếp, tác giả đã thoát ra khỏi kí ức để thuật lại, trình bày, chia sẻ về bản thân mình với người đọc. 


Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của ai và với mục đích gì? 

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn bản, đưa ra suy luận dựa trên những chi tiết nổi bật để thấy được Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của ai và với mục đích gì? 

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của bản thân Pê-xcốp.

- Với mục đích: chia sẻ, bộc bạch cảm xúc của mình với người đọc. Đồng thời ngầm đưa ra vai trò của mỗi cuốn sách trong việc hình thành và phát triển tư duy, nhân cách, con người ở mỗi chúng ta. Bởi phần "con thú" của chúng ta biểu thị cho bản năng, sức mạnh và khát vọng sống, trong khi phần "con người" biểu thị cho tình yêu thương, đạo đức và sự cảm thông. Pê-xcốp cho rằng, nếu ta chỉ sống với phần "con thú" của mình thì sẽ trở thành những con thú hoang dã, vì vậy mỗi cuốn sách sẽ là một bậc thang nhỏ đưa ta tách xa rời con thú trong người đó để hướng tới những giá trị nhân đạo tốt đẹp.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tóm tắt nội dung của văn bản.

Phương pháp giải:

Thông qua việc khai thác thông tin và trả lời những câu hỏi trong phần Đọc văn bản, đúc kết ra những sự kiện chính, từ đó tóm tắt nội dung của văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cậu bé Pê-xcốp A-lếch-xây từ năm sáu tuổi đã được ông ngoại dạy đọc, ban đầu học chữ rất nhanh nhưng vì tính cách nóng vội, cáu kỉnh và thiếu phương pháp dạy nên đã khiến cậu bé chán học. Sau đó, cậu được gửi đến học tại một ngôi trường của nhà thờ. Ngay từ ngày đầu tới trường, Pê-xcốp đã bị bạn bè chế nhạo vì bộ dạng kì quặc. Tuy nhiên, sau đó, cậu bé đã nhanh chóng dàn xếp ổn thỏa với bạn bè trong lớp nhưng với thầy giáo và cha cố thì không thể. Với ưu thế tiếp thu và học khá nhưng lại mắc nhược điểm quá nghịch ngợm nên cậu bé này đã bị đuổi khỏi trường vì hạnh kiểm xấu. Điều đó đã khiến cậu chán nản. Trong lúc mọi chuyện đang trở nên rầy rà, vị Giám mục Cri-xan-phơ đã xuất hiện như một vị cứu tinh của Pê-xcốp. Giám mục Cri-xan-phơ đã khiến Pê-xcốp như được thấu hiểu, vỡ lẽ ra nhiều điều.

Tới năm lên mười bốn tuổi, Pê-xcốp biết đọc một cách có ý thức và say mê, yêu đọc sách, từ đó, Pê-xcốp thấu hiểu được giá trị của những cuốn sách mang lại, hơn nữa còn có cái nhìn tinh tế với những điều mà sách nói đến với những cái mà cuộc sống khuyên bảo.

Pê-xcốp ngày càng đắm chìm, say mê trong những cuốn sách hay, rút ra được những suy ngẫm đáng giá.

Nhờ đọc sách, Pê-xcốp trở nên điềm tĩnh hơn xưa, tin ở mình hơn và làm việc hợp lý hơn, càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

Cuối cùng, Pê-xcốp đã rút ra được bài học cho mình: mỗi cuốn sách đều là bậc thang đưa cậu tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần những quan niệm về cuộc sống tốt đẹp và sự thèm khát cuộc sống ấy.


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động như thế nào đến Pê-xcốp? Bạn có nhận xét gì về cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện này?

Phương pháp giải:

Khai thác nội dung văn bản đoạn nhân vật Pê-xcốp cùng các bạn trò chuyện với Đức Giám mục để tìm ra những tác động đến Pê-xcốp sau buổi nói chuyện đó, đồng thời đưa ra nhận xét của bản thân về cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện.

Lời giải chi tiết:

- Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động đến Pê-xcốp, sau buổi nói chuyện ấy, Pê-xcốp đã rất xúc động, cậu cảm nhận được một tình cảm đặc biệt rộn rực trong ngực mình, dường như được lắng nghe và cảm thông, cho dù khi bị giữ lại bởi thầy giáo thì vẫn vui lòng, chăm chú nghe từ đầu tới cuối.

- Cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện này giúp cho nội dung văn bản trở nên thú vị hơn. Cuộc trò chuyện được tác giả thuật lại chi tiết, cụ thể, đặc biệt là qua điểm nhìn của chính nhân vật, từ đó giúp cho nội dung, diễn biến trở nên chân thực, sống động, thuyết phục người đọc hơn. Đồng thời, cuộc trò chuyện giống như việc mở nút thắt trong nội tâm, suy nghĩ, hành động của nhân vật Pê-xcốp, tạo ra sự phát triển cho những tình huống truyện tiếp theo.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn hiểu thế nào về phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản đã có tác dụng gì trong việc thể hiện cuộc đấu tranh ấy?

Phương pháp giải:

Nêu lên ý hiểu của bản thân về phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp từ nội dung văn bản đã học. Đồng thời, qua việc khai thác, phân tích nội dung văn bản, xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong việc thể hiện cuộc đấu tranh ấy.

Lời giải chi tiết:

- Theo quan niệm của Pê-xcốp về phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữa hai phần này:  Phần "con thú" của chúng ta biểu thị cho bản năng, sức mạnh và khát vọng sống, trong khi phần "con người" biểu thị cho tình yêu thương, đạo đức và sự cảm thông.  Pê-xcốp cho rằng, nếu ta chỉ sống với phần "con thú" của mình thì sẽ trở thành những con thú hoang dã, cho nên, việc đọc sách để phát triển phần “con người”, giảm đi phần “con thú” sẽ giúp cho mỗi chúng ta tới gần hơn những quan niệm về cuộc sống tốt đẹp và về sự thèm khát cuộc sống.

- Với ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn qua nhân vật “tôi” đã giúp việc thể hiện cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người” trở nên sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới người đọc.

Nhờ vào góc nhìn này, độc giả được đưa vào cảm xúc, suy nghĩ, trải nghiệm tâm lý của nhân vật, thấu hiểu được những khó khăn và thách thức mà nhân vật đang phải đối mặt trong quá trình hoàn thiện bản thân.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi”. Những khác biệt như vậy có làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Sau khi tìm hiểu nội dung của văn bản, vận dụng để nhận xét sự khác nhau về  nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi”. Đồng thời, đánh giá về những sự khác biệt ấy có làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm không?

Lời giải chi tiết:

- Sự khác biệt về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi”:

+ Ở phần đầu, nhân vật thuật lại câu chuyện đi học của mình bằng giọng điềm tĩnh, vui vẻ, lạc quan, hóm hỉnh. Phần đầu người đọc cảm nhận như nhịp kể có chút nhanh chóng, hồ hởi như chính tác giả của năm tháng tuổi thơ nghịch ngợm đủ trò đang kể lại chính câu chuyện đó.

+ Trong khi đó, sang tới phần sau, người đọc dễ dàng nhận thấy sự thay đổi trong chính nội dung lẫn câu từ, giọng kể. Phần sau, tác giả đã khéo léo đưa ra những suy nghĩ, hồi tưởng; bộc bạch nội tâm của một người từng trải cho nên có thể thấy nội dung hoàn toàn trái ngược đoạn đầu, trở nên sâu sắc, trang nghiêm, giàu tính triết lí hơn. Nếu đoạn đầu là một đứa trẻ hồ hởi, hóm hỉnh, nghịch ngợm thì đoạn sau lại là một người đã trải qua nhiều điều, vỡ lẽ được triết lí, chân lý của cuộc đời.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt. Giải thích lí do của sự khác biệt ấy.

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, khai thác một số chi tiết cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt, sau đó lý giải sự khác biệt đó.

Lời giải chi tiết:

- Một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ:

+ “Pê-xcốp đã bày ra nhiều trò nghịch ngợm để trả đũa các ông giáo”

+ “Tôi chán nản, điều đó sẽ gây cho tôi những chuyện rầy rà lớn”

+ “không có sách…không học thánh sử”

+Con chán học lắm”

→ Trong quá khứ, nhân vật là một đứa trẻ, nhận thức còn nhiều hạn hẹp, thiếu suy nghĩ và hành động còn bồng bột, cư xử theo bản năng của mình.

-  Một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm:

+ “không chỉ say mê tình tiết của sách…. mà tôi còn bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn văn miêu tả, bắt đầu suy nghĩ về tính cách của các nhân vật, lờ mờ đoán được mục đích của tác giả cuốn sách và lo ngại cảm thấy sự khác nhau giữa cái mà sách nói đến với cái mà cuộc sống khuyên bảo”

+ “Tôi càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng đối với tôi càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa”

+ “mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”

→ Nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm vô cùng sâu sắc và nhân văn, những hành động và suy nghĩ đều được suy ngẫm kỹ lưỡng, tác giả nhìn cuộc sống bằng cái nhìn trưởng thành và suy tư hơn.

- Có khác biệt giữa nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ là bởi vì sự suy nghĩ, quan sát của nhân vật phát triển từ góc độ của một đứa trẻ, cho nên việc bồng bột, nghịch ngợm là điều vô cùng tự nhiên. Trong khi đó, tác giả tại thời điểm viết lại là người lớn, có những tư tưởng suy nghĩ sâu sắc hơn.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích một số chi tiết để làm rõ ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống và tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp.

Phương pháp giải:

Từ nội dung văn bản, khai thác một số chi tiết cho thấy ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống và tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp

Lời giải chi tiết:

- Một số chi tiết trong văn bản thể hiện ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống nhân vật Pê-xcốp:

“..cuộc sống địa ngục ấy, sự nhạo báng không ngớt ấy của người đối với người, niềm say mê bệnh tật ấy, niềm say mê làm khổ nhau, thứ khoái lạc của những kẻ nô lệ”

“tất cả những khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa”

+  “...có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào….”

“...có những người không biết sống một cách vui thú và sung sướng mà không một người nào xung quanh tôi biết sống như vậy”

- Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp:

“...làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng đối với tôi càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa”

“...lôi cuốn tôi đi, đi tìm cái chưa biết, cái làm tôi xúc động tâm tình”

“.. trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống”

“....đưa tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

→ Có thể thấy, việc tự học qua sách đóng một vai trò vô cùng ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển nhân cách của nhân vật, sách đã làm thay đổi một cậu bé nghịch ngợm, bồng bột, thiếu chính chắn, mải chơi thành một người có ích hơn, sống cảm thông và biết chia sẻ, có những suy nghĩ sâu xa, đứng đắn.


Bài tập sáng tạo

Bài tập sáng tạo (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy viết về một cuốn sách hoặc một tác phẩm nghệ thuật góp phần thay đổi suy nghĩ của bạn trong đoạn văn khoảng 200 chữ.

Phương pháp giải:

Từ trí tưởng tượng và tài năng sáng tạo của mình để viết một đoạn văn giới thiệu tới thầy cô và các bạn trong lớp một cuốn sách hoặc một tác phẩm nghệ thuật góp phần thay đổi suy nghĩ của bạn 

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo mẫu số 1:

Cuốn sách đã thay đổi suy nghĩ của tôi là "Sức Mạnh của Sự Tích Cực" (The Power of Positive Thinking) của tác giả Norman Vincent Peale. Đây là một trong những cuốn sách tâm lý học nổi tiếng nhất và được viết ra nhằm giúp con người cải thiện suy nghĩ tích cực, tăng cường sức mạnh tinh thần và đạt được thành công trong cuộc sống. Trước khi đọc cuốn sách này, tôi thường xuyên suy nghĩ tiêu cực về bản thân và không tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, những lời khuyên trong sách đã thực sự làm thay đổi cách suy nghĩ của tôi. Tác giả giải thích rằng, nếu chúng ta tin tưởng vào khả năng của mình và luôn tập trung vào những điều tích cực, thì chúng ta sẽ đạt được thành công mà mình mong muốn. Tác giả cũng cung cấp nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để tăng cường sức mạnh tinh thần của chúng ta, như học cách kiểm soát tâm trạng, tập trung vào giải pháp chứ không phải vấn đề, và thực hành tư duy tích cực. Sau khi đọc cuốn sách này, tôi đã thay đổi cách nhìn nhận về cuộc sống và những thử thách trong công việc và cuộc sống. Tôi học được cách tạo ra một tâm lý tích cực và suy nghĩ đúng đắn để vượt qua những khó khăn và đạt được thành công. Tôi cũng học được cách để đối mặt với những tình huống căng thẳng và giữ vững bình tĩnh. Cuốn sách này đã thật sự là một cẩm nang tuyệt vời giúp tôi thay đổi suy nghĩ và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. 


Bài tham khảo mẫu số 2:

Trong số nhiều tác phẩm nghệ thuật mà tôi đã đọc, cuốn sách “Tôi là số 4” của tác giả Pittacus Lore đã góp phần thay đổi suy nghĩ của tôi. Trong tác phẩm này, người đọc được đưa vào một thế giới tưởng tượng với những người ngoài hành tinh có sức mạnh đặc biệt, và một trong số đó là John - nhân vật chính của truyện. John là một trong số các người ngoài hành tinh bị săn lùng bởi một chủng loài khác, và anh ta phải tìm cách sống sót và đấu tranh để bảo vệ chính mình và những người bạn. Điều mà cuốn sách này đã thay đổi trong tôi là cách nhìn nhận về tình bạn. Tôi đã hiểu rõ hơn về tình bạn đích thực, tình bạn không chỉ đơn giản là đứng cạnh nhau khi cần và cùng nhau vui chơi. Tình bạn thật sự là sự tin tưởng, tôn trọng, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Nhân vật John và những người bạn của anh ta trong cuốn sách đã cho thấy điều đó, khi họ vượt qua mọi khó khăn và hiểm nguy để bảo vệ lẫn nhau. Ngoài ra, cuốn sách cũng đã truyền tải cho tôi thông điệp về sự kiên trì và quyết tâm. Nhân vật John luôn cố gắng để vượt qua mọi thử thách và không bao giờ từ bỏ hy vọng. Tôi đã học được rằng, trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn, và chỉ có sự kiên trì và quyết tâm mới giúp chúng ta vượt qua được chúng. Tóm lại, cuốn sách “Tôi là số 4” đã thay đổi suy nghĩ của tôi về tình bạn, sự kiên trì và quyết tâm. Tôi đã học được rất nhiều từ những nhân vật trong tác phẩm và những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tôi đã học tập như thế nào?"- mẫu 4

1. Trước khi đọc văn bản:

Câu 1 (Sách giáo khoa Văn 11, Tập 2, Trang 84):

Đề bài: Bạn học ở trường tiểu học như thế nào? Hãy nhớ lại những kỷ niệm (vui hay buồn) khi học tập trong thời gian này và chia sẻ với mọi người. 

Giải pháp: 

Hãy nghĩ về những kỷ niệm thời tiểu học của bạn và chia sẻ quá trình học tập cũng như những kỷ niệm của bạn với thầy cô và bạn bè. 

Lời giải chi tiết:

Khi còn học tiểu học, tôi nhớ mình đã học rất nghiêm túc, cố gắng đạt điểm cao. Tôi làm bài tập về nhà thường xuyên và ghi nhớ các bài thơ và văn bản. Tuy nhiên, việc học đi kèm với những thất bại và những kỷ niệm khó quên. Một trong những kỷ niệm buồn nhất của tôi là khi tôi bị điểm kém trong bài kiểm tra toán vì không chú ý đọc câu hỏi. Tôi rất thất vọng và tiếc nuối vì đã không đạt được kết quả tốt trong bài kiểm tra này. Một kỷ niệm vui và khó quên hơn nữa là khi tôi đạt giải trong cuộc thi viết luận của trường. Tôi đã dành nhiều thời gian để viết và tôi rất vui vì nỗ lực của mình được ghi nhận và đánh giá cao.

2. Trong khi đọc văn bản:

Câu 1 (Sách giáo khoa Văn lớp 11 tập 2, trang 85):

Đề bài: Nếu bạn giống như Pescop và thấy mình ở trong một tình huống đột nhiên nhận được lòng trắc ẩn và sự khích lệ, bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc giống hay khác với nhân vật này?

Giải pháp:

Cố gắng đặt nội dung văn bản vào vị trí của riêng bạn, cảm nhận sự đồng cảm hoặc động viên sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi.

Trả lời chi tiết:

Giống như Peskop, khi bạn rơi vào một tình huống mà bạn chợt nhận ra lòng trắc ẩn và sự khích lệ, cảm xúc của bạn cũng giống với cảm xúc của nhân vật. Nói cách khác, bạn sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc như thể đã gặp được vị cứu tinh của mình, biết thấu hiểu, đồng cảm, không chỉ trích sai lầm, mà ngược lại quan sát và lắng nghe điểm mạnh của bạn.

Câu 2 (Sách giáo khoa Văn lớp 11 tập 2, trang 86):

Đề bài: Peskop có trả lời câu hỏi của vị giám mục trong cuộc trò chuyện trong đoạn này không? Lý do để biết điều này là gì?

Giải pháp:

Theo dõi nội dung văn bản dựa trên những hành động, chi tiết đáng chú ý và rút ra kết luận của riêng bạn về câu trả lời của Peskop cho các câu hỏi của vị giám mục trong cuộc trò chuyện và rút ra cơ sở để đi đến kết luận này

Lời giải chi tiết:

– Peskop đã trả lời câu hỏi của vị giám mục trong đoạn hội thoại ở đoạn này.

– Nó không được thể hiện trong văn bản qua hành động và lời thoại của nhân vật Peskop, nhưng người đọc có thể rút ra từ lời thoại của Giám mục Krisanpho rằng: Bạn đã từng nghe về nó? Bạn có biết thánh thi không? tốt đấy! Những lời cầu nguyện cũng vậy? Có câu chuyện nào khác về các vị thánh qua thơ ca không? “Chú bé biết rõ nhiều đó” Tác giả tiếp tục miêu tả: “Khi vị giám mục dừng lại vì tôi quên một câu thơ nào đó’


Câu 3 (Sách giáo khoa Văn lớp 11 tập 2, trang 87):

Đề bài: Biết “đọc có ý thức ở tuổi 14” có phải là một cột mốc quan trọng trong hành trình học tập và trưởng thành của Peskop không?

Giải pháp:

Quan sát, vận dụng nội dung và diễn biến của văn bản để tìm câu trả lời cho câu hỏi “đọc có ý thức ở tuổi 14” có phải là cột mốc quan trọng trên con đường học tập và trưởng thành hay của Peskop không

Lời giải chi tiết:

Biết cách “đọc có ý thức ở tuổi 14” là một cột mốc quan trọng trong hành trình học tập và phát triển của Peskop. Bởi vì nhân vật này “có ý thức” thể hiện mình rất kiêu hãnh trước người đọc, đồng thời, do hoàn cảnh của nhân vật, cậu bé mười tuổi Peskov “phải bước vào thế giới” và phải vật lộn để kiếm sống. Với lợi thế là người học nhanh và ham học hỏi mạnh mẽ, cậu ấy giỏi hơn chính mình của ngày hôm qua và biết đọc một cách có ý thức. Đây là thành tích mà Peskop rất tự hào và cũng được coi là cột mốc quan trọng trong hành trình học tập và trưởng thành của Peskop.


Câu 4 (Sách giáo khoa Văn lớp 11 tập 2, trang 88):

Đề bài: Cụm từ ‘các bạn’ trong đoạn này và đoạn tiếp theo cho biết người kể chuyện đang nói đến ai. 

Giải pháp: 

Đọc văn bản này và đoạn cuối để xác định cụm từ ‘các bạn’ của người kể chuyện đang đề cập đến ai. 

Lời giải chi tiết: 

Thuật ngữ ‘các bạn’ trong đoạn này và đoạn tiếp theo chỉ ra rằng người kể chuyện đang hướng đến người đọc. Bởi vì qua nội dung đoạn này và đoạn tiếp theo, tác giả thoát khỏi ký ức và trình bày, kể cho người đọc về mình.


Câu 5 (Sách giáo khoa Văn lớp 11 tập 2, trang 89):

Đề bài: Trong đoạn văn này, Peskop nói về phần “con thú” và phần “con người” vốn có của ai và nhằm mục đích gì. 

Giải pháp: 

Đọc văn bản, rút ​​ra kết luận dựa trên các chi tiết nổi bật và tìm hiểu xem Pekop đang nói đến phần “con thú” và “con người” của ai và nhằm mục đích gì. 

Lời giải chi tiết:

– Trong đoạn văn này, Peskov nói về phần “con thú”, phần “con người” vốn có trong chính Peskov.

– Mục đích: Chia sẻ và bày tỏ cảm xúc của mình với độc giả. Đồng thời, vai trò của mỗi cuốn sách đối với sự hình thành và phát triển tư duy, tính cách, con người trong mỗi chúng ta đều được ngầm khẳng định. Bởi vì phần “con thú” trong chúng ta tượng trưng cho bản năng, sức mạnh, tình yêu cuộc sống, còn phần “con người” tượng trưng cho tình yêu, đạo đức và lòng nhân ái. Peskov tin rằng nếu chúng ta chỉ sống với khía cạnh “con thú” của mình, chúng ta sẽ giống như động vật hoang dã. Vì vậy, mỗi cuốn sách sẽ là một bước nhỏ đưa chúng ta thoát khỏi con thú bên trong mình và hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp.


3. Sau khi đọc văn bản:

Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đề bài: Tóm tắt nội dung của văn bản.

Giải pháp:

Tóm tắt nội dung văn bản bằng cách tóm tắt các sự việc chính bằng cách sử dụng thông tin ở phần Đọc và trả lời các câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Peskop Alexei được ông ngoại dạy đọc từ năm 6 tuổi. Lúc đầu, cậu học đọc rất nhanh, nhưng do tính cách thiếu kiên nhẫn, cáu kỉnh và phương pháp giảng dạy kém nên cậu học rất nhàm chán. Sau đó, cậu được gửi đi học tại một trường nhà thờ. Ngay từ ngày đầu tiên đến trường, Peskov đã bị bạn bè trêu chọc vì vẻ ngoài khác lạ. Nhưng sau đó, cậu bé nhanh chóng làm hòa với các bạn cùng lớp chứ không phải với giáo viên hay linh mục. Cậu bé này có ưu điểm là học giỏi và ham học nhưng lại có nhược điểm là quá nghịch ngợm. Kết quả là cậu bị đuổi học vì hạnh kiểm xấu. Điều đó khiến cậu chán nản. Khi mọi thứ trở nên khó khăn, Bishop Crisanf xuất hiện với tư cách là vị cứu tinh của Pekop. Giám mục Cri-xan-phơ đã khiến Pê-xcốp như được thấu hiểu, vỡ lẽ ra nhiều điều. Ở tuổi 14, Peskov đã biết đọc một cách có ý thức, say mê và yêu thích việc đọc sách. Từ đó, Peskov hiểu được giá trị của sách và cũng có óc quan sát nhạy bén., hơn nữa còn có cái nhìn tinh tế về nội dung cuốn sách và lời khuyên cuộc sống.

Peskov ngày càng bị say mê bởi những cuốn sách hay, rút ra những hiểu biết sâu sắc có giá trị. Nhờ đọc sách, Peskov trở nên bình tĩnh hơn trước, tự tin và sáng suốt trong công việc, ít để ý đến vô số biến cố bực bội trong cuộc sống.

Cuối cùng, Peskov đã học được bài học của mình. Mỗi cuốn sách là một bước đưa anh rời xa con thú và hướng về con người, đến gần hơn với quan niệm về một cuộc sống tốt đẹp và khát vọng sống.


Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đề bài: Sự xuất hiện của vị giám mục và cuộc trò chuyện giữa ông với Peskov và các học sinh trong lớp của ông đã có tác động gì đến Peskov? Bạn nghĩ gì về cách tác giả kể cuộc trò chuyện này?

Lời giải chi tiết:

– Sự xuất hiện của vị giám mục và cuộc trò chuyện của ông với Peskov và các học sinh trong lớp đã gây ấn tượng với Peskov. Sau cuộc trò chuyện này, Peskov rất xúc động, cậu cảm thấy một cảm giác đặc biệt đập vào lồng ngực, dường như cảm thấy được lắng nghe. Dù bị giáo viên giữ lại nhưng rất thích thú và chăm chú lắng nghe từ đầu đến cuối.

– Lời thoại được tác giả kể chi tiết, cụ thể, đặc biệt dưới góc nhìn nhân vật, khiến nội dung và diễn biến trở nên hiện thực, sinh động và thuyết phục người đọc hơn. Đồng thời, cuộc trò chuyện như mở ra những nút thắt trong tâm trí, suy nghĩ và hành động của nhân vật Peskov, tạo nên sự phát triển của câu chuyện sang tình huống tiếp theo.


Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): 

Đề bài: Em hiểu phần “con thú”, phần “con người” và sự đấu tranh giữa hai phần này trong quan niệm của Peskov như thế nào? Quan điểm có ảnh hưởng gì đến việc miêu tả cuộc đấu tranh này không?

Lời giải chi tiết:

– Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, thậm chí man rợ…

– Phần con người: phần cao siêu có được qua quá trình học tập và tu dưỡng. Ở đó, cuộc sống có thể phấn đấu vì tình yêu và khát vọng những điều tốt đẹp xứng đáng với con người.

– Luôn có sự đấu tranh giữa hai phần này. Nhờ nghiên cứu cuộc sống, sự chăm chỉ và thông qua sách vở, Peskov hiểu rằng cuộc xung đột giữa phần “con thú” và phần “con người” không phải là một cuộc đấu tranh dễ dàng. Anh luôn khao khát tách mình ra khỏi dã thú, được gần gũi hơn với mọi người, đến với những tư tưởng sống tốt đẹp nhất và khát vọng sống đó.

– Con đường này có thể được so sánh với việc leo cầu thang từng bước một, như một quá trình rèn luyện lâu dài và không mệt mỏi. Mỗi thành công chỉ là một bước nhỏ nên chúng ta phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân.


Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): 

Đề bài: Hãy chỉ ra sự khác biệt về nội dung, nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau của câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi”. Những khác biệt như vậy có làm giảm tính chỉnh thể của tác phẩm không? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

+ Phần đầu các nhân vật kể về trường học với giọng điệu điềm tĩnh, vui vẻ, lạc quan và hài hước. Ở phần đầu, người đọc có cảm giác nhịp truyện khá nhanh và vui tươi, như thể tác giả đang kể lại câu chuyện về tuổi thơ nghịch ngợm của mình. 

+ Ở những phần sau tác giả đã khéo léo truyền tải những suy nghĩ, kỷ niệm. Nếu tin vào nội tâm của người trải nghiệm, bạn sẽ thấy nội dung của nó hoàn toàn trái ngược với đoạn đầu, nó trở nên sâu sắc hơn, trang trọng và triết lý hơn.


Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): 

Đề bài: Sau khi phân tích một số chi tiết trong văn bản, nhận thấy có sự khác biệt giữa nhận thức của tác giả khi viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ. Hãy giải thích lý do có sự khác biệt này.

Lời giải chi tiết:

Phải thừa nhận rằng có một khoảng cách đáng kể giữa hai thời điểm này.

– Những câu chuyện được kể đều là kỷ niệm. Đây là những sự kiện, câu chuyện xảy ra trong quá khứ xa xôi, từ khi Peskov mới 6-7 tuổi cho đến khi trở thành một người lao động chững chạc và chín chắn (trên 20 tuổi).

– Tác giả M Gorky viết “Tôi đã học tập như thế nào” vào năm 1917-1918. Trước đây ông viết “Thời thơ ấu” (1913-1914) và “Kiếm sống” (1915-1916). Tức là truyện “Tôi đã học như thế nào” được viết khi tác giả đã 45-50 tuổi (sinh năm 1868). Khoảng thời gian từ khi xảy ra sự việc với Pesov trong trường học nhà thờ (khi ông mới 6-7 tuổi) cho đến khi tác giả viết truyện ngắn là gần nửa thế kỷ.

– Nhận thức của tác giả khi viết tác phẩm tất nhiên khác biệt đáng kể so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên). Nếu muốn hiểu đúng về cảm hứng, chủ đề, hệ tư tưởng và thông điệp của tác phẩm thì nhất định phải chú ý.

– Trên thực tế, văn bản có đầy đủ các chi tiết cho thấy sự khác biệt về thời gian, tuổi tác, ý thức giữa tác giả và các nhân vật. Ví dụ, khi người kể chuyện đang viết nửa đầu câu chuyện, nhìn lại hành động của cậu bé, mặc dù cậu hoàn toàn nhập vai nhưng những khoảng cách vẫn hé mở ra.

 – Ở phần tiếp theo, nhận thức của tác giả về sách, cuộc sống và con người trở nên rõ ràng hơn, trưởng thành hơn, chân thực hơn và cũng tiếp cận được nhận thức của tác giả khi viết tác phẩm.


Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): 

Đề bài: Phân tích một số chi tiết để làm rõ ý nghĩa trải nghiệm thực tế của nhân vật Peskov và tầm quan trọng của việc tự học qua sách.

Lời giải chi tiết:

– Một số chi tiết trong văn bản thể hiện ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế đời sống nhân vật Pê-xcốp:

+ “tất cả những khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa”.

+ “..có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào…”.

– Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tầm quan trọng của việc tự học qua sách đối với nhân vật Pê-xcốp:

+ “..làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng đối với tôi càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa hơn…’

+ “..lôi cuốn tôi đi, đi tìm cái chưa biết, cái làm tôi xúc động tâm linh…”

→ Có thể thấy việc tự học qua sách vở đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Sách đã thay đổi một cậu bé nghịch ngợm, bốc đồng, non nớt và bận rộn. Cậu trở thành người có ích hơn, biết sống, chia sẻ nhân ái và suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn.


4. Nội dung và tóm tắt văn bản Tôi đã học tập như thế nào?:

4.1. Nội dung:

Văn bản kể về hành trình trưởng thành và thay đổi của cậu bé Alexei. Đồng thời, văn bản cũng cho thấy ý nghĩa tuyệt vời của việc đọc sách và truyền tải cho người đọc tầm quan trọng của việc đọc sách.

4.2. Tóm tắt:

Ngay từ khi còn nhỏ, Alexander đã sống với ông ngoại, người đầu tiên dạy cậu đọc. Nhưng ông luôn nóng giận, áp đặt lên cậu, ở trường bạn bè trêu chọc cậu, và giáo viên không thích cậu. Dần dần cậu chán học và bắt đầu nghịch ngợm. Nhưng một vị giám mục xuất hiện như một vị cứu tinh cậu và khiến cậu ngày một tốt hơn. Nhờ lòng tốt và sự chân thành của vị linh mục, cậu bé đã hiểu được nhiều điều và chăm chú nghe giảng hơn. Khi lớn lên, cậu bé bắt đầu đọc sách. Những điều này đã giúp Alexei thoát khỏi sự ích kỷ, bon chen của cuộc sống và khao khát trở thành một người tốt hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tôi đã học tập như thế nào?"- mẫu 5

Đọc hiểu Tôi đã học tập như thế nào - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

"Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc sống ấy..."

(Tôi đã học tập như thế nào - MacXim Gorki)

Câu 1: 

Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: 

Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng "Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người".

Câu 3: 

Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4: 

Xác định biện pháp tu từ trong câu sau: "Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống."

Câu 5: 

Từ một quyển sách đã đọc, anh/ chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng mà quyển sách đó đã đem đến cho anh/ chị. Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5-7 dòng.

Trả lời:

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự.

Câu 2: 

Giải thích: Sách mang lại tri thức, mở mang trí tuệ cho con người; sách bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người; giúp cuộc sống con người có ý nghĩa hơn trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp.

Câu 3: 

Nội dung chính của đoạn trích: Bàn về tác dụng của việc đọc sách

Câu 4: 

Xác định biện pháp tu từ: Liệt kê

Câu 5: 

- Câu trả lời phải xác định cụ thể tên sách, nêu tác dụng hợp lý, trình bày chặt chẽ, thuyết phục:

- Nêu 02 tác dụng của việc đọc sách theo hướng trên

- Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục.


Đọc hiểu Tôi đã học tập như thế nào - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

[...] Tôi thấy không biết bao nhiêu người trẻ quanh mình chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của sách, cũng như không biết đọc sách thế nào cho đúng cách. 

Có hai loại phản ứng tiêu cực tiêu biểu từ người ít đọc khi được khuyên đọc sách nhiều hơn: 

ADVERTISEMENT

“Đọc sách đầu bảo đảm thành công.” - Một câu ngụy biện kinh điển của những người lười đọc. 

“Sách chỉ khiến người ta mơ mộng hão huyền phi thực tế.” - Phát biểu từ một người thiếu hiểu biết về sách. Đối với họ chắc sách chỉ có mỗi thể loại tiểu thuyết điểm tình huyễn hoặc. Tôi không biết lần cuối cùng họ cần một quyển sách tử tế trong tay là khi nào. 

Rõ ràng là không phải ai đọc sách cũng thành công. Nhưng lại có một sự thực rõ ràng khác là những người thành công đọc rất nhiều sách, Một nghiên cứu được tiến hành trên 1.200 người giàu có nhất thế giới cho thấy: Điểm chung giữa những người này là họ tự giáo dục bản thân thông qua việc đọc sách. Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet đều là những người đọc sách rất chuyên cần. Đọc sách không chắc sẽ giúp ta thành đạt trên đường đời, nhưng không có nó hầu như ta không thể thành người. 

Warren Buffet từng trả lời trong một bài phỏng vấn rằng ông dành 80% thời gian trong ngày để đọc sách và tiếp thu kiến thức mới. Không chỉ riêng ông, nghiên cứu tiểu sử của những con người xuất chúng khác, ta sẽ thấy điểm chung là họ vui vẻ và say mê đọc sách, ngay cả sau những giờ lao động mệt nhọc. Vì đối với họ, đọc sách là một cách tự học. Và sự học là sự nghiệp cả đời.” 

(Trích “Tôi đã học như thế nào”, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, dẫn theo sachvui.com) 


Câu 1: Tác giả sử dụng thao tác lập luận chính nào? 

Câu 2: Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để bàn về quan điểm: “Đọc sách đầu bảo đảm thành công”?

Trả lời:

Câu 1: 

Văn bản sử dụng thao tác bác bỏ. (Tác giả đưa ra hai quan điểm tiêu cực của người ít đọc và lập luận để bác bỏ hai quan điểm đó). 

Câu 2: Tác giả đưa ra hai lí lẽ để bác bỏ ý kiến cho rằng “đọc sách đầu bảo đảm cho thành công”: 

+ Người thành công thường là những người có thói quen đọc sách. 

+ Đọc sách như một cách tự học, tự giáo dục cả đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Tôi đã học tập như thế nào?"- mẫu 6

1. Bố cục của Tôi đã học tập như thế nào?

3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “Đúng. Ngồi yên”: Sự xuất hiện của Giám mục Cri-xan-phơ.

Phần 2: Còn lại: A-lếch-xây thay đổi tập trung việc học và trở thành con người hoàn thiện hơn.


2. Tóm tắt nội dung chính Tôi đã học tập như thế nào?

A-lếch-xây, từ khi còn bé, đã sống cùng ông ngoại của mình. Ông ngoại là người đầu tiên dạy cho cậu chữ viết và đọc. Tuy nhiên, cuộc sống với ông không dễ dàng. Ông ngoại thường xuyên nổi giận và áp đặt lên A-lếch-xây. Những giờ học là những giờ khó khăn với sự gắt gỏng và yêu cầu nghiêm khắc của ông. Ở trường, A-lếch-xây cũng phải đối mặt với sự chế nhạo của bạn bè. Cậu thường bị trêu chọc vì ngoại hình và cách cư xử khác biệt. Thầy giáo cũng thường không ưa cậu, do thái độ nghịch ngợm và làm trò đáng trách của A-lếch-xây. Cuộc sống học tập trở nên khá áp lực và buồn chán, và cậu dần trôi vào những thói quen xấu. Tuy nhiên, có một ngày, một giám mục xuất hiện trong cuộc đời của A-lếch-xây. Ông giám mục không chỉ là người thầy tốt, mà còn là người bạn đồng hành tận tâm. Ông không chỉ dạy cho cậu kiến thức mà còn dạy cậu về lòng nhân ái và tôn trọng đối với người khác. Sự ôn tồn và chân thành của ông giám mục đã làm thay đổi cuộc đời của A-lếch-xây. Dưới sự hướng dẫn của giám mục, A-lếch-xây bắt đầu thay đổi. Cậu tập trung vào việc học và dần dần trở nên nghiêm túc và tự trọng hơn. Cuốn sách trở thành nguồn cảm hứng cho cậu, và A-lếch-xây trải qua những trải nghiệm tri thức đáng giá. Những điều này giúp cậu thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của cuộc sống khó khăn và những thói quen xấu. A-lếch-xây hướng đến mục tiêu trở thành một con người hoàn thiện hơn, không chỉ trong việc học tập mà còn trong việc trở thành một người tốt và có giá trị trong xã hội.


3. Tóm tắt nội dung chính Tôi đã học tập như thế nào? hay nhất:

A-lếch-xây, từ khi mới lọt lòng, đã sống cùng ông ngoại, một người đầy hiểu biết và yêu thương cháu hết mực. Ông ngoại là người đầu tiên giới thiệu cho cậu những bức tranh của chữ viết và đọc. Tuy nhiên, cuộc sống với ông ngoại không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ông ngoại thường nổi giận và áp đặt A-lếch-xây, đặc biệt khi cậu không thể nắm vững bài học. Những giờ học trở nên mệt mỏi và đầy áp lực, nhưng đó cũng là thời gian A-lếch-xây tận hưởng những kiến thức đầu đời. Ở trường, A-lếch-xây phải đối mặt với sự chế nhạo và áp lực xã hội. Bạn bè thường chế nhạo cậu vì ngoại hình và cách cư xử khác biệt của mình. Thậm chí, thầy giáo cũng thường không ưa cậu vì sự nghịch ngợm và làm trò đáng trách của A-lếch-xây. Cuộc sống học tập trở nên chán chường, và cậu dần mất đi niềm đam mê học hành. Nhưng một ngày, sự xuất hiện của một giám mục thay đổi tất cả. Ông giám mục không chỉ đến trường để giảng dạy mà còn để tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống của các học sinh. Ông thu hút sự chú ý của tất cả học sinh bởi sự lạ lẫm và tinh thần truyền cảm của mình. Ông bắt đầu giao tiếp với A-lếch-xây và hỏi về thông tin, về những đoạn sách mà cậu đã đọc. A-lếch-xây trả lời với niềm đam mê và hiểu biết sâu sắc, nhưng mà cậu chưa từng được thể hiện. Sau đó, ông giám mục quan tâm đến cuộc sống của A-lếch-xây và hỏi về sự nghịch ngợm của cậu trong trường học. A-lếch-xây trải lòng kể về lý do khiến mình trở nên nghịch ngợm, do cảm thấy mệt mỏi và chán chường trong cuộc sống học tập. Ông giám mục chỉ dịu dàng nói rằng sự nghịch ngợm không phải lúc nào cũng là điều tồi tệ, nhưng cậu cần tìm một cách khác để thoát ra khỏi tình trạng đó. Sự ôn tồn và chân thành của ông đã khiến A-lếch-xây như ngộ ra rất nhiều điều, và cậu bắt đầu chăm chỉ hơn trong việc học. Khi lớn lên, A-lếch-xây bắt đầu say mê đọc sách. Cuốn sách trở thành nguồn cảm hứng cho cậu, và A-lếch-xây thấm thía những vẻ đẹp của thiên nhiên, những câu chuyện về cuộc sống và con người. Cậu đọc rất nhiều sách ở nhiều thể loại khác nhau và đánh giá mỗi cuốn sách một cách nghiêm túc và sâu sắc. Những câu chuyện trong sách mở ra một thế giới mới cho A-lếch-xây, nơi cậu thấy rằng còn rất nhiều người khó khăn hơn mình, và điều này khuyến khích cậu hướng đến một cuộc sống về những giá trị và sự tốt lành. Chính những điều này đã giúp A-lếch-xây thoát khỏi sự ích kỷ và bén lẻ của cuộc sống, để hướng đến trở thành một con người hoàn thiện hơn.


4. Tóm tắt nội dung chính Tôi đã học tập như thế nào? ngắn gọn:

Văn bản “Tôi đã học tập như thế nào?” kể về cuộc hành trình lớn lên và sự thay đổi của cậu bé Pê-xcốp A-lếch-xây, sau này được gọi là M. Go – rơ – ki. Cậu bé ban đầu học đọc từ ông ngoại, nhưng do sự áp đặt và cáu kính của ông, cậu trở nên chán học. Sau đó, cậu được gửi đến một ngôi trường của nhà thờ, nơi bị chế nhạo và không được ưa bởi thầy giáo và bạn bè. Cuộc đời của cậu dần trở nên nghịch ngợm và khó khăn. Tuy nhiên, cuộc cứu rỗi đến khi một giám mục tên Cri-xan-pho đến trường. Sự xuất hiện của ông giám mục làm cho lớp học trở nên ấm áp và vui vẻ hơn. Ông gọi cậu bé đến gần, hỏi về thông tin và về những đoạn sách cậu đã đọc. Cậu bé thể hiện kiến thức và đam mê đọc sách của mình, và giám mục thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến cậu. Sau một cuộc trò chuyện nghiêm túc, giám mục tìm hiểu về lý do cậu nghịch ngợm và chán học. Cậu bé thú nhận rằng cậu chán học. Tuy nhiên, giám mục khuyên cậu giữ tinh thần nghiêm túc hơn. Sự ôn tồn và chân thành của ông giám mục đã giúp cậu bé nhận ra nhiều điều, và cậu trở nên chăm chỉ học hơn. Khi lớn lên, cậu bé bắt đầu đam mê đọc sách và hiểu sâu hơn về vẻ đẹp của cuộc sống qua những tác phẩm văn học. Điều này giúp cậu bé thấy cuộc sống từ một góc độ tích cực hơn, và cậu bắt đầu hướng đến mục tiêu trở thành một con người hoàn thiện hơn. Văn bản nêu rõ ý nghĩa tuyệt vời của việc đọc sách trong việc mở rộng kiến thức, tìm hiểu thế giới, và trở thành một con người tốt hơn. Cuốn sách đã giúp cậu bé thấy sự tốt đẹp trong cuộc sống và tìm kiếm ý nghĩa của nó qua những trang sách vô tận.


5. Tóm tắt nội dung chính Tôi đã học tập như thế nào? chọn lọc:

A-lếch-xây, khi còn nhỏ, thường gây rối và không chịu học hành tại trường. Cậu bị bạn bè xã lánh và thầy cô thì thường phân biệt đối xử. Cuộc đời của cậu bé đã trải qua một sự thay đổi quan trọng khi cậu gặp Giám mục Cri-xan-phơ. Giám mục Cri-xan-phơ, như một người cha hiền lành, xuất hiện trong cuộc sống của A-lếch-xây và mang đến cho các đứa trẻ nơi đây những câu chuyện tuyệt vời và bài học quý báu. Dưới tác động của ông giám mục, chúng đứng đắn và hứng thú với những câu chuyện ông kể. Ông không chỉ đọc sách cho chúng mà còn đặt ra hàng loạt câu hỏi về những đoạn thơ và sử thi trong sách. Trong cuộc trò chuyện đầy ấm áp, khi nghe về quá trình nghịch ngợm và sự chán ghét học hành của A-lếch-xây, Giám mục Cri-xan-phơ đã đến gần và bày tỏ sự quan tâm và lời khuyên. Ông nói rằng cậu không nên nghịch ngợm và học cần được đặt lên hàng đầu. Cuộc gặp gỡ với Giám mục Cri-xan-phơ để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn của A-lếch-xây. Ông giám mục còn ban phước cho các đứa trẻ trước khi ra đi và hứa rằng sẽ đem sách đến cho họ. Những lời khuyên của ông giám mục đã đánh thức A-lếch-xây, đẩy cậu bé trở nên nghiêm túc hơn trong việc học hành. A-lếch-xây bắt đầu đọc nhiều hơn và nghiên cứu những cuốn sách. Nhờ sách, cậu thấu hiểu vẻ đẹp của cuộc sống và bắt đầu thấy cuộc sống từ một góc nhìn tích cực hơn. Sách giúp cậu nhận ra rằng có những người khốn khổ hơn cậu, nhưng họ vẫn cố gắng sống đúng giá trị của cuộc đời. Cậu thấu hiểu những điều sách khuyên bảo về lòng thương người và yêu cuộc sống. Sách khiến cậu trân trọng hơn cuộc sống hiện tại và không để ý đến những khía cạnh khó khăn mà cuộc sống đem lại. Càng đọc nhiều, A-lếch-xây càng nắm bắt sâu hơn ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Cậu thấy cuộc sống rất đa dạng và hấp dẫn, và hiểu rõ hơn về con người và những giá trị của cuộc sống. Từ đó, cậu không còn để ý đến những khía cạnh khó khăn và tập trung vào những điều tốt đẹp mà cuộc sống có thể mang lại. Cậu bắt đầu hiểu thêm về tầm quan trọng của lòng nhân ái và sự trân trọng cuộc sống. Cuốn sách đã giúp A-lếch-xây nhìn cuộc sống một cách sâu sắc hơn, và cậu dần trở nên nguyện vọng trở thành một con người tốt và phục vụ cho mọi người. Sách đã mở ra cho cậu bé một thế giới mới, thú vị và ý nghĩa hơn, giúp cậu thấy cuộc sống đa dạng và phong phú.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 5
Bài soạn "Tôi đã học tập như thế nào?"- mẫu 6