Top 6 Bài soạn "Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop...xem thêm ...
Bài soạn "Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt" - mẫu 1
* Hướng dẫn:
Chủ đề trao đổi:
Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giếng gần.
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị nội dung trao đổi
Để chuẩn bị lí lẽ, bằng chứng cho phần trao đổi của mình, em cần trả lời các câu hỏi:
Chúng ta nên hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào? ( Đề cao tình thân và đề cao mối quan hệ hàng xóm thân thiết)
Hai câu tục ngữ có mâu thuẫn với nhau không? (Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa, đều nói về tình thương giữa con người)
Trong xã hội hiện nay, ý nghĩa của hai câu trên vẫn còn đúng
Chuẩn bị cách trao đổi
- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mình vì mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác.
- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn ngữ lịch sự.
- Lắng hghe và tôn trọng ý kiến khác biệt vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ.
Bước 2: Trao đổi
Trình bày ý kiến
- Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng một số mẫu câu như Theo quan điểm của tôi… Theo tôi…
- Nêu lí lẽ, bằng chứng thuyết phục
Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình
- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác
- Đặc câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ
- Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới thuyết phục người nghe.
Bài mẫu:
Tục ngữ về đạo đức lối sống thường đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội như: quan hệ gia đình, anh em, họ hàng… một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó là: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
Trước tiên ta phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào? “Giọt máu đào” là một thứ cần thiết để người ta sống, “ao nước lã” là những thứ không cần thiết đối với cơ thể. Như vậy cho dù là một nhưng giọt máu cũng quan trọng hơn ao nước lã. Hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào” nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “ao nước lã” được hiểu là những người xa lạ, người dưng. Phép so sánh “hơn” đã thể hiện rõ lời nhận định: những người có quan hệ máu mủ, huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ. Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta phài xem trọng, đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.
Thực tế đã cho ta thấy trong xã hội hiện nay, nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc thí ta luông bồn chồn, lo lắng hơn là người dưng gặp nạn. Câu tục ngữ này rất đúng. Người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta thì khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn là đối với những người không thân thuộc. Đó là lẽ tự nhiên thôi giữa bạn và anh em thì ta phải chọn anh em thôi. Cùng chịu một cơn bão, dân tộc ta và dân tộc bạn cùng gánh chịu, chúng ta đều xót thương đấy, nhưng sự cứu giúp cần thiết ta phài dành cho dân tộc mình chứ.
Tuy nhiên không phải ai cũng làm được như thế. Có một số người không xem trọng họ hàng than thuộc, lo chạy theo caí lợi, cái danh mà đánh mất tình nghĩa gia đình. Hễ cái gì có lợi cho họ thì họ làm mà không cần biết điều đó sẽ nhứ thế nào với người thân của mình, những người như thế thật đáng trách. Vì vậy chúng ta phải sống có tình, có nghĩa, luôn đối xử tốt vối những người thân của mình. Qua câu tục ngữ, chúng ta thấy được lối sống đầy ân tình của con người việt Nam chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.
Bài soạn "Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt" - mẫu 2
Chủ đề trao đổi
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị nội dung
Tự đặt ra câu hỏi và trả lời để chuẩn bị lí lẽ, bằng chứng cho phần trao đổi của mình.
Chuẩn bị cách trao đổi
- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mình vì mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác.
- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình.
Bước 2: Trao đổi
Trình bày ý kiến
- Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày.
- Nêu lí lẽ và bằng chứng thuyết phục
- Sử dụng ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình.
- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép
- Đặt câu hỏi về những vấn đề chưa rõ
- Giải thích quan điểm của em nếu người khác hiểu nhầm
- Bàn về những vấn đề em chưa thấy hợp lí
- Khích lệ phần trao đổi của bạn.
* Những ý kiến có thể tham khảo
Ý kiến của tôi
Lý do
Theo tôi, hai câu tục ngữ trên nói về mối quan hệ giữa con người với con người.
Dựa vào các từ ngữ được sử dụng trong hai câu như “máu đào”, “nước lã”, “anh em xa”, “láng giềng gần”.
Câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” thể hiện sự đề cao quan hệ huyết thống, máu mủ.
- máu đào: máu của những người chung huyết thống
- nước lã: chỉ người dưng, người không có quan hệ huyết thống
→ Đề cao quan hệ máu mủ, ruột thịt
Câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” thể hiện sự coi trọng tình làng nghĩa xóm.
- bán anh em xa: anh em dù là máu mủ nhưng ở nếu xa thì khi mà có thể giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn.
- mua láng giềng gần: những người sẽ trực tiếp giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn
→ Coi trọng tình cảm làng xóm
* Bài nói mẫu tham khảo:
Xin chào các bạn hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi ý kiến của mình về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Vậy các bạn đã đã hiểu rõ ý nghĩa của hai câu tục ngữ này chưa?
Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau thảo luận để hiểu sâu hơn về hai câu tục ngữ này nhé! Đầu tiên chúng cần hiểu các thuật ngữ “giọt máu đào” là thứ quan trọng không thể thiếu trong cơ thể người, “ao nước lã” là thứ không có giá trị, không cần thiết. Đó là hiểu theo nghĩa đen của từ, còn hiểu theo nghĩa bóng thì “giọt máu đào” ở trong ngữ cảnh này thể hiện những người cùng chung dòng máu, huyết thống, anh em ruột thịt; “ao nước lã” chỉ người xa lạ, người dưng. Ý nghĩa của câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta cần phải trân trọng những người thân ruột thịt, họ quan trọng hơn những người xa lạ.
Thực tế thì cũng khá đúng, ví dụ trong gia đình bất kể ai gặp trục trặc hay vấn đề gì đó chúng ta tự nhiên sẽ cảm thấy lo lắng, quan tâm hộ. Còn đối với người xa lạ thì chúng ta không hề có cảm giác đó. Cũng đúng thôi chúng ta là anh em ruột thịt, có cùng huyết thống thì việc bảo vệ, quan tâm lẫn nhau cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên, đôi khi không phải gia đình nào cũng hoà thuận, anh em cũng sẵn lòng bảo vệ nhau. Thực tế là có thật, anh em bất hoà, tranh chấp. Bởi vậy mới có câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Câu này thực tế cũng đúng, đôi khi chúng ta có thể thân thiết với hàng xóm còn hơn anh em. Người ta thường nói “xa mặt cách lòng”, “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Có những người sẵn sàng chọn hàng xóm, thay vì anh em nhưng thực lòng mà nói theo quan điểm của tôi, không có ai là không muốn chọn anh em ruột của mình cả, chỉ là do hoàn cảnh, do sự bất hoà mới dẫn đến cảnh chia lìa như vậy.
Qua hai câu tục ngữ trên, chúng ta không thể khẳng định sự đúng, sai ở đây, mà nó dựa trên hoàn cảnh, cách sống mỗi người. Và tôi tin rằng sự lựa chọn nào cũng được, miễn sao chúng ta sống cảm thấy thoải mái, hạnh phúc thì nó sẽ là lựa chọn đúng. Các bạn có đồng ý với ý kiến của tôi không? Hãy cho tôi ý kiến đóng góp để cuộc trao đổi, thảo luận hiệu quả hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
Bài soạn "Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt" - mẫu 3
Đề bài
Ở bài 7 (Trí tuệ dân gian) em đã được học kĩ năng trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng ý kiến khác biệt. Trong bài học này, em sẽ sử dụng kĩ năng đó để chia sẻ ý kiến của mình về trò chơi điện tử cũng như lắng nghe ý kiến của các bạn.
Trong lớp em, có bạn cho rằng trò chơi điện tử có nhiều tác hại, nhưng cũng có bạn khẳng định nó vẫn có những lợi ích nhất định. Vậy ý kiến của em là gì? Em sẽ trao đổi với các bạn như thế nào?
Trả lời:
Em sẽ đứng ở vị trí trung lập để đánh giá vấn đề này vì vấn đề này thức chất vẫn có lợi ích của nó.
- Đầu tiên, em sẽ tìm kiếm thông tin, lấy ý kiến của các chuyên gia, những người có kinh nghiệm vê trò chơi điện tử rồi sang lọc ra những lợi ích và bất lợi của nó.
- Sau đó, có thể thêm ảnh, hoặc các video nói về lợi ích và tác hại của nó để tăng tính thuyết phục
- Tiến hành trao đổi ý kiến của mình bằng cách đưa ra những bằng chứng chứng minh lượi ích cũng như bất lượi của trò chơi điện tử.
- Lắng nghe ý kiến đóng góp cũng như phản bác của mọi người để có cái nhìn khách quan nhất về trò chơi điện tử.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Trò chơi điện tử có lẽ không còn quá xa lạ với các bạn trẻ đặc biệt là đối với các bạn học sinh hiện nay. Chính vì vậy mà có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này liệu rằng trò chơi điện tử hoằn toàn có hại hay nó có lợi ích gì không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Đối với hầu hết tất cả mọi người, khi nói đến chơi điện tử, họ đều cho rằng nó là một điều xấu. Định kiến này không sai, nó có rất nhiều tác hại cho người chơi. Thứ nhất, hậu quả rõ nhất đối với các bạn học sinh đó chính là bỏ học, trốn học để đi chơi. Điều này ảnh hưởng xấu tới việc học hành của các bạn. Tiếp đó, nó có thể khiến cho các bạn trở nên nghiện và không thể bỏ được. Người chơi sẽ bị cuốn hút bởi trò chơi điện tử, và mất nhiều thời gian thậm chí là cả ngày đề chơi điện tử. Điều này đã gậy ra rất nhiều hậu quả nghiêm trong về sức khoẻ tinh thần của người chơi. Họ có thể bị mắc các bện về tâm lý như trầm cảm, tự kỉ, hay cáu gắt,…. Và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mắt nữa. Tuy nhiên nếu biết kiểm soát bản thân thì nó có thể giúp chũng ta giải toả căng thẳng, nhanh nhạy hơn việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin,…
Vì vậy, mọi thứ đều có mặt trái của nó. Giải pháp tốt nhất đó chính là chúng ta phải học cách tự bảo vệ, kiểm soát bản thân, cái gì quá cũng không tốt, chúng ta cần học cách cần bằng mọi thứ. Hãy tự đặt ra giưới hạn cho bản thân, hãy tự mình xây dựng một lối sống lành mạnh.
Bài soạn "Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt" - mẫu 4
Chủ đề: Trong lớp em, có bạn cho rằng trò chơi điện tử có nhiều tác hại, nhưng cũng có bạn khẳng định nó vẫn có những lợi ích nhất định. Vậy ý kiến của em là gì? Em sẽ trao đổi với các bạn như thế nào?
1. Hướng dẫn
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị nội dung trao đổi
- Liệt kê những ích lợi và tác hại của trò chơi điện tử, chuẩn bị những lí lẽ và bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình
- Sưu tầm một số hình ảnh, câu chuyện thể hiện lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử
Chuẩn bị cách trao đổi
- Thái độ hòa nhã, lịch sự khi trao đổi, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Mục đích của mọi cuộc trao đổi là để có cách nhìn nhiều chiều về một vấn đề, để học hỏi kĩ năng trao đổi và để hiểu nhau hơn
- Tuân thủ quy tắc lượt lời: lần lượt từng người trình bày ý kiến của mình
- Không chen ngang, cắt lời khi bạn chưa trình bày xong
Bước 2: Trao đổi
- Trình bày những lợi ích của trò chơi điện tử bằng
- Nêu những tác hại của trò chơi điện tử
- Ghi chép ý kiến phản bác hoặc câu hỏi của người khác
- Đặt câu hỏi về những điều em chưa rõ liên quan đến ý kiến hoặc câu hỏi của người khác
- Sử dụng bảng kiểm trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống để tự đánh giá khả năng lắng nghe, trao đổi của mình về một vấn đề có ý kiến khác biệt.
2. Thực hành
Gợi ý:
(1) Mở đầu: Giới thiệu về vấn đề cần trao đổi: Trò chơi điện từ có lợi hay hại?
(2) Nội dung chính:
Nêu quan điểm
- Trò chơi điện tử là gì?
- Quan điểm: Trò chơi điện tử vừa có lợi ích, vừa có tác hại.
Chứng minh
- Chơi game có lợi:
- Giúp con người có thể thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, căng thẳng.
- Nhiều loại game còn giúp người chơi chơi rèn luyện tư duy, cung cấp những kiến thức xã hội như: Ai là triệu phú, Trò chơi ô chữ…
- Game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp - đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.
- Chơi game có hại:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Việc ngồi trước màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt quá tải, nặng hơn là bị cận thị.
- Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khi lúc nào cũng sống trong thế giới ảo.
- Ngoài ra, nó còn làm tiền bạc của gia đình một cách vô ích (nhiều trò chơi phải dùng tiền để mua những đồ vật trong game…) có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người. Học sinh, sinh viên là những đối tượng chưa làm ra tiền, vì thế để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người. Quan trọng nhất là khi ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sa sút.
- Những hình ảnh ở trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.
(3) Kết thúc
Khẳng định lại về vấn đề cần trao đổi.
Bài soạn "Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt" - mẫu 5
Chủ đề trao đổi: Trong lớp em, có bạn cho rằng trò chơi điện tử có nhiều tác hại nhưng cũng có bạn khẳng định nó vẫn có những lợi ích nhất đinh. Vậy ý kiến của em là gì? Em sẽ trao đổi cùng các bạn thế nào?
* Hướng dẫn:
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị nội dung trao đổi
Để chuẩn bị lí lẽ, bằng chứng cho phần trao đổi, em hãy liệt kê những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử, chuẩn bị những lí lẽ và bằng chứng (nếu có) để bảo vệ ý kiến của mình.
Lợi ích của trò chơi điện tử:
- Lợi ích cho sự phát triển khả năng bên trong con người
- Trò chơi điện tử mang lại lợi ích về cảm xúc con người
- Trò chơi điện tử còn mang lại lợi ích về mặt xã hội
- Trò chơi điện tử mang lại lợi ích về giáo dục
Tác hại của trò chơi điện tử:
- Chơi trò chơi điện tử tốn thời gian, tiền bạc
- Chơi trò chơi điện tử làm kết quả học tập yếu dần
- Chơi trò chơi điện tử giảm mối quan hệ bạn bè
- Chơi trò chơi điện tử nhiều ảnh hưởng tâm lý không tốt cho các bạn trẻ
- Chơi trò chơi nhiều ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình
- Gây ra những tệ nạn xã hội lớn
Bước 2: Trao đổi
Trình bày ý kiến:
Dù hoạt động hay những vấn đề nào đều thể hiện hai mặt tích cực và tiêu cực của nó, khi trò chơi điện tử trở thành tâm điểm chú ý của mọi thế hệ trẻ, độ tuổi ham học hỏi thích sự sáng tạo, tìm tòi, khám phá cao. Trò chơi điện tử xuất hiện giống như liều thuốc chữa nhiều “căn bệnh” cho giới trẻ nhưng cũng làm phát tán nhiều “căn bệnh” không tốt hình thành ở các bạn trẻ. Nếu có cách sử dụng trò chơi điện tử một cách chính xác, thông minh thì lợi ích đem lại tương đối cao.
Một số lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại :
Lợi ích cho sự phát triển khả năng bên trong con người
+ Trò chơi điện tử với tính năng của công nghệ cao, có trò chơi đòi hỏi người chơi sự khéo léo trong tốc độ trò chơi như các trò chơi về thời gian, trò chơi điện tử về sự sáng tạo thì lợi ích mang đến là sự phát triển trong mối liên kết giữa tay và mắt, các kỹ năng điều khiển, rèn cho các bạn sự phản xạ tốt về thị giác, có sự nhạy bén cao trong những tình huống khẩn cấp. Trong các trò chơi điện tử cần đến sự nhanh của tay và linh hoạt của mắt thì đòi hỏi người chơi có sự tập trung cao nhất để chiến thắng trong trò chơi điện tử, nhờ có sự rèn luyện khéo léo, tư duy trong việc chơi trò chơi điện tử mà hình thành những kỹ năng tốt phục vụ cho chính cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các bạn trẻ.
+ Sử dụng trò chơi điện tử một cách thông minh giúp các bạn trẻ rèn luyện được các kỹ năng giải quyết tình huống vấn đề cũng như lên kế hoạch, tư duy logic cao. Có rất nhiều trò chơi cần sự sắp xếp và đưa ra mục tiêu lớn như các trò chơi về nông trại, các trò chơi có tình năng duy trì trong thời gian dài mới đem lại thắng lợi trong trò chơi, có thể nói thế giới trò chơi điện tử là thế giới thu nhỏ của cuộc sống bên ngoài, đó là sự hấp dẫn lớn đối với các bạn trẻ. Để khám phá được trò chơi, đòi hỏi các bạn phải tự tư duy lối chơi, cách chơi để giải quyết những tình huống không may xảy ra làm cho nghiệm vụ đưa ra trong trò chơi không thực hiện được, khi có thể tự bản thân mình tìm hướng đi để giải quyết những vấn đề là lúc các bạn tự ý thức cũng như tự giác, chịu trách nhiệm trước những hành động của bản thân, một thói quen tốt cần có khi các bạn áp dụng vào trong học tập hay công việc sau này.
Ngoài những lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại như trên thì sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nó đã làm nhiều người kinh ngạc. Nếu không có sự tỉnh táo trong việc lựa chọn trò chơi, không biết cân bằng thời gian giải trí học tập, không làm chủ được bản thân mình trước những cám dỗ mà trò chơi mang đến thì hậu quả tiêu cực mang lại là rất cao. Một số tác hại của trò chơi điện tử mang lại:
Chơi trò chơi điện tử tốn thời gian, tiền bạc
Khi bản thân người sử dụng game không biết cân bằng rõ ràng mọi thứ trong cuộc sống một cách hiện quả, đặc biệt trong chơi trò chơi điện tử. Chơi game với chức năng chủ yếu là giải trí, nhưng mà khi đặt sự giải trí là thường xuyên, đều đặn hơn cả việc học tập thì lúc đó cần có sự nhìn nhận lại, trò chơi điện tử lúc đó lại mang đến tác hại tốn thời gian, tiền bạc của các bạn. Thời gian bạn dành cả ngày nghỉ trong việc chơi trò chơi điện tử hay việc chơi điện tử diễn ra thường xuyên như thói quen đã ngăn cản sự phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực khác, các bạn có thể dành thời gian, tiền bạc tham gia và đầu tư vào những hoạt động tốt để phát triển các kỹ năng sống phục vụ quá trình gặt hái được nhiều thành tích.
Bài soạn "Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt" - mẫu 6
Đề bài
Ở bài 7 (Trí tuệ dân gian) em đã được học kĩ năng trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng ý kiến khác biệt. Trong bài học này, em sẽ sử dụng kĩ năng đó để chia sẻ ý kiến của mình về trò chơi điện tử cũng như lắng nghe ý kiến của các bạn.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Trong lớp em, có bạn cho rằng trò chơi điện tử có nhiều tác hại, nhưng cũng có bạn khẳng định nó vẫn có những lợi ích nhất định. Vậy ý kiến của em là gì? Em sẽ trao đổi với các bạn như thế nào?
Lời giải chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị nội dung trao đổi
- Liệt kê những ích lợi và tác hại của trò chơi điện tử, chuẩn bị những lí lẽ và bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình
- Sưu tầm một số hình ảnh, câu chuyện thể hiện lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử
Chuẩn bị cách trao đổi
- Thái độ hòa nhã, lịch sự khi trao đổi, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Mục đích của mọi cuộc trao đổi là để có cách nhìn nhiều chiều về một vấn đề, để học hỏi kĩ năng trao đổi và để hiểu nhau hơn
- Tuân thủ quy tắc lượt lời: lần lượt từng người trình bày ý kiến của mình
- Không chen ngang, cắt lời khi bạn chưa trình bày xong
Trao đổi
- Trình bày những lợi ích của trò chơi điện tử bằng
- Nêu những tác hại của trò chơi điện tử
- Ghi chép ý kiến phản bác hoặc câu hỏi của người khác
- Đặt câu hỏi về những điều em chưa rõ liên quan đến ý kiến hoặc câu hỏi của người khác
- Sử dụng bảng kiểm trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống để tự đánh giá khả năng lắng nghe, trao đổi của mình về một vấn đề có ý kiến khác biệt.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .