Top 6 Bài soạn "Và tôi nhớ khói" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6194

"Vá tôi nhớ khói" là truyện ngắn in trong tập "Tôi đã trở về trên núi cao", NXB Hội nhà văn, 2018 của nhà văn Đỗ Bích Thúy. Tác phẩm là những hồi ức của...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Và tôi nhớ khói" số 1

Tóm tắt

Hình ảnh ngọn khói từ bếp lửa quê hương in sâu vào trong tâm trí của tác giả. Ngọn khói gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân. Ngọn khói mang theo những mơ ước bình dị về bữa cơm thân mật bên gia đình. Ngon khói biết chia sẻ cùng những niềm vui, nỗi buồn của từng gia đình. Hơn hết, ngọn khói là kí ức không thể nào quên trong mỗi con người.


Bố cục

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...lửa bén sém một khoảng): Giới thiệu về khói bếp

- Phần 2 (Tiếp theo đến …mọi bữa một chút): Quy trình nấu cơm

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của khói trong đời sống.


Nội dung chính

Qua những hình dung kí ức về ngọn khói bếp (gắn liền với mùi hương, bữa cơm, cuộc sống sinh hoạt, vui buồn của con người), nhân vật “tôi” là người có đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế, nhạy cảm và nhiều yêu thương. Ta thấy được giá trị lớn lao của kí ức, kỉ niệm đối với mỗi người.


Và tôi nhớ khói

* Trải nghiệm cùng văn bản

* Suy ngẫm và phản hồi


Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được người viết cảm nhận bằng những giác quan nào? Cách cảm nhận về khói như thế cho thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?

Trả lời:

Hình ảnh ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và thị giác.

- Cách cảm nhận đó cho thấy quê hương có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả. 

Đó là miền kí ức mà người viết không thể quên được, đó là quê hương nơi sinh ra và trưởng thành của con người, đó là nơi có gia đình thân yêu.


Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho ta thấy nhân vật "tôi" là người có tâm hồn như thế nào?

Trả lời:

- Nỗi nhớ về ngọn khói cho thấy nhân vật tôi là người có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. 

- Khi tác giả nhớ tới khói bằng các giác quan của mình, nhớ lại và miêu tả khói một cách bay bổng, như cái gì đó đẹp mà thân thuộc, lãng mạn mà gắn bó.


Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa gì với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại?

Trả lời:

- Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại. 

- Nó chính là một phần tâm hồn của chúng ta, nó theo chúng ta lớn lên rồi đi xa, để khi nhớ về nó thì mới nhận ra rằng đó chính là cuộc đời của chúng ta, là cái nôi của tâm hồn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Và tôi nhớ khói" số 2

I. Tác giả

- Đỗ Bích Thủy – nhà văn

- Quê quán : Hà Giang, đã có hơn 20 năm sống và làm việc tại Hà Nội

- Đỗ Bích Thúy đã trở thành một hiện tượng thú vị của văn đàn Việt với đề tài miền núi. Những núi đá, nương ngô, con ngựa, hoa tam giác mạch… cùng nét ăn, nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác của đồng bào Mông, Tày đã được chị đưa vào những trang văn bằng một trái tim rung cảm và một tình yêu da diết kỳ lạ…

- Các tác phẩm chính: tiểu thuyết Người yêu ơi, tập truyện Tôi đã trở về trên núi cao, tiểu thuyết Bóng của cây sồi.


II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

  1. Thể loại: Truyện ngắn
  2. Xuất xứ: In trong tập Tôi đã trở về trên núi cao, NXB Hội nhà văn, 2018
  3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
  4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 1
  5. Tóm tắt:

Hình ảnh ngọn khói từ bếp lửa quê hương in sâu vào trong tâm trí của tác giả. Ngọn khói gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân. Ngọn khói mang theo những mơ ước bình dị về bữa cơm thân mật bên gia đình. Ngon khói biết chia sẻ cùng những niềm vui, nỗi buồn của từng gia đình. Hơn hết, ngọn khói là kí ức không thể nào quên trong mỗi con người.


Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “bay lên trên mái nhà”: Ngọn khói quen thuộc với làng quê

Đoạn 2: Còn lại: Ngọn khói như một nhân vật quan trọng xuất hiện trong mọi phương diện của cuộc sống con người.


Giá trị nội dung:

- Tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê hương với một tâm hồn nhạy cảm.


Giá trị nghệ thuật:

- Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê,...


III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

Ngọn khói gắn với bếp lửa, mâm cơm

- Ngọn khói quẩn quanh mái bếp:

+ Ngọn khói như gọi người trở về.

+ Miêu tả: Ngọn khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quấn trên mái lá.

+ Sự di chuyển: Ngọn khói che phủ cả làng, len qua đầu hồi, vương vít mãi trên ngọn cây hồng, bị gió thổi cho loãng di, tan đi.

+ Mùi khói: Quẩn mãi, mùi của hạt ngô sót lại bị cháy, của gộc củi gỗ dẻ, tinh dầu vỏ cam, vỏ cây sẹ bị tước, mùi của lông mèo sém,...

→ Cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác.

- Ngọn khói bắt lên từ những gộc củi:

+ Gộc củi to, gỗ chắc, cứ ngun ngún, ấm cúng.

+ Gộc củi cứ nằm yên cả ngày, lặng lẽ ủ một tảng than hồng.

+ Là nơi người đi ra khỏi nhà sau cùng nhớ vén tro xung quanh bếp cho gọn để lửa không bùng.

+ Là nơi con mèo già sưởi mình.

- Ngọn khói mang theo ước mơ về mâm cơm:

+ Các công đoạn: Gác thanh củi nhỏ xếp xung quanh gộc củi lớn → Nhặt ít phôi bào nhồi vào giữa → Dùng ống thổi bằng nứa nổi để lửa bùng lên → Xuất hiện ngọn lửa màu lam, khói.

+ Ước mơ bình dị: Bữa cơm ấm cùng bên bếp lửa. Một đĩa cá kho cháy cạnh với riềng, một bát canh măng, một đĩa dưa cải.


Ngọn khói gắn với cánh đồng, với dân làng

- Ngọn khói gọi đám trẻ chăn trâu mải chơi về nhà:

+ Khói làm nhớ cơm, thèm cơm, lùa trâu xuống đường mòn.

+ Khói gắn với tiếng mõ, tiếng đục.

- Ngọn khói chứng kiến những năm mất mùa: Lũ lớn kéo về ngập mọi con suối cuốn tất cả khiến toàn bộ cánh đồng ngập trong màu phù sa. Người buồn, nặng trĩu âu lo.

- Ngọn khói chung vui với dân làng: Cũng có khi khói vui hơn niềm vui con người khi làng có đứa bé chào đời.

- Ngọn khói quẩn quanh bên con người:

+ Bếp chỉ nguội khi người không còn.

+ Ngọn khói rộn ràng khi nhà có khách.

+ Khói im lìm ủ kín trong tro nóng khi người đi vắng.

+ Ngọn khói gợi nhắc con người về những kỉ niệm đẹp.

➩ Nghệ thuật:

+ Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.

+ Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê,...


* Trải nghiệm cùng văn bản

* Suy ngẫm và phản hồi

Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được người viết cảm nhận bằng những giác quan nào? Cách cảm nhận về khói như thế cho thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?

Trả lời:

Hình ảnh ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và thị giác.

- Cách cảm nhận đó cho thấy quê hương có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả. 

Đó là miền kí ức mà người viết không thể quên được, đó là quê hương nơi sinh ra và trưởng thành của con người, đó là nơi có gia đình thân yêu.


Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho ta thấy nhân vật "tôi" là người có tâm hồn như thế nào?

Trả lời:

- Nỗi nhớ về ngọn khói cho thấy nhân vật tôi là người có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. 

- Khi tác giả nhớ tới khói bằng các giác quan của mình, nhớ lại và miêu tả khói một cách bay bổng, như cái gì đó đẹp mà thân thuộc, lãng mạn mà gắn bó.


Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa gì với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại?

Trả lời:

- Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại. 

- Nó chính là một phần tâm hồn của chúng ta, nó theo chúng ta lớn lên rồi đi xa, để khi nhớ về nó thì mới nhận ra rằng đó chính là cuộc đời của chúng ta, là cái nôi của tâm hồn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Và tôi nhớ khói" số 3

1. Trải nghiệm cùng văn bản

Hình ảnh ngọn khói gắn với bếp lửa, mâm cơm

- Ngọn khói quẩn quanh mái bếp:

+ Màu sắc: Ngọn khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quấn trên mái lá.

+ Hình dáng: Ngọn khói len qua đầu hồi, vương vít mãi trên ngọn cây hồng, bị gió thổi cho loãng di, tan đi.

+ Mùi khói: Quẩn mãi, mùi của hạt ngô sót lại bị cháy, của gộc củi gỗ dẻ, tinh dầu vỏ cam, vỏ cây sẹ bị tước, mùi của lông mèo bị lửa bén sém một khoảng...

=> Khói được cảm nhận qua nhiều giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác.

- Ngọn khói bốc lên từ những gộc củi:

+ Gộc củi to, gỗ chắc, không cháy quá nhanh cũng không dễ tắt, cứ ngun ngún trong cái góc bếp chật chội đầy bồ hóng.

+ Gộc củi cứ nằm yên cả ngày, lặng lẽ ủ một tảng than hồng…

- Ngọn khói mang theo ước mơ bình dị: Bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa. Một đĩa cá kho cháy cạnh với riềng, một bát canh măng, một đĩa dưa cải…


Ngọn khói gắn với cánh đồng, với dân làng

- Ngọn khói gọi đám trẻ chăn trâu mải chơi về nhà:

- Khói làm nhớ cơm, thèm cơm, lùa trâu xuống đường mòn.

- Khói gắn với tiếng mõ, tiếng đục.

- Khói chứng kiến những năm mất mùa: “Lũ lớn kéo về ngập mọi con suối cuốn tất cả khiến toàn bộ cánh đồng ngập trong màu phù sa. Người buồn, nặng trĩu âu lo…”

- Khói chung vui với dân làng: “Cũng có khi khói vui hơn niềm vui con người khi làng có đứa bé chào đời… rất cao”

- Ngọn khói quẩn quanh bên con người: Bếp chỉ nguội khi người không còn; rộn ràng khi nhà có khách; im lìm ủ kín trong tro nóng khi người đi vắng; gợi nhắc con người về những kỉ niệm đẹp.


2. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1.(trang 71 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được người viết cảm nhận bằng những giác quan nào? Cách cảm nhận về khói như thế cho thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?

Trả lời:

Hình ảnh ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và thị giác.

- Thị giác:

+ Ngọn khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quẩn trên mái lá

+ Ngọn khói len qua đầu hồi, vương vít mãi ở ngọn cây hồng nằm sát mái nhà, bị gió thỗi cho loãng đi, tan đi.

- Khứu giác:

+ Mùi của khói thì quẩn mãi.

+ Mùi của nhứng hạt ngô, mùi của gộc củi gỗ dẻ, mùi của tinh dầu vỏ cam, mùi của vỏ cây sẹ, cả mùi của lông mèo bị lửa bén sém...

Cách cảm nhận đó cho thấy quê hương có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả: Đó là miền kí ức mà người viết không thể quên được, đó là quê hương nơi sinh ra và trưởng thành của con người, đó là nơi có gia đình thân yêu.


Câu 2.(trang 71 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho ta thấy nhân vật "tôi" là người có tâm hồn như thế nào?

Trả lời:

- Nỗi nhớ về ngọn khói cho thấy nhân vật tôi là người có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. Khi tác giả nhớ tới khói bằng các giác quan của mình, nhớ lại và miêu tả khói một cách bay bổng, như cái gì đó đẹp mà thân thuộc, lãng mạn mà gắn bó.


Câu 3.(trang 71 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa gì với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại?

Trả lời:

Kỉ niệm trong quá khứ giúp nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại. Những kỉ niệm chính là một phần trong tâm hồn, gắn bó với mỗi người theo năm tháng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Và tôi nhớ khói" số 4

A. Soạn bài Và tôi nhớ khói ngắn gọn :

Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Hình ảnh ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và thị giác.

- Cách cảm nhận đó cho thấy tác giả là người yêu quê hương mãnh liệt, da diết. Cảm nhận vẻ đẹo quê hương từ những điều giản dị bình thường, đơn sơ nhất.


Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Chắc hẳn nhân vật tôi phải là người rất sâu sắc, bay bổng và có những cảm nhận vô cùng tinh tế mới có thể miêu tả những ngọn khói chân thực và sinh động đến vậy.


Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại. Nó chính là một phần tâm hồn của chúng ta, nó theo chúng ta lớn lên rồi đi xa, để khi nhớ về nó thì mới nhận ra rằng đó chính là cuộc đời của chúng ta, là cái nôi của tâm hồn.


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Và tôi nhớ khói:

I. Tác giả

Tiểu sử

- Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975 tại Tỉnh Hà Giang.

- Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội.


Sự nghiệp

- Bà có nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Tôi đã trở về trên núi cao”, “Ngải đắng trên núi”, “Mùa cá nổi”, “Sau những mùa trăng”,…


II. Tác phẩm

Xuất xứ

Trích trong Tôi đã trở về trên núi cao, bộ sách Hạt giống tâm hồn, NXB Hội nhà văn, 2018.

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “lại đâu vào đấy” (Mối quan hệ căng thẳng giữa hai chị em).

- Đoạn 2: Còn lại (Buổi nói chuyện làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em).


Tóm tắt:

Nhân vật tôi nhớ về ngọn khói quê nhà với nhiều kỉ niệm đẹp. Ngọn khói che phủ toàn bộ làng như trùm lên một tấm vải đen. Tôi nhớ tới ngọn khói với bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa. Nhờ ngọn khói ấy cũng mời gọi đám trẻ chăn trâu mải chơi trở về nhà ăn cơm. Từ ngày này qua ngày khác, từ gộc củi này qua gộc củi khác, không lúc nào bếp nguội. Bếp chỉ nguội khi người bỏ cuộc đời mà đi… Và đi xa, mỗi chiều tối, trong cái giá lạnh của mùa đông, tôi lại nhớ tới góc bếp, nhớ tới ngọn lửa đỏ, nhớ ngọn khói và cái mái lá cũ. 


Giá trị nội dung

Văn bản tái hiện lại những hồi ức của tác giả về thời thơ ấu đầy ắp kỉ niệm của cuộc sống nơi miền núi với hương khói quen thuộc, từ đó làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước, con người nơi tác giả.


Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - làn khói nơi quê nhà.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Và tôi nhớ khói" số 5

1. Giới thiệu tác giả

- Đỗ Bích Thủy – nhà văn

- Quê quán : Hà Giang, đã có hơn 20 năm sống và làm việc tại Hà Nội

- Đỗ Bích Thúy đã trở thành một hiện tượng thú vị của văn đàn Việt với đề tài miền núi. Những núi đá, nương ngô, con ngựa, hoa tam giác mạch… cùng nét ăn, nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác của đồng bào Mông, Tày đã được chị đưa vào những trang văn bằng một trái tim rung cảm và một tình yêu da diết kỳ lạ…

- Các tác phẩm chính: tiểu thuyết Người yêu ơi, tập truyện Tôi đã trở về trên núi cao, tiểu thuyết Bóng của cây sồi.


2. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

- Thể loại: Truyện ngắn 

- Xuất xứ: In trong tập Tôi đã trở về trên núi cao, NXB Hội nhà văn, 2018

- Phương thức biểu đạt: Tự sự 

- Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 1

- Tóm tắt: 

Hình ảnh ngọn khói từ bếp lửa quê hương in sâu vào trong tâm trí của tác giả. Ngọn khói gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân. Ngọn khói mang theo những mơ ước bình dị về bữa cơm thân mật bên gia đình. Ngon khói biết chia sẻ cùng những niềm vui, nỗi buồn của từng gia đình. Hơn hết, ngọn khói là kí ức không thể nào quên trong mỗi con người.

- Bố cục: 

Đoạn 1: Từ đầu đến “bay lên trên mái nhà”: Ngọn khói quen thuộc với làng quê

Đoạn 2: Còn lại: Ngọn khói như một nhân vật quan trọng xuất hiện trong mọi phương diện của cuộc sống con người.

- Giá trị nội dung: 

+ Tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê hương với một tâm hồn nhạy cảm.

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.

+ Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê,...


3. Soạn bài Và tôi nhớ khói

3.1. Trải nghiệm cùng văn bản

Hình ảnh ngọn khói gắn với bếp lửa, mâm cơm

- Ngọn khói quẩn quanh mái bếp:

+ Màu sắc: Ngọn khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quấn trên mái lá.

+ Hình dáng: Ngọn khói len qua đầu hồi, vương vít mãi trên ngọn cây hồng, bị gió thổi cho loãng di, tan đi.

+ Mùi khói: Quẩn mãi, mùi của hạt ngô sót lại bị cháy, của gộc củi gỗ dẻ, tinh dầu vỏ cam, vỏ cây sẹ bị tước, mùi của lông mèo bị lửa bén sém một khoảng...

=> Khói được cảm nhận qua nhiều giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác.

- Ngọn khói bốc lên từ những gộc củi:

+ Gộc củi to, gỗ chắc, không cháy quá nhanh cũng không dễ tắt, cứ ngun ngún trong cái góc bếp chật chội đầy bồ hóng.

+ Gộc củi cứ nằm yên cả ngày, lặng lẽ ủ một tảng than hồng…

- Ngọn khói mang theo ước mơ bình dị: Bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa. Một đĩa cá kho cháy cạnh với riềng, một bát canh măng, một đĩa dưa cải…


Ngọn khói gắn với cánh đồng, với dân làng

- Ngọn khói gọi đám trẻ chăn trâu mải chơi về nhà:

- Khói làm nhớ cơm, thèm cơm, lùa trâu xuống đường mòn.

- Khói gắn với tiếng mõ, tiếng đục.

- Khói chứng kiến những năm mất mùa: “Lũ lớn kéo về ngập mọi con suối cuốn tất cả khiến toàn bộ cánh đồng ngập trong màu phù sa. Người buồn, nặng trĩu âu lo…”

- Khói chung vui với dân làng: “Cũng có khi khói vui hơn niềm vui con người khi làng có đứa bé chào đời… rất cao”

- Ngọn khói quẩn quanh bên con người: Bếp chỉ nguội khi người không còn; rộn ràng khi nhà có khách; im lìm ủ kín trong tro nóng khi người đi vắng; gợi nhắc con người về những kỉ niệm đẹp.


Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được người viết cảm nhận bằng những giác quan nào? Cách cảm nhận về khói như thế cho thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?

- Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được người viết cảm nhận bằng những giác quan thị giác, thính giác, khứu giác.

- Cách cảm nhận về khói như thế cho thấy quê hương có rất quan trọng đối với tác giả. Đó là nơi sinh ra, nuôi lớn tâm hồn và chứa chan kỉ niệm của tác giả.


Câu 2. Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho ta thấy nhân vật “tôi” là người có tâm hồn như thế nào?

Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho ta thấy nhân vật “tôi” là người có tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn. Từ một hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày đã gợi cho tác giả những kỉ niệm đẹp đẽ về quê hương.


Câu 3. Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa gì với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại?

Kỉ niệm trong quá khứ giúp nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại. Những kỉ niệm chính là một phần trong tâm hồn, gắn bó với mỗi người theo năm tháng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Và tôi nhớ khói" số 6

Kiến thức văn học
*Tác giả
- Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975 tại Tỉnh Hà Giang, hiện đang sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội và là Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội)
- Nhà văn Bích Thúy đã có gần 20 cuốn sách gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, trong đó hầu hết là các sáng tác về đề tài miền núi, đặc biệt có những tiểu thuyết được chuyển thể thành những bộ phim "ăn khách" của điện ảnh Việt như "Tôi đã trở về trên núi cao", "Ngải đắng trên núi", "Mùa cá nổi", "Sau những mùa trăng", "Chuyện của Pao", "Lặng im dưới vực sâu", "Chúa đất"..

*Tác phẩm
- Trích trong tập "Tôi đã trở về trên núi cao", bộ sách Hạt giống tâm hồn, NXB Hội nhà văn, 2018.
- Đề tài: Quê hương
- Chủ đề: Sự yêu quý và tự hào về núi rừng quê hương của tác giả.
- PT biểu đạt chính: Biểu cảm
- Bố cục: Chia thành 3 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến .. mải sưởi, nằm ngủ, lửa bén sém một khoảng ) : Giới thiệu về khói bếp
+ Phần 2 (Tiếp theo đến .. đong gạo nhiều hơn mọi bữa một chút ) : Hình ảnh khói gắn với buổi nấu cơm
+Phần 3 (Còn lại) : Ý nghĩa của khói trong đời sống.

- Tóm tắt:
Nhân vật tôi nhớ về ngọn khói quê nhà với nhiều kỉ niệm đẹp. Ngọn khói che phủ toàn bộ làng quê khi bóng tối sập xuống như trùm lên một tấm vải đen. Tôi nhớ tới ngọn khói ấy mang theo ước mơ bình dị với những bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa. Ngọn khói ấy cũng mời gọi đám trẻ chăn trâu mải chơi trở về nhà ăn cơm. Trong những năm làng mất mùa, ngọn khói cũng biết buồn. Từ ngày này qua ngày khác, từ gộc củi này qua gộc củi khác, không lúc nào bếp nguội. Bếp chỉ nguội khi người bỏ cuộc đời mà đi.. Và đi xa, mỗi chiều tối, trong cái giá lạnh của mùa đông, tôi lại nhớ tới góc bếp, nhớ tới ngọn lửa đỏ, nhớ ngọn khói và cái mái lá cũ.

- Giá trị nội dung: Qua những kí ức về ngọn khói bếp (gắn liền với mùi hương, bữa cơm, cuộc sống sinh hoạt, vui buồn của con người), văn bản cho thấy nhân vật "tôi" là người có đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế, nhạy cảm và nhiều yêu thương. Qua đó, bạn đọc thấy được giá trị lớn lao của kí ức, kỉ niệm đối với mỗi người.

- Giá trị nghệ thuật "Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Hình ảnh làn khói mang nhiều ý nghĩa biểu cảm.

Hướng dẫn soạn bài Và tôi nhớ khói – Ngữ văn 6 bài 9, Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 71
Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được người viết cảm nhận bằng những giác quan nào? Cách cảm nhận về khói như thế cho thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?
Trả lời
- Hình ảnh ngọn khói quê nhà được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và thị giác.
+ Cảm nhận bằng thị giác:
Từ mỗi bếp nhà, khói bắt đầu vấn vít bay lên.
Ngọn khói che phủ toàn bộ ngôi làng.
Ngọn khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quẩn trên mái lá.
Ngọn khói len qua đầu hồi, vương vít mãi ở ngọn cây hồng nằm sát mái nhà, bị gió thỗi cho loãng đi, tan đi.
Ngọn lửa màu lam đầu tiên bay lên trên mái nhà.
Ngọn khói cứ quẩn lên mỗi ngày.
+Cảm nhận bằng khứu giác:
Mùi của khói thì quẩn mãi.
Mùi của những hạt ngô, mùi của gộc củi gỗ dẻ, mùi của tinh dầu vỏ cam, mùi của vỏ cây sẹ, cả mùi của lông mèo bị lửa bén sém..
- Cách cảm nhận đó cho thấy quê hương có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả:
+Cho thấy quê hương chứa cả miền kí ức bình dị, ấm áp, thân thuộc mà tác giả không thể quên được
+Quê hương dù bình dị, đơn sơ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả. Đó là nơi sinh ra và trưởng thành của con người, đó là nơi có gia đình thân yêu, là nơi mà ai đi xa cũng luôn nhớ v.
- Cho thấy tác giả là người yêu quê hương mãnh liệt, da diết.

Câu 2 trang 71
Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho ta thấy nhân vật" tôi "là người có tâm hồn như thế nào?
Trả lời
- Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho thấy nhân vật tôi là người có tâm hồn trong sáng, giản dị, giàu cảm xúc, lãng mạn, bay bổng.
- Nhân vật tôi là người rất sâu sắc, bay bổng và có tâm hồn nhạy cảm và tinh tế.
- Tôi rất yêu quê hương, gắn bó và tự hào về quê hương.

Câu 3 trang 71
Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa gì với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại?
Trả lời
Kỉ niệm trong quá khứ có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại. Dưới đây là 5 ý nghĩa quan trọng nhất:

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .