Top 3 Bài thuyết trình về biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi chi tiết nhất
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một hoạt động đang được xã hội nói chung và các cấp học trong ngành giáo dục nói riêng quan tâm, chú trọng. Đặc biệt là đối...xem thêm ...
Bài thuyết trình: "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trường mầm non" số 1
Kính thưa:
- Ban tổ chức!
- Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với "Một số biện pháp giáo dục “Kỹ năng sống” cơ bản cho trẻ lớp 5 tuổi".
Kính thưa ban giám khảo!
Trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái:
Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, điện thoại các trò chơi điện tử
Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất? và dạy dưới hình thức nào? Vì vậy mà tôi đã đưa ra sáng kiến nghiên cứu một số biện pháp giáo dục “kỹ năng sống cơ bản’’được thực hiện tại lớp 5 tuổi nhằm đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mầm non được phát triển những kỹ năng một cách toàn diện.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về việc dạy trẻ kỹ năng sống cho giáo viên mầm non.
Để có thể thực hiện tốt: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”. Trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giaó viên còn cần phải nắm chắc được các phương phương phápvà biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâuvà vận dựn những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vây, để giúp trẻ 5-6 tuổi lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 5-6 tuổi.
Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chuyên đề do phòng tổ chức
Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí mầm non
Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Sách giaó dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu giáo
Sách các hoạt động phát triển kỹ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo.
Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta trên các kênh truyền hình
Để dạy trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấm gương để trẻ soi vào để trẻ học làm người. Chính vì vậy không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người dạy nội dung giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng sử, cách giải quyết vấn đề. Đây là các yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn. Và tôi đưa ra những điều mà giáo viên nên và không nên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đó là:
Không nói dài và nói nhiều
Không đưa ra lời đáp có sẵn mà để trẻ tự tìm tòi
Không vội vàng phê phán đúng sai như một quan tòa nhưng kiên trì giúp trẻ tranh luận và kết luận
Biện pháp 2: Xác định những KNS cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn
Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ ở lớp mình phụ trách.
Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ cần được giáo dục chính là những KNS như:
- Nhóm kỹ năng tự tin: Nhận biết , thể hiện cảm xúc, suy nghĩ cá nhân với mọi người.
- Nhóm kỹ năng hợp tác: Kỹ năng tổ chức hoạt động, làm việc theo nhóm,kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân: Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm, nhận biết về giá trị bản thân.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội: kỹ năng ứng xử phù hợp với người xung quanh, kỹ năng hợp tác, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội, giao tiếp lịch sự và lễ phép, kỹ năng tự phục vụ.
- Nhóm kỹ năng học tập: Ý thức trách nhiệm, Kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu.
Biện pháp 3: Cụ thể hóa những biện pháp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
a. Hình thành kỹ năng tự tin:
- Theo Dale - một nhà văn, nhà thuyết trình nổi tiếng của Mỹ thì “Nếu bạn thật sự tin tưởng chính mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên đường bằng phẳng mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn”. Vì vậy, một trong những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác,trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. KNS này giúp trẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời có khả năng hòa nhập với cộng đồng.
- Những biện pháp tôi sử dụng để phát triển sự tự tin ở trẻ là:
- Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình: Từ đặc điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thì không thể có sự tự tin. Do đó , tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khả năng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời.
- Nói cho trẻ biết “con có thể làm được”: Tôi dùng lời động viên trẻ một cách chân thành, không quá lời khen, nghĩ một đường nói một nẻo. Và trong mọi việc tôi luôn nói “ con có thể làm được” để dần củng cố niềm tin vào bản thân cho trẻ.
- Bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ : Tài năng đặc biệt cũng có thể làm tăng thêm sự tự tin cho trẻ. Tôi căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồi đắp sở trường đặc biệt của trẻ.
- Cho phép trẻ mắc sai lầm: Một đứa trẻ nếu không phạm sai lầm sẽ không thể trưởng thành. Cho nên, khi trẻ mắc sai lầm tôi luôn lưu tâm đến sai lầm đó để trao đổi thân thiện, cởi mở với trẻ giúp trẻ hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng điều quan trọng nhất là biết sửa chữa và không bao giờ mắc phải sai lầm đó nữa. Đồng thời không phê bình hay chê bai trẻ quá thẳng thắn sẽ làm trẻ mất hứng thú và tự ti về bản thân mình.
- Quy định hành vi: Đầu năm học tôi đề ra 1 số quy định phù hợp với lớp học nhằm đạt được mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, tạo thói quen nề nếp tốt cho trẻ. Yêu cầu trẻ trong lớp thực hiện theo các nội quy đó để tạo tính chủ động và làm việc có kế hoạch cho trẻ trong lớp
b. Hình thành kỹ năng hợp tác:
- Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu “ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Vì vậy việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Bởi trẻ mầm non còn nhỏ, có nhiều việc không thể tự làm được nếu không có người khác giúp đỡ. Khi trẻ được bạn giúp đỡ và khi trẻ giúp đỡ được bạn trẻ sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Qua đó trẻ có niềm vui, có bạn bên cạnh để chia sẻ công việc, giúp phát triển kỹ năng và tình cảm xã hội của trẻ.
- Để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ chơi và làm việc theo nhóm với các trẻ khác trong tất cả các hoạt động.
c. Hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân:
- Kỹ năng tự nhận thức là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triển quan niệm tích cực về bản thân. Trẻ nhận thức sự khác nhau giữa các trẻ, nhận thức mỗi cá nhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ. Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểu đúng mình là ai? Trẻ yêu gì? Điểm mạnh và sở thích của mình là gì để kết nối chúng vào những lĩnh vực liên quan và phát huy chúng một cách tối đa. Trẻ nhận ra điểm yếu của mình cũng giúp trẻ dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó tìm ra cách khắc phục khó khăn đó.
d. Hình thành kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội:
- Trẻ mầm non cần phải học rất nhiều trong những năm đầu đời : học cách làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác, học cách tin vào mình và can đảm để khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. Nếu trẻ không đạt được năng lực xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp khó khăn trong suốt cuộc sống sau này.
e. Hình thành kỹ năng học tập:
Mặc dù những kiến thức mà trẻ học ở trường mầm non chỉ là sơ đẳng nhưng có vai trò rất quan trọng, là nền tảng vững chắc cho việc học văn hóa ở trường phổ thông sau này. Với trẻ ở lớp tôi, trong mỗi hoạt động tôi đều xác định cụ thể mục tiêu, hướng dẫn cụ thể nội dung, gợi ý cách thực hiện và cho trẻ trao đổi cách thực hiện với các bạn để trẻ tìm ra cách thực hiện của riêng mình, đồng thời tôi cũng khuyến khích và tuyên dương kịp thời sự sáng tạo của trẻ, giúp đỡ những trẻ thực hiện kém, động viên trẻ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với tâm trạng thoải mái và hứng thú nhất.
Biện pháp 4: Giúp trẻ phát triển các KNS qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
Nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
Biện pháp 5: Tạo môi trường thuận lợi để dạy trẻ KNS
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ. Có môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp học. Môi trường trong lớp như các góc hoạt động, đồ dùng học tập có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và một số kỹ năng. Môi trường ngoài lớp như góc thiên nhiên, vườn cây giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội.
Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục KNS cho trẻ:
Để việc giáo dục KNS gây hứng thú và đạt hiệu quả hơn cho trẻ tôi đã tìm và sử dụng các hình ảnh trong quá trình giáo dục cho trẻ qua sát (Vd: hình ảnh một bạn cõng bạn bị khuyết tật đi học để trẻ biết giúp đỡ người khác.), sử dụng những bài học có hình ảnh ngộ nghĩnh về các hành vi, các kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ, các câu truyện, đoạn phim có nội dung giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ xem và trò chuyện với trẻ về nội dung các câu truyện đó.
Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ để thực hiện dạy trẻ các KNS.
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!
Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “"Một số biện pháp giáo dục “Kỹ năng sống” cơ bản cho trẻ lớp 5 tuổi"”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
Bài thuyết trình: "một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non" số 2
Kính thưa:
- Ban tổ chức!
- Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với "một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non" .
Kính thưa ban giám khảo!
Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôiđã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi. Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thôngtin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau. Giải quyết phải xuất phát từ trẻ.
Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 đạt hiệu quả. Qua thời gian thực hiện tôi đã tích luỹ được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài thuyết trình:“Nhữngbiện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 trong trường mầm non”.
Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, tôi đã nghiên cứu vàđưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống như sau:
Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non là rất cần thiết nhưng nhiều giáoviên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạyđể có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cầnthiết cho trẻ.
Đểcó thể nắm vững được các nội dung cần truyền đạt và các phương pháp dạy kĩ năng sống cho trẻ, tôi tích cực nghiên cứu các giáo trình, các tài liệu hướng dẫncách rèn kỹ năng sống và cách lồng ghép kĩ năng sống vào các tiết học khác
Trong các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, tôi thường xuyên trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp về các biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ để chia sẻ, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn trong giảng dạy và trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
Ngoài ra, tôi còn tham khảo thêm trong các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng,qua mạng internet để nâng cao trình độ chuyện môn.
* Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp, này tôi thấy mình hiểu hơn và nắm vững hơnphương pháp cũng như cách truyền đạt kỹ năng sống tới trẻ.
Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông quatiết học:
Giáo dục kỹ năng sống là phải giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi và cả trên tiết học. Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành cho trẻ những thóiquen, hành vi có văn hoá là rất cần thiết. Trên tiết học trẻ vừa được cung cấp kiến thức vừa được giáo dục kỹ năng cần thiết.
Ví dụ:
* Giờ học thể dục:
Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khoẻ mạnh,trẻ biết trong khi tập phải xếp hàng theo thứ tự không chen lấn xô đẩu nhau. Trẻ biết tự lấy đồ dùng, dụng cụ thể dục của mình. Biết hợp tác với bạn để chơi trò chơi.
* Giờ học khám phá xã hội:
Trẻ được lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh, từ đó hình thành cho trẻ những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ an toàn cho bản thân…
*Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp, này tôi thấy trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, thực hiện tốt hơn các kĩ năng sống do được học hàng ngày qua lồng ghép vào các tiết học.
Giải pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao.
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ trong phương châm chơi mà học, học bằng chơi. Chú trọng đổi mới môitrường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Ngoài ra, ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng laođộng tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uốngmột cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gâytiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khiăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Giải pháp 4: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.
Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống xảyra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Một trong những kỹ năng cần hình thành chotrẻ, đó là giúp trẻ có khả năng xử lý tình huống có vấn đề. Con đường cho trẻ đi tham quan là một “con đường màu mỡ” về các tình huống thực tế xảy ra trong cuộc sống cần con người giải quyết. Đó là nơi trẻ được cọ xát với rất nhiều tình huống thực tế giúp trẻ bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống rất hiệu quả.
Kết quả: Sau khi áp dụng biệnpháp này, tôi thấy trẻ lớp tôi đã “trưởng thành” hơn hẳn. Trẻ độc lập, chủ động giải quyết các tình huống có vấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng nhau, biết bàn luận, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn và lựa chọn giải pháp phù hợp. Biết bảo vệ an toàn cho bản thân mình.
Giải pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động.
Biện pháp này giúp tôi tập hợp các trò chơi vận động, tạo nguồn tư liệu phong phú cho giáo viên để sử dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Tôi đã sưu tầm các trò chơi vận động, phân loại các trò chơi theo tác dụng của chúng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Sau đó tôi lưu lại để sau này sử dụng.
Giải pháp 6: Sáng tác vè, đồng dao đưa vào trò chơi vận động, kích thích trẻ cải tiến – sáng tạo trong trò chơi nhằm gây hứng thú và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Giải pháp này giúp trẻ hứng thú hơn với tròchơi đồng thời tiếp thu các kỹ năng sống được cô giáo lồng ghép trong lời đồng dao một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Giải pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh:
Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giúpgiáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp.
* Kết quả: Nhờ có sự phốikết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy các kĩ năng sống của trẻ tốt hơn rất nhiều, đặc biệt là các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếpbằng tiếng phổ thông và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo độ tuổi.
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!
Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “"Một số biện pháp giáo dục “Kỹ năng sống” cơ bản cho trẻ lớp 5 tuổi"”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
Bài thuyết trình: "một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non" số 3
Kính thưa:
- Ban tổ chức!
- Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với "một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non".
Kính thưa ban giám khảo!
Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấp bội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này càng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 5 – 6 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẩm từng ly từng tí: từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc đúc ăn. Những việc làm này vô tình sẽ làm mất dần kỹ năng sống ở trẻ. Từ những thực trạng đó gánh nặng giáo dục ở nhà trường tăng lên gấp bội.
Để góp phần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ điều quan trọng là chúng ta tạo được môi trường giáo dục cho trẻ. Đối với đứa trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nếu không có kỹ năng sống thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này. Đây chính là lý do em trình bày nội dung bài thuyết trình: "Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non".
Giải pháp 1: Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ.
Giáo viên cần hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng mục đích của phong trào đó là như thế nào, từ đó có các biện pháp để thực hiện tốt chương trình đả đề ra, biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội cho trẻ.
Giúp giáo viên xác định những kỹ năng sống cơ bản, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau để giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống phù hợp như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ.
Giải pháp 2: cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ, bao gồm:
+ Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.
+ Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được.
+ Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa… hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Giải pháp 3: Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy trẻ kỹ năng sống.
Ban giám hiệu trao đổi với giáo viên để xác định mục tiêu của trường, kết quả mong đợi phù hợp với tiềm năng phát triển của trẻ và xây dựng kế hoạch năm học cho từng độ tuổi phù hợp với đặc điểm của chương trình.
– Tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức tốt các họat động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo thời gian của nhà trường đã đưa ra.
– Tập huấn cho giáo viên về các kỹ năng làm việc với cha mẹ, tạo cơ hội, tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với gia đình để dạy trẻ kỹ năng sống đạt hiệu quả.
Giải pháp 4: Giáo viên có thể làm được gì để dạy kỹ năng sống cho trẻ?
– Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ.
– Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau.
– Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp.
– Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huyng những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
Giải pháp 5: tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình.
– Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội.
– Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và đã giúp phụ huynh hiểu rằng trẻ học là phải học cả đời. Mọi thành viên trong gia đình cần chú ý đến việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
Giải pháp 6: chỉ dẫn cho giáo viên tuyên truyền đến các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỷ năng sống cơ bản.
– Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an tòan cho trẻ.
– Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi.
– Liên tục đọc sách, trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe.
– Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức, kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người.
– Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, các loại sách phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ có ý nghĩ, giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ.
– Cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, việc này sẽ hình thành kỹ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trừơng sau này.
Giải pháp 7: giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
– Phát động giáo viên làm đồ chơi dân gian; sáng tác bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
– Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu phế thải để cho trẻ tự tạo ra những đồ chơi trong lớp mầm non mà mình thích, những đồ chơi đó phải chơi được ở các trò chơi dân gian.
– Khuyến kích trẻ sáng tác những giai điệu bài hát, những điệu múa mới.
– Cho trẻ được giao lưu văn nghệ với nhau.
– Tổ chức các cuộc thi đấu hàng tháng cho trẻ tại lớp. Tùy từng chủ đề mà tổ chức cho phù hợp. Ví dụ: theo chủ đề bản thân, giáo viên lên tiết thực hành giúp trẻ trãi nghiệm bằng các giác quan, những trãi nghiệm trong đời sống hàng ngày của trẻ, trẻ biết được những lợi ích của các giác quan đó để làm gì…
Giáo viên chủ động thay đổi nội dung, hình thức tổ chức và luân phiên thay đổi thành phần tham dự để tất cả các bậc cha mẹ đều được tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng.
Giải pháp 8: tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống.
– Hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục. Mỗi trẻ có mỗi biểu mẫu đánh giá riêng nhằm giúp giáo viên quan sát ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, đó là thước đo để đánh giá cuối mỗi độ tuổi, cuối giai đoạn phát triển của trẻ theo từng độ tuổi. đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì trẻ con rất khác nhau và giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống.
– Tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên.
– Thiết kế góc thư viện cho trẻ hoạt động, thừơng xuyên tặng sách cho góc thư viện của trẻ thích thú để tham gia tích cực khám phá.
– Trang trí sân trường các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu như: “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo” bằng chính hình ảnh giáo viên và học sinh của trừơng, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ hiếu động, hung hăng, cá biệt để từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ.
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!
Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “"Một số biện pháp giáo dục “Kỹ năng sống” cơ bản cho trẻ lớp 5 tuổi"”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .