Top 5 Giáo án dạy hát quà 8/3 cho trẻ mầm non chi tiết nhất
Bài hát Quà 8/3 là một món quà cực dễ thương và ý nghĩa dành tặng cho cô và mẹ trong dịp 8/3 sắp tới. Với những ca từ trong sáng cùng giai điệu hồn...xem thêm ...
Giáo án dạy hát quà 8/3 (số 1)
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát, thuộc lời bài hát
- Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ trong ngày 8/3 thông qua bài hát “Quà 8/3”.
2. Kỹ năng
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.
- Chơi được trò chơi.
3. Thái độ
- GD: Ngày 8/3 là ngày hội của bà, mẹ, cô và chị. Vì vậy, để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của bà, mẹ và cô các con phải biết ngoan ngoãn, học giỏi và biết vâng lời
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: nhạc 1 số bài hát
- Đồ dùng của trẻ: 1 số hoa màu đỏ và vàng, trống lắc, rỗ đựng
* NDTH: Toán “ Số lượng”. “ Màu sắc”
Hát: “ Quà 8/3”
III. Cách tiến hành
1. Ổn định
- Cô đố các con, trong tháng 3 này có ngày lễ gì? nè?
- Ngày QTPN là ngày lễ dành cho những ai?
- Vậy các con đã chuẩn bị gì để tặng cho bà, mẹ, cô trong ngày lễ này chưa nè!
- Có 1 bạn nhỏ đã làm 1 món quà để tặng cho mẹ trong ngày 8/3, để biết bạn nhỏ đã làm quà gì tặng mẹ, cô mời các con cùng nghe bài hát “Quà 8/3” để xem bạn nhỏ tặng gì cho mẹ nha!
2. Hát cho trẻ nghe
- Cô hát lần 1.
Tóm nd: bài hát nói về bạn nhỏ tặng cho mẹ 1 món quà do bạn nhỏ tự làm đó là bông hoa do bạn nhỏ dán được ở lớp nhân ngày 8/3.
- Cô hát lần 2 – đàm thoại
+ Các con vừa nghe bài hát gì?
+ Trong bài hát có những ai?
+ Bạn nhỏ đã làm 1 bông hoa tặng mẹ nhân ngày gì?
+ C/c thấy bạn nhỏ có thái độ như thế nào với mẹ của mình?
+ C/c cần phải có thái độ như thế nào với bà, với mẹ của mình?
+ Khi thấy bà, thấy mẹ làm việc vất vả thì các con phải như thế nào?
+ Hằng ngày c/c làm giúp mẹ những công việc gì?
*GD: Ngày 8/3 là ngày hội của bà, mẹ, cô và chị. Vì vậy, để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của bà, mẹ và cô các con phải biết ngoan ngoãn, học giỏi và biết vâng lời.
+ Sắp đến ngày 8/3 rồi c/c đã chuẩn bị quà gì để tặng cho bà, cho mẹ mình?
Cô thấy bài “ Quà 8/3” rất hay và ý nghĩa, các con có muốn học bài hát này để về hát tặng cho bà, mẹ và chị nhân ngày 8/3 hôn?
*Dạy hát
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát kết hợp sửa sai.
- Cô và các con vừa hát bài hát có tên gì?
3. Trò chơi: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
- Cách chơi: cô sẽ chia lớp mình thành hai đội chơi, sau đó cô sẽ mở một đọan nhạc các con sẽ phải lắng nghe giai điệu và đoán xem đó là bài hát gì, đội nào trả lời đúng sẽ được tặng một bông hoa.
- Luật chơi: khi chưa hết đọan nhạc đội nào lắc trống trước sẽ mất quyền ưu tiên. Khi kết thúc trò chơi đội nào có nhiều bông hoa hơn sẽ là đội chiến thắng ( cho trẻ đếm hoa và hỏi màu sắc)
- Trẻ chơi- cô nhận xét
3. Kết thúc
Hát: “ Quà 8/3”
IV. Hoạt động chuyển tiếp
Đọc đồng dao: “ Dung đang dung dẻ”
V. Hoạt động ngoài trời
Lộn cầu vòng
* Cách chơi: Chia số người chơi thành từng cặp (từng đôi) đứng đối diện nhau, hai tay nắm vào nhau.
- Khi chơi tất cả cùng đọc: “ lộn cầu vồng, nước trong nước chảy, có cô mười bảy, có chị mười ba, hai chị em ta cùng lộn cầu vồng” đồng thời tay đung đưa qua lại.
- Khi đọc đến từ “vồng” quản trò đếm 1,2,3,4,5 các đôi vẫn phải nắm tay nhau và lộn 1 vòng( xoay lưng vào nhau rồi lại xoay mặt vào nhau).
* Luật chơi: Khi đọc hết số 5 đôi nào chưa lộn xong, thua cuộc.
- Chưa đọc đến từ “vồng” đôi nào lộn trước, thua cuộc.
- Đôi nào rời tay trong khi lộn, thua cuộc. Đôi thua cuộc chịu phạt.
- Trẻ chơi.
- Cô quan sát nhận xét.
- Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Gần hết giờ cô tập trung trẻ lại, cho rửa tay, xếp hàng điểm danh vào lớp.
VI. Vệ sinh trưa, ngủ trưa
- Rửa tay rửa mặt trước khi ăn và sau khi ăn.
- Trước khi ăn phải mời cô và các bạn cùng ăn.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
- Vệ sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ
VII. Hoạt động chiều
* Ôn “ Quà 8/3”
- Cho trẻ hát lại bài hát
- Trò chuyện về nội dung bài hát
- Cho trẻ nêu ý kiến và thái độ của mình đối với ngày 8/3
VIII. Trả trẻ
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày
- Cô cho trẻ vệ sinh, nhận xét cuối buổi học, tuyên dương cắm cờ và trả trẻ
IX. Đánh Giá Cuối Ngày
Giáo án dạy hát quà 8/3 (số 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1, Kiến thức :
- Trẻ hát đúng giai điệu, rõ lời, thể hiện diễn cảm bài hát, hiểu nội dung
2, Kỹ năng :
- Phát triển ngôn ngữ, tai nghe âm nhạc
3, Thái độ :
- Trẻ yêu thiên nhiên mùa xuân, biết ơn người trồng cây hoa, biết chăm sóc bảo vệ không vặt lá bẻ cành
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc
II. CHUẨN BỊ
- Đài đĩa, bài hát, trò chơi, mô hình
- Mũ múa hoa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Gây hứng thú:
- Sắp đến ngày gì rồi nhỉ? Các con?
-Có một bài hát rất hay về ngày 8/3 chúng mình cùng học để hát tặng bà tặng mẹ nhé.
2. Nội dung:
2.1. Dạy hát:
- Cô giới thiệu bài hát: Quà 8/3
- Các con hãy lắng nghe cô hát nhé
+ Cô hát lần 1: Không đàn
+ Cô hát lần 2: Kết hợp đàn
Cô vừa hát bài Mùa xuân đến rồi. Bài hát nói về bạn nhỏ làm được một bong hoa đẹp về tặng mẹ nhân ngày 8/3 đấy
- Chúng mình có thích bài hát này không ?
* Trẻ hát :
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 2,3 lần
- Tổ hát 3 lần
- Nhóm hát: 2 – 3 nhóm
- Cá nhân trẻ hát: 1- 2 trẻ
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ( nếu có)
2.2 Nghe hát: Bông hoa mừng cô
- Mùa xuân đến muôn hoa khoe sắc, những chú bướm nhiều màu sắc bay lượn khắp vườn hoa. Ôi mùa xuân đẹp quá. Cô cũng muốn hát tặng các con một bài để chào mừng ngày 8/3 đấy. Các con có thích không?
-Cô hát lân 1:
- Cô hát lần 2: Kết hợp múa minh họa
- Khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
2.3: Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô quan sát quá trình trẻ chơi
3. Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài: “ Quà 8/3” đi ra ngoài và kết thúc hoạt động
Giáo án dạy hát quà 8/3 (số 3)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức
- trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát.
- Phân biệt được âm thanh của hai dụng cụ âm nhạc.
2.Kỹ năng:
- Phát triển tình cảm cho trẻ.
- Rèn tai nghe cho trẻ
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú nghe cô hát.
- trẻ ngoan nghe lời người lớn.
II./Chuẩn bị:
- Cô: giáo án, GAĐT, nội dung bài hát quà mồng 8-3,sắc xô, phách.
- Trẻ: chỗ học trẻ ngồi ngế hình chữ u
III./Tiến hành:
Hoạt động của cô
1.Ổn định tổ chức lớp:
- Cho trẻ hát bài : “cô v” vào cà mẹ” vào chỗ ngồi.Cô trò chuyện:
+ Các con hát bài hát nói về ai?
+ Bài hát ca ngợi về mẹ và cô giáo rất là hay đấy. Bây giờ cô muốn các con cùng hướng lên màn hình cùng xem hình ảnh mẹ và cô giáo nhé.
( Hình ảnh bé tặng quà mẹ và cô giáo)
+ Các con vừa được xem gì?
=> Mẹ và cô giáo là những người than yêu gần gũi với các con. Mẹ rất vất vả chăm cho các con từng miếng ăn giấc ngủ, dành cho con những tình cảm tốt đẹp nhất mong các con khôn lớn trưởng thành vì vậy để tỏ long biết ơn mẹ cứ đến ngày mồng 8/3 hàng năm là ngày tết của mẹ của cô giáo các bé đã có những bông hoa tặng mẹ và cô giáo đấy.
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Nghe hát “ Quà mồng 8/3”
- Có một bài hát rất hay ca ngợi tình cảm của một em bé dành tình cảm cho mẹ nhân ngày mồng 8/3 đó là bài “ Quà mồng 8/3” của nhạc sỹ Hoàng Long.
- Cô hát lần 1:
+ Cô vừa hát bài hát gì?
* À cô vừa hát bài hát “quà mồng 8/3” bây giờ các con lắng nghe cô hát lần nữa nhé.
- Cô hát lần 2+ Hát trên nền nhạc bài hát
- Giảng nội dung bài hát “quà mồng 8/3” nói về tình cảm của em bé giành cho mẹ, bé đã tự tay làm bông hoa xinh xắn mang về tặng mẹ nhân ngày 8/3 đấy.
-Đàm thoại: + Các con vừa nghe bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về ai?
+ Bé đã làm gì để tặng mẹ?
Bé đã làm bông hoa để tặng mẹ. Nhưng ngoài bông hoa quà các con dành cho mẹ thì chúng mình cũng phải luôn ngoan ngoãn nghe lời kính trọng người lớn để mẹ vui lòng.
- Cô hát lần 3: Cô khuyến khích trẻ vận động cùng cô
- Cô hát lần 4: cho trẻ xem trên màn hình
* Hoạt động 2: Nghe và phân biệt âm thanh khác nhau
- Cô thấy lớp mình rất ngoan cô quyết định thưởng cho lớp mình một món quà chúng mình cùng xem nhé.
+ Cô có gì đây?
* Sắc xô và phách là dụng cụ âm nhạc để giúp bài hát được hay hơn và sinh động hơn, khi gõ thì phát ra rất là hay đấy giờ các con hãy lắng nghe nhé.
- Cô gõ tiếng sắc xô hai lần và hỏi đó là âm thanh của dụng cụ gì?
* Phách cô làm tương tự và hỏi như sắc xô.
Để biết xem các con có phân biệt được âm thanh hai dụng cụ này không giờ cô con mình cùng chơi trò chơi “tai ai tinh” khi có hiệu lệnh” trời tối rồi” thì cac con hãy nhắm mắt và lắng nghe xem âm thanh của dụng cụ naò nhé.
“ Trời tối rồi” cô gõ sắc xô .
“ Trời sang rồi” đó là âm thanh của dụng cụ gì?
*phách tương tự như sắc xô.
3. Kết thúc.
- Hôm nay các con đã đươc nghe bài hát gì?
=> Hôm nay các con được nghe bài “ Quà mồng 8/
Giáo án dạy hát quà 8/3 (số 4)
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Dạy hát: Trẻ hát thành thạo + diễn cảm.
2. Dạy vận động theo nhạc:
- Nhớ tên vận động, vỗ tay theo phách kết hợp bài hát thành thạo.
- Chơi hứng thú thành thạo, nói được luật chơi.
- Tai nghe âm nhạc, chú ý, tưởng tượng, trí nhớ.
- Yêu quí mẹ, cô giáo, biết ngày 8/3 là ngày lễ hội của bà, mẹ, cô..
II. Chuẩn bị: Đàn, trống lắc, máy cassete, phách tre.
III. Tiến hành:
1. Dạy hát:
- Các con lắng nghe cô đàn bài gì? (Cô đàn bài quà 8-3).
- Cô hát mẫu 1 lần.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát.
Giảng giải nội dung: Bạn nhỏ đã làm được một bông hoa để đem về tặng mẹ nhân ngày 8/3 là ngày lễ hội của mẹ và sau đó cô mời từng tổ hát -> nhóm hát -> cá nhân.
2. Dạy vận động theo nhạc:
Cô đố các con cô hát và vỗ tay như thế nào? (vỗ tay theo phách).
Cô hát + vỗ tay theo phách bài quà 8-3.
Cô giải thích vỗ tay theo phách là vỗ liên tục, vỗ đều.
Cô bắt nhịp cho cả lớp hát + vỗ vài lần (cô quan sát + sửa sai).
Mời tổ -> nhóm -> cá nhân.
3. Nghe hát:
Cô đàn một đoạn giai điệu bài hát -> đố tên bài? thuộc dân ca gì? (Ru con, dân ca Nam Bộ).
Cô hát diễn cảm + đàn.
Cô đàm thoại: Bài hát nói về đều gì? (mẹ ru con ngủ).
Giáo dục: Yêu mẹ.
Cô mở máy, cô diễn phụ hoạ.
4. Trò chơi âm nhạc:
Giới thiệu tên trò chơi.
Cô cho trẻ chơi vài lần, mỗi lần chơi thay đổi người và nâng cao yêu cầu (trẻ nhắc lại luật chơi).
5. Nhận xét - tuyên dương.
Giáo án dạy hát quà 8/3 (số 5)
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Dạy hát:
- Dạy trẻ hát đúng lời đúng nhịp, sôi nổi, vui vẻ.
- Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung.
2. Dạy vận động theo nhạc:
- Trẻ vỗ tay theo phách được cùng cô.
- Nhớ tên vận động.
3. Trò chơi âm nhạc:
- Chơi hứng thú, hiểu và nói được luật chơi, tên trò chơi.
- Chơi thành thạo.
4. Nghe hát:
Thích nghe cô hát, biết thể hiện cảm xúc.
Nhớ tên bài hát, tên làn điệu dân ca, hiểu nội dung.
* Phát triển tai nghe âm nhạc, chú ý trí nhớ.
* Giáo dục:
- Biết ngày lễ 8/3 là ngày QTPN ngày hội các bà, các mẹ, các cô, các chị ->Biết thể hiện tình cảm yêu mến.
- Biết công ơn nuôi dưỡng của mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, trống lắc, phách tre.
- Búp bê, gối...
- Bông hoa giả.
III. Tiến hành:
1. Dạy hát:
- Chơi trò chơi "Tập tầm vông".
- Các con nhìn xem trên tay cô có gì nè! (gói quà). cô mở quà ra.
- Gói quà này cô để giành tặng mẹ nhân ngày 8/3 là ngày tết của mẹ và cô.
- Vậy sắp đến ngày 8/3 con có quà gì để tặng cô và mẹ của mình không?
- Cô có một bài hát nói về các em bé đã làm những bông hoa rất đẹp để tặng mẹ, đó là bài "Quà tặng 8/3" của chú.... sáng tác.
- Cô hát lần 1: Hát rõ to lời, sau đó cô đánh nhịp cho cả lớp hát.
- Các con vừa hát bài gì? "Quà 8/3"
- Cô cho cả lớp hát lại 2 lần.
- Sau đó cô mời từng tổ hát, nhóm hát, nếu trẻ thuộc rồi cô mời các nhân hát.
- Giáo dục và giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa ngày 8/3 là ngày lễ hội của cô giáo và mẹ.
2. Dạy vận động theo nhạc:
- Cô hát và vỗ tay theo phách bài "Quà 8/3".
- Cô yêu cầu cả lớp vỗ tay theo phách cùng cô, không hát.
- Giải thích vỗ tay theo phách là vỗ tay đều liên tục.
- Ráp nhạc lời cho trẻ hát và vỗ tay cô quan sát - sửa sai.
- Mời tổ - nhóm.
3. Nghe hát:
- Cô hát diễn cảm lần 1 + đàn.
- Mở máy cô diễn cảm phụ hoạ ẵm búp bê ra ngủ đặt bé nằm trên gối.
- Các con vừa nghe hát bài "Ru con" thuộc dân ca Nam Bộ. Bài hát thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến của mẹ đối với con bao la như trời biển. Thế các con có biết thương mẹ không? Vì trong bài hát mẹ đã ru con ngủ suốt đêm không chợp mắt. Bạn nào kể xem biết làm gì giúp đỡ mẹ? (Nhặt rau, quét dọn, xếp quần áo..)
- Các con rất là ngoan. Cô thưởng cho cả lớp một trò chơi "Ai đoán giỏi".
4. Trò chơi âm nhạc:
- Nhắc lại luật chơi.
- Cho trẻ chơi vài lần, mỗi lần thay đổi người và nâng cao yêu cầu.
5. Nhận xét - tuyên dương
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .