Top 4 Giáo án dạy thơ Thuyền giấy cho trẻ mầm non chi tiết nhất

41.2k

Bài thơ Thuyền giấy là một trong những sáng tác hay nhất của Phạm Hổ. Trong con mắt của ông, dường như chỉ những đứa trẻ mới biết sống hết mình với ước vọng. Đó...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Giáo án thơ Thuyền giấy (số 1)

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI


1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ "Thuyền giấy"

- Biết tên tác giả bài thơ "Thuyền giấy"

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ "Thuyền giấy" :bài thơ nói về chiếc thuyền làm bằng giấy được bé thả trên sông.

- Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ "Thuyền giấy"


2. Kỹ năng:

-  Rèn cháu đọc thơ diễn cảm

-  Đọc thơ rõ lời, biết cách ngắt, nghĩ nhịp.


3. Giáo dục:

- Cháu biết được thuyền là PTGT đường thủy, giáo dục trẻ ngồi trên thuyền phải ngồi yên, không dc thò đầu thò tay ra ngoài


II. CHUẨN BỊ

-  Tranh minh hoạ bài thơ "Thuyền giấy"

- Đàn Organ.


III. TIẾN HÀNH


* Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài thơ

- Cô đưa 1 món quà ra cho trẻ quan sát, hỏi trẻ đây là cái gì? (thuyền )

- Thuyền giấy này được cô lamg từ nguyên liệu gì?(giấy)

-  Cô cũng có một bài thơ nói về con thuyền giấy rất hay, các con có muốn biết bài thơ đó không nào? Cô mời các con ngồi yên và lắng nghe cô đọc bài thơ "Thuyền giấy" của nhà thơ Phạm Hổ nhé!


* Hoạt động 1: Cô đọc thơ, trích dẫn đàm thoại.

- Cô đọc thơ lần  1 (Không tranh)

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì nhỉ?

- Tác giả là ai?

- Cô đọc  thơ lần 2 (Kết hợp tranh minh họa), Hỏi trẻ:

- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?

- Bài thơ nói về một con thuyền được em bé làm bằng giấy và thả xuống sông đấy các con ạ!

- Cô vừa dạy bài thơ gì?

- Trong bài thơ nói về cái gì?

- Bài thơ của nhà thơ nào?

- Khi thả thuyền em bé thấy thế nào?

- Thuyền giấy em bé thả có màu gi?


* Hoạt động 2:  Dạy trẻ đọc thơ:

+ Cho cả lớp đứng dậy đọc cùng cô 1- 2 lần.

+ Mời bạn nữ, bạn nam, tổ, nhóm, cá nhân:

- Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh của cô.

- Cho trẻ đọc thơ to nhỏ theo tay cô (Dơ thấp đọc nhỏ, dơ cao đọc to dần)

- Cho  2-3 trẻ đọc thơ qua tranh chữ to.

- Cô chú ý để giúp cháu đọc đúng lời thơ, đọc diễn cảm bài thơ.


* Hoạt động 3: Trò chơi vận động và kết thúc.

- Trò chơi: “Xếp thuyền”..

- Cô hướng dẫn cho trẻ cách xếp thuyền giấy và phát giấy cho trẻ xếp

- Cô bao quát, gợi ý


* Kết thúc:

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

- Trẻ vui đọc thơ “Thuyền giấy” và ra sân chơi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Giáo án thơ Thuyền giấy (số 2)

I. Yêu cầu

- Trẻ thuộc , nhớ tên bài thơ “ thuyền giấy” và nhớ tên “ Thu Hà”

- Trẻ đọc thơ diễn cảm và trả lời câu hỏi rõ ràng, trọn câu.

- Trẻ ngồi ngay ngắn khi tham gia giao thông


II. Chuẩn bị

- Tranh minh họa theo nội dung bài thơ: “Thuyền giấy”


III. Tiến hành hoạt động:

1. Ổn định tổ chức vào bài:

- Cô cho cháu hát và vận động bài: “ Em đi chơi thuyền”.

- Trò chuyện về bài hát.

+ Trong bài hát có nhắc đến phương tiện gì?

+ Thuyền là phương tiện giao thông đường gì?

+ Ngoài thuyền ra thì đường thủy còn có phương tiện gì nữa?

- Cô khái quát lại và giáo dục


2.Nội dung chính:

* Đọc thơ cho trẻ nghe

- Giới thiệu bài thơ: “ Thuyền giấy” của tác giả : “ Thu Hà”

- Cô đọc thơ cho trẻ nghe cả bài lần 1(Thể hiện giọng đọc diễn cảm)

- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp xem tranh minh họa

->Đàm thoại:

+Cô vừa đọc bài thơ gì?

+Bài thơ “Thuyền giấy”do ai sáng tác?

+Em bé đang làm gì với chiếc thuyền giấy?

+Khi bé ở trên bờ nhìn xuống nước thấy gì?

+Thuyền giấy vừa chạm nước đã như thế nào?

+Khi nhìn thuyền thì bé đã tưởng đang ở đâu?

+Thuyền đang chạy dưới nước thì bạn bé làm gì?

-> Giáo dục cháu tính cẩn thận khi đi trên tàu, thuyền.


* Dạy trẻ đọc thơ:

- Cô lần lượt dạy trẻ đọc theo cô cả bài thơ vài lần (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

- Dạy trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân

- Chia trẻ thành 3 nhóm luyện tập với nhau

- Cả lớp đọc lại cả bài


* Trò chơi:

- Cô giới thiệu trò chơi: Chung sức

- Cách chơi: Cô đọc câu đố, đội nào giải được câu đố thì được quyền mở 1 ngôi sao, khi ngôi sao mở ra có bức tranh về nội dung bài thơ, nhiệm vụ của đội là phải đọc được nội dung bài về bài thơ trong bức tranh

- Luật chơi: Nếu đội nào đọc đúng được thưởng 1 bông hoa, kết thúc trò chơi đội nào được nhiều hoa hơn thì thắng

- Tổ chức cho trẻ chơi

- Cô nhận xét

- Cô cháu cùng thu dọn đồ dùng


3. Kết thúc : Cháu nghỉ

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Giáo án thơ Thuyền giấy (số 3)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Cháu nghe và đọc thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ và tác giả, hiểu nội dung bài thơ và trả lời được các câu hỏi đàm thoại.

- Rèn cháu đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng ngữ điệu, nhịp điệu, thể hiện tình cảm khi đọc thơ.

- Giáo dục cháu ngồi ngay ngắn , mặc áo phao khi đi tàu, thuyền

II. CHUẨN BỊ:

  1. Đồ dùng:
  • Tranh chữ to theo bài thơ, giấy cho cháu gấp thuyền, bến thuyền, mương nước chơi trò chơi. Powerpoint về nội dung bài thơ
  • Máy CD, nền nhạc cho cô đọc thơ, các bài hát trong chủ đề
  1. Tích hợp: Trò chuyện về phương tiện giao thông đường thủy

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:


1. ỔN ĐỊNH:

- Hát: “ Những lá thuyền ước mơ”

- Bạn nhỏ trong bài hát rủ các bạn làm gì?

- C/c xem cô có gì? Cô sẽ làm gì với những tờ giấy này c/c xem nhé!

- Cháu xem cô gấp thuyền giấy.

- Đây là gì?

- Thuyền là 1 loại PTGT chạy trên nước, Còn những PTGT nào chạy được trên nước nữa?

=> Giáo dục cháu ngồi ngay ngắn và mặc áo phao khi đi trên tàu, thuyền.

- Cô đã chuẩn bị giấy cho lớp mình, Chúng ta hãy gấp thuyền giấy nha!

+ Tổ chức cho cháu gấp thuyền

Cô khen cháu – cho cháu cất sản phẩm


2.NỘI DUNG:


2.1. Đọc thơ “ Thuyền giấy “ cho trẻ nghe

- Cô giới thiệu bài thơ : “ Thuyền giấy”, sáng tác Phạm Hổ.

- Các con hãy nghe cô đọc bài thơ nhé!

Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ: “ Thuyền giấy” sáng tác “ Phạm Hổ”.

+ Tóm tắt nội dung: Bài thơ thuyền giấy nói về bạn nhỏ chơi với chiếc thuyền giấy do bạn tự làm, bạn đã thả thuyền xuống nước và chạy theo thuyền một cách thích thú. C/c chú ý nghe cô đọc lại bài thơ lần nữa nha!


Cô đọc thơ lần 2 + powerpoint


2.2. Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.

- Cô vừa đọc cho c/c nghe bài thơ gì? Ai là tác giả?

- Bài thơ nhắc đến phương tiện giao thông nào?

Chơi: “ chèo thuyền”

- Ai đã đi chơi thả thuyền trong bài thơ

- Khi bé thả thuyền xuống nước thì thuyền như thế nào?

- “ Hối hả” có nghĩa là thể hiện sự vội vàng.

- Con thuyền mà bạn nhỏ thả xuống nước có màu gì?

- Bé nhìn thấy thuyền trôi trên nước thế nào?

- “ Trôi lênh đênh” tức là trôi trên mặt nước, không có hướng nhất định.

- Khi nhìn con thuyền trôi bạn nhỏ đã tưởng tượng ra điều gì?

- Bạn nhỏ đã làm gì khi thuyền trôi?

- Sự vui thích của bé được thể hiện như thế nào?

- Từ “ phăng phăng” và“ băng băng”, ở đoạn thơ này thể hiện sự lướt đi một cách nhanh chóng

Chơi trò chơi: “ Thuyền và sóng”


2.3. Dạy trẻ đọc thơ

- Bài thơ thuyền giấy là bài thơ rất hay, c/c cùng đọc thơ với cô nha!

- Tổ chức cho cháu đọc thơ vài lần. ( Cô sửa sai cho cháu)

- Cho cháu đọc lại bài thơ qua hình ảnh ( Cô nhắc cháu đọc thơ diễn cảm)

Cho nhóm đọc thơ

Cho 2 nhóm đọc thơ luân phiên.

- Thuyền là PTGT đi được trên nước đưa chúng ta đến khắp mọi nơi, chúng ta cùng lên thuyền đi du lịch nha!

Hát: “ chiếc thuyền nan”

- Cho cháu đọc luân phiên với cô

- Cá nhân đọc thơ

- Bài thơ “thuyền giấy” cô đã viết thành thơ chữ to, cô sẽ đọc cho lớp nghe nha, khi đọc cô đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Cô đọc 1 lần

Cô hướng dẫn trẻ đọc.


2.4. Trò chơi: “ Đua thuyền

- Luật chơi: Cô chia lớp thành 4 nhóm, mỗi lần chơi cô chọn 2 nhóm chơi, 2 nhóm còn lại đọc thơ.

Các thành viên 2 nhóm chơi sẽ ngồi xuống sàn thành hàng dọc, chân người ngồi sau bắt lên đùi của người ngồi trước, khi nghe hiệu lệnh “ bắt đầu”, tất cả các bạn chơi chống tay xuống sàn đẩy người về phía trước để nhanh đến đích. Kết thúc bài thơ, đội nào đến đích trước sẽ là đội thắng cuộc.

- Tổ chức cho trẻ chơi

- Tuyên dương đội thắng cuộc.

- Bài thơ này cô cũng đã phổ nhạc, c/c cùng hát với cô nha!

Hát: “ Thuyền giấy”

Tổ chức cho cháu vừa hát vừa chơi thả thuyền xuống nước.


3. KẾT THÚC

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Giáo án thơ Thuyền giấy (số 4)

I. Mục đích yêu cầu

* Kiến thức

Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.

* Kỹ năng:

  • Rèn kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi đủ câu.
  • Đọc diễn cảm bài thơ.

* Thái độ:

Qua truyện giáo dục trẻ biết quan tâm nhương nhịn và giúp đỡ mọi người.


II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

  • Phần mềm dạy học.
  • Máy tính.
  • Đàn.

2. Đồ dùng của trẻ

  • Ghế, sàn sạch, thoáng, trang phục gọn gàng.
  • Giấy loại.

3. Địa điểm: Trong lớp học


III. Cách tiến hành

1. Ổn định giới thiệu bài

  • Cô và trẻ cùng hát và vận động minh họa bài "Em đi chơi thuyền".
  • Trò chuyện về bài hát và dẫn dắt giới thiệu vào bài.

2. Dạy nội dung chính

Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.

Cô đọc lần 1 + cử chỉ minh hoạ.

Hỏi tên bài thơ, tên tác giả.

Cô đọc lần 2+ phần mềm trên máy tính → Đàm thoại trích dẫn.

+ Bài thơ nói về PTGT nào?

Kể lại chuyện lần 3 kèm phần mềm trên mấy tính

Cô cho trẻ nói lời đối thoại của các nhân vật.


3. Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi "Xem ai giống nhất".

Cho trẻ bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là giáo án dạy thơ Thuyền giấy cho trẻ mầm non chi tiết nhất, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .