Top 7 Giáo án truyện cáo thỏ và gà trống cho trẻ mầm non chi tiết nhất

77.6k

Giáo án truyện cáo thỏ và gà trống được xây dựng với nội dung bổ ích, kết hợp sinh động giữa nội dung truyện và các hoạt động vui nhộn cho bé. Thông qua đó...xem thêm ...

Top 0
(có 4 lượt vote)

Giáo án truyện cáo thỏ và gà trống (số 1)

1.  Mục đích- yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ biết tên truyện “ Cáo thỏ và gà trống” và các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện nói về chó và gấu là 2 con vật nhút nhát, gà trống là con vật dũng cảm biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

* Kỹ năng:

-  Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trả lời câu hỏi của cô và nói lời thoại của các nhân vật.

- Rèn kỹ năng trả lời rõ ràng mạch lạc, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

* Thái độ:

- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động học.

- Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ luôn tự tin, có lòng dũng cảm, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Biết yêu quý, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.

2.Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

- Nhạc bài hát “ Con gà trống”

- Tranh con vật “gà trống, cáo, thỏ”

- Mô hình sa bàn về nội dung truyện, rối rẹt.

* Đồ dùng của trẻ:

- Mũ các nhân vật trong chuyện ( gà trống, cáo, chó, thỏ, gấu )

3.Tiến hành:

Hoạt động của cô

* Gây hứng thú cho trẻ.

- Xin chào mừng các bé đến với chương trình “vườn cổ tích của bé”

- Thật vinh dự cho lớp mình hôm nay có các cô giáo trong ban giám khảo vê dự. Đề nghị lớp chúng ta nổ một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào!

- Các con yêu quý chương trình “vườn cổ tích của bé”không chỉ có những câu chuyện hay mà còn có rất nhiều trò chơi thú vị dành cho chúng mình nữa đấy. Bây giờ cô mời các con cùng tham gia trò chơi “ Ô cửa bí mật”.

- Ở đây có 3 ô cửa, mỗi ô cửa sẽ có 1 câu đố dành cho các con, hình ảnh phía sau ô cửa sẽ tương ứng với câu đố, nếu các con giải đúng câu đố ô cửa sẽ được mở ra.

- Bây giờ cô mời các con cùng chọn ô của đầu tiên nào.

- Trẻ lần lượt giải các câu đố về con gà trống, cáo, thỏ và xem hình ảnh về các con vật

( cáo, thỏ, gà trống).

- Theo các con gà trống và thỏ làhai con vật như thế nào?

- Con cáo là con vật như thế nào?

- Với 3 hình ảnh con vật này chúng mình liên tưởng tới câu chuyện nào?

- Đến với chương trình “vườn cổ tích của bé”hôm nay chúng mình cùng nghe và tìm hiểu về câu chuyện “ Cáo, thỏ và gà trống”

* Hoạt động 1 : Kể chuyện và đàm thoại

- Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện trước 1 lần nhé!

Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng cử chỉ, giọng điệu nhâ vật

- Câu chuyện cô kể đến đây là hết rồi!

- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

- Đố chúng mình biết trong câu chuyện có những nhân vật nào?

- Để hiểu rõ hơn về câu chuyện này, cô sẽ kể lại câu chuyện trên mô hình, mời các con cùng lại đây với cô nào !

Lần 2: Cô kể truyện lần 2 qua mô hình.

Đàm thoại

- Cáo và thỏ có những ngôi nhà như thế nào?

- Nhà của cáo bị làm sao?

- Không còn nhà để ở cáo đã làm gì?

- Thỏ vừa đi vừa khóc và đã gặp ai?

- Bầy chó an ủi thỏ như thế nào?

- Theo các con hiểu thế nào là an ủi?

- Cô giải thích: “ an ủi” có nghĩa là dùng lời nói của mình động viên, khuyên giải làm dịu bớt nỗi đau khổ, buồn phiền của người đang có chuyện buồn.

- Bầy chó có đuổi được cáo ra khỏi nhà không? Vì sao?

- Thỏ còn gặp ai nữa?

- Bác gấu hỏi, thỏ đã trả lời như thế nào?

- Bác gấu có đuổi được cáo ra khỏi nhà không? Vì sao?

- Cuối cùng ai đã đuổi được cáo đòi lại nhà cho thỏ?

- Gà trống đuổi cáo bằng cách nào?

-Chúng mình cùng đứng dậy làm gà trống dũng cảm đuổi cáo ra khỏi nhà giúp thỏ nào!

- Các con vừa làm chú gà trống rất giỏi.

-Vì sao gà trống lại đuổi được cáo?

- Qua câu chuyện này chúng mình học tập ở bạn gà trống đức tính gì?

- Giáo dục trẻ: Đúng rồi đấy! Bạn chó và bác gấu tuy tốt bụng nhưng còn nhút nhát nên chưa đuổi được cáo. Gà trống không những tốt bụng mà còn dũng cảm nữa nên đã đuổi được cáo lấy lại nhà cho thỏ đấy. Cô mong rằng qua câu chuyện này các con sẽ biết yêu thương đoàn két giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh mình khi gặp khó khăn, và biết yêu quý, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình như gà trống, thỏ... nhé !

- Để ca ngợi lòng dũng cảm, sự tự tin của bạn gà trống cô và các con hãy cùng múa hát thật hay bài hát “ Con gà trống” nào !

* Hoạt động 2: Cô và trẻ cùng kể chuyện

- Hôm nay các con đã cùng cô khám phá câu chuyện “ Cáo, thỏ và gà trống” rất giỏi bây giờ để giúp chúng mình nhớ câu chuyện lâu hơn chương trình “ Vườn cổ tích của bé” mời chúng mình cùng tham gia vào phần chơi “giao lưu cùng bé”.

- Ở phần chơi này chúng mình sẽ tham gia kể truyện cùng cô,cô sẽ là người dẫn truyện, khi kể đến nhân vật nào thì các con hãy nói thể hiện giọng của nhân vật đó nhé.

- Cho trẻ đóng vai các nhân vật kể lại truyện.

- Các con đã thuộc truyện chưa?

- Các con rất giỏi cô khen cả lớp mình nào !

- Về nhà chúng mình hãy kể lại truyện cho mọi người trong gia đình nghe nhé.

- Các con yêu quý, chương trình “ Vườn cổ tích của bé” đến đây là kết thúc xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các con trong chương trình lần sau.

- Các con ơi chúng mình hãy quay lại cùng chào các cô trong ban giám khảo nào!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Giáo án truyện cáo thỏ và gà trống (số 2)

I. Mục đích - Yêu cầu:

  • Trẻ hiểu được nội dung truyện “Cáo, Thỏ và Gà trống” (Chú Chó và bác Gấu tốt bụng nhưng nhút nhát nên không đuổi được Cáo gian ác. Gà trống dũng cảm đã đuổi được Cáo gian và lấy lại được nhà cho Thỏ). Nhớ được tên các nhân vật trong truyện.
  • Trẻ biết trả lời đúng các câu hỏi của cô.
  • Phát triển khả năng sáng tạo và chú ý lắng nghe.
  • Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc trả lời các câu hỏi.
  • Giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè.

II. Chuẩn bị:

  • Nhạc bài hát “Ta đi vào rừng xanh”.
  • Một số bài nhạc không lời.
  • Rối "Cáo, Thỏ và Gà trống".
  • Powerpoint câu chuyện: “Cáo, Thỏ và Gà trống”
  • Một số nguyên vật liệu mở và đồ dùng: hộp giấy, màu thủ công, bút sáp, lá cây, giấy A4.

III. Tiến hành:

  • Ổn định
  • Trò chơi: “con Thỏ”

Hoạt động 1

- Các con có nghe tiếng ai khóc không?

Ủa? sao bạn Thỏ lại khóc vậy nhỉ?

Muốn biết chúng ta cùng nghe câu chuyện của Thỏ nhé!

- Cô kể chuyện “Cáo Thỏ và Gà trống” lần 1.

Lồng ghép 1 số câu hỏi khuyến khích trẻ trả lời:

+ Bạn Chó và Bác Gấu đều không đuổi được Cáo vậy không ai đuổi được Cáo sao?

- Các con ơi! Bạn Thỏ của chúng ta thật tội nghiệp bị con Cáo gian ác lấy mất nhà mình.

+ Ai có thể cho cô biết tên câu chuyện của bạn Thỏ là gì nào?

Câu chuyện có tên: “Cáo, Thỏ và Gà trống”

Hoạt động 2

À! Bạn Thỏ mời lớp mình về nhà bạn ấy chơi. Chúng ta cùng đến nhà bạn Thỏ nhé!

- Hát và vận động tự do bài “Ta đi vào rừng xanh”

A! Nhà bạn Thỏ đây rồi. Nhân dịp đến nhà bạn Thỏ chơi cô sẽ kể lại cho các con nghe câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống” mà lúc nãy bạn Thỏ đã kể cho các con nghe nhé!

- Kể chuyện lần 2: (Sử dụng rối + nhạc không lời)

"Từ đầu ... Thỏ ra ngoài"

+ Bạn Thỏ đã gặp ai vậy các con?

Cô kể tiếp:

"Thỏ vừa đi... Chó chạy mất"

+ Bạn Thỏ lại gặp ai?

Cô kể tiếp:

"Thỏ ngồi...Gấu sợ quá chạy mất"

+ Các con ơi! Vậy không có ai giúp được Thỏ sao?

Cô kể tiếp truyện cho đến hết.

Đàm thoại:

  • Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
  • Nhà của Cáo làm bằng gì?
  • Còn nhà của Thỏ làm bằng gì?
  • Vì sao Cáo lại xin qua nhà Thỏ ở nhờ?
  • Thỏ có cho Cáo ở nhờ không?
  • Sau khi Cáo vào nhà Thỏ chuyện gì đã xảy ra?
  • Con thấy Cáo là con vật như thế nào?
  • Những ai đã giúp đỡ Thỏ?
  • Ai đã giúp Thỏ đuổi được Cáo?Đúng rồi! Bạn Chó và bác Gấu tuy tốt bụng nhưng còn nhút nhát nên chưa đuổi được Cáo. Còn bạn Gà trống chẳng những tốt bụng mà còn rất dũng cảm nên đã đuổi được Cáo và lấy lại nhà cho Thỏ.
  • Các con cũng vậy,bạn bè là phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không giành đồ chơi và không đánh bạn. Có như thế thì bạn mới yêu thương mình.
  • Bây giờ lớp mình cùng nhắc lại lời của Gà trống khi đuổi Cáo nha các con.

(cho trẻ làm động tác vác hái và đi vòng tròn)

Lặp lại nhiều lần từ giọng nhỏ rồi lớn dần:

“Cúc cù cu………

Ta vác hái trên vai.

Đi tìm Cáo gian ác.

Cáo ở đâu ra ngay.”

Hoạt động 3: “Những ngôi nhà xinh”

(kết hợp nhạc trong khi trẻ hoạt động)

  • Các con ơi! Vì bạn Thỏ sống một mình nên mới bị Cáo bắt nạt. Vậy bây giờ các con nghĩ xem mình sẽ làm gì để giúp bạn Thỏ không bị bắt nạt nữa nè?
  • Chúng ta sẽ cùng tạo ra thật nhiều ngôi nhà xinh đẹp cho các con thú để chúng sống gần nhau và bảo vệ nhau nha các con! (cho trẻ làm rồi chuyển về hoạt động góc nếu trẻ chưa thực hiện xong)
  • Nhận xét & kết thúc.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Giáo án truyện cáo thỏ và gà trống (số 3)

1. Mục tiêu cần đạt:

a. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên chuyện “Cáo thỏ và gà trống” , tên tác giả ,biết tên các nhân vật trong  câu chuyện: Cáo, thỏ, gà trống......

- Trẻ hiểu nội dung câu truyện “Cáo thỏ và gà trống” nói về : Một con Cáo và một con Thỏ cùng sống trong một khu rừng , Cáo lười biếng, xảo quyệt, chó và gấu tốt bụng nhưng nhút nhát, gà trống dũng cảm luôn biết giúp đỡ mọi người

b. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc

- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ

- Rèn kỹ năng mạnh dạn tự tin

c. Thái độ:

- Thông qua chuyện giáo dục trẻ tính dũng cảm, tự tin, biết đoàn kết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.

2. Chuẩn bị:

- Giáo án, máy tính, bài giảng trên máy tính.

- Rối que

- Tranh nội dung câu chuyện cho trẻ chơi ghép tranh

- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết học

3. Tổ chức hoạt động:

*HĐ 1. Gây hứng thú:

Chào mừng các bé đến với "Khu Vườn cổ tích”!

- Hômnay“KhuVườn cổ tích” có rất nhiều bài hát hay và những câu chuyện thú vị dành tặng cho các bé.

- Trước khi đến với câu chuyện ngày hôm nay các bé hãy hát vang bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” nào.

- Các bé hát rất là hay, Chương trình có một món quà dành tặng cho các bé, xin mời các bé hãy cùng chú ý hướng lên màn hình nào.

- Cô có tranh các con vật (Gà trống, Chó, Thỏ, ..) và đàm thoại với trẻ.

- Trên màn hình có những con vật gì?

- Những con vật này sống ở đâu?

- Ngoài những con vật này các con còn biết những con vật nào nữa?

- Các bé ạ, Cô có một câu chuyện rất hay nói về các con vật đấy. Các bé hãy lắng nghe cô kể chuyện xem câu chuyện nói tới những con vật gì và chúng sống với nhau ntn nhé.

- Mời trẻ lại gần cô

*HĐ 2. Kể chuyện: “ Cáo thỏ và gà trống”

+ Kể chuyện trẻ nghe

- Cô kể lần 1: Kể diển cảm

Cô vừa kể các con nghe câu chuyện "cáo thỏ và gà trống"

C Các con về chỗ và nghe cô kể lại truyện bằng dối dẹt nhé

- Cô kể lần 2: Cô kể chuyện bàng dối que

+, Đàm thoại, trích dẫn

- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?

- Trong chuyện có những con vật nào?

- Thỏ và Cáo có những ngôi nhà như thế nào?

(Các con có biết nhà Cáo làm bằng băng là như thế nào không?

+ Giải thích "nhà bằng băng": Mùa đông, khi nhiệt độ xuống rất thấp, chúng mình thấy lạnh buốt, không thể ra ngoài được thì nước đông cứng lại thành băng, giống như nước đá trong tủ lạnh ấy. Cáo lười biếng đã không chịu tìm gỗ làm nhà như thỏ mà lấy luôn tảng băng để làm nhà. Mùa xuân đến, trời ấm lên, thế là nhà cáo tan ra thành nước đấy

  • Vì sao thỏ lại ko có nhà để ở?

Trích dẫn: “mùa xuân đến…………………..vừa đi vừa khóc”

- Thỏ vừa đi vừa khóc và những ai đã giúp đỡ thỏ?

- Gấu và Chó có đòi được nhà giúp thỏ không? Tại sao?

Trích dẫn: “Thỏ ngồi dưới gốc cây và khóc ............chạy mất”

- Ai đã đuổi được Cáo ra khỏi nhà Thỏ?

- Vì sao Gà trống đuổi được Cáo ra khỏi nhà Thỏ?

Trích dẫn: “ một con Gà Trống đi qua……………của mình”

- Đúng rồi! Bạn Chó và bác Gấu tuy tốt bụng nhưng còn nhút nhát nên chưa đuổi được Cáo. Còn bạn Gà trống chẳng những tốt bụng mà còn rất dũng cảm nên đã đuổi được Cáo và lấy lại nhà cho Thỏ.

- Qua câu chuyện này con thích nhân vật nào nhất ? vì sao?

- Các con cũng vậy, bạn bè là phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi và không đánh bạn. Có như thế thì bạn mới yêu thương mình.

- Bây giờ lớp mình cùng nhắc lại lời của gà Trống khi đuổi Cáo ra khỏi nhà Thỏ nhé.

Lặp lại 1 - 2 lần từ giọng nhỏ rồi to dần:

“Cúc cù cu ............

Ta vác hái trên vai

Đi tìm Cáo gian ác

Cáo ở đâu ra ngay...”

- Lần 3: Cho trẻ nghe câu truyện bằng video

*Trò chơi: “ Ghép tranh”

- Cách chơi: chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội sẽ phải lên lấy tranh để sắp xếp theo nội dung của câu truyện.

- Luật chơi: Kết thúc một bản nhạc đội nào ghép đúng và nhanh đội đó sẽ giành chiến thắng.

- Cô cho trẻ chơi 2 lần khi chơi cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Kết thúc cô nhận xét tuyên

* Kết thúc :

Trẻ hát bài “ con gà trống” và ra ngoài

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Giáo án truyện cáo thỏ và gà trống (số 4)

  1. Mục tiêu
  2. Kiến thức

– Trẻ nhớ tên truyện và tên các nhân vật trong truyện

– Hiểu nội dung truyện trả lời được các câu hỏi của cô,biết chó và gấu là người nhút nhát còn gà trống là người dũng cảm biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn

– Củng cố kiến thức về một số loài động vật

  1. Kĩ năng
  • Rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
  • Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ
  • Rèn kĩ năng chơi trò chơi
  1. Thái độ

Giáo dục trẻ biết sự tự tin, lòng dũng cảm, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn là những đức tính tốt.

  1. Chuẩn bị
  2. Môi trường học tập

– Lớp học sạch sẽ.

  1. Đồ dùng:

+ §å dïng cña c«:  – Tranh minh hoạ nội dung truyện

– Máy tính, que chỉ.

– Hình ảnh một số con vật: chim bồ câu, chó ,mèo, gà trống, thỏ, cáo….

– Rối dẹt, củ cà rốt, hạt gạo, mũ thỏ.

– Cô thuộc và kể diễn cảm câu chuyện

+ §å dïng cña trÎ:  – Mỗi trẻ đội mũ ong, bướm chia làm 2 đội.

– Trẻ ngồi đội hình chữ u

– Tâm lí thoải mái, trang phục phù hợp thời tiết

  1. Nội dung:

+ Nội dung chính: LQVH: Truyện: “ Cáo, thỏ và gà trống”

+ Nội dung tổng hợp: Trò chơi, âm nhạc, toán.

  1. Phối hợp với phụ hyunh: Làm đồ dùng cho trẻ chơi.
  2. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động 1. Ổn định tổ chức:

– Cô mở nhạc bài “ Gà trống thổi kèn”

Cô đóng vai bạn thỏ đi từ trong ra, vừa đi vừa hát lời của gà Trống:

“ Cúc cù cu cu…..

Ta vác hái trên vai

Đi tìm cáo gian ác

Cáo ở đâu ra ngay, ra ngay…”

– Đang đi thì tạo tình huống bất ngờ gặp các bạn ong , bướm ( Trẻ đóng) và đàm thoại cùng trẻ:

“ Thỏ xin chào các bạn ong bướm. Ôi, hôm nay trời đẹp các bạn đi kiếm mật phải không, nhìn các bạn trông xinh quá, tớ xin giới thiệu tớ là thỏ. Tớ sống trong khu rừng vui vẻ bên kia suối ấy và tớ có rất nhiều bạn nữa các bạn hãy đoán xem những người bạn của tớ là ai nhé! “

– Cô mở tranh một số con vật và hỏi đây là con vật gì?

=> Giáo dục trẻ phải biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật.

– Hướng trẻ vào bài:

Và hơn nữa thỏ có một người bạn rất đặc biệt. Bạn ấy rất dũng cảm và giúp đỡ thỏ đấy. Các bạn biết là ai không?

Bây giờ thỏ xin mời các bạn cùng ngồi xuống và nghe thỏ kể câu chuyện của mình nhé: Câu chuyện “ Cáo, Thỏ và Gà Trống”

Hoạt động 2: Kể chuyện diễn cảm

+ Cô kể lần 1: Kể diễn cảm qua cử chỉ, điệu bộ minh họa.

–         Câu chuyện của thỏ hết rồi.

–         Thỏ vửa kể cho các bạn nghe câu chuyện gì?

+ Cô kể lần 2: Qua hình ảnh trên powerpoint

Và câu chuyện của Thỏ sẽ hay hơn nhiều khi những hình ảnh sắp xuất hiện ngay sau đây sẽ đến với các bạn qua câu chuyện của thỏ Chúng mình cùng chú ý nhé.

– Các bạn vừa nghe Thỏ kể câu chuyện gì?

* Giảng nội dung: Câu chuyện kể thỏ có ngôi nhà bằng gỗ, cáo có ngôi nhà bằng băng, mùa xuân đến Cáo xin sang nhà Thỏ ở nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Bác gấu và Chó đã giúp Thỏ đuổi đi nhưng không đuổi được vì nhút nhát. Và cuối cùng nhờ vào lòng dũng cảm của Anh Gà Trống đã đuổi được Cáo đi đấy!

* Đàm thoại với trẻ:

Thỏ thấy các bạn rất hứng thú khi nghe chuyện. Vậy các bạn có muốn chơi cùng Thỏ không? Vậy bây giờ chúng mình hãy giải những câu đố của Thỏ nhé.

Câu 1: Trong chuyện có những nhân vật nào?

–         Đáp án 1: Cáo, thỏ, gà Trống, Gấu, chó.

–         Đáp án 2: Hổ, thỏ, sóc, nhím.

Câu 2: Nhà của Cáo làm bằng gì?

–         Đáp án 1: Làm bằng rơm.

–         Đáp án 2: Làm bằng Băng

Các bạn rất giỏi. Vậy các bạn có biết nhà Cáo làm bằng băng là như thế nào không?

Đó là khi mùa đông đến nhiệt độ thấp xuống âm độ, nước mưa rơi xuống gặp không khí lạnh liền đóng băng lại, người ta gọi là băng tuyết ấy.

Câu 3: Mùa xuân đến điều gì đã xảy ra?

–         Đáp án 1: Nhà Cáo tan ra thành nước.

–         Đáp án 2: Nhà Cáo bị cháy

Câu 4: Thỏ vừa đi vừa khóc và nhờ ai giúp đỡ?

–         Đáp án 1: Cứ khóc và không nhờ ai.

–         Đáp án 2: Gấu, Chó, gà Trống

Câu 5: Ai đã đuổi được Cáo ra khỏi nhà Thỏ?

–         Đáp án 1: Gà Trống

–         Đáp án 2: Gấu, Chó.

– Tại sao Gấu và chó không đuổi được Cáo đi?

Bạn chó và bác Gấu tuy tốt bụng nhưng còn nhút nhát nên chưa đuổi được cáo. Còn bạn gà Trống chẳng những tốt bụng mà còn dũng cảm nên đã đuổi được Cáo đi và lấy lại nhà cho tớ ấy các bạn ạ.

=> Các bạn cũng vậy nhé. Hãy giúp Thỏ nói với các bạn nhỏ rằng, bạn bè phải biết yêu thương nhau, không tranh giành đồ chơi và không đánh bạn. Có như vậy thì bạn mới yêu thương mình.

– Bây giờ các bạn hãy nhắc lại lời của Anh Gà Trống nào:

Lặp lại 1- 2 lần từ giọng nhỏ rồi to dần:

“ Cúc cù cu cu…..

Ta vác hái trên vai

Đi tìm cáo gian ác

Cáo ở đâu ra ngay, ra ngay…”

+ Cô kể lần 3: Cô kể qua rối dẹt

– Hôm nay thỏ thấy các bạn rất hứng thú nghe Thỏ kể chuyện. bây giờ thỏ sẽ thưởng cho các bạn 1 chuyến đi chơi tới sân khấu rối của khu rừng vui vẻ nhé.

* Hoạt động 3: Trò chơi: Chuyển thức ăn”

Ôi, mải trò chuyện cùng các bạn mà Thỏ quên mất là đang phải đến siêu thị để mang thức ăn về mời anh gà Trống rồi. Các bạn có giúp được Thỏ không?

Nhưng trên đường về nhà Thỏ rất khó đi vì vậy các bạn hãy chia thành 2 đội nối nhau, nhiệm vụ của 2 đội là chọn thức ăn cho đội mình và chuyền qua đầu lần lượt tới bạn cuối và bỏ thức ăn vào trong rồ. các bạn ong nhớ lấy cho Thỏ món củ cà rốt và các bạn bướm lấy cho thỏ những hạt Thóc về tiếp đãi anh Gà trống nhé.

* Luật chơi: Mỗi lần mỗi người chỉ được lấy 1 củ cà rốt hoặc 1 gói thóc. Nếu bạn nào cầm nhầm sẽ không được tính. Trong thời gian 1 bản nhạc. đội nào mang được nhiều hơn là đội thắng

( Cô cho trẻ chơi 2 lượt).

* Kết thúc:

Rất cảm ơn các bạn ong, bướm đã nghe Thỏ kể chuyện và giúp thỏ chuyển thức ăn.. Vậy các bạn có muốn thăm quan khu rừng vui vẻ của Thỏ không?

Bây giờ Thỏ mời các bạn hãy tới khu rừng vui vẻ và tới nhà thỏ vui chơi nào.

– Cô bật nhạc bài “ Gà trống, mèo con và cún con” và cho trẻ ra ngoài.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 2 lượt vote)

Giáo án truyện cáo thỏ và gà trống (số 5)

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Kiến thức:

- Trẻ hiểu nội dung truyện nắm được trình tự câu truyện ,biết các nhân vật trong        truyện. Hiểu được tính cách các nhân vật trong truyện. Biết sử dụng ngôn ngữ của mình để nhắc lại lời của nhân vật.

-  Trẻ biết trả lời các câu hỏi theo trình tự của chuyện ,biết chó và gấu là con vật nhút nhát còn gà trống là con vật dũng cảm nhưng tất cả đều biết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

-  Hình thành thái độ tích cực đòan kết và giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn

- Củng cố kiến thức về một số loại vật.

2. Kỹ năng:

-  Luyện kỹ năng phát triển ngôn ngữ.

Rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng , mạch lạc, rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Giáo dục:

- Thông qua truyện giáo dục trẻ tính dũng cảm, tự tin,biết giúp đỡ và bảo  vệ mọi người xung quanh,nhường nhịn em nhỏ.

-  Biết bảo vệ động vật sống trong rừng.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính.

- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết học

III. CÁCH TIẾN HÀNH

* Hoạt động 1:  Ổn định , gây hứng thú:

- Cho trẻ hát bài hát “Trời nắng, trời mưa”

- Trẻ đoán câu đố:  “Con gì có mắt màu hồng
                               Bộ lông màu trắng như bông nõn nà
                                   Đôi tai dài rộng vểnh ra
                               Đuôi ngắn, nổi tiếng con nhà chạy nhanh?”
- Câu đố của cô nói về con gì?

- Cô cũng biết một câu chuyện nói về chú thỏ bị một con cáo gian ác cướp mất nhà của mình. Liệu có ai có thể giúp đỡ chú lấy lại ngôi nhà của mình không? Muốn biết ai đã giúp đỡ chú lấy lại ngôi nhà của mình từ tay cáo. Chúng mình hãy chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện “Cáo, thỏ và gà trống” nhé!

* Hoạt động 2 : Kể chuyện diễn cảm

- Cô kể lần 1 (Không tranh), hỏi trẻ:

- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?

* Giảng nội dung : Câu chuyện kể về bạn thỏ có ngôi nhà bằng gỗ, còn cáo có ngôi nhà bằng băng, mùa xuân đến nhà cáo tan ra thành nước Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Bác Gấu và Chó đã giúp Thỏ đuổi Cáo đi nhưng không đuổi được do nhút nhát. Và cuối cùng Nhờ vào lòng dũng cảm của Anh Gà trống đã duổi được cáo đi đấy.

- Các con có biết nhà Cáo làm bằng băng là như thế nào không?

- Đó là khi mùa đông đến nhiệt độ xuống thấp dưới một độ c, nước mưa rơi xuống gặp không khí lạnh liền đóng băng lại và người ta gọi là băng tuyết đấy.

* Hoạt động 3: Kể chuyện trên máy tính

- Để hiểu rõ về câu chuyện, cô sẽ kể cho chúng mình nghe lại câu chuyện “ Cáo , Thỏ và Gà trống” một lần nữa nhé!

-  Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?

- Trong chuyện có những nhân vật nào? (Gà trống, Thỏ, Chó, Gấu và Cáo)

- Chúng mình cùng đếm xem có mấy nhân vật nào?

-  Nhà của Cáo làm bằng gì ? (Làm bằng băng)

-  Bạn nào giỏi nói về nhà của thỏ nào? (Nhà của thỏ làm bằng gỗ)

-  Mùa xuân đến điều gì đã xảy ra ? (nhà Cáo tan ra thành nước)

- Cáo sang nhà thỏ ở nhờ và đã làm gì? (Cáo đuổi Thỏ ra khỏi nhà)

- Thỏ vừa đi vừa khóc và những ai đã giúp đỡ thỏ? (Gấu, Chó, Gà trống)

- Ai đã đuổi được Cáo ra khỏi nhà Thỏ? (Gà trống)

- Vì sao Gà trống đuổi được Cáo ra khỏi nhà Thỏ?( Vì Gà trống Thông minh, dũng cảm...)

- Tại sao Gấu và Chó không đuổi được cáo đi? (Vì Gấu và chó nhút nhát)

=> Bạn Chó và bác Gấu tuy tốt bụng nhưng còn nhút nhát nên chưa đuổi được Cáo. Còn bạn Gà trống chẳng những tốt bụng mà còn rất dũng cảm nên đã đuổi được Cáo và lấy lại nhà cho Thỏ.

- Các con cũng vậy, bạn bè là phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi và không đánh bạn. Có như thế thì bạn mới yêu thương mình.

- Bây giờ lớp mình cùng nhắc lại lời của gà Trống khi đuổi Cáo ra khỏi nhà Thỏ nhé.

Lặp lại 1 - 2 lần từ giọng nhỏ rồi to dần:

“Cúc cù cu cu

Ta vác hái trên vai

Đi tìm Cáo gian ác

Cáo ở đâu ra ngay.

* Hoạt động 4: Cho trẻ kể chuyện qua máy tính (Cô làm người dẫn truyện)

* Hoạt động 5: Trò chơi: “Chuyển thức ăn cho các con vật”.

*Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội, nhiệm vụ của 2 đội là bật qua 3 chướng ngại vật lên lấy thức ăn cho con vật của đội mình, đội Gà trống sẽ lấy thóc, đội Thỏ Nâu sẽ lấy củ cà rốt .

Luật chơi : Mỗi lần mỗi người chỉ được lấy 1 củ cà rốt hoặc 1 gói thóc. Nếu ai lấy nhầm không được tính, trong thời gian 3 phút đội nào lấy được nhiều là thắng cuộc.

- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần

* Kết thúc :

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Giáo án truyện cáo thỏ và gà trống (số 6)

I.Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên truyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống”, nhớ các nhân vật trong truyện.

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Câu chuyện đã kể về bạn Thỏ bị Cáo chiếm mất nhà. Thỏ đã được gà trống dũng cảm giúp đỡ nên đã lấy lại được nhà của mình, còn  Bác Gấu và Bạn Chó vì nhút nhát nên đã không đuổi được Cáo đi..

2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, trả lời đúng câu hỏi của cô, sử dụng câu đơn giản đủ thành phần.

- Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc.

- Rèn KN ghi nhớ có chủ định. Phát triển trí tưởng tượng.

3. Thái độ

- Chăm chú lắng nghe cô kể chuyện.

- Góp phần GD trẻ lòng dũng cảm, không tỏ ra sợ hãi và biết tự bảo vệ mình khi gặp người xấu. Biết giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

II. Chuẩn bị

1. Giọng kể:

Nhân vật Thỏ: buồn, yếu ớt.

Nhân vật Cáo: kể với giọng to, khàn, hung dữ (khi nói với Bầy Chó, Bác Gấu), kể với giọng nhỏ nhẹ, sợ sệt khi nói với Gà Trống.

Nhân vật Gà Trống: to vang, oai vệ.

Nhân vật Chó: hồn nhiên

Nhân vật Gấu: trầm, ồm ồm.

2. Đồ dùng TQ

-    Giáo án điện tử

-    Nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”

-    Sa bàn diễn rối, rối tay các nhân vật: Cáo, Thỏ, Gà Trống, Chó, Bác Gấu

3 Địa điểm – đội hình: Trẻ ngồi trong lớp theo hình chữ U và linh hoạt trong từng hoạt động.


III.Tiến hành


1. Ổn định tổ chức

Cô phụ:

Cô chào tất cả các con! Cô rất vinh dự giới thiệu với các con đến dự thăm lớp mình hôm nay có rất nhiều các bác các cô trong trường đấy. Các con hãy khoanh tay chào các bác, các cô  nào!

“Xúm xít, xúm xít”

Các con ơi, cô thấy rằng các bạn lớp B2 bạn nào cũng xinh tươi, cũng ngoan đấy. Cô có một câu hỏi muốn dành cho tất cả các con:

- Theo các con người dũng cảm là người như thế nào?

- Trong lớp mình ai là người dũng cảm?

Cô thấy tất cả các con đều là những người dũng cảm, đúng không cô Nhật?

2. Bài mới

2.1.Giới thiệu tên truyện

Cô chính: Đúng vậy cô Hà ạ. Cô Nhật cũng thấy tất cả các bạn lớp B2 đều dũng cảm, đều rất đáng yêu nữa! Cô có một câu chuyện kể về những con vật, có con thì dũng cảm, có con vẫn còn nhút nhát. Để biết đó là những con vật nào, Cô mời các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” nhé!


Cô chính kể Lần 1: Kể diễn cảm kết hợp nét mặt cử chỉ

+ Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?

+ Trong truyện có những nhân vật nào?

Cô giới thiệu ND: Câu chuyện đã kể về bạn Thỏ bị Cáo chiếm mất nhà. Thỏ đã được gà trống dũng cảm giúp đỡ nên đã lấy lại được nhà của mình, còn  Bác Gấu và Bạn Chó vì nhút nhát nên đã không đuổi được Cáo đi.

Bây giờ, cô mời các con cùng lắng nghe cô Hà kể một lần nữa câu chuyện này nhé!


Cô phụ kể Lần 2: Kể diễn cảm kết hợp hình ảnh trên PowerPoint.

2.1.Đàm thoại  (Cô chính: Đàm thoại câu 1,2,3,4,6,7; cô phụ đàm thoại câu 5)


1. Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào?

Câu chuyện các con vừa được nghe là truyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống”. Trong truyện có các nhân vật là Thỏ, Cáo, Chó, Bác Gấu và Gà Trống.


2. Cáo và Thỏ sống trong những ngôi nhà như thế nào? Vì sao Cáo lại xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ?

Cáo sống trong ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ thì sống trong ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà của Cáo bị tan ra thành nước. Không còn nhà nữa, Cáo đã xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà.

Trích dẫn “Ngày xửa ngày xưa… đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà”


3.  Thỏ đã gặp những ai giúp đỡ?

Bị mất nhà Thỏ buồn quá vừa đi vừa khóc, Thỏ đã gặp Bạn Chó, rồi đến Bác Gấu và Gà Trống nữa. Mọi người đều rất nhiệt tình giúp đỡ Thỏ đuổi Cáo ra khỏi nhà Thỏ.


5. Vì sao bạn Chó và Bác Gấu không đuổi được Cáo ra khỏi nhà của Thỏ?

Mặc dù rất tốt bụng nhưng vì nhút nhát, sợ sệt nên bạn Chó và Bác gấu đều không đuổi được Cáo ra khỏi nhà Thỏ.

Trích dẫn “Thỏ vừa đi vừa khóc….Bác Gấu sợ quá chạy mất”


6.  Gà Trống đuổi được Cáo đi bằng cách nào?

Bằng sự cương quyết và dũng cảm nên anh Gà Trống đã đuổi được Cáo đi dành lại ngôi nhà cho Thỏ.

Trích dẫn “Thỏ lại ngồi dưới bụi cây và khóc…trở thành người bạn thân thiết của Thỏ”


7. Qua câu chuyện, con thích nhân vật nào? Vì sao?

Cô cũng giống như các con rất yêu thích bạn Gà Trống vì gà trống thật dũng cảm biết giúp đỡ bạn thỏ lúc gặp khó khăn phải không!


Cô phụ Giáo dục: Bác Gấu, Bạn Chó, Gà Trống đều là những người bạn tốt nhưng Bác gấu và Bạn Chó đều rất nhút nhát; chỉ có Gà Trống, nhờ sự dũng cảm đã đuổi được Cáo giúp Thỏ lấy lại ngôi nhà của mình. Cô mong tất cả các con hãy học tập Bác Gấu Bạn Chó, Gà Trống luôn giúp đỡ mọi người lúc gặp khó khăn và hãy luôn dũng cảm, tự tin không tỏ ra sợ hãi và biết tự bảo vệ mình khi gặp người xấu như Gà Trống nhé!

- Các con vừa được lắng nghe truyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống”, ngoài tên truyện này ra, con còn muốn đặt tên cho câu chuyện là gì?

- Cô thấy tất cả những tên truyện mà các con vừa đặt tên đều rất hay và có ý nghĩa đấy!


Lần 3: Hoạt cảnh rối “Cáo, Thỏ và Gà Trống”


Cô chính: Bạn Gà Trống thật tuyệt vời. Chúc mừng bạn Thỏ đã trở về ngôi nhà của mình. Câu chuyện này đã được chuyển thể thành hoạt cảnh rối “Cáo, Thỏ và Gà Trống”, xin mời tất cả các cô và các con cùng hướng lên sân khấu để thưởng thức!.

Cô chính phối hợp cô phụ diễn rối.


8. Kết thúc: Cô chính

- Hát bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”

- Giờ học của lớp chúng mình đến đây là kết thúc rồi. Cô khen tất cả các con đã rất chăm chú lắng nghe chuyện, trả lời được các câu hỏi của cô. Các con hãy khoanh tay chào các bác các cô nào!

Xin được cảm ơn tất cả các cô giáo trong trường đã tới dự giờ LQVH của lớp B2. Thay mặt cho tập thể giáo viên và các bé lớp B2 kính chúc các cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Xin chân trọng cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Giáo án truyện cáo thỏ và gà trống (số 7)

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” và tên các nhân vật trong truyện.

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Cáo tham lam sang nhà Thỏ ở nhờ và chiếm luôn nhà của Thỏ. Bác  Gấu, bầy chó là người tốt bụng nhưng vì nhút nhát nên đã không đuổi được con cáo đi, còn Gà trống dũng cảm, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn nên đã đuổi được Cáo đi và lấy lại được ngôi nhà giúp bạn Thỏ.

2. Kỹ năng:

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trả lời câu hỏi của cô và lời thoại của các nhân vật.

- Rèn kỹ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động.

- Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ luôn tự tin, có lòng dũng cảm, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm:

- Trong lớp học 4 - 5 tuổi

2. Chuẩn bị của cô:

- Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.

- Nhạc có các bài hát theo chủ đề, giáo án.

- Hình ảnh powerpoint minh họa nội dung câu chuyện.

- Máy vi tính, máy chiếu

- Mô hình sân khấu rối, rối tay các con vật.

3. Chuẩn bị của trẻ:

- Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.

- Chỗ ngồi thay đổi theo tiến trình hoạt động trong tiết dạy

- Mũ thỏ, trò chơi con thỏ, bài hát “Trời nắng, trời mưa

III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Hoạt động 1: Gây hứng thú (2 - 3 phút)

- Chào mừng các bé đến với chương trình “Kể chuyện cho bé nghe”.

- Đến với chương trình “Kể chuyện bé nghe”  ngày hôm nay ngày hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu có 2 cô giáo đến từ các trường MN trong tỉnh Bắc Giang các con khoanh tay chào các cô nào?

- Và thành phần không thể thiếu được trong chương trình này là các bé đến từ lớp 4 - 5 tuổi A2.

- Người đồng hành cùng các bé hôm nay là cô giáo “Hải Yến”.

- Trước khi bước vào chương trình “Kể chuyện cho bé nghe” cô thưởng chúng mình một trò chơi  "Con thỏ"

+ Cách chơi:

- Con thỏ, con thỏ.

- Mắt thỏ, mắt thỏ

- Đuôi thỏ, đuôi thỏ

- Chân thỏ, chân thỏ

- Các con thấy chú thỏ như thế nào?

- Đúng rồi các chú Thỏ không những đáng yêu mà còn rất tốt bụng biết giúp đỡ bạn Cáo khi gặp khó khăn, nhưng bạn Cáo đã tham lam chiếm luôn nhà của Thỏ các con có muốn biết ai đã là người lấy lại được nhà giúp Thỏ không?

- Để biết ai là người lấy lại được ngôi nhà giúp bạn Thỏ các con hãy ngồi ngoan nghe cố kề câu truyện “ Cáo, Thỏ và Gà trống” nhé!

2. Hoạt động 2: Bài mới (22 - 25 phút)

* Kể chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống”

- Cô kể chuyện lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

- Các con vừa nghe cố kể chuyện gì?

- Các con thấy câu truyện như thế nào?

- Để các con hiểu rõ hơn về nội dung câu truyện “ Cáo, Thỏ và Gà trống” các con về chỗ ngồi của mình và lắng nghe cô kể lại câu truyện với mô hình xa bàn rối nhé.

* Cô kể truyện lần 2: Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp cùng với xa bàn minh họa.

- Cô kể lần 2: Kể theo hình ảnh minh họa và kết hợp giảng giải đàm thoại nội dung.

* Đàm thoại  - Giảng nội dung câu truyện:

+ Các con vừa nghe cô vừa kể câu chuyện gì?

+ Trong truyện có những nhân vật nào?

+ Cáo và Thỏ có những ngôi nhà như thế nào?

- Mùa xuân đến điều gì đã sẩy ra với ngôi nhà của Cáo và Thỏ?

- Vì sao nhà của bạn Thỏ không bị tan ra thành nước mà bạn Thỏ lại khóc?

+ Cô trích dẫn và cho trẻ xem hình ảnh minh họa: “ Mùa xuân đến, nhà cáo tan ra thành nước, Cáo xin sanh nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Thỏ đến bên gốc cây ngồi khóc”.

- Những ai đã đến giúp đỡ Thỏ?

- Ai là người không đuổi được cáo đi? Vì sao?

- Cuối cùng ai đã là người đuổi được Cáo đi và lấy lại được nhà giúp Thỏ?

- Gà trống đuổi Cáo bằng cách nào?

+ Cô kể trích dẫn đoạn truyện: Anh Gà trống vác hái trên vai vừa đi vừa hát để đuổi Cáo đi và đòi lại nhà cho Thỏ. Cô kế hợp cho trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu.

- Gà trống đã hát như thế nào? Cô mời cả lớp đứng dậy hát

Nghe anh Gà trống hát như vậy Chó sói như thế nào?

=> Qua câu chuyện các con thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

=> Cô nhấn mạnh lại nội dung và giáo dục trẻ: Cáo là một con vật gan ác, không tốt; Bầy Chó và Bác Gấu tuy tốt bung nhưng còn nhút nhát nên không đuổi được Cáo, còn anh Gà trống không những tốt bụng mà còn dũng cảm nên đã đuổi được Cáo đi đòi lại được nhà cho Thỏ đấy. Vậy các con hãy học tập anh Gà trống có đức tính tốt bụng và lòng dũng cảm biết giúp đỡ bạn khi gặ khó khăn nhé.

- Để ca ngợi lòng dũng cảm và sự tự tin của anh Gà trống cô và các con cùng làm động tác của anh Gà trống đi đến nhà Thỏ đuổi cáo ra khỏi nhà nào.

* Cô kể lần 3: Qua màn kịch sân khấu rối.

- Vừa rồi cô thấy các con học rất ngoan và giỏi cô thưởng cho chúng mình một vở kịch “Cáo, Thỏ và Gà trống” qua màn sân khấu rối.

* Củng cố: Các con vừa xem vở kịch qua màn sân khấu rối với câu truyện gì?

- Qua câu truyện các con học tập nhân vật nào? Vì sao?

- À đúng rồi chúng mình luôn nhớ là không được quá nhút phải biết dũng cảm và biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn nhé

3. Hoạt động 3: Kết thúc (1 - 2 phút)

- Cô cho trẻ hát bài "Con gà trống" và đi ra ngoài.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là các giáo án truyện cáo thỏ và gà trống cho trẻ mầm non chi tiết nhất, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 6
Giáo án truyện cáo thỏ và gà trống (số 7)