Top 6 Giáo án truyện giọt nước tí xíu cho trẻ mầm non hay nhất
Câu chuyện nói về Bạn giọt nước Tí Xíu, nhờ có sức nóng của ông Mặt trời, bạn Tí Xíu đã biến thành hơi bay lên ngưng tụ thành những đám mây. Khi gặp những...xem thêm ...
Giáo án truyện giọt nước tí xíu (số 1)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ truyện, nhớ nội dung câu chuyện.
- Trẻ kể được nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết được quá trình tạo ra mưa.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp để trả lời được các câu hỏi.
- Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
3. Thái độ:
- Hứng thú với những hình ảnh của truyện.
- Trẻ thích tham gia học bài.
II. Chuẩn bị:
- Tranh truyện: "Giọt nước tí xíu".
- Máy tinh có bài giảng điện tử câu chuyện: "Giọt nước tí xíu".
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc, khám phá khoa học.
Truyện: "Giọt nước tí xíu".
*HĐ 1: Gây hứng thú vào bài:
- Xúm xít! Xúm xít!
- Chúng mình lại đây với cô nào! Cô có điều thú vị dành tặng chúng mình đấy! (Cô mở slide có hình ảnh mưa). Cô cho trẻ quan sát, đàm thoại dẫn dắt vào bài:
- Đây là hình ảnh gì?
- Chúng mình có biết quá trình tạo ra mưa như thế nào không?
- Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu qua câu chuyện "Giọt nước tí xíu" của tác giả: Nguyễn Linh nhé!
*HĐ 2: Cô kể chuyện.
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1 cho trẻ nghe.
+ Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Do ai sáng tác?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Bây giờ chúng mình cùng ngồi ngoan nghe cô kể câu chuyện này kết hợp tranh minh hoạ nhé!
- Cô kể chuyện lần 2 sử dụng tranh minh hoạ.
+ Đàm thoại:
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Ai đã rủ Tí Xíu đi chơi?
- Tí xíu có đi chơi không?
- Làm thế nào mà Tí Xíu bay lên được?
- Tí Xíu cùng các bạn của mình đã đi những đâu?
- Cuối cùng Tí Xíu có gặp lại mẹ được không?
(Cô gợi ý khi trẻ thấy lúng túng).
- Cô kể lần 3: Để hiểu sâu hơn nữa về quá trình tạo mưa cô mời các con cùng hướng lên màn hình nghe cô kể câu chuyện "Giọt nước tí xíu" một lần nữa nhé!
+ Đàm thoại:
- Ông mặt trời đã nói với Tí Xíu những gì?
- Tí Xíu đã bay lên được nhờ điều gì?
- Trên đường đi chơi Tí Xíu gặp những ai?
- Qua câu chuyện này chúng mình học được điều gì?
(Những câu nào trẻ chưa trả lời được cô gợi ý để trẻ có thể tự tìm ra câu trả lời).
+ Giáo dục trẻ: Phải trải qua nhiều quá trình như vậy mới tạo ra được hạt mưa vì vậy chúng mình phải biết tiết kiệm nước, không vứt rác xuống sông, kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước, vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
*HĐ 3: Kết thúc.
- Cả lớp cầm tay nhau hát vang bài hát: "Cho tôi đi làm mưa với".
- Cô nhận xét hoạt động, thưởng cờ cho trẻ hoạt động tích cực.
Giáo án truyện giọt nước tí xíu (số 2)
1. Mục đích – yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung, trình tự câu chuyện.
* Kỹ năng:
- Rèn sự lắng nghe, tính bạo dạn, khả năng diễn đạt, rừ ràng mạch lạc ..
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động.
* Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, có hành vi đúng trong bảo vệ môi trường.
2- Chuẩn bị
- Đĩa truyện hoặc tranh, hình ảnh truyện, mũ các nhân vật
- Nhạc bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”
3.Tiến hành
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ
- Trẻ hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát.
- Giới thiệu câu chuyện.
* Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể lần 1 ( bằng lời).
+ Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Nhà của bận tí xíu ở đâu?
- Cô sẽ đưa chúng mình đến với nhà của tí xíu.
- Cô kể lần 2 bằng hình chiếu
Đàm thoại về nội dung câu chuyện
+ Tí xíu và các bạn đang chơi ở đâu?
+ Ai rủ tí xíu đi chơi?
+ Ông mặt trời rủ thế nào?
+ Làm thế nào để biến thành hơi?
+ Tí xíu nói với mẹ như thế nào?
+ Làm thế nào bạn Tí xíu vào được đất liền?
+ Cơn gió mát thổi đến Tí xíu và các bạn thấy như thế nào?
+ Tí xíu và các bạn làm như thế nào cho đỡ rét?
+ Làm như thế nào để có mưa? Trước khi mưa có gì?
+ Chúng mình có thích làm trời mưa không?
- Chúng mình ạ những giọt nước tí xíu đã giúp cho cây cối, cỏ, hoa lá tươi tốt.
- Hát bài cho tôi đi làm mưa với
* Hoạt động 3: Trẻ cùng cô kể lại chuyuện
- Cô dẫn truyện.
- Cho trẻ kể chuyện cùng cô
Giáo án truyện giọt nước tí xíu (số 3)
1. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, qua câu chuyện trẻ biết kể lại nội dung câu chuyện, biết nhập vai và thể hiện lại lời nói và điệu bộ của từng nhân vật.
- Kỹ năng:
+ Trẻ kể chuyện diễn cảm, thể hiện được giọng điệu của các nhân vật.
- Thái độ:
+ Giáo dục trẻ biết ích lợi của nước mưa, ông mặt trời, đám mây, không khí đối với con người, cây cối...
+ Ngồi học ngoan ngoãn, chú ý.
2. Chuẩn bị.
- Phòng học sạch sẽ, chiếu trải.
- Tranh nội dung câu chuyện, thước chỉ.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định và gây hứng thú.
- Cả lớp hát bài "Nắng sớm". Hỏi trẻ:
+ Trong bài hát nói về hiện tượng thiên nhiên nào?
+ Các con có thích tắm nắng không?
+ Muốn cho cây tốt tươi thì chúng ta cần phải làm gì?
- Có một câu chuyện kể về những giọt mưa, ông mặt trời, các bạn đã giúp ích cho chúng ta và cây cối xanh tốt. Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Giot nước tí xíu” các con có thích không nào!
* Hoạt động 2: Kể chuyện diễn cảm.
- Cô kể diễn cảm làn 1: không tranh.
- Hỏi trẻ: Cô vừa kể chuyện gì? Trong câu chuyện có những bạn naò?
- Cô kể lần 2: Trích dẫn và đàm thoại.
- Hỏi trẻ: Tí xíu là gì?
- “Tí xíu” là những giọt mưa nhỏ rơi tí tách.
+ Ông mặt trời nói như thế nào?
+ Ông mặt trời đã đưa tí xíu đi đâu?
+ Tí xíu đã biến thành cái gì?
+ Tí xíu đó nói gì với mẹ biển cả?
+ Khi có sấm chớp và gió thổi mạnh thì tí xíu và các bạn đã biến thành cái gì?
+ Khi những giọt nước rơi xuống thì đó là hiện tượng thiên nhiên gì?...
- Cô giáo nói : những giọt nước tí xíu đã tạo thành những giọt nước trong vắt thi nhau ào ào tuôn xuống đất tưới cho cây cối tốt tươi. Chúng ta có nước để sinh hoạt. Các con khi sử dụng nước phải biết tiết kiệm nhớ chưa nào?
* Hoạt động 3: Trẻ kể chuyện cùng cô.
- Cho trẻ lên kể lại nội dung câu chuyện 2 - 3 lần.
- Cô động viên trẻ kể rõ ràng diẽn cảm.
* Kết thúc hoạt động:
- Chơi trò chơi "Trời nắng, trời mưa" ra sân chuyển hoạt động.
Giáo án truyện giọt nước tí xíu (số 4)
I/ Mục tiêu:
- Trẻ nghe và nhớ được nội dung câu chuyện, biết kể tên các nhân vật trong câu chuyện.
- Phát triển kỹ năng quan sát nghe cô kể chuyện để trả lời được câu hỏi của cô giáo.
- Húng thú nghe cô kể chuyện, qua đó giáo dục cháu biết bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị cô: Máy tính đoạn băng về câu chuyện giọt nước tí xíu có lời kể.
- Mô hình kể chuyện: Ông mặt trời, giọt nước, đám mây, tranh nền biển , đất liền.
- Hình ảnh minh hoạ câu chuyện: “ Giọt nước tí xíu”.
+ Bài hát: " Cho tôi đi làm mưa với."
III/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cháu xem hình ảnh trời mưa.
- Bạn nào biết mưa có từ đâu? ( Mưa có trên trời)
- Khi mưa thì cho chúng ta cái gì? ( Nước)
+ Để nước có ở đâu hôm nay cô sẻ kể cho các con nghe câu chuyện " Giọt nước tí xíu" của tác giả Nguyễn Linh
* Hoạt động 2: Kể chuyện.
- Cô kể 1 lần trên máy kết hợp lời kể.
+ Các con vừa nghe câu chuyên gì?
+ Câu chuyện này ai sáng tác?
+ Từ một giọt nước ở biển cả, Tí xíu được ông mặt trời chiếu những tia nắng ấm biến thành hơi bay lên trời, gặp cơn gió lạnh tí xíu trở thành những đám mây, một tia sáng vạch ngang bầu trời, một tiếng sét inh tai, tí xíu lại thành nhứng giọt nước mưa rơi xuống mặt đất, ao, hồ, sông suối, rồi theo dòng lại chạy ra biển cả.
- Cô kể lần 2 kết hợp sử dụng mô hình .
* Đàm thoại câu chuyện :
+ Chơi: " Mưa to mưa nhỏ"
- Câu chuyện kể về ai? ( Giọt nước tí xíu)
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Ông mặt trời đã nói gì với Tí xíu? ( Cháu có đi chơi với ông không?)
- Tí xíu đã nói gì với ông mặt trời? ( Đi làm gì ạ?)
- Làm thế nào mà tí xíu bay lên được? ( Ông mặt trờiđã biến tí xíu thành hơi nước)
- Vì sao Tí xíu và các bạn lại trở thành đám mây?( Vì gặp cơn gió lạnh)
- Điều gì đã làm cho Tí xíu trở thành những giọt nước trở về với mẹ biển cả? ( Tiếng sét, tiếng sấm)
+ Cháu hát vận động bai" Cho tôi đi làm mưa với"
Giáo án truyện giọt nước tí xíu (số 5)
I/ YÊU CẦU :
- Trẻ biết tên truyện và nhân vật trong truyện và biết kể chuyện theo nhóm
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ .Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát âm đúng, rõ ràng. Biết thể hiện giọng nói các nhân vật khi kể chuyện theo nhóm trong truyện “ Giọt nước tí xíu ”.
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước và giữ gìn nguồn nước sạch
II/ CHUẨN BỊ :
- Mô hình câu chuyện
- Hình ảnh câu chuyện trên vi tính
- Mũ nhân vật
- T/h: âm nhạc“cho tôi đi làm mưa với”
II/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: “Trò chuyện cùng trẻ”
- Cô và c/c nghe nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
- C/c vừa hát bài gì?
- C.c biết không! Nhờ có mưa làm cho cây cối tươi tốt, đất đai màu mỡ.Ngoài ra mưa giúp cho sông , suối ao hồ có nhiều nước để mọi vật sinh sống, và phục vụ cho con người
- Thế nhưng nếu không có nước thì sao c/c ?
- Đúng đó c/c. Nếu không có nước thì cây cối sẽ chết khô, con người chúng ta không có nước để uống cũng sẽ chết. Để biết sự quan trọng của nước như thế nào! Cô mời c/c cùng lắng nghe câu chuyện sau đây nhé
vHOẠT ĐỘNG 2: Truyện “giọt nước tí xíu ”
- Cô kể lần 1 + xem mô hình +Tóm tắt nội dung
- Câu chuyện nói về hành trình của giọt nước Tí Xíu đi vào đất liền với ông mặt trời. Tí Xíu được ông mặt trời tỏa hơi nóng bất hơi bay lên theo ông và khi lên trên trời thì lạnh ngựng tụ lại thành những đám mây nặng dấn và được gió mang đi khắp nơi trở thành mưa và rơi xuống đất
- Trong câu chuyện này có những nhân vật nào?
- Để biết cuộc hành trình của tí xíu diễn ra như thế nào , cô mời c.c cùng xem truyện “giọt nước tí xíu” nhé!
- Cô lần 2 trên màn hình vi tính + đàm thoại +giải thích từ khó
- Anh em nhà Tí xíu rất đông, họ ở những nơi nào?
+Tí xíu: là nhỏ bé, rất nhỏ
- Một buổi sáng Tí xíu đang chơi đùa cùng các bạn Ông mặt trời toả ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển. Ông mặt trời nói gì với Tí xíu?
- Giọng ông mặt trời như thế nào?
- Ai nói được giọng giống ông mặt trời?
- Tí xíu rất thích đi chơi nhưng Tí xíu nhớ ra điều gì làm chú không đi được?
- Ông mặt trời đã làm thế nào để Tí xíu bay lên được?
- Tí xíu biến thành hơi nước rồi từ từ bay lên cao. Trước khi đi Tí xíu nói gì với mẹ Biển cả?
- Khi gió lạnh thổi tới, Tí xíu reo lên như thế nào?
- Trời mỗi lúc một lạnh. Tí xíu và các bạn cảm thấy như thế nào?
- Điều gì xảy ra sau đó nhỉ?. Một tiếng sét đinh tai vang lên. +Gió thổi mạnh hơn. Tí xíu và các bạn trở thành những giọt nước trong vắt thi nhau ào xuống … Cơn mưa bắt đầu
– Các con biết nước dùng để làm gì không?
*Nước dùng để ăn uống, sinh hoạt, tưới cây … là môi trường sống của cây cối, động vật sống dưới nước. Nước rất cần cho sự sống.)
– Để có nguồn nước sạch các con phải làm như thế nào? (Không vứt rác, đổ rác xuống nguồn nước, phải tiết kiệm nước)
* Hoạt động 3: Kể chuyện theo nhóm
Giáo án truyện giọt nước tí xíu (số 6)
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức
– Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
– Trẻ hiểu nội dung câu truyện, biết hiện tượng mưa là do sức nóng của mặt trời làm cho nước bốc hơi, tụ lại thành những đám mây nặng dần, trở thành mưa rơi xuống.
– Hiểu từ khó “Tí xíu” là rất bé, bé tẹo tèo teo.
– Hiểu lợi ích của nước đối với con người, động vật, thực vật trên trái đất.
2.Kỹ năng
– Trẻ biết lắng nghe và ghi nhớ nội dung câu chuyện.
– Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đúng nội dung câu chuyện.
– Trẻ thể hiện được một số lời thoại của các nhân vật: Ông mặt trời, giọt nước.
3.Thái độ
– Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
– Trẻ có ý thức dùng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
II.Chuẩn bị
– Bài powerpoint
– Nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” nhạc và lời Hoàng Hà; “Trời nắng trời mưa” nhạc và lời Đặng Nhất Mai.
– Vòng tròn nhựa (6 vòng) để chơi trò chơi.
III.Tiến hành
1.Hoạt động 1. Ổn định lớp, gây hứng thú
– Cho trẻ nghe nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Hỏi trẻ:
+ Tên bài hát
+ Nội dung bài hát
2.Hoạt động 2. Kể chuyện và đàm thoại trích dẫn.
* Cô kể lần 1 kết hợp lời nói, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ.
– Hỏi trẻ:
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Giọt nước tí xíu)
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào? (Tí xíu, mẹ tí xíu, ông mặt trời, các bạn của tí xíu)
* Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ quan sát tranh.
– Hỏi trẻ:
+ Các con có biết “Tí xíu” là như thế nào không?
+ “Tí xíu” là rất bé, bé tẹo tèo teo. Bạn Tí xíu trong câu chuyện là một
giọt nước rất bé.
+ Anh em nhà Tí xíu rất đông, họ ở những nơi nào? (Họ ở khắp mọi nơi: Ở biển cả, ao hồ, sông ngòi, trên trời, dưới đất …)
+ Một buổi sáng Tí xíu đang chơi đùa cùng các bạn Ông mặt trời toả ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển. Ông mặt trời nói gì với Tí xíu? (Tí xíu! Cháu có đi vào đất liền với ông không?)
+ Giọng ông mặt trời như thế nào? (Giọng ồm ồm, ấm áp).
+ Ai nói được giọng giống ông mặt trời?
+ Tí xíu rất thích đi chơi nhưng Tí xíu nhớ ra điều gì làm chú không đi được? (Chú chợt nhớ mình là giọt nước nên không thể bay theo ông mặt trời được)
+ Ông mặt trời đã làm thế nào để Tí xíu bay lên được? (Ông mặt trời biến Tí xíu thành hơi)
+ Tí xíu biến thành hơi nước rồi từ từ bay lên cao. Trước khi đi Tí xíu nói gì với mẹ Biển cả? (Mẹ ơi! Con đi
đây! Rồi con sẽ về.)
+ Tí xíu kết hợp với các bạn hơi nước khác tạo thành gì?
+ Khi gió lạnh thổi tới, Tí xíu reo lên như thế nào?
+ Ai có thể reo vui giống Tí xíu? (Mát quá! Các bạn ơi! Mát quá!)
+ Trời mỗi lúc một lạnh. Tí xíu và các bạn cảm thấy như thế nào? (Tí xíu và các bạn thâý rét)
+ Điều gì xảy ra sau đó nhỉ? (Một tia chớp rạch ngang bầu trời. Một tiếng sét đinh tai vang lên. Gió thổi mạnh hơn. Tí xíu và các bạn trở thành những giọt nước trong vắt thi nhau ào xuống … Cơn mưa bắt đầu)
– Qua câu chuyện các con thấy hiện tượng mưa diễn ra như thế nào?
– Các con biết nước dùng để làm gì không? (Nước dùng để ăn uống, sinh hoạt, tưới cây … là môi trường sống của cây cối, động vật sống dưới nước. Nước rất cần cho sự sống.)
– Để có nguồn nước sạch các con phải làm như thế nào? (Không vứt rác, đổ rác xuống nguồn nước, phải
tiết kiệm nước …)
* Cô kể lần 3 sử dụng powerpoint.
3.Hoạt động 3: Trò chơi vận động “Trời nắng trời mưa”
– Cô phổ biến luật chơi: Cả lớp nghe nhạc và hát bài “Trời nắng, trời mưa” vừa hát vừa vỗ tay, đi theo vòng tròn. Khi bài hát kết thúc các trẻ nhanh chân nhảy vào vòng nhựa (Cô xếp sẵn). Trẻ nào không nhảy vào vòng nhựa sẽ bị nhảy lò cò.
*Kết thúc giờ học:
– Cô nhận xét giờ học.
– Khen ngợi trẻ.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .